Thủ Tục Giải Quyết Hồ Sơ Bảo Hiểm Xã Hội Thai Sản

Thời gian nghỉ được căn cứ theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc 15 ngày đối với NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản. Thời gian nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.Thêm vào đó, Luật BHXH 2014 còn cho phép lao động nữ có một khoảng thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

Cụ thể hơn, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng CĐTS trình bày tại các Mục 0 và 0 nêu trên, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Điều đặc biệt của quy định này so với các chế định khác về thời gian nghỉ của lao động nữ là số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do NSDLĐ và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do NSDLĐ quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

+Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

2.1.3. Mức trợ cấp bảo hiểm thai sản

2.1.3.1. Trợ cấp thay lương

Trợ cấp thay lương là khoản tiền do cơ quan BHXH trả cho NLĐ trong thời gian nghỉ thai sản nhằm giữ cân bằng về thu nhập, giúp người phụ nữ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi sinh.

Tại Việt Nam, ngay từ Luật BHXH 2006 đã quy định mức hưởng CĐTS bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Nếu đóng BHXH chưa đủ sáu tháng thì mức hưởng khi khám thai, sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện kế hoạch hóa dân số là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH. Thời gian nghỉ việc hưởng CĐTS được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian này NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH.

Kế thừa quy định này, Luật BHXH 2014 bổ sung quy định đối với trường hợp nghỉ 01 ngày đối với trường hợp đi khám thai và lao động nam hưởng CĐTS khi vợ sinh con được tính bằng mức hưởng CĐTS theo tháng chia cho 24 ngày thay vì chia cho 26 ngày như Luật BHXH 2006. Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định trên, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp hưởng CĐTS khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hay phá thai bệnh lý và thực hiện các biện pháp tránh thai thì mức hưởng 01 ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Cụ thể, công thức tính trợ cấp thai sản (trợ cấp thay lương) trong các trường hợp theo quy định của Luật BHXH 2014 như sau:

- Mức hưởng lương khi nghỉ việc khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai được tính như sau:


Mức hưởng khi nghỉ việc đi khám thai,sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện

các biện pháp tránh thai

Mức bình quân tiền lương, tiền công hàng tháng đóng

BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc



số ngày nghỉ việc theo chế độ bảo hiểm thai

sản

=

x 100% x


30 ngày



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 7

- Mức hưởng CĐTS khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi sơ sinh được tính theo công thức:

Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi sơ sinh


=


Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi sơ sinh


x 100% x

Số tháng nghỉ sinh

con hoặc nghỉ nuôi

con nuôi sơ sinh

- Mức hưởng CĐTS khi nghỉ việc đi khám thai, sinh con


Mức hưởng khi

nghỉ việc đi khám

thai, sinh con


=

Mức bình quân tiền lương, tiền công hàng tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc


x 100% x

số ngày nghỉ

việc theo chế

độ bảo

hiểm thai sản


24 ngày



2.1.3.2. Trợ cấp một lần

Trợ cấp một lần là khoản trợ cấp mà quỹ BHXH trả cho NLĐ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi cùng với khoản trợ cấp thay lương. Khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi sơ sinh, NLĐ cần sắm sửa những vật dụng cần thiết cho việc nuôi con nhỏ như bỉm, sữa, tã, quần áo sơ sinh... Do đó, khoản trợ cấp này nhằm giúp NLĐ đủ điều kiện vật chất để nuôi con.

Theo quy định của Luật BHXH năm 2006 thì trong trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì cha chỉ được hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp mẹ chết khi sinh con, điều này không đảm bảo công bằng đối với các trường hợp chỉ có người cha tham gia BHXH. Khoản trợ cấp một lần khi sinh con là khoản khoản trợ cấp được chi trả nhằm mục đích hỗ trợ mua các vật dụng cần thiết cho con khi mới sinh, vì vậy khoản trợ cấp này nên được chi trả đối với tất cả các trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH hoặc chỉ có mẹ hoặc chỉ có cha tham gia BHXH.

