Cơ Cấu Số Lao Động Tham Gia Bhxh Theo Khối Tại Bhxh Tỉnh Hà Giang Giai Đoạn 2015 – 2017

đề hàng đầu trong quản lý thu và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thu. Cùng với sự tăng lên của số lượng các đơn vị thì số lượng NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trong địa bàn tỉnh Hà Giang nhìn chung cũng tăng lên được thể hiện dưới bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu số lao động tham gia BHXH theo khối tại BHXH tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 – 2017


Năm

Số LĐ thuộc diện tham gia

Số LĐ đã tham gia


Tỷ lệ tham gia (%)


Số người

Lượng tăng, giảm tuyệt đối định gốc

Tốc độ tăng, giảm định gốc

(%)


Số người

Lượng tăng, giảm tuyệt đối định gốc

Tốc độ tăng, giảm định gốc (%)

2015

44501

-

-

31960

-

-

71,82

2016

47252

2751

6,18

36528

4568

14,29

77,30

2017

48084

3583

8,05

38001

6941

18,90

79,03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 9

(Nguồn: BHXH Tỉnh Hà Giang)


Từ bảng trên cho ta thấy số lao động đã tham gia BHXH tăng tương đối đều qua các năm, số người lao động đã tham gia đạt tỷ lệ khá cao. Cụ thể: Số người lao động thuộc diện tham gia BHXHBB năm 2016 tăng so với năm 2015 là 2751 người, tương ứng với tăng với tốc độ 6,18%; số người thuộc diện tham gia năm 2017 tăng so với năm 2015 là 3583 người, tương ứng với tăng với tốc độ 8,05% [4].

Nguyên nhân:

- Do từ 1/2016 Luật BHXH số 58/2014/QH13 được áp dụng, luật này đã mở rộng đối tượng tha gia thêm 3 đối tượng nữa là: (1): Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

(2):Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; (3): Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Chính vì sự điều chỉnh về chính sách pháp luật của nhà nước nên đối tượng thuộc diện tham gia là tăng [4]

- Do kinh tế- xã hội đất nước phát triển, nhà nước có các chính sách đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, các khối đơn vị sử dụng lao động tăng đồng thời số người lao động tăng theo.

- Số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc năm 2016 tăng so với năm 2015 là 4568 người, tương ứng với tăng với tốc độ 14,29%; số người thuộc diện tham gia năm 2017 tăng so với năm 2015 là 6941 người tương ứng với tăng với tốc độ 18,90%.

- Do số lao động thuộc diện tham gia tăng vì các nguyên nhân như đã nói ở trên.

- Do trình độ nhận thức về vai trò về BHXH, cũng như trình độ dân trí của NLĐ tăng lên. Họ đã hiểu được phần nào BHXH bản chất chính là an sinh xã hội.

- Trách nhiệm xã hội được tăng cường, các hình thức tuyên truyền, phổ biến đã được nâng cao.

- Cơ quan BHXH tỉnh thường xuyên phối hợp với các ban ngành có liên quan tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra đơn vị sử dụng lao động có đóng BHXH cho người lao động không.

- Tỷ lệ tham gia BHXH năm 2016 so với năm 2015 là tăng 5,48%; năm 2017 so với năm 2015 là tăng 7,21%. Như vậy thực trạng về người lao động tham gia BHXH của tỉnh tăng đạt mức kế hoạch đề ra.

Cụ thể qua các khối thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Tình hình tham gia BHXH của NLĐ theo khối đơn vị tại tỉnh Hà Giang, năm 2015 – 2017


Khối đơn vị

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Số LĐ

đã tham

gia

Tỷ trọng

(%)

Số LĐ

đã tham

gia

Tỷ trọng

(%)

Số LĐ

đã tham

gia

Tỷ trọng

(%)

Khối DNNN

2068

6,47

2356

6,49

2423

6,44

Khối DN ngoài quốc doanh

2404

7,52

2743

7,51

2878

7,57

Khối Đảng, Đoàn

23929

74,87

27380

74,96

28496

74,99

Khối ngoài công lập

22

0,07

22

0,06

22

0,06

Khối hợp tác xã

532

1,66

570

1,56

585

1,54

Khối Phường, xã, thị trấn

2700

8,45

3102

8,49

3227

8,49

Hộ SXKD cá thể, Tổ hợp tác

305

0,96

355

0,97

370

0,97

Tổng

31960

100

36528

100

38001

100

(Nguồn: BHXH tỉnh Hà Giang)


Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng người phải tham gia lao động và số lượng người đã tham gia lao động tăng. Vì như ở trên ta đã nói ở phần quản lý danh sách ĐVSDLĐ, các khối doanh nghiệp mở rộng đòi hỏi cần thêm nguồn lao động.

