sản, những khó khăn lớn vượt xa so với khả năng kinh tế của người lao động, trên cơ sở chia sẻ của những người cùng tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì khoản phí của những người tham gia bảo hiểm xã hội mà không gặp phải hoàn cảnh như vậy sẽ được bù đắp cho những người khó khăn hơn về mặt tài chính khi không thể duy trì công việc hằng ngày [43].
Thu nhập từ BHXH thực tế là phần thu nhập của NLĐ tham gia bảo hiểm mà nếu có biến động giảm hoặc mất do bị giảm hoặc mất khả năng lao động thì tổ chức BHXH phải chi trả trợ cấp để thay thế hoặc bù đắp. Theo đó, tại nước ta, mức đóng BHXH tự nguyện dựa trên cơ sở mức thu nhập của họ nhưng không thấp hơn mức tối thiểu chung.
Như vậy, mới có thể đảm bảo NLĐ khi xảy ra sự kiện thai sản, được cung cấp một nguồn tài chính ổn định, bằng với mức sống tối thiểu.
Nguyên tắc 2: Nhà nước thống nhất quản lý chính sách quỹ BHXH nói chung và quỹ BHXH thai sản nói riêng, theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch [42]
Hệ thống BHXH của một nước thường gồm nhiều bộ phận cấu thành. Trong đó, bộ phận lớn nhất do Nhà nước tổ chức và bảo hộ bao trùm toàn bộ những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và NLĐ thuộc khu vực kinh tế quan trọng của đất nước. Ở nước ta do những điều kiện kinh tế - xã hội Nhà nước. Để BHXH hoạt động có hiệu quả, nhất thiết phải đảm bảo tính thống nhất trên những vấn đề lớn hoặc cơ bản nhất để tránh sự tùy tiện, tính cục bộ, những mâu thuẫn nảy sinh. Đồng thời cũng phải có cơ chế để bộ phận cấu thành có thể năng động trong hoạt động để có thể bù đắp,bổ sung những ưu điểm cho nhau.
Bên cạnh đó, qũy BHXH là hạt nhân của chính sách BHXH nói chung và BHXH thai sản nói riêng, vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện, vừa là cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn hệ thống BHXH tồn tại phát triển.
Do đó, quỹ BHXH được quản lý thống nhất và hạch toán theo các quỹ thành phần trên cơ sở công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích nhằm đảm bảo cho việc quản lý, đầu tư quỹ có hiệu quả và phục vụ cho công tác hạch toán, đánh giá tình hình cân đối quỹ để điều chỉnh chính sách cho phù hợp, đảm bảo cân bằng thu – chi, điều chỉnh kịp thời khi các quỹ thành phần mất cân đối, không ảnh hưởng đến người quyền lợi người tham gia BHXH. Có như vậy,mới đảm bảo cuộc sống của NLĐ và gia đình họ khi gặp biến cố, rủi ro hoặc sự kiện thai sản làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động.
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, chứa đựng cả nội dung kinh tế, nội dung xã hội và nội dung pháp lý. Để đảm bảo thực hiện hài hòa các nội dung nói trên và đạt được mục tiêu mà bảo hiểm xã hội đặt ra thì việc thực hiện bảo hiểm xã hội trước hết là trách nhiệm của Nhà nước. Bởi nhà nước là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và quản lý toàn bộ sự nghiệp bảo hiểm xã hội thông qua việc ban hành các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội và kiểm tra thực hiện các quy định đó. Mặt khác, quỹ bảo hiểm xã hội với ý nghĩa là một quỹ tích lũy hình thành trên cơ sở đóng góp của ba bên (Nhà nước – người sử dụng lao động – người lao động), nhằm giúp đỡ về mặt vật chất cho người lao động khi họ gặp rủi ro, khó khăn không chỉ khi đang tham gia quan hệ lao động. Do đó bên cạnh nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động thì Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội và trong trường hợp cần thiết Nhà nước có các biện pháp để bảo toàn giá trị quỹ, đảm bảo sự an toàn về tài chính cho quỹ bảo hiểm xã hội.
Để hạn chế được thất thoát cho quỹ và nâng cao tính hiệu quả trong quản lý quỹ bảo hiểm xã hội thì cần phải thực hiện được đầy đủ nguyên tắc này. Trong quản lý nhà nước về tài chính bảo hiểm xã hội cần quy định và hướng dẫn cụ thể về các hạng mục thu, chi; quy chế quản lý đầu tư quỹ bảo
hiểm xã hội cũng cần phải rõ ràng, minh bạch…; đồng thời phải có cơ chế kiểm tra, giám sát, chế độ báo cáo, kiểm toán… Bên cạnh đó, bảo hiểm xã hội là cơ quan quản lý quỹ cần có chiến lược về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để hình thành được một đội ngũ cán bộ có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng về quản lý tài chính nhằm đáo ứng tốt nhiệm vụ được giao.
Nguyên tắc mang ý nghĩa đảm bảo tính hiệu quả của an sinh xã hội; tính thống nhất, công khai và minh bạch nhằm tránh sự chồng chéo trong hệ thống bảo hiểm xã hội, tạo diều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Nguyên tắc 3: Việc thực hiện BHXH thai sản phải đơn giản, dễ dàng,
thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH [42]
Với nguyên tắc này việc thực hiện BHXH thai sản đối với NLĐ phải được nghiên cứu để quy định cụ thể về hồ sơ, quy trình, thời hạn giải quyết sao cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NLĐ, người sử dụng lao động khi tham gia BHXH và khi giải quyết hưởng các chế độ BHXH.
Nguyên tắc 4: Các quy định về BHXH thai sản phải đảm bảo quyền lợi về vật chất và tinh thần của NLĐ cũng như trẻ sơ sinh [42]
Đặc điểm của kỳ thai sản là một khoảng thời gian kéo dài và liên tục từ lúc mang thai, quá trình nghỉ sinh con, chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi ổn định lại sức khỏe trở lại lao động bình thường, nên việc khám thai đều đặn để phát hiện các sự cố, quá trình nghỉ sinh con, nuôi con sơ sinh…phải có chính sách phù hợp cụ thể và nhất quán nhằm đảm bảo người phụ nữ phải được chăm sóc chu đáo, liên tục. Các chính sách chế định BHXH thai sản cũng phải đảm bảo đủ thời gian để người mẹ ổn định và phục hồi sức khỏe sau khi sinh con và chăm sóc con trong thời gian ban đầu cũng như tạo điều kiện cho trẻ sơ sinh thích nghi và phát triển trong moi trường mới.
1.2.2. Nội dung pháp luật bảo hiểm xã hội thai sản
1.2.2.1. Đối tượng và điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội thai sản
- Về đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
Đối tượng của chế độ bảo hiểm thai sản chủ yếu là lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi khám thai, bị sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, sinh con, nuôi con sơ sinh hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai, bên cạnh đó có những đối tượng khác như lao động nam và người lao động nhận nuôi con nuôi…
Công ước số 102 - Công ước về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, năm 1952 chỉ rõ:
Trường hợp bảo vệ bao gồm thai nghén, sinh đẻ và những hậu quả tiếp theo, và sự gián đoạn thu nhập nảy sinh như pháp luật của quốc gia quy định. Đồng thời Công ước cũng quy đinh những người được hưởng chế độ thai sản phải bao gồm: Mọi phụ nữ thuộc làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ người làm công ăn lương, hoặc mọi phụ nữ được quy định trong dân số hoạt động kinh tế, và tổng số ít nhất chiếm 20% toàn bộ người thường trú; hoặc bao gồm mọi phụ nữ thuộc những loại làm công ăn lương được quy định, và tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ người làm công ăn lương làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp đang sử dụng 20 người trở lên; trong trường hợp trợ cấp y tế về thai sản thì bao gồm cả vợ của những người thuộc các loại này [31].
Theo Công ước số 103 - Công ước về bảo vệ thai sản, xét lại năm 1952 quy định thì chế độ thai sản “áp dụng cho những phụ nữ làm việc trong các cơ sở công nghiệp và trong các công việc phi công nghiệp và nông nghiệp, kể cả những phụ nữ làm công ăn lương, làm việc tại nhà”. Và từ “phụ nữ” ở đây là
chỉ nữ giới, ở bất kỳ độ tuổi, quốc tịch, chủng tộc, hoặc tín ngưỡng tôn giáo nào, có kết hôn hay không, và từ “con” là chỉ mọi đứa con sinh ra trong hoặc ngoài giá thú. Với mục đích của Công ước là nhằm đảm bảo cho mọi lao động nữ, trẻ sơ sinh đều được chăm sóc cần thiết và được bảo vệ mức sống đủ cho mẹ con trong thời kỳ người mẹ sinh con phải nghỉ việc mà không hề có sự phân biệt đối xử nào về tôn giáo, chủng tộc, nghề nghiệp, độ tuổi… [32]
Và trong Công ước số 156 - Công ước về bình đẳng cơ may và đối xử với lao động nam và lao động nữ: những người có trách nhiệm gia đình, năm 1981 thì đối tượng được bảo vệ không chỉ là lao động nữ mà cả lao động nam và nữ, những người có trách nhiệm trong gia đình, đây được xem là điểm tiến bộ nhất của Công ước này, nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới [55].
