Thực Trạng Pháp Luật Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại theo hướng tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Đây là một cơ chế đề cao quyền và trách nhiệm của các chủ thể chấp hành pháp luật thuế, người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và tổ chức, cá nhân liên quan. Các quy định của luật tạo điều kiện cho việc cải cách thủ tục hành chính thuế, tăng cường công cụ quản lý, nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật thuế. Diện mạo công tác quản lý thuế sẽ được hiện đại hóa phù hợp với thông lệ quốc tế, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn tới.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

HIỆN NAY Ở VIỆT NAM


2.1. Thực trạng pháp luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1.1. Nội dung quản lý thuế TNDN ở Việt Nam theo Luật Quản lý thuế hiệnhành và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Như đã đề cập ở trên, sự ra đời của Luật Quản lý thuế đã khắc phục được tình trạng chia cắt tách biệt về phương thức quản lý giữa thuế TNDN với các loại thuế khác. Các nội dung về quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng đã được quy định khá đầy đủ, chi tiết trong pháp luật quản lý thuế, mà cụ thể là trong Luật quản lý thuế năm 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2012, 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong đó nội dung quản lý Thuế TNDN hiện nay được quy định cụ thể như sau:

2.1.1.1. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế, cơ quan thuế và các cơ quan,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

tổ chức có liên quan khác trong quản lý thuế TNDN

Xuất phát từ quan điểm tiền thuế phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Do đó, mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội phải có trách nhiệm tham gia quản lý thuế:

Pháp luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - 5

Luật Quản lý thuế hiện hành đã quy định quyền lợi và trách nhiệm của người nộp thuế, trong đó bổ sung một số quyền cho người nộp thuế.

Cụ thể, các quyền của doanh nghiệp, tổ chức nộp thuế TNDN được quy định tại điều 6 và nghĩa vụ được quy định tại điều 8 Luật Quản lý thuế năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014. Có thể kể đến một số quyền như: được hướng dẫn thực hiện pháp luật thuế; được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế; yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật; được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật; khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác…

Một số nghĩa vụ của người nộp thuế: Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy



định của pháp luật; Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời

26

hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế; Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm…

Luật Quản lý thuế quy định đầy đủ trách nhiệm và quyền của cơ quan quản lý thuế12. Trong đó:

- Nhấn mạnh chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, công khai minh bạch các thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ thuế, gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

- Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ theo cơ chế một cửa, ấn định rõ thời hạn giải quyết từng loại hồ sơ thuế.

- Trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế làm căn cứ cho việc phân loại, đánh giá mức độ tuân thủ trên cơ sở phân tích tập trung vào đối tượng có nhiều khả năng vi phạm. Đồng thời cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin cho người nộp thuế.

- Quy định trách nhiệm kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế nộp thuế; xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế.

- Quy định cơ quan quản lý thuế được quyền ký hợp đồng uỷ nhiệm thu thuế với tổ chức, cá nhân để thu một số loại thuế, khoản thu.

- Cơ quan quản lý thuế được giao quyền sử dụng một số biện pháp để đảm bảo thu đủ tiền thuế cho Ngân sách nhà nước.

Luật Quản lý thuế cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác quản lý thuế:

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc chấp hành các Luật thuế.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm vận động nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật thuế, giám sát việc thi hành pháp luật thuế của người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

Cơ quan thông tin, báo chí có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế và phản ánh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

Các cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ quản lý ngành có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế hoặc phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện cưỡng chế thuế, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục thuế. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tư vấn cho cơ quan thuế về mức thuế của các hộ, gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai, công bằng, hợp lý.

2.1.1.2. Quản lý đăng ký, kê khai, ấn định thuế, nộp thuế và hoàn thuế TNDN

a.Về thủ tục đăng ký thuế

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai các thông tin của mình theo mẫu quy định và nộp hồ sơ kê khai cho cơ quan quản lý thuế để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.

Luật Quản lý thuế hiện hành đã quy định một cách khái quát về đối tượng phải đăng ký thuế, thời hạn đăng ký thuế, hồ sơ đăng ký thuế, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế, tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế của người nộp thuế và chấm dứt hiệu lực mã số của người nộp thuế. Các nội dung này được cụ thể hóa tại Thông tư số 80/2012/TT-BTC Hướng đẫn Luật quản lý thuế về Đăng ký thuế.

Ở đây, việc đăng ký thuế chỉ thực hiên một lần (được đăng ký thay đổi khi có sự thay đổi các chỉ tiêu đã đăng ký) và mã số thuế được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký thuế sẽ được dùng để kê khai với tất cả các loại thuế liên quan chứ không phải chỉ sử dụng riêng cho việc kê khai, quyết toán thuế TNDN.

Đối tượng phải đăng ký thuế bao gồm: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ, hàng hoá; tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với luật pháp Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;...13



13 Xem Điều 2 Thông tư số 80/2012/TT-BTC Hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế.

Thời hạn đăng ký: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận hoạt động hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh; phát sinh trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay.

Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan thuế nơi có trụ sở chính.


Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký thuế.


Trường hợp có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì trong trường hợp 10 ngày kể từ ngày phát sinh thay đổi thì người nộp thuế phải thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu số 08 –MST ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Ngoài ra, pháp luật hiện nay cũng quy định về trường hợp có sự thay đổi trụ sở của người nộp thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.14

Đối với doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam thì trước đây khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 chưa có hiệu lực thì sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư thì trong thời hạn 10 ngày làm việc doanh nghiệp bắt buộc phải đến cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để thực hiện thủ tục đăng ký thuế. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/7/2015 - Luật doanh nghiệp năm 2014 chính thức có hiệu lực thì mã số doanh nghiệp sẽ đồng thời là mã số thuế (Điều 30 Luật Doanh nghiệp năm 2014), do vậy sẽ không cần phải làm thủ tục với thuế để đăng ký mã số thuế nữa.

