Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Thai Sản

Chương 3

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THAI SẢN Ở TỈNH HÀ GIANG


3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội thai sản

3.1.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về BHXHTS

Chế độ bảo hiểm thai sản cũng như các chính sách xã hội đối với lao động nữ nói chung, vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ, vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt công tác xã hội. Trong các quy định riêng về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ, bảo hiểm thai sản được coi là chế độ bảo hiểm đặc thù, nhằm đảm bảo thu nhập và sức khoẻ cho lao động nữ khi mang thai, sinh con và nuôi con nuôi sơ sinh. Với tầm quan trọng như vậy, việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thai sản cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thai sản cần phải khắc phục ngay những bất cập của pháp luật về bảo hiểm thai sản.Trong quá trình thực hiện trên thực tế, pháp luật bảo hiểm thai sản khó tránh khỏi những hạn chế và vướng mắc, gây khó khăn cho các chủ thể áp dụng. Chính vì thế, các quy định này cần phải được khắc phục một cách sớm nhất và nhanh nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng như giảm thiểu tối đa những hệ quả không tốt mà quy định bất cập có thể gây ra.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thai sản phải được đặt trong mối tương quan với việc hoàn thiện quy định về các chế độ khác của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm thai sản là một chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc, do đó những thay đổi liên quan đến bảo hiểm thai sản cũng cần được đặt trong mối tương quan với các chế độ khác của bảo hiểm xã hội. Nếu

những quy định về bảo hiểm thai sản thay đổi mà chỉ phù hợp với riêng chế độ này mà gây ảnh hưởng tới các chế độ khác trong hệ thống bảo hiểm xã hội hoặc là gây ảnh hưởng tới việc phân bổ nguồn quỹ và chi trả chế độ bảo hiểm thì việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thai sản không đáp ứng được mục đích đề ra như ở trên. Việc hoàn thiện quy định bảo hiểm thai sản được đặt trong mối tương quan với việc hoàn thiện các quy định về các chế độ khác của bảo hiểm xã hội cũng góp phần hoàn thiện một cách tổng thể các quy định của Luật BHXH, nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao tính phù hợp của quy định đối với đời sống thực tế.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thai sản phải phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Pháp luật có vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội, mà các quan hệ xã hội này lại chịu sự tác động của điều kiện kinh tế-xã hội. Vì vậy, muốn điều tiết được các quan hệ xã hội này, pháp luật cần phải thể hiện được mối tương quan phù hợp với những điều kiện kinh tế-xã hội mà pháp luật sẽ điều chỉnh. Pháp luật bảo hiểm thai sản thể hiện được sự phù hợp với các quy luật phát triển của kinh tế-xã hội sẽ làm tăng tính khả thi và hiệu quả thực hiện, từ đó góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế-xã hội. Ngược lại, nếu pháp luật không có sự phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội sẽ dẫn đến tính bất khả thi của quy định trên thực tế, thậm chí có thể gây cản trở hay gây ra những thiệt hại nhất định cho sự phát triển chung của xã hội. Pháp luật bảo hiểm thai sản phải thể hiện được sự phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Đặc biệt là, pháp luật bảo hiểm thai sản phải thực hiện được đúng chức năng và vai trò của mình trong việc hỗ trợ đời sống của người lao động, thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đối với nhân dân của mình. Không chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội, việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thai sản còn cần phù hợp với bối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Trong xu hướng hội nhập và hợp tác hiện nay, pháp luật quốc gia về bảo hiểm thai sản cần tuân thủ theo những công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia. Pháp luật bảo hiểm thai sản cần được xây dựng và hoàn thiện dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, cũng như cần học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm từ các quốc gia khác trên thế giới. Có như vậy, pháp luật bảo hiểm thai sản mới nâng cao được tính phù hợp với xu thế phát triển chung cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng vào thực tế.

3.1.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 11

Khi nền kinh tế càng phát triển, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống BHXH càng nặng nề và cấp bách. Bất kỳ nhà nước nào trên thế giới cũng phải thừa nhận rằng sự nghèo khổ của người dân do ốm đau, tai nạn rủi ro, thất nghiệp, tật nguyền bẩm sinh... gây ra không chỉ là trách nhiệm của bản thân cá nhân, của gia đình họ mà còn là trách nhiệm của Nhà nước và của cộng đồng xã hội. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, hệ thống an sinh xã hội mà cốt lõi là BHXH càng có ý nghĩa đặc biệt, sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội, BHXH không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển và phù hợp với xu hướng chung của thời đại, mà còn thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội, chính trị.

Luật BHXH năm 2014 ra đời đánh dấu bước phát triển theo hướng hoàn thiện hơn về chính sách, chế độ BHXH ở Việt Nam. Những ưu điểm nổi bật có thể nhận thấy là việc mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng nhằm bao quát toàn bộ lực lượng lao động trong xã hội, nâng cao quyền lợi cho NLĐ trong mối tương quan công bằng, hoàn thiện về quản lí và tổ chức BHXH theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số bất cập cần hoàn thiện. Thiết nghĩ, cần sửa đổi bổ sung, hoàn thiện một số quy định sau đây về BHXHTS.

Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản: Nhà nước Cần xem xét việc áp dụng chế độ thai sản đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hiện nay, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ áp dụng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Tuy nhiên, với dân số hơn 854.679 người mà tỷ lệ số dân nằm trong độ tuổi sinh nở chiếm phần lớn, trong tình hình kinh tế tại địa bàn còn gặp những khó khăn nhất định, phần lớn dân cư làm nông nghiệp, cuộc sống tự cung tự cấp, đặc biệt trong vấn đề việc làm, dẫn đến đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một hình thức nhằm khuyến khích và tạo cơ hội cho những đối tượng này được hưởng những chính sách an sinh xã hội tốt. Tuy nhiên, việc không áp dụng chế độ thai sản đối với nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang phần nào làm giảm đi ý nghĩa nhân văn của Nhà nước khi mục đích chính của chế độ bảo hiểm thai sản là bảo vệ sức khỏe của người mẹ lẫn người con, để đầu tư cho nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai. Chưa kể đến việc, những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng có nhu cầu được tham gia và được thụ hưởng chế độ thai sản. Bởi thế, các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét, đánh giá nhu cầu cũng như nghiên cứu phương án áp dụng chế độ thai sản đối với nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như hoàn thiện hơn ý nghĩa nhân văn và mục đích bao phủ chế độ an sinh xã hội đến tất cả mọi người, không phân biệt đối tượng.

Thứ hai, chế độ BHXHTS theo quy định của pháp luật hiện nay chủ yếu chỉ bao gồm chế độ trợ cấp nhằm bù đắp thu nhập cho NLĐ trong thời gian họ bị giảm hoặc mất thu nhập do thai sản chứ chưa có quy định về chăm sóc y tế cho NLĐ nữ trước và sau sinh cũng như khi xảy ra các sự kiện thai sản. Tuy nhiên, chế độ trợ cấp chăm sóc y tế được đánh giá là một phần quan trọng trong tập hợp những trợ cấp cần thiết cho NLĐ nữ khi họ mang thai,

sinh, nuôi con. Theo thông lệ quốc tế, vấn đề này cũng được pháp luật các quốc gia quan tâm, chú trọng. Việc chỉ áp dụng chung quy định hưởng trợ cấp chăm sóc y tế theo diện hưởng và phạm vi hưởng BHYT theo Luật BHYT như ở Việt Nam hiện nay là chưa hợp lý vì nhiều khi chưa bao quát được tất cả các trường hợp liên quan đến thai sản và có sự không thống nhất với Luật BHXH. Theo Luật BHXH, lao động nữ khi nạo hút thai được nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm thai sản nhưng theo Luật BHYT thì trong trường hợp này lao động nữ lại không được hưởng BHYT (trừ trường hợp theo chỉ định của thầy thuốc) khiến quyền lợi của NLĐ nữ trong suốt quá trình thai sản không được bảo đảm. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi cần có một chế độ bảo hiểm thai sản hoàn thiện làm cơ sở pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ lao động nữ [14]

Thứ ba, quy định lao động nam tham gia BHXH có vợ sinh con được hưởng chế độ nhưng trong thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 quy định giấy chứng sinh không ghi tên cha nên khó xác định việc tham gia BHXH của người vợ trong trường hợp lao động nam hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con. Vì vậy, cần thay đổi quy định của pháp luật để phù hợp với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết bảo hiểm xã hội cho NLĐ.

Thứ tư, cần điều chỉnh mức trợ cấp một lần cho phù hợp theo hướng nâng cao mức trợ cấp nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Theo Điều 38 Luật BHXH năm 2014, đối với lao động nữ sinh con, NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi... sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần. Mức trợ cấp cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở. Mục đích của trợ cấp này là để hỗ trợ cho NLĐ mua đồ cho con khi sinh (như sữa, quần áo, tã lót...). Tuy nhiên, thực tế cho mấy mức trợ cấp này là quá thấp, không đủ để hỗ trợ cho NLĐ trong việc mua bán các đồ dùng sinh hoạt cho con khi sinh khiến lao động nữ gặp khó khăn trong việc chăm sóc, đảm bảo những điều kiện cơ bản

dành cho con sơ sinh. Đặc biệt là ở các thành phố lớn, điều kiện sinh hoạt hết sức đắt đỏ, càng khiến lao động nữ gặp khó khăn nhất là trong các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, quỹ BHXHTS trên thực tế cũng chưa bao giờ chi hết quỹ. Do đó thiết nghĩ, cần điều chỉnh mức trợ cấp 1 lần theo hướng nâng cao mức trợ cấp nhằm tạo cho NLĐ có điều kiện chăm sóc trẻ tốt hơn.

Thứ năm, nghiên cứu và bổ sung thêm các quy định về trường hợp mang thai hộ cho phù hợp với thực tiễn. Mang thai hộ là vấn đề mới được quy định trong Luật BHXH năm 2014, phù hợp với Luật Hôn nhân và gia đình. Quy định này mang tính nhân văn sâu sắc bởi đã mở ra niềm hy vọng cho các cặp vợ chồng không có khả năng sinh con. Cũng giống như những trường hợp lao động nữ sinh con khác, pháp luật BHXHTS không giới hạn số lần sinh con của người mang thai hộ. Điều này cũng là phù hợp với mục đích của an sinh xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế có thể có những tình trạng lạm dụng việc này. Chẳng hạn như lao động nữ xem việc mang thai hộ như là một "nghề" thì việc không giới hạn số lần hưởng BHXHTS khi sinh con đó sẽ không còn hợp lý nữa. Vì vậy thiết nghĩ các nhà làm luật cần nghiên cứu thêm về các vấn đề như có hay không giới hạn những lần mang thai, những lần sinh con của người mang thai hộ.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội thai sản ở tỉnh Hà Giang

3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thai sản

Hà Giang là một tỉnh nghèo, kết cấu dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, kênh thông tin tiếp cận với BHXH thai sản còn hạn chế. Vì vậy việc tuyên truyền về BHXH nói chung và BHXH thai sản nói riêng là vô cùng quan trọng, vừa nâng cao ý thức tuân thu pháp luật của người dân, giúp họ hiểu rõ về lợi ích của tham gia BHXH, đồng thời chính sách an sinh của Nhà nước được hoàn thiện và phát triển.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thai sản được đánh giá là rất cần thiết và quan trọng. Để phấn đấu đạt được mục tiêu 50% lực lượng lao động tham gia BHXH vào năm 2020 theo Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020 cũng như để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ một cách lớn nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần có những sự thay đổi cả từ cách tiếp cận đến nội dung, đòi hỏi các cơ quan liên quan phải có sự đầu tư thích đáng. Để thực hiện tốt công tác này, BHXH tỉnh Hà Giang cần:

Thứ nhất, chú trọng việc xây dựng các chương trình tìm hiểu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thai sản dành cho người dân. Các chương trình này cần được xây dựng một cách đa dạng, phong phú, không gò bó mà phải có sự dễ hiểu, dễ gần và thân thiện với người dân.

Thứ hai, tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời đại công nghệ số, con người dễ dàng nắm bắt thông tin qua các hình thức công nghệ hiện đại. Chính vì thế, cần nắm bắt tâm lý này để phổ biến các kiến thức cũng như quy định pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thai sản đến với người dân. Tùy thuộc vào loại đối tượng, có thể sử dụng những phương thức truyền thông truyền thống (sách, báo, đài) hay phương tiện truyền thông hiện đại (trang tin điện tử, mạng xã hội, điện thoại..). Thực hiện công tác tuyên truyền trực tiếp đến các đơn vị đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc; cung cấp tờ rơi đến các đơn vị sử dụng lao động, nơi công cộng. Cần đẩy mạnh những chính sách tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về bảo hiểm xã hội cũng như trách nhiệm thực thi bảo hiểm xã hội đến mọi địa phương trên địa bàn huyện, như: dành 1 buổi /tuần tuyên truyền phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội trên loa đài phát thanh tại các phường,

tổ dân phố trên địa bàn quận thông qua các hình thức bản tin, mẩu chuyện vui hoặc chuyên mục hỏi đáp, v.v…

Thứ ba, tuyên truyền và khuyến khích tổ chức công đoàn cơ sở phát huy vai trò như một cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động trong việc tìm ra tiếng nói chung trong các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện trong quan hệ lao động. Đồng thời, công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật bảo hiểm cho người lao động.

Thứ tư, người cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến cũng cần nắm rõ những quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thai sản. Có như vậy, người cán bộ mới có thể tuyên truyền, phổ biến một cách chính xác, đúng đắn tinh thần và quy định của pháp luật cũng như giải đáp các thắc mắc của người dân.

Thứ năm, việc tuyên truyền, động viên phải gắn với kết quả thu nộp, giải quyết chế độ chính sách ở cơ quan bảo hiểm xã hội nhằm tạo niềm tin trong nhân dân để họ thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Đa dạng hóa các cách tuyên truyền pháp luật để người dân dễ dàng tiếp cận và tuân theo pháp luật. Có như vậy chúng ta mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn, đưa chính sách BHXH đi vào cuộc sống của mọi người lao động trong xã hội.

3.2.2. Tăng cường sát sao trong công tác thu hồi các khoản nợ BHXH

Nhằm xử lý vấn đề nợ đọng, BHXH tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp như hàng tháng gửi văn bản đôn đốc các đơn vị SDLĐ đang nợ tiền đóng nộp bảo hiểm, thông báo số tiền phải đóng trong tháng, số còn nợ các tháng trước, số tiền tính lãi phạt chậm. Sau 2 lần gửi văn bản đôn đốc, nếu đơn vị SDLĐ vẫn không chấp hành đóng bảo hiểm, BHXH tỉnh cử cán bộ chuyên quản đến

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí