Quy Mô Dân Số Và Lực Lượng Lao Động Trên Địa Bàn Tỉnh

hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 745 HTX với 8.900 xã viên và 6.360 Tổ hợp tác. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, đến nay có 02 doanh nghiệp giải thể tự nguyện và 35 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Các dự án thu hút đầu tư đã có sự lựa chọn và thực hiện theo quy hoạch; từ đầu năm đến nay, đã cấp mới, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho 29 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 2.785,9 tỷ đồng.

Hà Giang là địa phương có nguồn lao động dồi dào, Tuy nhiên, do còn hạn chế về trình độ, năng lực nên nguồn lao động ở đây chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển.

Năm 2010 tỉnh Hà Giang có 354.772 lao động trong độ tuổi từ 15 - 60 đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 2,6%/năm, tương đương quy mô tăng trung bình khoảng 9 nghìn người/năm. So với với tốc độ tăng bình quân chung của cả nước cùng thời kỳ, tốc độ tăng lực lượng lao động của tỉnh cao hơn khoảng 0,42% [54].

Cơ cấu lao động nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản có 266.940 người chiếm 75,2%; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng: 34.087 người chiếm 9,6% và nhóm ngành dịch vụ 53.745 người chiếm 15,2%.

Ngoài cơ cấu của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm phần lớn trong tổng cơ cấu lao động của tỉnh (75,2%), thì một số phân ngành chiếm tỷ lệ cơ cấu cao trong tổng cơ cấu lao động của nhóm ngành như: Công nghiệp chế biến: 29,08%; buôn bán sửa chữa và bán lẻ: 23,06%; hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 16,93%; giáo dục đào tạo: 34,73%.

Tốc độ tăng trưởng dân số trung bình giai đoạn 2001 - 2005 là 1,8%/ năm, năm 2005 dân số là 673.409 người; giai đoạn 2006 -2010 tốc độ tăng trưởng dân số trung bình 1,49%/ năm, năm 2010 dân số tỉnh Hà Giang là 737.768 người, trong đó lực lao động trong độ tuổi là 354.772 người chiếm 48,09% tổng dân số trong toàn tỉnh.

Trong tổng số lực lượng lao động đến năm 2010 là 354.772 người, tỷ lệ lực lượng lao động nam có chiều hướng tăng từ 49,4% năm 2001 lên 51,1% năm 2010, tăng trung bình 0,83%/ năm giai đoạn 2001-2005 và 2,67%/năm giai đoạn 2006 - 2010; tỷ lệ nữ giảm từ 50,6% năm 2001 xuống còn 48,9% năm 2010; giảm trung bình 1,55%/ năm giai đoạn 2001-2005 và 1,28%/năm giai đoạn 2006-2010.

Lực lượng lao động có chiều hướng tăng ở thành thị và giảm lao động ở nông thôn. Năm 2001 tỷ lệ lao động ở thành thị là 10,72%, tăng lên 11,01% năm 2005 và 14,26% năm 2010, tăng trung bình 1,86%/ năm giai đoạn 2001 - 2005 và 5,67%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Trong khi đó lao động ở khu vực nông thôn giảm từ 89,28% năm 2001 xuống còn 88,89% năm 2005 và 85,74% năm 2010, giảm trung bình 1,12%/ năm giai đoạn 2001 - 2005 và 1,44%/năm giai đoạn 2006 - 2010

Bảng 2.1: Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh

(giai đoạn 2001-2010)

Đơn vị tính: Người



T T


Tiêu chí


2001


2005


2010

Tăng trưởng trung bình (%/năm)

2001-

2005

2006-

2010


1.


Dân số trung bình

626.68

0

673.40

9

737.76

8


1,80


1,49


Chia theo giới tính








Nam

310.26

5

330.07

0

369.14

4


1,55


1,68



Nữ

316.41

5

343.33

9

368.62

4


2,04


1,30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 8



T T


Tiêu chí


2001


2005


2010

Tăng trưởng trung bình (%/năm)

2001-

2005

2006-

2010


Chia theo khu vực








Thành thị


67.180


74.129

105.18

6


2,46


6,76



Nông thôn

559.50

0

599.28

0

632.58

2


1,72


0,74


2.

Dân số trong độ tuổi lao

động

329.57

1

377.17

6

451.88

3


3,37


2,57


Tỷ lệ so với dân số (%)

52,59

56,01

61,25

-

-


3.


