Một Số Vấn Đền Lý Luận Về Pháp Luật Bhxh Thai Sản

BHXH cụ thể. Chế độ BHXH được cụ thể hoá dưới dạng các văn bản pháp luật. Vì thế, khi thực hiện mỗi chế độ thường phải nắm vững những vấn đề mang tính cốt lõi của chính sách BHXH để đảm bảo sự đúng đắn và tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế ILO đã nêu trong Công ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống chế độ BHXH bao gồm 9 chế độ sau đây:

1 Chăm sóc y tế; 2 Trợ cấp ốm đau; 3 Trợ cấp thất nghiệp; 4 Trợ cấp tuổi già; 5 Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 6 Trợ cấp gia đình; 7 Trợ cấp sinh đẻ; 8 Trợ cấp khi tàn phế; 9 Trợ cấp tiền tuất trợ cấp mất người nuôi dưỡng. Chín chế độ trên hình thành 1 hệ thống chế độ BHXH. Tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất là phải thực hiện được 3 chế độ [31].

Vì vậy có thể đưa ra định nghĩa về bảo hiểm xã hội thai sản như sau: “BHXH thai sản là chế độ BHXH nhằm đảm bảo hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập liên quan đến thai sản trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH, do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Người lao động được hưởng BHXHTS ở đây không có nghĩa chỉ là lao động nữ mà có thể còn là lao động nam. Sự kiện thai sản ở đây bao gồm mang thai, sinh con hoặc có các sự kiện thai sản khác như thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Tùy thuộc vào từng điều kiện, trường hợp cụ thể mà lao động nữ hoặc lao động nam sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định [11, tr.26]

So với các chế độ khác, đối tượng của chế độ bảo hiểm thai sản chủ yếu là lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi khám thai, bị sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, sinh con, nuôi con sơ sinh hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai; còn lao động nam đang đóng bảo hiểm mà có vợ sinh con cũng

được hưởng trợ cấp này. Thông qua việc bù đắp một phần chi phí tăng lên, mục đích trợ giúp, giữ cân bằng về thu nhập, góp phần tạo sự bình ổn về mặt vật chất, bảo vệ sức khoẻ cho lao động nữ và người lao động. Hiện nay, chế độ thai sản được quy định trong pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới nhưng tuỳ vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước mà chế độ này quy định khác nhau về thời gian nghỉ, mức trợ cấp, điều kiện hưởng,…

1.1.2. Vai trò và ý nghĩa bảo hiểm xã hội thai sản

Trong hệ thống các chế độ BHXH, bảo hiểm xã hội thai sản là chế độ bảo hiểm được áp dụng chủ yếu là đối với lao động nữ.

Chính sách thai sản thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và của cộng đồng xã hội đối với thế hệ tương lai, đồng thời cũng thể hiện sự bình đẳng xã hội ngày càng nâng cao. Chính vì thế mà Nhà nước cần phải đề ra những chính sách đối với đối tượng quan trọng này với mục đích thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi người lao động nữ phải nghỉ việc trong thời gian sinh con nhằm đảm bảo cho họ có một cuộc sống bình thường để chăm con và hồi phục sức khoẻ.

Bảo hiểm xã hội thai sản là sự đảm bảo thu nhập và ổn định cuộc sống đối với lao động nữ khi họ mang thai, sinh đẻ hoặc nuôi con trong một thời gian ngắn. Nó có vị trí quan trọng đối với người lao động nữ, nhằm động viên, khuyến khích và hỗ trợ người mẹ khi họ mang thai, sinh đẻ và nuôi con sơ sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Người phụ nữ ngày nay đã tự lao động để đảm bảo cuộc sống và cống hiến cho xã hội qua đó họ ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của bản thân trong xã hội, họ đã có mặt trong hầu hết các ngành nghề và đã thể hiện một cách xuất sắc năng lực của mình. Khác với nam giới họ còn có nhiệm vụ quan trọng là tái sản xuất con người, do đó khi mang thai và sinh con là giai đoạn khó khăn nhất của họ nên họ cần được sự quan tâm ngược lại

từ phía xã hội. Đó chính là khoản tiền trợ cấp phù hợp với công sức mà họ đã đóng góp trong suốt quá trình lao động.

Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 3

Như vậy, BHXH thai sản là một chế độ mang tính xã hội hoá cao, nó được thực hiện thường xuyên và đều đặn, kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói cách khác, nó diễn ra một cách liên tục vì sự sống luôn phát triển vì vậy, nó tạo ra sự ràng buộc và đoàn kết giữa các thế hệ, làm cho mọi người trong xã hội quan tâm và gắn bó với nhau hơn, thể hiện mối quan tâm sâu sắc giữa người với người.

Bảo hiểm xã hội thai sản có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống BHXH của mỗi quốc gia vì chế độ này ảnh hưởng đến một bộ phận lớn lao động trong xã hội và đến tương lai của một đất nước. Một đất nước muốn tồn tại và phát triển phải chăm lo chu đáo đến thế hệ tương lai. Bảo hiểm xã hội thai sản là một chế độ ngắn hạn trong hệ thống các chế độ BHXH nhưng đó là một trong năm chế độ được thực hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của BHXH ở nước ta. Cùng với các chế độ BHXH khác, chế độ trợ cấp thai sản đã góp phần rất to lớn vào việc ổn định đời sống của hàng triệu người lao động và gia đình họ, khuyến khích người lao động hăng hái, yên tâm lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử.

BHXH đã được thực hiện hàng trăm năm nay và chế độ trợ cấp thai sản là một trong những chế độ được thực hiện sớm nhất. Theo quy định của ILO, một quốc gia được coi là có hệ thống BHXH chỉ khi có ít nhất 1 trong 3 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được thiết lập. Theo thống kê, trong tổng số 173 nước tính đến năm 2002 có hệ thống BHXH thì có 112 nước thực hiện BHXH thai sản (chiếm 64%) [34].

Bảo hiểm xã hội thai sản là chế độ có vai trò to lớn trong hệ thống BHXH của mỗi quốc gia, bởi lẽ đó là chế độ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc

đời của những người tham gia BHXH. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi nguồn thu nhập chính của người lao động là thu nhập từ các hoạt động tu nghiệp. Khi nghỉ thai sản, nguồn thu nhập chủ yếu của họ lại là khoản trợ cấp BHXH.

Trong hệ thống chính sách xã hội có những loại chính sách xã hội phổ biến, có ảnh hưởng, có tác động đến đại bộ phận các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đồng thời, có những loại chính sách xã hội có tính đặc thù, chỉ có những ảnh hưởng, những tác động đến một bộ phận, một giai tầng xã hội nào đó mà thôi. Nói cách khác, mỗi một loại chính sách xã hội có một loại đối tượng tác động nhất định nhằm đạt một mục tiêu nhất định. Là một bộ phận của chính sách xã hội, chính sách thai sản đối với người lao động giữ một vai trò rất to lớn. Thứ nhất, đối tượng của chính sách là những người lao động nữ, chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân cư và trong lực lượng lao động của xã hội. Những người này đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Thứ hai, mục tiêu của chính sách đối với người nghỉ thai sản là nhằm góp phần đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần cho họ trong thời gian nghỉ sinh con không có nguồn thu nhập nào khác.

- Đối với người lao động

Chế độ thai sản có vai trò bù đắp một phần thiếu hụt về thu nhập của người lao động. Trong thời kỳ thai sản, người lao động phải nghỉ việc, không có lương, vì thế thu nhập sẽ bị giảm. Chế độ thai sản trợ cấp cho người lao động một mặt bù đắp được thu nhập bị giảm, mặt khác hỗ trợ được các khoản chi phí tăng thêm như: mua sắm dụng cụ, tã lót, sữa, … cho em bé, tăng cường dinh dưỡng cho mẹ. Đồng thời, giúp thực hiện tốt chức năng và bảo vệ quyền làm mẹ, làm vợ của người phụ nữ. Bên cạnh đó, giúp cho tâm lý của người lao động ổn định, đặc biệt là người lao động khi họ có nhu cầu có con, xin con nuôi, giúp họ có thời gian chăm sóc con cái, bảo vệ sức khoẻ của cả

mẹ và con, không lo lắng về chi phí sinh con khi không tham gia lao động. Đối với lao động nam đang đóng bảo hiểm có vợ sinh con, trợ cấp thai sản đóng góp một phần khá lớn để cuộc sống gia đình được ổn định, hơn nữa lao động nam có thể bên cạnh chăm sóc vợ, con mình sau sinh. Đặc biệt trong thời kỳ thai sản, người lao động bị giảm thu nhập do không có thời gian tập trung nhiều cho công việc mà phải dành thời gian trong thời kỳ khám thai, chăm sóc con sơ sinh… nên nhờ có chế độ thai sản đã hỗ trợ một phần lớn chi phí của lao động trong thời kỳ thai sản.

- Đối với người sử dụng lao động: Thực hiện tốt chế độ thai sản sẽ góp phần thu hút lao động vào các doanh nghiệp. Thông qua chính sách này người sử dụng lao động thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với người lao động và đối với toàn xã hội, nếu thực hiện tốt chính sách này sẽ thu hút được một lực lượng lớn lao động, đặc biệt là lao động nữ đã và đang ngày càng tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.

- Đối với Nhà nước

Thực hiện tốt chế độ thai sản góp phần ổn định cuộc sống cho xã hội, đảm bảo thực hiện chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Chế độ thai sản còn mang ý nghĩa góp phần tái tạo lực lượng lao động lớn cho nền kinh tế trong tương lai, góp phần dung hoà mối quan hệ người sử dụng lao động và người lao động giúp cho việc sản xuất diễn ra liên tục giúp tăng trưởng kinh tế.

Bảo hiểm xã hội đã góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động, nên về lâu dài nó góp phần nâng cao năng suất lao động vì cuộc sống của người lao động được đảm bảo ổn định, do đó họ quan tâm hơn trong lao động sản xuất và cảm thấy phấn khởi, từ đó thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển. Đồng thời đảm bảo an toàn xã hội và văn minh xã hội.

Ngoài ra, nguồn quỹ của bảo hiểm xã hội còn nhàn rỗi thường rất lớn, trong khi đó nó luôn được bổ sung liên tục, vì vậy phần quỹ nhàn rỗi chưa sử

dụng được đầu tư để tăng trưởng, nên đã tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc dân phát triển, giảm bớt khó khăn về vốn đầu tư cho Nhà nước.

Vì vậy bảo hiểm xã hội có vai trò là gắn với lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước với nhau, tạo thành một mối quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy xã hội phát triển.

1.2. Một số vấn đền lý luận về pháp luật BHXH thai sản

1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc của pháp luật BHXH thai sản

Pháp luật bảo hiểm thai sản là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp khác nhau. Pháp luật về bảo hiểm thai sản điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan đến đối tượng tham gia bảo hiểm thai sản; điều kiện hưởng, thời gian hưởng và mức hưởng bảo hiểm thai sản; nguồn quỹ để thực hiện bảo hiểm thai sản và việc xử phạt vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp về bảo hiểm thai sản, cũng như các vấn đề có liên quan khác.

Pháp luật bảo hiểm thai sản là cơ sở pháp lý để người lao động được thụ hưởng trợ cấp khi sự kiện thai sản xảy ra. Dựa trên những quy định của pháp luật, người lao động và cơ quan bảo hiểm mới có căn cứ để thực hiện đúng và thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình. Pháp luật bảo hiểm thai sản còn góp phần thực hiện chính sách xã hội của quốc gia (đặc biệt là chính sách về dân số). Bởi lẽ, pháp luật là công cụ mà Nhà nước sử dụng đề điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, thông qua đó để thực hiện các chính sách của quốc gia, nhằm mục đích bảo vệ và chăm lo đời sống cho người dân. Các chính sách về bảo hiểm thai sản đã góp phần đảm bảo sự ổn định cuộc sống của người dân, góp phần tái tạo lực lượng lao động trong tương lai.

Theo từ điển tiếng việt, nguyên tắc được hiểu là những điều cơ bản nhất phải tuân the. Với cách hiểu như vậy trong bất kỳ một ngành khoa học hay lĩnh vực hoạt động cụ thể nào đều cần phải có những nguyên tắc chung

thống nhất, xuyên suốt toàn bộ hoạt động, là “xương sống” đảm bảo đúng mục đích đề ra ngay khi bắt đầu hoạt động [39].

Các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội thai sản nói riêng, trong khoa học pháp lý được xác định là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động bảo hiểm xã hội, xuất phát từ bản chất của các chế độ bảo hiểm xã hội, thực tiễn hoạt động cũng như chính nguyên tắc bảo hiểm xã hội và được coi là cơ sở nền tảng cho việc tổ chức quản lý và thực thi chính sách BHXH thai sản.

Nguyên tắc 1: Mức hưởng của bảo hiểm xã hội thai sản được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH thai sản [42].

Cơ sở hình thành nguyên tắc: BHXH thai sản, là loại bảo hiểm vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Tính kinh tế của BHXH thai sản thể hiện ở chức năng phân phối thu nhập, đảm bảo đời sống cá nhân cũng như của gia đình người lao động. Để thực hiện việc phân phối đó một cách có hiệu quả, BHXH thai sản trong quá trình triển khai phải có sự kết hợp hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ và sự tương xứng tương đối giữa mức đóng và mức hưởng.

Đảm bảo sự hợp lý giữa mức đóng và mức hưởng thụ. Cần căn cứ vào sự cống hiến của người lao động như mức hưởng thụ. Cần căn cứ vào sự cống hiến của người lao động như mức đóng góp, thời gian đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội… để dựa vào đó quy định mức trợ cấp và độ dài thời gian hưởng sao cho phù hợp với sự đóng góp cho xã hội của người lao động.

Mức trợ cấp được hưởng phụ thuộc vào mức đóng góp, thời gian đóng góp và sự kiện pháp lý kèm theo (tỷ lệ suy giảm hay mất khả năng lao động, thai sản) tỷ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội và mức trợ cấp của người lao động có mối liên hệ chặt chẽ với thu nhập của người được bảo hiểm. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội trên cơ sở phân phối theo lao động luôn đảm bảo yếu tố công

bằng hợp lý. Người lao động phải tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội thai sản mới được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thai sản. Nguyên tắc này thể hiện hai nội dung cơ bản.

Một là, mức hưởng bảo hiểm xã hội thai sản được tính trên cơ sở mức đóng góp và thời gian đóng góp. Mức đóng góp và thời gian đóng góp được sử dụng làm căn cứ để đối tượng đóng bảo hiểm được hưởng bảo hiểm xã hội thai sản, tức đóng góp đến đâu thì mức thụ hưởng tới đó. Bảo hiểm xã hội thai sản là một hình thức phân phối phổ biến tổng thu nhập quốc dân bảo hiểm xã hội phải dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ (nguyên tắc phân phối theo lao động). Những người lao động có thời gian và phí đóng như nhau thì được hưởng bảo hiểm như nhau. Nghĩa là phải đảm bảo hợp lý giữa đóng góp và hưởng thụ, tức là căn cứ vào mức đóng góp của người lao động cho xã hội thể hiện thông qua mức đóng, thời gian đóng góp vào quỹ xã hội… để từ đó quy định mức trợ cấp và độ dài thời gian hưởng trợ cấp phù hợp với sự đóng góp cho xã hội của người lao động. Vì vậy rất khó chấp nhận về mặt kinh tế khi một người lao động vừa tham gia bảo hiểm xã hội thai sản trong thời gian ngắn lại được hưởng ngay mức bảo hiểm xã hội thai sản suốt thời gian nghỉ thai sản [43].

Hai là, ở một khía cạnh khác nguyên tắc này thể hiện sự chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội, điều này có nghĩa là không phải bất kỳ người lao động nào tham gia đóng bảo hiểm xã hội đều được hưởng bảo hiểm xã hội thai sản. Người lao động cùng với người sử dụng lao động và nhà nước cùng tạo lập hình thành một quỹ bảo hiểm xã hội độc lập và tập trung trong đó đa số những người đóng góp bảo hiểm xã hội sẽ hỗ trợ cho số những người có đủ điều kiện để hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thai sản theo nguyên tắc “lấy số đông bù số ít”. Nghĩa là chỉ những người đang trong thời gian nghỉ sau sinh, không có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập khi nghỉ thai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024