- Về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản yêu cầu hai điều kiện cơ bản đó là: những người đang mang thai hoặc sinh đẻ có tham gia BHXH và phải có thời gian đóng góp tối thiểu trước khi sinh. Thời gian này được quy định theo điều kiện của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, thông thường các nước yêu cầu thời gian đóng góp tối thiểu trong khoảng từ 6 tháng đến 12 tháng.
Cụ thể, ở Argentina, điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu trước khi sinh là 10 tháng liên tục trước khi nghỉ thai sản hoặc đã có 6 tháng trước khi sinh trong đó có 1 tháng làm việc ngay trước khi sinh. Hay ở Đức, thời gian này là 12 tuần tham gia bảo hiểm hoặc có thời gian làm việc liên tục 4 đến 10 tháng trước khi sinh. Tại Pháp là 200 giờ làm việc trong 3 tháng cuối cùng tước khi sinh. Với mục đích là tránh việc người chủ sử dụng lao động chấm dứt HĐLĐ khi người lao động sinh con và tránh thâm hụt quỹ tài chính BHXH [14].
Sở dĩ, cần quy định cụ thể về điều kiện hưởng chế độ thai sản là NLĐ tham gia BHXH và có thời gian đóng góp tối thiểu trước sinh nhằm
đảm bảo về mặt tài chính cho quỹ BHXH khi chi trả các chế độ bảo hiểm thai sản và mặt khác, nhằm ngăn chặn những tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội.
Ở hầu hết các nước trên thế giới, trong điều kiện nhận trợ cấp thai sản họ đều yêu cầu hai điều kiện chủ yếu đó là:
+ Những người đang mang thai hoặc sinh đẻ có tham gia BHXH.
+ Phải có thời gian đóng góp tối thiểu trước khi sinh, thông thường các nước yêu cầu thời gian đóng góp tối thiểu trong khoảng từ 6 tháng đến 12 tháng cuối cùng trước khi sinh.
Bảng 1.1: Điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu trước khi sinh ở một số nước trên thế giới
Tên nước | Thời gian yêu cầu | |
1 | Áchentina | 10 tháng đóng góp liên tục trước khi nghỉ thai sản hoặc đã có 6 tháng đóng góp trong 12 tháng trước khi sinh trong đó có 1 tháng làm việc ngay trước khi sinh. |
2 | Trung Quốc | Không quy định thời gian tham gia tối thiểu |
3 | Pháp | Có 200 giờ làm việc trong 3 tháng cuối cùng trước khi sinh |
4 | Đức | Có 12 tuần tham gia bảo hiểm hoặc có thời gian làm việc liên tục từ 4 đến 10 tháng trước khi sinh |
5 | Nhật Bản | Tất cả những người có việc làm trong diện tham gia bảo hiểm |
6 | Mêhicô | Có 30 tuần đóng góp trong 12 tháng cuối cùng trước khi sinh |
7 | Balan | Những người hiện tại đang làm việc ở những nơi thuộc phạm vi tham gia bảo hiểm xã hội |
8 | Nga | Không quy định thời gian đóng góp tổi thiểu |
9 | Nam Phi | Có 13 tuần đóng góp trong 52 tuần trước khi sinh |
10 | Thái Lan | 7 tháng đóng góp trong 15 tháng trước khi sinh (chỉ giới hạn trong 2 lần sinh) |
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 1
- Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 2
- Một Số Vấn Đền Lý Luận Về Pháp Luật Bhxh Thai Sản
- Thời Gian Và Mức Hưởng Trợ Cấp Thai Sản Ở Một Số Nước Trên Thế Giới
- Thời Gian Nghỉ Khi Bị Sẩy Thai, Nạo, Hút Thai Hoặc Thai Chết Lưu:
- Thủ Tục Giải Quyết Hồ Sơ Bảo Hiểm Xã Hội Thai Sản
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
(Nguồn: Bảo đảm xã hội của các nước trên thế giới - Xuất bản năm 1999)
1.2.2.2. Thời gian hưởng và mức hưởng bảo hiểm xã hội thai sản
Thời gian hưởng bảo hiểm thai sản
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản bao gồm thời gian khi thai nghén, sinh đẻ và những hậu quả tiếp theo sau sinh.