Lực lượng lao động

294.51

0

308.99

1

354.77

2


1,20


1,97


Chia theo giới tính








Nam

145.48

8

150.41

3

181.29

9


0,83


2,67



Nữ

149.02

2

158.57

8

173.47

3


1,55


1,28


Chia theo khu vực







Thành thị

31.571

34.014

50.581

1,86

5,67



Nông thôn

262.93

9

274.97

7

304.19

1


1,12


1,44


Tỷ lệ so với dân số (%)

47,00

45,88

48,09

-

-

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2000; năm 2001 - 2005;năm 2009; năm 2010 và Điều tra mẫu Biến động dân số và KHHGĐ giai đoạn 2000 -2010).

Vì vậy việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn tỉnh

luôn được các ngành các cấp quan tâm và đề ra chủ trương vận động người dân tham gia BHXH để nâng cao chất lượng cuộc sống.

2.2.1.2. Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang là cơ quan sự nghiệp nhà nước trực thuộc BHXH Việt Nam (là cơ quan sự nghiệp trực thuộc Chính phủ), đặt tại tỉnh Hà Giang nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam.

Đến nay, cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Hà Giang gồm 11 phòng nghiệp vụ (Phòng chế độ Bảo hiểm xã hội; phòng Giám định Bảo hiểm y tế; phòng Quản lý Thu; phòng Kế hoạch - Tài chính; phòng Khai thác và Thu nợ, phòng Kiểm tra; phòng Công nghệ thông tin; phòng Cấp sổ, thẻ; phòng Tiếp nhận - Trả kết quả thủ tục hành chính; phòng Tổ chức cán bộ, Văn phòng) và 11 Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố (BHXH thành phố Hà Giang; Đồng Văn; Mèo Vạc; Yên Minh; Quản Bạ; Vị Xuyên; Bắc Mê; Hoàng Su Phì; Xín Mần; Bắc Quang; Quang Bình) [49].

Trong quá trình hoạt động, xây dựng và phát triển, BHXH tỉnh Hà Giang luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang, sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của BHXH Việt Nam, cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự tham gia nhiệt tình của các đơn vị SDLĐ, người tham gia BHXH, BHYT và tinh thần trách nhiệm cùng với sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, viên chức BHXH từ huyện đến tỉnh, hàng năm BHXH tỉnh Hà Giang đều hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao: Thực hiện tốt các chế độ chính sách BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh. Số đối tượng tham gia không ngừng được mở rộng, số thu BHXH, BHTN, BHYT năm sau đều cao hơn năm trước và đều hoàn thành vượt mức kế hoạch giao. Chi trả các chế độ BHXH, BHYT hàng tháng cho các đối tượng đầy đủ, kịp thời, đảm bảo an toàn. Công tác hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết chế độ BHXH, BHTN,

BHYT kịp thời, đảm bảo chế độ. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính thường xuyên được quan tâm và đẩy mạnh…. [49]

Với những đóng góp cho sự phát triển của Ngành, tập thể BHXH tỉnh Hà Giang vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động Hạng Ba, Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang và BHXH Việt Nam, Bằng khen của các cấp, ngành và nhiều cá nhân cán bộ, công chức viên chức được các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương tặng thưởng Bằng khen và các danh hiệu thi đua khác.

Về hệ thống tổ chức bộ máy, cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang có tổ chức bộ máy như sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu, tổ chức bộ máy, cơ quan BHXH tỉnh Hà Giang


VĂN PHÒNG

BHXH Thành phố Hà Giang


PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ

PHÓ GIÁM ĐỐC

BHXH huyện Đồng Văn


PHÒNG KHAI THÁC VÀ THU NỢ

BHXH huyện Mèo Vạc


PHÒNG QUẢN LÝ THU

BHXH huyện Yên Minh


PHÒNG CẤP SỐ, THẺ

BHXH huyện Quản Bạ


PHÒNG CHẾ ĐỘ BHXH

GIÁM ĐỐC

BHXH huyện Vị Xuyên


PHÒNG GIÁM ĐỊNH BHYT

PHÒNG TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ TTHC

BHXH huyện Bắc Mê


PHÓ GIÁM ĐỐC

BHXH huyện Hoàng Su Phì


PHÒNG THANH TRA – KIỂM TRA

BHXH huyện Xín Mần


PHÒNG KẾ HOẠCH - TC

PHÒNG CÔNG NGHỆ TT

BHXH huyện Bắc Quang


BHXH huyện Quang Bình

2.2.2. Những kết quả đạt được và những điểm còn tồn tại trong thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội thai sản ở tỉnh Hà Giang