Luật BHXH năm 2014 tại Điều 38 bổ sung trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Ngoài khoản trợ cấp tính được bằng tiền, lao động nữ trong thời gian nghỉ việc hưởng BHXH thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không phải đóng bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, trường hợp lao động nữ ngay sau thời gian hưởng BHXH thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày như trình bày ở trên. Quy định trước đây của luật BHXH 2006 chia mức hưởng khi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi thai sản bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại nhà; hoặc 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Tuy nhiên, Luật BHXH 2014 đã bỏ cách chia này và chỉ xác định mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Cụ thể:

Trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe = Mức lương cơ sở x 30% x số ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe

Theo nội dung quy định tại Nghị quyết 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vụ trang, từ ngày 1/7/2019 tiền lương cơ sở sẽ tăng lên thành 1.490.000 đồng/tháng, mức tiền lương cơ sở này sẽ làm căn cứ điều chỉnh mức trợ cấp bảo hiểm đối với NLĐ và các chế độ khác. Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của nhiều đối tượng cũng như tiền trợ cấp thai sản cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo quy định này. Đây là quy định tiến bộ, đảm bảo quyền lợi cho bà mẹ, trẻ em tốt hơn, đồng thời đảm bảo sự bình đẳng giữa lao động nam và nữ khi nhận nuôi con nuôi.

2.1.3.3. Trợ cấp y tế

Chăm sóc y tế tại Công ước 102 phải đảm bảo bảo toàn, phục hồi hoặc cải thiện sức khỏe của người phụ nữ được bảo vệ, và cả khả năng làm việc, khả năng ứng phó với nhu cầu cá nhân của họ

Làm rõ thêm nội dung này, Công ước 103 nhấn mạnh Trợ giúp về y tế bao gồm sự chăm sóc trước khi đẻ, trong khi đẻ và sau khi đẻ, do một người đỡ đẻ có bằng cấp hoặc một thầy thuốc phụ trách và cả việc nằm viện nếu cần thiết; quyền tự do lựa chọn thầy thuốc và tự do lựa chọn bệnh viện công hay tư sẽ được tôn trọng. Những khoản trợ cấp bằng tiền và trợ giúp về y tế sẽ được cấp trong khuôn khổ một hệ thống bảo hiểm bắt buộc, hoặc được lấy từ các quỹ công; và trong cả hai trường hợp, bất kỳ người phụ nữ nào có đủ điều kiện đã quy định đều đương nhiên có quyền được hưởng.

Hầu hết các nước trên thế giới có những chính sách trợ cấp đối với lao động nữ trong thời gian mang thai và sinh con sử dụng dịch vụ y tế trước và sau khi sinh. Dịch vụ chăm sốc y tế thường bao gồm: chăm sóc ban đầu, một số dịch vụ và thuốc men thiết yếu, những dịch vụ đặc biệt, phẫu thuật, chăm sóc thai sản, đặc biệt ở một số quốc gia có cả trợ cấp đi lại, chăm sóc y tế tại nhà. Việc chi trả chi phí chăm sóc y tế có thể được chi trả trực tiếp cho người cung cấp dịch vụ trong các cơ sở y tế của nhà nước, hoàn trả chi phí cho bệnh 39 nhân hoặc chi trả theo các điều khoản trực tiếp về chăm sóc y tế. Tại một số quốc gia như như Canada hay Nhật Bản còn có trợ cấp chi phí đi lại, dịch vụ chăm sóc tại nhà.

Tại Việt Nam hiện nay, Luật BHXH 2014 chưa có quy định cụ thể về vấn đề trợ cấp chăm sóc y tế mà được áp dụng chung theo quy định của Luật BHYT. Theo đó, Điều 22 Luật BHYT(đã được sửa đổi bổ sung) quy định chi phí khám thai định kỳ và sinh con của NLĐ nữ tham gia BHYT sẽ được quỹ BHYT chi trả trong phạm vi hưởng với mức hưởng thông thường là 80% chi

phí khám bệnh, chữa bênh. Riêng với các trường hợp NLĐ nữ xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị hoặc sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ, kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ thì không được hưởng BHYT.

Mặt khác, một số nội dung về trợ cấp y tế trong Luật BHYT lại mâu thuẫn với Luật BHXH 2014. Cụ thể, Luật BHXH 2014 đã cho phép trường hợp lao động nữ nạo hút thai thuộc trường hợp được hưởng chế độ trợ cấp thai sản. Tuy nhiên, theo quy định của Luật BHYT, lao động nữ khi nạo hút thai chỉ được nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản mà không được đảm bảo quyền lợi về chăm sóc y tế.

Có thể nói việc thiếu những quy định chế độ trợ cấp chăm sóc y tế cho lao động nữ trong thời kỳ thai sản trong Luật BHXH 2014 là một điểm hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về BHXH thai sản.

