về quỹ bảo hiểm số tiền đối tượng hưởng sai chính sách hơn 256 triệu đồng. Đồng thời, BHXH Việt Nam tổ chức nhiều đoàn kiểm tra công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các tỉnh, thành phố, qua đó kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm, đồng thời chỉ đạo BHXH các tỉnh kịp thời thống kê, rà soát và phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp còn tồn đọng.
Trên thực tế, cơ quan BHXH các tỉnh cũng đã tiến hành hoạt động kiểm tra phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, qua kiểm tra, tổ chức BHXH phát hiện vi phạm của đơn vị đã tiến hành các bước đốc thu, nhắc nhở, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không có kết quả nên đã đứng đơn khởi kiện các doanh nghiệp. Trong 5 năm (2007- 2011) BHXH Việt Nam đã tiến hành kiểm tra tại 28.826 đơn vị (trong đó phối hợp liên ngành tại 4.939 đơn vị), phát hiện sai phạm và yêu cầu truy thu số tiền 173 tỷ đồng, đã đề nghị xử phạt hành chính 4.582 đơn vị và có 684 đơn vị bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về BHXH. Ngoài ra, việc giải quyết thanh quyết toán các chế độ BHXH tại doanh nghiệp chậm hoặc không chi trả số tiền ốm đau, tai sản, tai nạn lao động, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho NLĐ. Tình trạng hạn chế về chuyên môn của cán bộ làm công tác bảo hiểm tại các đơn vị sử dụng lao động cũng như cán bộ tại các cơ quan BHXH dẫn đến việc hướng dẫn và chi trả cho các đối tượng còn rất nhiều trường hợp chưa đúng với quy định. Tại nhiều địa phương, vẫn còn tình trạng giả mạo hồ sơ để lạm dụng quỹ BHXH... Qua kiểm tra đã phát hiện số tiền chi chế độ BHXH sai phải thu hồi trong 5 năm gần 5 tỷ đồng.
Trong năm 2011, đã có 316 đơn vị sử dụng lao động có hành vi vi phạm về đóng BHXH bị tổ chức BHXH khởi kiện. Trước khi khởi kiện, các công ty đều đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực BHXH, do chế tài thấp chưa đủ sức răn đe, họ vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc
khởi kiện các đơn vị nợ đọng BHXH ra Toà án mà tổ chức BHXH thực hiện trong thời gian qua hiệu quả chưa cao, bản án đã có hiệu lực nhưng việc thi hành án còn gặp rất nhiều khó khăn. Có những bản án Toà án tuyên nhưng không thi hành án được nên quyền lợi về BHXH của NLĐ bị ảnh hưởng.
Sở dĩ công tác khởi kiện về BHXH trên thực tế xảy ra ít bởi trong quy định của pháp luật vẫn còn nhiều điểm bất hợp lí, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Luật BHXH không đề cập đến vai trò của cơ quan BHXH trong việc khởi kiện NSDLĐ nếu thấy có hành vi vi phạm pháp luật BHXH. Chính vì thế khi thụ lý hồ sơ vụ kiện liên quan đến BHXH, tòa án thường không chủ động dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian tố tụng, làm cho số nợ của doanh nghiệp tiếp tục tăng lên, đến khi tuyên xử thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Qua tình hình khởi kiện thì một thực tế cho thấy cả nguyên đơn (tổ chức BHXH hoặc Liên đoàn lao động ), bị đơn (đơn vị sử dụng lao động), Cơ quan xét xử (tòa án) cũng cần làm rõ một số vấn đề như: thời hiệu khởi kiện (theo quy định của Bộ luật lao động hay Bộ luật dân sự), hình thức sở hữu của quỹ BHXH bị xâm phạm, tính pháp lý của tài liệu cung cấp, chứng minh, tiền thi hành án đối với nguyên đơn được kiện. Khó khăn của tổ chức BHXH không chỉ dừng lại ở việc phát hiện vi phạm, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính rồi tiến hành khởi kiện mà còn ở chỗ sau khi “được kiện” thì việc thi hành án đến đâu vì vấn đề thi hành án dân sự nói chung hiện còn rất nhiều điều phải bàn
32.