Bảo hiểm xã hội tỉnh đang quản lý 6.028 đơn vị sử dụng lao động với

45.259 người tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế bắt buộc và 698 người tham gia BHXH tự nguyện, 740.806 người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, các số liệu mà cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang có khả năng cung cấp trong thời gian tác giả thực hiện luận văn này chưa hoàn toàn được đầy đủ và bao quát hết trong cả giai đoạn 2015 - 2017. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện hết sức từ phía cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang, tác giả mong muốn luận văn vẫn đem đến được góc nhìn hoàn thiện, chân thực nhất về thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm thai sản tại tỉnh Hà Giang trong giai đoạn áp dụng Luật giao thời giữa hai Luật bảo hiểm xã hội.

2.2.2.1. Những kết quả đạt được trong thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội thai sản ở tỉnh Hà Giang

Nhìn chung, cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang đã thực hiện tương đối tốt công tác bảo hiểm thai sản tại địa bàn. Sự tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật cũng như sự cố gắng, linh hoạt của các cán bộ làm công tác đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo hiểm thai sản.

Về đối tượng tham gia BHXH:

Trong thời gian qua, công tác phát triển đối tượng luôn được BHXH thành phố chú trọng quan tâm, tìm tòi các biện pháp để thực hiện. Các biện pháp chủ yếu đã áp dụng để mở rộng đối tượng tham gia BHXH ở Tỉnh Hà Giang bao gồm:

Thứ nhất, đẩy mạnh việc tuyên truyền để phổ biến các quy định của pháp luật về BHXH dưới các hình thức khác nhau. Đối với các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp có thành lập tổ chức Công đoàn, thông qua chương trình

phối hợp liên ngành BHXH và Liên đoàn lao động thành phố để tổ chức tuyên truyền. Thực hiện tuyên truyền qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình...

Thứ hai, phối kết hợp cơ quan có liên quan như Liên đoàn lao động, các Chi cục thuế, nhất là UBND xã, phường, huyện để điều tra, thống kê nắm bắt các đơn vị thuộc diện tham gia BHXH để hướng dẫn và đôn đốc kê khai trích nộp BHXH cho người lao động.

Thứ ba, giao kế hoạch phát triển đối tượng mới phải phấn đấu thực hiện hàng năm đến BHXH các quận, huyện để đề ra kế hoạch chương trình thực hiện cho phù hợp với đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ tư, thực hiện các biện pháp cải cách về thủ tục tham gia BHXH, giảm bớt giấy tờ, mẫu biểu, công khai thủ tục. Giao trách nhiệm cho cán bộ thu phải đi sát cơ sở để hướng dẫn, không để đối tượng đi lại nhiều lần. Đồng thời có chế độ thưởng phạt rất rõ ràng, cụ thể như hàng năm cơ quan bảo hiểm giao chỉ tiêu thu trong đó việc mở rộng đối tượng là một trong những tiêu chí để đánh giá xét thi đua khen thưởng. Nếu tỷ lệ thu thấp là không hoàn thành kế hoạch, nếu tỷ lệ thu cao thì được khen thưởng bằng vật chất.

Thứ năm, kết hợp với các đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về BHXH hoặc các cơ quan pháp luật như Sở Lao động, Viện Kiểm sát, Công an kinh tế... tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý để buộc các chủ sử dụng lao động tham gia đóng BHXH cho người lao động.

Thứ sáu, thực hiện một số khuyến khích vật chất cho các đơn vị làm tốt công tác khai thác phát triển đối tượng thông qua các hình thức khen thưởng, hỗ trợ.

Với cách tổ chức sâu sát như vậy, kết quả đối tượng đóng BHXH tăng liên tục, tại Tỉnh Hà Giang số đối tượng tham gia BHXH nói chung và chế độ thai sản nói riêng có sự gia tăng, thể hiện qua việc đóng bảo hiểm những năm gần đây. Quản lý số lao động tham gia BHXH có thể coi là vấn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024