Cụ thể: Khối doanh ngoài quốc doanh và khối doanh nghiệp nhà nước có số lao động đã tham gia tăng khá mạnh Cụ thể khối doanh nghiệp quốc doanh: Năm 2016 tăng so với 2015 là 339 người, tương ứng tốc độ tăng 14,10%; năm 2017 tăng với 2015 là 474 người, tương ứng tốc độ tăng 19,72%. Và cụ thể khối doanh nghiệp nhà nước: năm 2016 tăng so với 2015 là 288 người, tương ứng tốc độ tăng 13,93%; năm 2017 tăng với 2015 là 355 người, tương ứng tốc độ tăng 17,67%. Vì số NLĐ phải tham gia BHXH là

tăng do làn sóng thu hút đầu tư từ phía ủy ban nhân dân tỉnh, đường xá ổn định tạo điều kiện giao thông thuận lợi nên lực lượng lao động ở các tỉnh lân cận được thu hút về đây làm việc trong các doanh nghiệp, mặt khác do sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ diễn ra nhanh chóng, nên số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh đã tăng mạnh [4]

Khối Đảng, Đoàn có tỷ trọng số lao động đã tham gia cao nhất và cũng là khối có biến động tăng nhiều nhất, cụ thể: năm 2016 tăng so với 2015 là 3451 người, tương ứng tốc độ tăng 14,42%; năm 2017 tăng với 2015 là 4567 người, tương ứng tốc độ tăng 19,09%. đó là do chính sách thu hút đối tượng tham gia BHXH của Đảng và Nhà nước ta. Khối này có tỷ lệ tăng đều qua các năm.

Khối ngoài công lập có tỷ lệ số lao động đã tham gia đạt 100% vì số lượng người phải tham gia rất ít nên quản lý đối tượng này đơn giản [4].

Khối phường, xã, thị trấn cũng có số lao động đã tham gia khá cao và tăng khá nhiều, cụ thể: năm 2016 tăng so với 2015 là 402 người, tương ứng tốc độ tăng 14,89%; năm 2017 tăng với 2015 là 527 người, tương ứng tốc độ tăng 19,52%.Đó địa bàn tỉnh ổn định đường xá, nhều tuyến đường được hoàn thành tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh tế phát triển [4].

Các khối còn lại là khối hợp tác xã và khối hộ sản xuất kinh doanh cá thể, Tổ hợp tác có số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc thấp và chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu.

- Về công tác thu, chi của BHXH thai sản:

Công tác thu BHXH là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của ngành nhằm đáp ứng các yêu cầu về sự tăng trưởng nguồn quỹ BHXH và các yêu cầu về chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế đối với người lao động. Về cơ bản, công tác thu BHXH ở Tỉnh Hà Giang hiện nay được tiến hành như

sau: Xác định mục tiêu cơ bản của ngành là không ngừng mở rộng và phục vụ đối tượng tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế. Trong đó có công tác thu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng các yêu cầu về sự tăng trưởng quỹ và đảm bảo chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế đối với người lao động. Vì vậy hàng năm, ngay từ đầu BHXH thành phố đã tiến hành rà soát chặt chẽ lao động tiền lương, cân đối, giao chỉ tiêu thu cho các đơn vị và phân công cán bộ chuyên quản phụ trách từng đơn vị, từng khu vực, thường xuyên bám sát cơ sở, kiểm tra nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Đồng thời thực hiện tốt công tác đôn đốc thu gắn liền với việc cấp sổ BHXH, chi trả kịp thời các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Nhìn chung công tác thu đạt được kết quả tốt, tổng thu BHXH năm sau cao hơn năm trước. Thực tế thu của BHXH tỉnh trong những năm qua như sau:

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp công tác thu BHXH ở tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng


Tổng thu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Kế

hoạch

Thực

hiện

TH/KH

(%)

Kế

hoạch

Thực

hiện

TH/KH

(%)

Kế

hoạch

Thực

hiện

TH/KH

(%)

Thu

1000

1122

101

1349,2

1244

92,2

1.285

1.323

103

(Nguồn BHXH tỉnh Hà Giang)


Năm 2015, BHXH tỉnh Hà Giang được giao chỉ tiêu thu hơn 1000 tỉ đồng, tính đến hết tháng 12/2015, toàn tỉnh đã thu được hơn 1122 tỉ, đạt hơn 101% kế hoạch,tăng 3,2% so với năm 2014. Có được kết quả như trên ngay từ đầu năm BHXH tỉnh Hà Giang đã tổ chức các phong trào thi đua ở các huyện trên địa bàn tỉnh. Đồng thời ngành đã tăng cường sự phối hợp với các ngành có liên quan, các tổ chức đoàn thể ở địa phương. Trong đó, chú trọng

phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH, BHYT ở địa phương như Sở lao động thương binh & xã hội; Sở y tế. Mặt khác đẩy mạnh tuyên truyền chính sách mới của Đảng và Nhà nước; đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT… và hạn chế phát sinh nợ mới; tăng cường thanh tra kiểm tra nhằm phát hiện những vi phạm pháp luật về BHXH; vận động người lao động tham gia BHXH [4].

Năm 2016, tính đến 31/12/2016 đạt hơn 1.244 tỉ đồng tăng 11% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 92,2% so với kế hoạch đề ra. Nợ BHYT, BHBB tính đến 31/12/2016,ước tính ở mức thấp khoảng 18 tỉ đồng chiếm 1,5% số phải thu. Tổng số chi ước thực hiện năm 2016 gần 1.200 tăng 24,3 % so với cùng kỳ năm 2015…với tổng số chi trả khoảng 705.000.000 đồng người hưởng bảo hiểm xã hội thai sản cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Hà Giang tăng sấp sỉ 1,14% so vơi cùng kỳ năm 2015.