Trình tự thủ tục để xử phạt và khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng BHXH
còn phức tạp , hiên
ta i
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Các Quy Định Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Thực Trạng Áp Dụng Các Quy Định Pháp Luật Bhxh Ở Việt Nam
- Mức Đóng Bình Quân Bhxh Tự Nguyện Giai Đoạn 2008- 2011
- Những Giải Pháp Cơ Bản Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Ở Việt Nam
- Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 13
- Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Tòa án nhân dân tối cao chưa có hướng dân
viêc xư
kiên
các đơn vi ̣nơ ̣ đoṇ g tiền đóng BHXH kéo dài với tòa án cấp dưới nên còn
có quan điểm trái chiều nhau về xử lí vi phạm Luật BHXH . Vì thế, khi có vu ̣ viêc̣ , tòa án cấ p dưới đẩy lên cấp trên , tòa cấp trên lại chuyển xuống dưới đã
gây mất nhiều thời gian , viêc
thu ̣lí hồ sơ khởi kiên
của tòa c ũng còn chậm và
kéo dài . Theo qui điṇ h của Pháp lêṇ h án phí , lê ̣phí tòa án 2009 thì khi cơ
quan BHXH khởi kiên
phải nôp
tạm ứ ng án phí , lê ̣phí tòa án , phí thi hành án
như các vu ̣kiên dân sự khác . Vì thế xảy ra tình trạng cơ quan BHXH ứng tiền
án phí, nhưng nếu vu ̣án đươc thi hành thì số tiêǹ thu hồi về quỹ k hông đáng
kể, đồng thời có những trường hơp
vu ̣án bi ̣đình chỉ (do doanh nghiêp
làm
thủ tục phá sản hoặc chủ doanh nghiệp bỏ trốn thì số tiền tạm ứng của cơ
quan BHXH sẽ bi ̣sung vào quỹ nhà nước theo qui điṇ h ). Qui điṇ h trên đã gây khó khăn cho các cơ quan khi thực hiện nghĩa vụ khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH ra tòa án.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
Pháp luật BHXH thời gian qua đã có những cải cách mạnh mẽ, thể hiện rõ trong việc ban hành Luật BHXH trong đó đã mở rộng dần đối tượng, phạm vi áp dụng BHXH, trong việc xác định mức đóng và mức hưởng hướng tới sự công bằng, bổ sung chế độ BHTN và BHXH tự nguyện đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật BHXH, đảm bảo sự phát triển của hệ thống BHXH đồng bộ, toàn diện với chức năng là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội.
Yêu cầu hoàn thiện pháp luật BHXH đã được đặt ra, trên cơ sở những định hướng chủ trương lãnh đạo của Đảng và Nhà nước: BHXH là trụ cột chính trong hệ thống ASXH của quốc gia. Chính sách ASXH nói chung và chính sách BHXH nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển trên cơ sở phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, phải đảm bảo sự định hướng của Đảng trong quá trình hoàn thiện pháp luật BHXH ở Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam. Việc ban hành và thực thi các văn bản pháp luật điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối chính sách của Đảng giữ vai trò chỉ đạo đối với việc xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật. Vì thế trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về BHXH nói riêng phải quán triệt quan điểm của Đảng thể hiện qua đường lối, chính sách đảm bảo tính hiệu quả của quá trình điều chỉnh pháp luật đối với BHXH. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật,
đường lối chinh trị của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vai trò chỉ đạo đối với nội dung các quy phạm pháp luật. Nói cách khác, pháp luật hóa chính sách, đường lối của Đảng là điều hết sức cần thiết vì đó là “linh hồn pháp luật”. Do đó việc hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo yêu cầu thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền.
Chiến lược tổng thể phát triển kinh tếxã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã đặt mục tiêu “Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm” 12.
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 nêu rõ nhiệm vụ “Nghiên cứu, sửa đổi Luật BHXH theo hướng mở rộng đối tượng BHXH… Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện. Rà soát, bổ sung quy định buộc NSDLĐ phải đóng BHXH cho NLĐ theo quy định của pháp luật. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% LLLĐ tham gia BHXH” 12.
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020, trong đó nêu rõ quan điểm “(1) BHXH và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội; (2) Mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân
dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế” 12. Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu là “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện…”12.
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật BHXH phải gắn chặt và phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở tương quan với thông lệ quốc tế. Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thì yêu cầu hoàn thiện pháp luật BHXH đặt ra nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi của NLĐ là công cụ bảo hộ quyền lợi đối với NLĐ trước những biến cố do tác động của quá trình phát triển của kinh tế xã hội. Hoàn thiện pháp luật BHXH là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hội nhập. Hội nhập kinh tế bên cạnh việc đem lại những nguồn lợi cho quốc gia, cũng tạo ra những ảnh hưởng đến đời sống của NLĐ, vì vậy cần thiết phải có hệ thống pháp luật BHXH hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền của NLĐ. Đây cũng là tiêu chí để so sánh sự phát triển của nước ta với các nước trên thế giới.
Hoàn thiện pháp luật BHXH phải đảm bảo yêu cầu bền vững tài chính. Trên cơ sở các chế độ trợ cấp giành cho NLĐ, BHXH đã phát huy vai trò là công cụ bảo trợ, hỗ trợ cho NLĐ vượt qua khó khăn. Mức trợ cấp của NLĐ được chi trả trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng và có sự sẻ chia giữa những người tham gia BHXH. Hoàn thiện pháp luật BHXH trong thời gian tới cần tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ được nâng cao quyền lợi hưởng, trên cơ sở Nhà nước phải tiến hành tính toán cân đối, dự báo và điều chỉnh mối tương quan giữa mức đóng và mức hưởng quyền lợi.