“Độ dài thời gian nghỉ thai sản ít nhất là 12 tuần, trong đó một phần thời gian bắt buộc phải nghỉ sau khi sinh đẻ” theo Khoản 2 Điều 3, Công ước số 103 - Công ước về bảo vệ thai sản, xét lại năm 1952 quy định [32].
Độ dài thời gian bắt buộc phải nghỉ sau sinh đẻ sẽ do pháp luật hoặc pháp quy quốc gia quy định, nhưng bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 6 tuần; phần còn lại, tùy theo pháp luật hoặc pháp quy quốc gia quy định, nhưng có thể nghỉ vào trước thời điểm dự tính sinh đẻ, hoặc sau thời điểm đã hết thời gian nghỉ bắt buộc, hoặc là chia ra một phần nghỉ trước thời điểm thứ nhất và một phần nghỉ sau thời điểm thứ hai nói trên, Khoản 3, Điều 3 Công ước 103 về bảo vệ thai sản năm 1952 quy định [33].
Thông thường, các nước sẽ quy định cả thời gian nghỉ cả trước khi sinh và sau khi sinh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và trẻ sơ sinh được ổn định.
Hay theo Công ước số 183 - Công ước Công ước về sửa đổi Công ước Bảo vệ thai sản (đã sửa đổi) quy định “Để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, thời gian nghỉ thai sản bao gồm 6 tuần nghỉ bắt buộc sau sinh” và “Thời gian nghỉ mang thai được nới rộng bằng thời gian giữa ngày sinh dự kiến và ngày sinh thức tế mà không bị giảm thời gian nghỉ bắt buộc sau sinh” [33].
Và theo Khuyến nghị 191 - Khuyến nghị về Sửa đổi Khuyến nghị Bảo vệ thai sản năm 1952:
Các Nước thành viên cần cố gắng tăng thời gian nghỉ thai sản theo Điều 3 của Công ước 103 lên ít nhất là 18 tuần. Cần có quy định kéo dài thời gian nghỉ thai sản trong trường hợp đa sinh. Cần có các
biện pháp đảm bảo rằng người phụ nữ có quyền tự do chọn lựa thời gian nghỉ thai sản trước hoặc sau khi sinh nở [12].
Ngoài ra, nếu sinh đẻ sau thời điểm đã dự tính, thì trong mọi trường hợp, thời gian đã nghỉ trước đó sẽ được kéo dài cho tới thời điểm sinh đẻ thực tế và độ dài thời gian bắt buộc phải nghỉ sau khi sinh đẻ sẽ không được vì thế mà giảm bớt, đảm bảo đủ thời gian đủ thời gian nghỉ sau sinh bắt buộc ít nhất là 6 tuần. Sở dĩ, các Công ước đều quy định thời gian nghỉ bắt buộc sau sinh ít nhất là 6 tuần, vì đây là thời gian tối thiểu đảm bảo khả năng phục hồi sức khỏe cho mẹ và cả trẻ sơ sinh.
Khuyến nghị 191 - Khuyến nghị về Sửa đổi Khuyến nghị Bảo vệ thai sản năm 1952 cũng quy định thêm về trường hợp hưởng chế độ của người cha như sau:
Trong trường hợp người mẹ tử vong trước khi hết thời gian nghỉ sau sinh thì người cha đang làm việc phải được quyền nghỉ với thời gian tương đương với thời gian mà người mẹ chưa nghỉ hết; trong trường hợp người mẹ ốm đau hoặc nằm viện sau khi sinh và trước khi hết thời gian nghỉ sau khi sinh mà người mẹ không thể chăm sóc được trẻ thì người cha phải được quyền nghỉ một thời gian tương đương với thời gian nghỉ sau sinh mà người mẹ chưa nghỉ hết để chăm sóc trẻ theo luật định và thông lệ ở nước đó; người mẹ hay người cha của trẻ phải có quyền nghỉ chăm sóc con sau khi hết thời gian nghỉ thai sản [12].
Thực tế, các quốc gia trên thế giới đã có những quy định khác nhau và linh hoạt về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của người cha. Cụ thể, Iceland - một trong những quốc gia có chế độ ưu đãi tuyệt vời nhất dành cho các bà mẹ. Chế độ nghỉ thai sản đã có ở quốc gia này đã có từ những năm 1970, và năm 2012 một chính sách mới mang tên 5-2-5 đã được ra đời. Chính