Năm 2017, tính đến 31/12/2017 đạt 1.323 tỷ đồng, tăng 142 tỷ đồng (tăng 11,99%) so với cùng kỳ năm 2016; đạt 103% so với dự toán BHXH Việt Nam giao (1.285 tỷ đồng); công tác rà soát và bàn giao sổ BHXH cho người lao động, đạt tỷ lệ 92,74% so với tổng số sổ BHXH phải bàn giao; đã hoàn thành 100% việc cấp mã số BHXH; [4]

Nguyên nhân là do số lượng người được nhận chế độ thai sản tăng, mức sống của người lao động ngày càng được nâng cao để phù hợp với điều kiện thực tế mức lương tối thiểu của người lao động tăng dẫn đến số thu BHXH cũng tăng và khi trợ cấp mức trợ cấp cũng sẽ tăng theo. Mặt khác, dịch vụ y tế, thuốc men cũng tăng giá nhiều so với trước vì thế mà mức trợ cấp cũng tăng để hỗ trợ đủ cho người lao động nghỉ thai sản nhanh chóng phục hồi sức khoẻ để tiếp tục làm việc. Công tác chi trả các chế độ thai sản tại Tỉnh Hà Giang được chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời đã đảm bảo ổn định đời sống cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.

Thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Ngành, BHXH toàn tỉnh đã chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ liên quan đến BHXH, BHTN, BHYT cho các đối tượng tham gia. Công tác chi trả chế độ thai sản được chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời đã đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động được hưởng chế độ thai sản toàn Tỉnh Hà Giang nói riêng và người lao động được hưởng chế độ này nói chung trên phạm vi cả nước.

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp công tác chi BHXH thai sản ở tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị: Triệu đồng


Năm

2015

2016

2017

Trợ cấp thai sản


632.000.000


705.000.000


608.728.000

(Nguồn BHXH tỉnh Hà Giang)


Về thủ tục giải quyết và công tác quản lý chế độ thai sản:

Công tác cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất hồ sơ trễ hẹn.

Trong năm 2016, ngành BHXH thành phố tiếp nhận 213.185 lượt hồ sơ, tăng 10,19% so với năm 2015 lượt hồ sơ theo phiếu hẹn. Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ chuyển phát bưu chính (không giao nhận tại cơ quan BHXH) toàn ngành đã tiếp nhận. Triển khai thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN, cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT, có 1850 đơn vị sử dụng lao động/tổng số 2000 đơn vị sử dụng lao động phát sinh giao dịch hồ sơ điện tử, đạt tỷ lệ 92,5% [4].

Trong năm 2017, BHXH tỉnh Hà Giang ước tính giải quyết 4.303 hồ sơ hưởng các chế độ BHXH; thực hiện quyết toán chế độ ốm đâu, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho 4.210 lượt người, trong đó trợ cấp ốm đau

là 1366 lượt, trợ cấp thai sản 2.566 lượt người, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe 278 lượt [4].

Thông qua giao dịch hồ sơ điện tử và dịch vụ chuyển phát bưu điện đã góp phần rút ngắn thời gian giao dịch về BHXH, BHYT đối với các đơn vị sử dụng lao động, đồng thời với việc tiết kiệm chi phí đi lại của các đơn vị theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.(đăng ký giao dịch điện tử 1850/2000 doanh nghiệp đăng ký tham gia)

Công tác quản lý về chế độ thai sản được tăng cường trong sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và trách nhiệm của các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể trong quá trình xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội. Nhận thức về trách nhiệm và tính tuân thủ pháp luật về chế độ thai sản của người lao động đã có chuyển biến tích cực.

Công tác giải quyết chế độ chế độ thai sản cho người lao động từng bước được đổi mới trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện cải cách hành chính. Hiện nay, người lao động làm việc tại thành phố Tỉnh Hà Giang khi đóng bảo hiểm đều có sổ bảo hiểm, các chế độ thai sản chi trả cho người lao động đều được thực hiện rõ ràng, đúng theo quy định pháp luật. Các trường hợp lao động chưa hiểu rõ về chế độ mình được hưởng, hay các thủ tục thực hiện để hưởng chế độ đều được các cán bộ chuyên môn chỉ dẫn nhiệt tình, cụ thể, không có việc gây khó khăn cho lao động. Điều này đã tạo niềm tin cho người lao động vào chế độ hiểm thai sản và ngày càng có nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nói chung, trong đó có chế độ thai sản.

Ngành BHXH thành phố chú trọng xây dựng đội ngũ CBCCVC vừa "hồng" vừa "chuyên" theo 5 chuẩn mực đạo đức của ngành BHXH Việt Nam. Trong những năm gần đây, BHXH Tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC nhằm phục vụ tốt đối tượng tham gia và thụ hưởng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024