Hoàn thiện pháp luật BHXH trong thời gian tới cần đảm bảo yêu cầu mở rộng quyền lợi hưởng cũng như quyền tham gia BHXH của toàn bộ dân chúng trong xã hội, theo hướng hệ thống BHXH bao trùm lên tất cả mọi NLĐ. Hiện nay, hệ thống pháp luật BHXH đã dần bao quát hết được các đối
tượng tham gia, tuy nhiên, bên cạnh đó có một số quy định hạn chế quyền tham gia của các đối tượng trong xã hội. Tỷ lệ tham gia BHXH ở nước ta chỉ chiếm 20% số đối tượng tham gia. Trong thời gian tới, cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn hoàn thiện pháp luật theo hướng mở rộng phạm vi bao phủ của BHXH, tạo điều kiện cho mọi NLĐ đều có quyền tham gia và hưởng BHXH. Song song với mở rộng phạm vi bao phủ hệ thống BHXH, cũng cần mở rộng chế độ hưởng của các đối tượng, nhằm đảm bảo bình đẳng giữa mọi NLĐ và trợ cấp đó thực sự mang lại hiệu quả đối với NLĐ trong trường hợp gặp khó khăn, rủi ro.
Hoàn thiện pháp luật BHXH không thể thiếu vai trò của Nhà nước. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước không phải là can thiệp sâu vào hoạt động của BHXH, hỗ trợ về tài chính cho hoạt động của quỹ BHXH. Mà Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết hoạt động BHXH, là người bảo trợ hoạt động BHXH. Trên cơ sở phát huy vai trò của NLĐ, NSDLĐ trong quá trình đóng, hưởng BHXH.
3.2. Những phương hướng cơ bản hoàn thiện pháp luật BHXH
Trên cơ sở những định hướng chủ trương của Đảng cầm quyền đã xác định những định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật BHXH:
Đảm bảo mục tiêu thiết lập được hệ thống pháp luật BHXH hiện đại, bền vững đáp ứng các yêu cầu đã đề ra, trong thời gian tới pháp luật BHXH cần hoàn thiện theo những phương hướng cơ bản sau: Từng bước mở rộng phạm vi đối tượng tham gia ở cả loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện tiến tới đảm bảo mọi NLĐ ở mọi thành phần kinh tế đều được tham gia BHXH. Căn cứ vào điều kiện cụ thể mà mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng, từng bước bao phủ đối với toàn bộ NLĐ trong toàn bộ BHXH. Với bản chất tương trợ cộng đồng nhằm tạo sự ổn định chung thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Đối tượng được tham gia BHXH và phạm vi áp dụng của Luật BHXH
cần được mở rộng hơn. Đây vừa là nguyên tắc thực hiện, vừa là phương hướng, mục tiêu quan trọng mà bất kể hệ thống pháp luật BHXH trên thế giới cũng đều hướng tới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật BHXH. Tiến tới mọi NLĐ có quan hệ lao động đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tổ chức quản lý tốt các đối tượng trong phạm vi điều chỉnh của chính sách BHXH bắt buộc, nhằm đảm bảo tất cả các đối tượng có quan hệ lao động thuộc diện điều chỉnh đều tham gia BHXH. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đối với khu vực thị trường không chính thức; nghiên cứu chính sách hỗ trợ về tài chính cho một bộ phận người dân (nông dân, người khuyết tật,...) có thu nhập thấp tham gia BHXH tự nguyện.
Cần có sự quản lý hoạt động quỹ BHXH chặt chẽ, nhằm tạo sự cân đối đối tài chính, bảo toàn an toàn cho quỹ trong tương lai. Trong tương lai quỹ BHXH đang đối với mặt với nguy cơ vỡ quỹ nên cần thực hiện những giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo toàn sự phát triển của quỹ, thực hiện quản lý quỹ theo nguyên tắc hạch toán độc lập thống nhất, công khai minh bạch và nguyên tắc tự cân đối thu chi theo quy định về chế độ tài chính của Nhà nước. Thực hiện các giải pháp nhằm bảo toàn sự tăng trưởng quỹ: điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo cơ chế tạo nguồn độc lập tương đối với chính sách tăng lương, giảm dần phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; từng bước nâng dần mức lương hưu phù hợp với sự phát triển KT-XH của đất nước và các chính sách xã hội của nhà nước góp phần cải thiện đời sống của người về hưu.
Triển khai và thực hiện các biện pháp trợ cấp mới nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ thu nhập của NLĐ, thực hiện theo hướng xây dựng hệ thống bảo hiểm hưu trí đa tầng, đa trụ cột với sự việc thiết lập chế độ hưu trí bổ sung, nhằm tạo điều kiện cho NLĐ có thu nhập cao có vốn tích lũy cao hơn khi về hưu. Đồng thời gắn việc hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới phải đảm bảo