2.1.4. Thủ tục giải quyết hồ sơ bảo hiểm xã hội thai sản

Quy trình, thủ tục giải quyết hưởng CĐTS đối với lao động nữ được quy định tại Luật BHXH 2014, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, Quyết định 636/QĐ-BHXH/2016 và hướng dẫn tại Công văn số 1075/BHXH-CSXH của BHXH Việt Nam.

Nguyên tắc chung áp dụng đối với việc tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ trợ cấp thai sản là cơ quan BHXH phụ trách (huyện hoặc tỉnh) trực tiếp quản lý và thu BHXH đối với đơn vị sử dụng lao động thì cơ quan BHXH cấp đó chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xét duyệt, chi trả và thanh toán, quyết toán CĐTS của đơn vị sử dụng lao động đó.

Trách nhiệm của NLĐ: NLĐ nộp hồ sơ cần thiết theo quy định cho NSDLĐ trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Trường hợp NLĐ nữ thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con

nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH nơi cư trú mà không thông qua NSDLĐ.

Trách nhiệm của NSDLĐ: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ NLĐ, NSDLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ theo mẫu quy định và nộp kèm với các hồ sơ tiếp nhận từ NLĐ đến cơ quan BHXH đang quản lý đơn vị.

Trường hợp hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày NLĐ đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, NSDLĐ lập danh sách và nộp cho cơ quan BHXH.

Trách nhiệm của cơ quan BHXH: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ NSDLĐ, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho NLĐ; Đối với trường hợp NLĐ thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi và nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản trực tiếp cho cơ quan BHXH thì thời hạn để giải quyết và tổ chức chi trả cho NLĐ là 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định. Khi có lý do để không giải quyết hồ sơ hưởng BHXH thai sản cơ quan BHXH phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Về thời hạn quy định để NLĐ nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản, tại Điều Luật BHXH 2006 quy định trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ NLĐ quy định, NSDLĐ có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ, đồng thời, hằng quý, NSDLĐ phải nộp hồ sơ của những NLĐ đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức BHXH để cơ quan BHXH quyết toán trong vòng 15 ngày. Rõ ràng, với việc Luật BHXH 2014 tăng thời hạn để NSDLĐ lập hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản cũng như rút ngắn thời gian thanh toán chi trả của cơ quan BHXH giúp việc giải quyết hồ sơ liên quan được đơn giản hóa hơn. Thời gian thanh toán chi trả trợ cấp ngắn cũng

tạo điều kiện cho NLĐ và gia đình được hỗ trợ kịp thời về mặt tài chính trong giai đoạn thai sản khó khăn.

Việc NSDLĐ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ từ NLĐ góp phần làm giảm trách nhiệm và thủ tục không cần thiết của NLĐ. Quy định này cũng giúp đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH dễ dàng hơn trong công tác quản lý, chi trả chế độ bảo hiểm thai.

2.2. Thực tiễn thực hiện bảo hiểm xã hội thai sản tại tỉnh Hà Giang

2.2.1. Khái quát về tỉnh Hà Giang và cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang

2.2.1.1. Vài nét về tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm ở cực Bắc Tổ quốc Việt Nam. Nơi đây cộng đồng gồm 22 dân tộc anh em đang cùng sinh sống, với truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng xây dựng và bảo vệ vùng biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Đơn vị hành chính bao gồm 10 huyện, thành phố: Thành phố Hà Giang; huyện Bắc Mê; huyện Bắc Quang; huyện Quản Bạ; huyện Vị Xuyên; huyện Yên Minh; huyện Hoàng Su Phì; huyện Đồng Văn; huyện Xín Mần; huyện Mào Vạc.

Kinh tế Hà Giang chủ yếu là nông – lâm nghiệp, thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, thương nghiệp chủ yếu là bán lẻ, sản xuất hàng hóa chưa phát triển mạnh. Kinh tế còn mang tính tự cung tự cấp, toàn tỉnh chưa có khu công nghiệp, khu chế xuất. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp - thuỷ sản theo giá thực tế ước đạt 7.753 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2013. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 177.474,8 ha, tăng 4,89% bằng 8.276 ha so với năm 2013… [53].

Tính đến 15/11/2014 có 233 lượt doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Toàn tỉnh hiện có 1.471 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện đang hoạt động, với tổng số vốn theo đăng ký kinh doanh là 20.692,5 tỷ đồng. Tiếp tục củng cố các HTX, tổ hợp tác;

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí