Thời Gian Nghỉ Khi Bị Sẩy Thai, Nạo, Hút Thai Hoặc Thai Chết Lưu:

dụng BHTS cho đối tượng là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (có hiệu lực từ 01/01/2018) và người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. Sáu nhóm đối tượng nêu trên đa phần đều là những người lao động có thu nhập tương đối ổn định từ tiền lương. Sự ổn định nhất định về thu nhập khiến cho nhu cầu được đảm bảo về quyền lợi và chế độ của người lao động trong quá trình thai sản cũng trở nên cần thiết hơn. Bên cạnh đó, sáu nhóm đối tượng này cũng chiếm phần lớn trong tổng số những người lao động tham gia đóng BHXH bắt buộc, sẽ là sự đóng góp tương đối ổn định vào quỹ bảo hiểm cũng như thể hiện sự chung tay sẻ chia với những người lao động khác để thụ hưởng chế độ bảo hiểm.Việc mở rộng đối tượng áp dụng BHXH nói chung, BHTS nói riêng trong Luật BHXH 2014 cũng đã thể hiện sự nhất quán trong chủ trương của Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển BHXH – trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội; tiếp tục tăng cường sự quan tâm của xã hội đối với người lao động.

Hơn nữa theo nghị định 143/2018/NĐ-CP đã quy định chi tiết và cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động là công dân nước ngoài. Theo đó, từ ngày 01/12/2018, NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi: Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với NSDLĐ tại Việt Nam.

Nhận thấy, Luật BHXH 2014 đã có những thay đổi ghi nhận trọng việc mở rộng đối tượng áp dụng bảo hiểm thai sản, thông qua đó để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng áp dụng bảo hiểm thai sản. Tuy nhiên chế độ ngắn hạn này, cũng chỉ áp dụng cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong khi đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chưa được áp dụng. Chính vì

vậy, pháp luật BHXH cần được xem xét và tiếp tục mở rộng phạm vi áp dụng để mang lại những quyền lợi chính đáng cho người lao động.

- Điều kiện hưởng BHXH thai sản

- Theo Khoản 1 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, quy định về điều kiện hưởng BHXH thai sản khi người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây: [21]

+ Lao động nữ mang thai;

+ Lao động nữ sinh con;

+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 6

- Người lao động: lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Người lao động đủ điều kiện hưởng mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng BHXH thai sản theo quy định của pháp luật

Có thể nói, Luật BHXH 2014 đã mở rộng điều kiện để lao động nữ được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản, không chỉ bó hẹp trong các trường hợp

thai nghén, sinh và nuôi con thông thường mà còn có người lao động nữ mang thai hộ, nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi sơ sinh dưới 06 tháng tuổi. Việc tạo điều kiện cho người lao động nữ mang thai hộ hoặc nhờ mang thai hộ hoặc người mẹ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản là một quy định đáp ứng yêu cầu thực tiễn đời sống xã hội, góp phần đảm bảo chăm sóc toàn diện hơn người lao động nữ và trẻ em.

Luật BHXH 2014 quy định điều kiện để lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhận mang thai hộ hoặc nuôi con nuôi sơ sinh dưới 06 tháng hưởng chế độ bảo hiểm thai sản bao gồm phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Số lần sinh con được hưởng trợ cấp thai sản không giới hạn [21]

Thời gian 12 tháng trước khi sinh con, nuôi con nuôi được xác định như sau:

+ Trường hợp sinh con hoặc nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không được tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nuôi con nuôi.

+ Trường hợp sinh con hoặc nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không được tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nuôi con nuôi.

Luật BHXH năm 2006 quy định điều kiện hưởng BHXH thai sản khi sinh con là “NLĐ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”. Quy định cũ theo luật BHXH khắc phục được sự lạm dụng BHXH thai sản, song lại không hợp lý với các trường hợp NLĐ đã có quá trình đóng BHXH dài, song vì lý do khó mang thai, thai bệnh lý, thai không bình thường nên phải nghỉ việc ngay khi mang thai do vậy

không đủ điều kiện đóng BHXH đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh để được hưởng BHXH thai sản. Trong trường hợp này là không công bằng và không đảm bảo quyền lợi của NLĐ vì họ đã có quá trình đóng BHXH dài nhưng lại không được hưởng BHXH thai sản. Chính vì vậy, để khắc phục được hạn chế này, Luật BHXH năm 2014 quy định đối với NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai cơ sở y tế yêu cầu phải nghỉ việc thì điều kiện hưởng BHXH thai sản chỉ cần đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Bên cạnh đó, tồn tại một số ý kiến rằng việc giới hạn mức thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng trợ cấp thai sản như pháp luật Việt Nam sẽ ảnh hưởng bất lợi quyền lợi của người lao động nữ, đặc biệt là với những trường hợp người lao động nữ làm các công việc thời vụ, tính chất tạm thời và người sử dụng lao động trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tuy nhiên, khi so sánh với quy định pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới nhận thấy điều kiện hưởng BHXH thai sản của pháp luật Việt Nam là khá hợp lý, phù hợp với điều kiện kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta cũng như các thông lệ quốc tế.

Có thể nói, quy định về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản như pháp luật hiện hành hoàn toàn phù hợp với các quy định của ILO và pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, thể hiện sự tiến bộ cũng như quan tâm của nhà nước, chính phủ đối với lực lượng lao động nữ.

2.1.2. Thời gian hưởng bảo hiểm xã hội thai sản

2.1.2.1. Thời gian nghỉ khám thai

Nhằm đảm bảo cho tình trạng sức khỏe của thai phụ, WHO khuyến cáo người mẹ nên đi khám thai ít nhất 05 lần trong thai kỳ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Khuyến cáo này dựa trên những nghiên cứu khoa học về cơ sở đặc điểm thời gian mang thai cũng như giai đoạn phát triển của thai nhi nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé được chăm sóc đẩy đủ kịp thời.

Theo Luật BHXH 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày. Riêng những trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần [22]

Với những quy định như trên, Luật BHXH 2014 đã thể hiện tinh thần quan tâm đến sức khoẻ của lao động nữ và thai nhi trong suốt thai kỳ, đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm thai sản của lao động nữ một cách tốt nhất.

2.1.2.2. Thời gian nghỉ khi bị sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:

Sảy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu gây ảnh hưởng rất lớn đến thể chất cũng như tinh thần của người phụ nữ. Do đó, pháp luật hiện hành quy định thời gian nghỉ phụ thuộc vào tuổi thai, thai nhi càng lớn thì việc ảnh hưởng đến người mẹ càng nhiều và vì thế thời gian phục hồi sức khỏe lâu hơn.

Thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thai sản được quy định dựa vào chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, tuy nhiên không được quá thời gian tối đa được quy định căn cứ vào tuần tuổi thai nhi.

Có thể thấy, so với Luật BHXH năm 2006 về chế độ này thì Luật BHXH năm 2014 đã nâng mức tuổi thai và quy định theo tuần tuổi chứ không quy định theo tháng như trước kia. Quy định này đảm bảo sự chăm sóc trong điều kiện tốt nhất cho NLĐ nữ trong các trường hợp nêu trên.

2.1.2.3. Thời gian nghỉ sinh con

Ở nước ta, độ dài thời gian nghỉ thai sản cũng luôn có sự thay đổi ở mỗi thời kỳ, nhìn chung là phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời đạt được mục đích bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Có thể thấy rõ Việt Nam là một trong những quốc gia có thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ dài nhất trên thế giới và cũng hơn hẳn các quốc gia trong khu vực.

Mặc dù quy định thời gian nghỉ việc hưởng BHXH thai sản khi lao động nữ sinh con là 06 tháng nhưng pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành cũng có quy định lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh. Theo đó, quy định mới về đi làm trước hạn theo Luật BHXH năm 2014 tại Điều 40, nâng thời gian sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên tăng lên ít nhất 4 tháng. Luật mới quy định người nghỉ thai sản phải báo trước và được NSDLĐ đồng ý. Trường hợp này ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng BHXH thai sản cho đến khi hết thời hạn 06 tháng theo quy định [22].

Bên cạnh thời gian nghỉ khi sinh con, Luật BHXH 2014 cũng quy định trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng CĐTS không vượt quá thời gian quy định trên; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định pháp luật về lao động. Như vậy, Luật mới đã kéo dài thời gian nghỉ việc cho lao động nữ trong trường hợp này so với quy định trước đây.

Việc bổ sung thêm quy định trong thời gian người vợ sinh con thì người cha cũng được nghỉ với một thời gian nhất định để có phần trách nhiệm trong việc sinh con của người vợ như trong Luật BHXH năm 2014 là một quy định rất tiến bộ. Đó là sự chia sẻ và cũng thể hiện rõ vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực này. Đây là nhu cầu không chỉ riêng của lao động nữ sinh con mà của cả lao động nam có nguyện vọng được chia sẻ trách nhiệm được có thời gian nghỉ việc chăm sóc con, đảm bảo tốt hơn sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh trong điều kiện quỹ còn có thể cân đối. Kinh nghiệm thực hiện của một số nước trên thế giới cho thấy, nhiều nước triển khai BHXH thai sản cho nam giới, quy định người chồng được nghỉ việc để chăm sóc vợ, con như: Thụy Điển, Phillipine, Tây Ban Nha, Anh, Ý,…

Đây là lần đầu tiên Luật BHXH nước ta có quy định cho phép lao động nam nghỉ hưởng BHXH thai sản. So với những nước phát triển, quy định cho nam giới được nghỉ thai sản ở nước ta được thực hiện chậm hơn bởi từ xưa, quan niệm của người Việt là việc sinh con gắn liền với trách nhiệm, bổn phận của người phụ nữ. Người đàn ông giữ vai trò, nhiệm vụ chăm lo đời sống vật chất của gia đình, kiếm tiền là chính. Xuất phát từ quan niệm đó mà vai trò của nam giới liên quan đến BHXH thai sản vẫn chưa từng được đề cập trong các văn bản luật trước đây.

Có thể nói đây là một quy định có tính nhân văn, các Tổ chức Lao động quốc tế cũng đánh giá rất cao những quy định về BHXH thai sản cho nam giới. Theo đó, quy định lao động nam được nghỉ thai sản sẽ giúp những người chồng có thêm thời gian ở bên cạnh chăm sóc vợ trong thời gian vượt cạn. Qua đó, tình cảm gia đình sẽ được gắn kết, người chồng sẽ hiểu thêm những vất vả, đau đớn mà người vợ phải chịu khi sinh con. Từ đó, có thể họ sẽ dành sự quan tâm cho vợ con của mình nhiều hơn.

2.1.2.4. Thời gian nghỉ của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

Đây là lần đầu tiên Luật BHXH năm 2014 quy định mang tính nguyên tắc về quyền hưởng BHXH thai sản đối với người mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ mà trước kia chưa quy định. Luật BHXH năm 2014 quy định thêm BHXH thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo để phù hợp với Luật hôn nhân và gia đình từ ngày 01/01/2015 cho phép lao động nữ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là nội dung mang tính chất nhân đạo, điều này giúp đảm bảo cho 2 người phụ nữ phục hồi sức khỏe, tinh thần khi cùng gánh vác nhiệm vụ mang thai và nuôi dạy trẻ sơ sinh.

Quy định này được cụ thể tại Điều 35 Luật BHXH năm 2014:

Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng BHXH thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng BHXH thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng BHXH thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Như vậy, kể cả trường hợp lao động nữ là người mang thai hộ hay là người mẹ nhờ mang thai hộ, thì vẫn có đầy đủ quyền được hưởng bảo hiểm thai sản như những trường hợp mang thai và sinh con thông thường khác.

Tuy nhiên, do có sự chuyển giao việc nuôi dưỡng con sơ sinh được sinh ra nên thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thai sản của lao động nữ mang thai hộ sẽ được tính đến thời điểm giao đứa trẻ cho người nhờ mang thai hộ. Khi đó, sức khỏe của cả lao động nữ mang thai hộ cũng như đứa trẻ được đảm bảo một cách tốt nhất, tuy nhiên không vượt quá mức quy định là 06 tháng.

Còn đối với người mẹ nhờ mang thai hộ, họ có quyền được nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm thai sản kể từ thời điểm nhận con đến khi con đủ 06 tháng tuổi nhằm đảm bảo quỹ thời gian hợp lý chăm sóc con trong giai đoạn sơ sinh một cách tốt nhất.

2.1.2.5. Thời gian nghỉ trong một số trường hợp khác

Bên cạnh các trường hợp cho phép NLĐ nữ được nghỉ việc hưởng bảo hiểm thai sản khi mang thai, sinh con và nuôi con, Luật BHXH 2014 cũng đưa ra trừng hợp NLĐ nữ trong quá trình làm việc mà thực hiện các biện pháp tránh thai cũng được quyền nghỉ việc hưởng bảo hiểm thai sản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024