Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Các Biện Pháp Bảo Đảm An Toàn Trong Hoạt Động Cấp Tín Dụng Tiếp Cận Ở Góc Độ Xử Lý Rủi Ro


rằng, biện pháp bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng, vì nó tạo ra nguồn thu thứ hai dự phòng cho những trường hợp khách hàng vay không thể trả nợ bằng khả năng tài chính của mình. Thông qua công trình nghiên cứu, các tác giả cũng phân tích các quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nhằm bảo đảm an toàn cho TCTD trong quan hệ bảo đảm tiền vay.

Trong luận văn thạc sỹ Luật học “Phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại bằng biện pháp pháp luật”26, tác giả Nguyễn Thị Thuỷ đã nghiên cứu những nội dung gồm tín dụng NH và những yếu tố chi phối nội dung quản lý của nhà nước đối với rủi ro tín dụng của các NHTM; những quy định của pháp luật Việt Nam về phòng ngừa rủi ro tín dụng của NHTM; thực trạng, phương hướng hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các NHTM. Tác giả khẳng định những biện

pháp pháp luật nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng bao gồm thẩm định và xét duyệt cho vay, biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, thông tin tín dụng, mua bảo hiểm tài sản hình thành từ vốn vay và các biện pháp hạn chế và phân tán rủi ro.

Trong luận án tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp hoàn thiện quy chế bảo đảm an toàn trong cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả Nguyễn Văn Hưng cho rằng các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay bao gồm việc cấp giấy phép thành lập và kinh doanh của NH; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc cho vay; biện pháp bảo đảm tín dụng; duy trì tỷ lệ an toàn; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; giới hạn cho vay; các quy định khác như cho vay hợp vốn, hoán chuyển rủi ro, bảo hiểm tiền vay.

PGS.TS Phạm Thị Giang Thu và TS Nguyễn Ngọc Lương có bài viết “Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng”27. Các tác giả đã phân tích hình thức pháp lý của các quy định về phòng ngừa rủi ro tín dụng và nguyên tắc xây dựng các quy định phòng ngừa và xử lý rủi ro; tiêu chí tài chính để xác lập mức dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro; tiêu chí nhận diện khách hàng để thiết lập dự

phòng và xử lý rủi ro; phương pháp phân loại nợ; giới hạn tín dụng. Các tác giả cho rằng, pháp luật cần đưa ra những quy định cụ thể nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro của TCTD dựa trên việc yêu cầu xây dựng hệ thống lưu trữ, cập nhật và báo cáo thông tin. Ngoài ra, nội dung bài viết còn bao gồm phân tích pháp luật về tiêu chí tài chính để xác lập mức dự phòng và xử lý rủi ro, tiêu chí nhận biết khách hàng để thiết lập dự phòng và xử lý rủi ro, phương pháp phân loại nợ…

Từ những công trình nghiên cứu trên, tác giả có một số nhận định sau đây:


26 Nguyễn Thị Thuỷ (2000), Phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại bằng biện pháp pháp luật,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

27 Phạm Thị Giang Thu và Nguyễn Ngọc Lương, “Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số tháng 3/2011.

Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4


Thứ nhất, mặc dù có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, nhưng hầu hết các nghiên cứu đó chưa chỉ rõ bản chất, phạm vi, nội hàm của những vấn đề trên. Đặc biệt là chưa làm sáng tỏ mối quan hệ giữa quản lý rủi ro, quản trị rủi ro, hạn chế rủi ro, kiểm soát rủi ro với phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn trong HĐCTD của NHTM. Vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ các mối liên hệ này khi phân tích pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.

Thứ hai, phòng ngừa rủi ro là nội dung quan trọng của bảo đảm an toàn trong HĐCTD. Tuy có sự khác nhau về cách tiếp cận, phạm vi, nội dung của những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM, nhưng nhìn chung những nghiên cứu như đã nêu ở trên đều khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa rủi ro bao gồm biện pháp thẩm định và xét duyệt tín dụng; bảo đảm tín dụng; thông tin tín dụng; duy trì tỷ lệ an toàn; thanh tra giám sát của NHNN; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; các hạn chế ràng buộc TCTD nhằm bảo đảm an toàn cho khoản tín dụng...

Tóm lại, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về bảo đảm an toàn tiếp cận dưới góc độ phòng ngừa rủi ro trong HĐNH. Nghiên cứu của các nhà khoa học về các cách thức, biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ được tác giả luận án chọn lọc, tiếp thu. Đồng thời, có một số vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, làm sáng tỏ như mối liên hệ giữa hạn chế rủi ro, quản lý rủi ro, quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro và phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM.

1.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng tiếp cận ở góc độ xử lý rủi ro

Bên cạnh những nghiên cứu về phòng ngừa rủi ro nhằm bảo đảm an toàn trong HĐNH, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến hoạt động xử lý rủi ro. Khi một khoản tín dụng có rủi ro và thiệt hại thì cần có các biện pháp, cách thức xử lý phù hợp.

Nghiên cứu về xử lý nợ xấu, hai giáo sư kinh tế John P. Bonin và Yiping Huang, trong tác phẩm “Dealing with the bad loans of the Chinese banks”28 (tạm dịch: xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Trung Quốc), đã phân tích những kinh nghiệm về xử lý nợ xấu của Hoa Kỳ, Séc, Hungary và Ba Lan, đồng thời đưa ra giải pháp sửa đổi các quy định về xử lý nợ xấu, đánh giá và xem xét lại mối quan hệ giữa NH và công ty quản lý tài sản (AMCs), thông qua việc chuyển giao những khoản nợ xấu từ NH cho

công ty quản lý tài sản.

Cũng theo hướng nghiên cứu này, tác giả Phạm Kim Thoa, trong luận văn thạc sỹ Luật học “Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt


28 John P. Bonin, Yiping Huang, “Dealing with the bad loans of the Chinese banks”, Jounal of Asean Economics, 197-214, 2001.


Nam”29, đã phân tích những vấn đề chung về nợ xấu của NHTM nhà nước, đưa ra các giải pháp xử lý nợ xấu, thành tựu và một số bất cập về pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu, chỉ ra kinh nghiệm nước ngoài và một số đề xuất về giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về xử lý nợ xấu của NHTM nhà nước. Tác giả Phạm Kim Thoa đã phân tích, đánh giá khá chi tiết các khía cạnh của pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu như: pháp luật ngân hàng, pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật về phá sản, pháp luật hôn nhân và gia đình....

Tiến sỹ Huỳnh Thế Du trong bài viết “Đề xuất chính sách xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam”30 đã đề xuất một số chính sách xử lý nợ xấu của HTNH Việt Nam như đẩy mạnh cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả và giải pháp thực thi xử lý tài sản đảm bảo, xử lý dứt điểm nợ xấu. Theo tiến sỹ Huỳnh Thế Du, yếu tố quan trọng của việc xử lý rủi ro trong HĐCTD không phải là lựa chọn mô hình xử lý rủi ro nào, mà cần phải tập trung vào việc hạn chế dẫn đến chấm dứt các hành vi tạo ra nợ xấu.

Sách “Nợ xấu ngân hàng giải quyết bằng cách nào?”31 của nhiều tác giả đã phân

tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết nợ xấu NH ở Việt Nam. Công trình này tập trung vào hai vấn đề chủ yếu: (i) các khía cạnh của nợ xấu và xử lý nợ xấu trong mối quan hệ với bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM; (ii) các biện pháp xử lý nợ xấu và vai trò của pháp luật trong quá trình xử lý nợ xấu tại các NHTM.

Một vấn đề được đặt ra khi nghiên cứu về xử lý rủi ro trong HĐCTD là liệu hoán nợ thành vốn có phải là một biện pháp xử lý hay không? Thực tế ở Việt Nam đã có một số trường hợp NH áp dụng hoán nợ thành vốn để giải quyết rủi ro của khoản tín dụng đã được cấp cho khách hàng32. Có những quan điểm khác nhau về vấn đề này trong giới học thuật.

Tác giả Jun Ma, trong bài viết “China’s banking sector: from administrative control to a regulatory framework”33 (tạm dịch: HĐNH ở Trung Quốc: chuyển từ quản lý hành chính sang điều chỉnh bằng một khung pháp lý), đã khẳng định hoán nợ thành vốn là một trong những biện pháp xử lý rủi ro của NHTM Trung Quốc. Lý do quan trọng bảo vệ cho luận điểm này là khi hoán nợ thành vốn, NH sẽ có khả năng



29 Phạm Kim Thoa (2007), “Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam”, luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

30 Huỳnh Thế Du, “Đề xuất chính sách xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 5 năm 2005.

31 Nhiều tác giả (2012), Nợ xấu ngân hàng giải quyết bằng cách nào?”, NXB Thanh Niên và Công ty cổ phần Tri Thức Doanh Nghiệp Quốc Tế.

32 Có một số trường hợp ngân hàng áp dụng việc hoán nợ thành vốn như: Ngân hàng Vietinbank tham gia làm cổ đông chiến lược khi cổ phần hóa các cảng thành viên thuộc Tổng công ty hàng hải (Vinalines). VietinBank được

chuyển số nợ vay 5.000 tỷ đồng của Vinalines và các đơn vị thành viên thành vốn cổ phần tại các cảng thành viên khi tiến hành cổ phần hóa. Tương tự, NH TMCP Á Châu (ACB) cũng đã phải mua lại 12,6 triệu cổ phần của Công ty CP vận tải biển Việt Nam, đơn vị thành viên của Vinalines. NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội cũng đã thực hiện phương án chuyển nợ thành vốn góp vào Công ty CP thủy sản Bình An (Bianfishco) trong giai đoạn 2011 – 2012.

33 Jun Ma, “China’s banking sector: from administrative control to a regulatory framework” Journal of Contemporary China, Volume 5, Issue 12, 1996, (5:12, 155-169, DOI: 10.1080/10670569608724247).


tham gia sâu hơn trong việc quản lý các doanh nghiệp vay vốn vì vốn nợ vay đã được chuyển thành vốn góp trong đó NH sẽ đóng vai trò là cổ đông hoặc thành viên góp vốn của doanh nghiệp đó. Mặt khác hoán nợ thành vốn sẽ làm chấm dứt quan hệ tín dụng và chuyển thành quan hệ góp vốn và NH sẽ có khả năng thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngược lại, hai tác giả Trần Công Hoà và Đỗ Thị Trà Linh, trong bài viết: “Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần, đôi điều bàn luận và khuyến nghị”34, đã khẳng định rằng, hoán nợ thành vốn không thể là biện pháp xử lý rủi ro. Theo hai tác giả của bài viết, sở dĩ hoán nợ thành vốn không phải là biện pháp xử lý rủi ro vì nó đơn thuần chỉ chuyển từ quan hệ tín dụng sang quan hệ đầu tư tài chính và như vậy rủi ro sẽ không thay đổi. Không những vậy, khi NH chuyển

khoản nợ thành vốn góp thì khả năng NH lại “nhấn sâu thêm vào sai lầm đang có” vì họ sẽ không hiểu rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vốn dĩ khác xa so với kinh doanh tiền tệ NH.

Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai trong bài viết “Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của một số nước trong khu vực”35 đã phân tích kinh nghiệm xử lý rủi ro HĐNH của một số nước và nền kinh tế trong khu vực như Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan. Theo đó, các quốc gia thường áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro trong HĐNH như việc thành lập các công ty xử lý nợ (AMCs); vai trò của nhà nước trong việc xử lý nợ xấu tại các NHTM; cơ cấu lại hệ thống các TCTD...

Từ những công trình nghiên cứu trên, tác giả luận án có một số nhận định như sau:

Thứ nhất, các nhà khoa học chủ yếu quan tâm nghiên cứu đến các quy định của pháp luật trong việc xử lý nợ xấu. Bởi lẽ xử lý nợ xấu là vấn đề nan giải và khó khăn nhất trong việc xử lý rủi ro của các NH. Trong việc xử lý rủi ro nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng cần phải xây dựng được các quy định của pháp luật phù hợp và khoa học. Quan điểm của tiến sĩ Huỳnh Thế Du về chính sách xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam là rất đáng quan tâm vì trong bối cảnh hệ thống NH ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc xử lý nợ xấu đang hiện hữu thì điều quan trọng là phải hạn chế và chấm dứt các hành vi tạo nợ xấu.

Thứ hai, các nhà khoa học cố gắng đưa ra những biện pháp, cách thức xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NH. Thật vậy, tuy các tác giả có đưa ra nhiều biện pháp xử lý rủi ro với phạm vi, mức độ và nội dung rộng, hẹp khác nhau nhưng một số biện pháp mà các nhà khoa học quan tâm bao gồm hoạt động mua bán nợ, đặc biệt là xem xét mối quan hệ giữa NH và công ty xử lý nợ trong việc chuyển giao khoản rủi ro tín dụng; hoạt động xử


34 Trần Công Hoà và Đỗ Thị Trà Linh, “Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần, đôi điều bàn luận và khuyến nghị”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 24, tháng 12 năm 2012.

35 Nguyễn Đại Lai, “Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của một số nước trong khu vực”, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề năm 2005.


lý nợ và tài sản bảo đảm; sử dụng dự phòng rủi ro, tái cơ cấu các NH cũng như các biện pháp khác.

Thứ ba, khi nghiên cứu hoán nợ thành vốn có phải là biện pháp xử lý rủi ro hay không thì điều quan trọng nhất là nó có phải là biện pháp xử lý rủi ro hiệu quả, bền vững và có phù hợp với bối cảnh hệ thống tài chính NH của Việt Nam hay không? Đây là vấn đề quan trọng khi nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, vì vậy trong luận án, tác giả sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

Như vậy, những nghiên cứu của các nhà khoa học về xử lý rủi ro trong HĐNH nói chung và trong HĐCTD của NHTM nói riêng có ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn. Những nghiên cứu này sẽ được tác giả tiếp thu, chọn lọc khi triển khai đề tài luận án.

Nhận xét chung:

Một là, bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM không chỉ được nghiên cứu dưới góc độ pháp lý, mà còn được nghiên cứu dưới các khía cạnh tài chính, kinh tế, quản trị.... Các nhà nghiên cứu cố gắng tìm những lời giải đáp cho vấn đề có liên quan đến bảo đảm an ninh tài chính nói chung, bảo đảm an toàn trong HĐNH dưới nhiều góc độ khác nhau cũng như bảo đảm an toàn trong một khía cạnh cụ thể trong HĐNH;

Hai là, xét ở góc độ cụ thể, các đề tài nghiên cứu nêu trên đã giải quyết được một số vấn đề cụ thể như quản lý rủi ro, quản trị rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay, giải quyết nợ xấu, hạn chế rủi ro, mối quan hệ giữa an toàn HĐNH trong tổng thể an toàn và an ninh tài chính nói chung. Tuy vậy, còn nhiều vấn đề mà các tác giả đề cập vẫn cần được phân tích và làm rõ trên quan điểm khoa học pháp lý như: bản chất của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM, các yếu tố cấu thành của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM...

Ba là, những phân tích và quan điểm của các nhà nghiên cứu nêu trên là cơ sở quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong đề tài luận án.

Tóm lại, có một số công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài luận án. Tác giả nhận thấy rằng, mặc dù những công trình này chỉ nghiên cứu ở một khía cạnh cụ thể liên quan đến pháp luật cũng như các góc độ khác về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM như trên đã đề cập, nhưng những công trình đó là cơ sở, nền tảng để tác giả đề tài luận án tiếp thu khi nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM ở Việt Nam.

1.5. Cơ sở l thu ết và phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Cơ sở lý thuyết

1.5.1.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

a) Câu hỏi thứ nhất: pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở lý thuyết nào?


Để giải quyết được câu hỏi tổng quát về lý luận, cần thiết phải trả lời các câu hỏi chi tiết và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

a1) Bản chất của hoạt động cấp tín dụng có tác động như thế nào đến nền kinh tế và nếu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng xảy ra thì hệ quả của nó đối với hệ thống ngân hàng, đối với nền kinh tế và xã hội như thế nào?

Để giải quyết được câu hỏi này, luận án phân tích những tác động của HĐCTD đối với nền kinh tế, những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của NHTM. Việc phân tích những yếu tố này nhằm chỉ rõ: Sự tồn tại của HĐCTD của NHTM là tất yếu và cần thiết đối với nền kinh tế và việc tìm hiểu những rủi ro có thể phát sinh từ hoạt động này để nhận diện nhằm đưa ra những biện pháp bảo đảm an toàn phù hợp là nhiệm vụ quan trọng của nhà nước và bản thân các NHTM trong việc quản lý và thực hiện HĐCTD.

Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi này là: HĐCTD của các NHTM có tác động rất lớn đến nền kinh tế xã hội; những rủi ro và thiệt hại phát sinh trong HĐCTD là mối nguy hại đối với nền kinh tế; bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM là sự tất yếu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

a2) Bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào và pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM được hình thành thông qua những yếu tố cơ bản nào?

Luận án cần phân tích và nhìn nhận một cách thấu đáo những tiêu chí đánh giá sự an toàn trong HĐCTD của NHTM và những yếu tố cấu thành nên sự an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Đây chính là những yếu tố có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Cơ sở lý luận của sự phân tích này dựa trên nền tảng: Pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội, do vậy, tùy thuộc vào đặc trưng của quan hệ xã hội mà pháp luật có sự điều chỉnh phù hợp.

Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi này là: Hai yếu tố cơ bản cấu thành nên pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM là pháp luật về phòng ngừa rủi ro và pháp luật về xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM.

a3) Để bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM, pháp luật điều chỉnh hoạt động này phải dựa trên những yêu cầu cơ bản nào?

Pháp luật được xây dựng và tổ chức thực hiện phải dựa trên những yêu cầu nhất định. Những yêu cầu này sẽ đảm bảo cho pháp luật phù hợp, khả thi và hiệu quả.

Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi này là: pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo HĐNH phát triển hiệu quả, bền vững; bảo đảm phòng ngừa và xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM; bảo đảm quyền tự do kinh doanh của NHTM; đảm bảo sự điều tiết hợp lý của Nhà nước đối với các NHTM.


b) Câu hỏi thứ hai: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam có bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM hay không?

Câu hỏi chi tiết và giả thuyết nghiên cứu của phần này là:

b1) Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật hiện hành có bảo đảm phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM hay không?

Với câu hỏi này, luận án phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này, luận án chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật gây ra những vướng mắc và bất cập trong quá trình áp dụng. Cụ thể, những bất cập của quy định pháp luật về không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng; bất cập trong quy định về thẩm định hồ sơ và kiểm tra sử dụng vốn; bất cập trong trong các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng; về tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu; hệ thống kiểm soát nội bộ…

Giả thuyết nghiên cứu đặt ra cho câu hỏi này là: pháp luật hiện hành còn những hạn chế, bất cập nên chưa thực sự phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM, đồng thời thực tiễn thực hiện các quy định này của pháp luật chưa nghiêm túc, gây mất an toàn trong HĐCTD của các NHTM.

b2) Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật hiện hành có bảo đảm xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM hay không?

Để bảo đảm an toàn HĐCTD của các NHTM, không chỉ nghiên cứu các quy định về phòng ngừa mà cần thiết phải nghiên cứu các quy định của pháp luật về xử lý rủi ro. Phòng ngừa cũng chỉ là các biện pháp mang tính dự phòng, trong khi HĐCTD của NHTM rất đa dạng và phong phú. Để hoạt động này thật sự an toàn, phải có các quy định về xử lý rủi ro nếu HĐCTD của NHTM lâm vào các nguy cơ này. Luận án phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về cơ cấu lại nợ vay, khoanh nợ, miễn giảm lãi suất, xóa nợ; mua bán nợ; sử dụng dự phòng… với mục đích chứng minh rằng, muốn bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM cần thiết phải có những quy định pháp luật cụ thể, phù hợp với đặc trưng của các hoạt động này trong thực tiễn.

Giả thuyết nghiên cứu đặt ra cho câu hỏi này là: pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện các quy định đó chưa thực sự xử lý tốt những rủi ro trong HĐCTD của các NHTM, vì vậy chưa bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.

c) Câu hỏi thứ ba: việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM phải dựa trên cơ sở nào? Để pháp luật trong lĩnh vực này áp dụng tốt trong thực tiễn cần thiết phải sửa đổi những nội dung nào? Những quy định nào cần thiết được ban hành mới?

Để hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM, nhất thiết phải dựa vào những định hướng cơ bản như chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng


và Nhà nước; khắc phục những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành; tiếp thu những kinh nghiệm, chuẩn mực và thông lệ quốc tế về bảo đảm an toàn HĐNH…

Những nội dung hiện có của pháp luật cần thiết phải được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn giám sát chặt chẽ trạng thái an toàn tín dụng, sửa đổi các quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm an toàn trong HĐCTD của NHTM…

Ngoài những sửa đổi đã đề cập, luận án còn đưa ra những kiến nghị về việc ban hành mới các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này nhằm hướng tới mục đích bảo đảm an toàn HĐCTD của NHTM.

Để giải quyết câu hỏi lớn trên đây, luận án dựa vào các giả thuyết, trong trường hợp đề tài chỉ nghiên cứu và trả lời được câu hỏi tổng quan 1 và 2 trên đây mà không trả lời được câu hỏi thứ ba thì hiệu quả nghiên cứu của luận án sẽ không đạt được. Những nội dung lý luận cũng như những điểm mới về mặt lý luận ở câu hỏi tổng quát 1 và thực trạng áp dụng ở câu hỏi tổng quát 2 nếu được xử lý bằng việc hoàn thiện quy định pháp luật ở câu hỏi 3 sẽ chứng minh sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn khi sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn HĐCTD của NHTM.

1.5.1.2. Lý thuyết nghiên cứu

Khi nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM Việt Nam, có một số lý thuyết quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật như:

a) Cách tiếp cận kinh tế học pháp luật

Kinh tế học pháp luật được hình thành như một trường phái lý luận pháp luật từ khoảng giữa thế kỷ XX, theo đó, các nhà nghiên cứu dùng tri thức, phương pháp của khoa học kinh tế để phân tích quá trình hình thành, phát triển của pháp luật; đánh giá, lượng hoá tương tác giữa pháp luật với xã hội. Trường phái này gắn bó với nhiều nhà kinh tế nổi tiếng đã dành nhiều thời gian cho hoạt động nghiên cứu các vấn đề pháp lý như Ronald Coase (được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1991, Gary S. Becker (được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1992)36. Có thể nói, lợi ích rõ nét nhất mà trường phái kinh tế học pháp luật mang lại cho khoa học là việc thúc đẩy hình thành một tư duy phân tích pháp luật mới – dung hợp cả tư duy pháp lý với tư duy kinh tế. Nếu tư duy pháp lý

thông thường chủ yếu đánh giá, nhìn nhận hành vi ứng xử của một chủ thể từ góc độ hợp pháp hay không thì tư duy pháp lý kinh tế còn đặt ra yêu cầu đánh giá tính hiệu quả của hành vi ứng xử ấy. Nói khác đi, kinh tế học pháp luật thực hiện phân tích pháp luật dưới góc độ kinh tế, theo đó các quy tắc pháp lý được đánh giá chi phí/lợi ích để xem liệu một sự thay đổi pháp luật từ trạng thái này sang trạng thái khác sẽ làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng và phân bổ nguồn lực, tăng hay giảm sự giàu có của xã hội37.


36 Dương Thị Thanh Mai, Nguyễn Văn Cương (2012), Về trường phái kinh tế học pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, tr 7.

37 Bryan A. Garner (2009), Black’s Law Dictionary, 9th edition, St Paul, MN: West, p 963.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2023