Thêm vào đó pháp luật hiện nay cũng đã nêu rõ trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh đối với việc gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội.15


14 Xem khoản 1 Điều 8 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.

15 Xem khoản Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp.

Quy định này đã phần nào giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, mã số thuế và mã số doanh nghiệp đồng nhất không chỉ giúp lược bỏ các thủ tục không cần thiết mà còn tạo thuận lợi trong khâu quản lý.

b.Về kê khai thuế

Kê khai thuế là việc người nộp thuế trình bày các số liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế.

Khai thuế thu nhập doanh nghiệp có thể là khai theo từng lần phát sinh, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động. Riêng với trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi thì doanh nghiệp chỉ phải khai quyết toán thuế năm theo quy định. Trong đó kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh được áp dụng với các trường hợp sau:

- Hoạt động chuyển nhượng bất động sản áp dụng đối với doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản và doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản nếu có nhu cầu.

- Tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn.


Theo quy định hiện nay thì Đối tượng phải khai quyết toán thuế TNDN theo năm: là tổ chức, doanh nghiệp - người nộp thuế thuộc diện nộp thuế TNDN có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNDN theo năm dương lịch (từ 1/1/đến 31/12) hoặc năm tài chính (nếu năm tài chính khác năm dương lịch). Trường hợp NNT tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ QTT năm.


NNT nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế TNDN không phát sinh thường xuyên hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN thì thực hiện kê khai thuế TNDN theo

từng lần phát sinh theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số151/2014/TT- BTC, NNT không phải khai quyết toán năm.


Khoản 1 Điều 30 Luật quản lý thuế năm 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2012, 2014 quy định nguyên tắc khai thuế như sau: “Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.”

Trách nhiệm và nơi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp của các chủ thể cũng được quy định rõ, trong đó về cơ bản người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.16

Thời hạn kê khai thuế đối với trường hợp quyết toán năm là chậm nhất là ngày thứ chín mươi kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính và chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế. Riêng đối với trường hợp chấm dứt hoạt động chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp thời hạn là chậm nhất là bốn mươi lăm, kể từ ngày chấm dứt hoặc thay đổi.

Bên cạnh quy định trên Luật Quản lý thuế hiện hành còn quy định về gia hạn nộp hồ sơ khai thuế (Điều 33), khai bổ sung hồ sơ khai thuế (Điều 34), tiếp nhận và giải quyết hồ sơ khai thuế (Điều 35).

Khoản 1 Điều 34 Luật Quản lý thuế hiện hành quy định như sau: “Trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.”

Như vậy, nếu người nộp thuế tự phát hiện sai sót của mình trong quá trình kê khai mà khi đó cơ quan thuế chưa công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn có quyền bổ sung hồ sơ khai thuế mà không bị xử phạt.



16 Xem khoản 1, Điều 12 Thông tư số 156/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ. (Thông tư số 156/2013/TT-BTC)

Hồ sơ và trình tự thủ tục kê khai thuế TNDN được quy định cụ thể tại Điều 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế.

Kể từ ngày 1/7/2013 hình thức khai thuế qua mạng đã được áp dụng bắt buộc vào theo Điểm 4 Luật số 1/2012/QH13 bổ sung thêm Khoản 10 vào Điều 7 của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11. Nhằm thực hiện mục tiêu đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ, việc kê khai thuế qua mạng đã được áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Kê khai thuế qua mạng thực chất là việc gửi các Tờ khai thuế đã được kết xuất ra file *.pdf từ phần mềm HTKK lên website http://kekhaithue.gdt.gov.vn/ của Tổng cục Thuế. Để có thể gửi file, mỗi doanh nghiệp cần có một Tài khoản đăng nhập và một Chữ ký số dùng để "ký" lên các file trước khi nhấn nút "Gửi tờ khai"

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 110/2015/TT – BTC thì người nộp thuế được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết, điều này giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc nộp hồ sơ kê khai, không phải phụ thuộc vào giờ làm việc hành chính của cơ quan thuế.

c. Về nộp thuế và hoàn thuế

Luật Quản lý thuế năm 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2012, 2014 đã quy định thời hạn nộp thuế; đồng tiền nộp thuế; địa điểm và hình thức nộp thuế; thứ tự thanh toán tiền thuế; xác định ngày nộp thuế; xử lý số tiền thuế nộp thừa; nộp thuế trong thời gian khiếu nại, khởi kiện; gia hạn nộp thuế.

Cũng như việc nộp hồ sơ kê khai thuế, hình thức nộp tiền thuế qua mạng đã được thực hiện từ giữa năm 2014.17 Nộp tiền thuế điện tử qua mạng là dịch vụ cho phép người nộp thuế lập Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế và được Ngân hàng thương mại xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế tức thời.

Việc nộp tiền thuế qua mạng này giúp cho việc thực hiện thủ tục nộp thuế đơn giản nhanh



17 Theo Chỉ thị số 24 CT-TT ngày 05/08/2014 của Thủ tưởng Chính phủ về tăng cường cải cách về thủ tục quản lý hành chính trong lĩnh vực Thuế, Hải quan Quyết định số 1201/QĐ – TCT ngày 06/08/2014 của Tổng cục Thuế.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí