Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Pháp Luật Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân

quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân. Mỗi yếu tố đều có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tùy theo tính chất và trạng thái của yếu tố đó. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước là phải tìm cách hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực cũng như phát huy những ảnh hưởng tích cực nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân.

1.2.3.1. Luật thuế thu nhập cá nhân

Pháp luật quản lý thuế được xây dựng, ban hành để tổ chức thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân. Luật thuế thu nhập cá nhân là cơ sở, là tiền đề cho xây dựng pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân. Luật thuế thu nhập cá nhân nếu được quy định đơn giản, rõ ràng, ổn định, ít có ngoại lệ thì pháp luật quản lý thuế sẽ giảm tính phức tạp, quy trình, thủ tục triển khai thực hiện được dễ dàng, thuận tiện. Xu hướng cải cách phát triển hệ thống thuế ở các nước đều cho thấy cải cách hệ thống thuế được kết hợp chặt chẽ và tương thích giữa nội dung luật thuế với pháp luật quản lý thuế.

1.2.3.2. Cơ chế quản lý thuế được nhà nước lựa chọn áp dụng

Pháp luật là yếu tố cơ bản cấu thành trong cơ chế quản lý. Mỗi cơ chế quản lý thuế khác nhau đòi hỏi pháp luật điều chỉnh khác nhau cho phù hợp với cơ chế quản lý thuế đó. Chẳng hạn, ở nước ta trước đây khi thực hiện cơ chế quản lý thuế “chuyên quản” trực tiếp theo từng đối tượng, từng sắc thuế thì pháp luật quản lý thuế phải đặt ra quy định phù hợp để thích ứng với cơ chế quản lý thuế này, có như vậy cơ chế quản lý thuế mới có thể vận hành được. Khi chuyển sang áp dụ ng quản lý thuế theo cơ chế “tự khai, tự nộp thuế” thì pháp luật quản lý thuế đã thay đổi lớn. Pháp luật quản lý thuế quy định đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của người nộp thuế, của cơ quan quản lý thuế và tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý thuế. Trong đó đề cao quyền và tính tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế; nhấn mạnh chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, công khai minh bạch các thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ thuế, gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế,

công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thuế; coi trọng hơn việc kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế; các thủ tục hành chính thuế được quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm nâng cao trách nhiệm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế; Vấn đề xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế được coi trọng trong pháp luật quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.

1.2.3.3. Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước

Để pháp luật phản ánh đúng, đầy đủ thực tiễn khách quan, những tiến trình đang diễn ra trong đời sống xã hội thì phải thường xuyên hoàn thiện pháp luật trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế xã hội, thực trạng pháp luật hiện hành. Từ thực trạng đó phát hiện ra những điểm không phù hợp trong các quy định của pháp luật để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn khách quan. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng kinh tế xã hội mà phát hiện ra những nhu cầu điều chỉnh mới của pháp luật để kịp thời xây dựng và ban hành pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Để pháp luật đi vào cuộc sống, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về quản lý thuế cần xuất phát từ thực trạng kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn để đặt ra các quy định pháp luật cho phù hợp.

1.2.3.4. Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế

So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới - 5

Văn hóa tuân thủ thuế là một yếu tố quan trọng trong việc xác định nội dung điều chỉnh của pháp luật. Khi người nộp thuế có kiến thức, hiểu biết đầy đủ về pháp luật thuế, có tinh thần đạo đức thuế tốt thì khi đó mới đảm bảo rằng họ tự giác thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thuế, tuân thủ pháp luật thuế, từ đó mới đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật thuế càng cao sẽ hạn chế các vi phạm của người nộp thuế như trốn thuế, lậu thuế … đồng thời, cũng làm giảm chi phí hành thu của cơ quan thuế. Trái lại, sự hiểu biết và chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế còn thấp thì tình trạng trốn thuế, lậu thuế còn diễn ra, những tiêu cực trong quản lý thuế vẫn còn tồn tại. Do vậy, việc quy định trong pháp luật quản lý thuế phải tính đến yếu tố này, bởi vì, ở nước ta hiện nay, ý thức trách

nhiệm về nghĩa vụ thuế, sự hiểu biết về các luật thuế và quy trình thủ tục thực hiện các nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nói riêng và người dân nói chung còn hạn chế.

1.2.3.5. Trình độ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thuế

Trình độ, năng lực quản lý của cơ quan thuế, cán bộ ngành thuế là một yếu tố quan trọng chi phối pháp luật quản lý thuế. Trong pháp luật quản lý thuế, các quy định về quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện, thời gian giải quyết công việc liên quan đến các nội dung quản lý thuế phải dựa trên trình độ, năng lực thực tế và điều kiện cơ sở vật chất hiện có. Mặt khác, để nâng cao trình độ quản lý thuế ở nước ta hiện nay, pháp luật quản lý thuế cần đóng vai trò để bảo đảm bộ máy quản lý thuế được tổ chức xây dựng hợp lý, khoa học hơn, phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng, trách nhiệm quyền hạn được quy định cụ thể, đủ để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ; cán bộ được bố trí, phân công hợp lý theo hướng chuyên môn hóa đối với bộ phận nghiệp vụ, thực hiện quản lý thuế theo chức năng và có sự độc lập tương đối giữa các bộ phận để tạo ra sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau. Đồng thời, pháp luật quản lý thuế phải xây dựng được những khuôn mẫu và tiêu chuẩn chung cho đội ngũ cán bộ thuế. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác của cán bộ quản lý thuế được đặc biệt quan tâm để đáp ứng được yêu cầu quản lý trong tình hình phát triển mới của xã hội.

Để có thể ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được mục tiêu của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân thì đội ngũ cán bộ thuế cấp cao – tầm hoạch định chính sách cần phải có trình độ cao về vấn đề thực tế cũng như cơ bản liên quan đến thuế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân cho phép rút ra những kết luận sau:

1. Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Thuế thu nhập cá nhân góp phần quan trọng đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước; đảm bảo tính công bằng, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội và làm cho mỗi người dân có ý thức hơn về quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.

2. Quản lý thuế thu nhập cá nhân là hoạt động tất yếu của nhà nước nhằm thực hiện việc thu thuế vào NSNN và giải quyết các vấn đề liên quan đến thu thuế thu nhập cá nhân. Nội dung chủ yếu của quản lý thuế thu nhập cá nhân bao gồm: thiết kế chính sách thuế thu nhập cá nhân và thể chế hóa bằng pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân; xây dựng tổ chức bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân và tổ chức thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

3. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý thuế thu nhập cá nhân như: luật thuế thu nhập cá nhân, bộ máy hành thu của cơ quan thuế, tình hình kinh tế và mức sống của người dân, ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế

… Mỗi nhân tố đều có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới công tác quản lý thuế tùy theo tính chất và trạng thái của nhân tố đó.

Chương 2

PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1. Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hiện nay

2.1.1. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể theo pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân

2.1.1.1. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế

Người nộp thuế được trao quyền tự định đoạt việc đóng thuế thông qua chấp hành chế độ tự kê khai, xác định số thuế phải nộp.

Điều 6 Luật Quản lý thuế năm 2006 và Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 2012 quy định quyền của người nộp thuế theo đó có thể chia các quyền của người nộp thuế thành ba nhóm như sau:

- Nhóm quyền của người nộp thuế trong quá trình kê khai, nộp thuế đó là: Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan theo quy định của Chính phủ; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Nhóm quyền của người nộp thuế trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra và xác định số thuế phải nộp của cơ quan thuế đó là: Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

- Nhóm quyền của người nộp thuế liên quan đến khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại bao gồm: Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công

chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác.

Bên cạnh đó, người nộp thuế có nghĩa vụ đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, có quyền yêu cầu hoàn thuế, giảm thuế, miễn thuế, gia hạn thuế. Điều 7 Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định nghĩa vụ của người nộp thuế theo đó có thể phân làm hai nhóm như sau:

- Nghĩa vụ của người nộp thuế trong quá trình đăng ký, kê khai, nộp thuế bao gồm: Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế đó là: Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh hai nhóm nghĩa vụ trên pháp luật quản lý thuế còn quy định người nộp thuế phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

2.1.1.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan thuế

Thực chất, nghĩa vụ của người nộp thuế song song với quyền thu thuế của Nhà nước, còn quyền của người nộp thuế gắn với quyền yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Điều 9 Luật Quản lý thuế 2006 và Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2012 có quy định quyền hạn của cơ quan quản lý thuế, theo đó quyền của có thể chia làm hai nhóm:

- Thứ nhất, trong quá trình kê khai nộp thuế, cơ quan thuế có quyền ấn định thuế, quyết định hoàn thuế, giảm thuế, miễn thuế, gia hạn thuế, xóa nợ và tiền phạt bằng việc: Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế. Ấn định thuế.

Bởi vì, không phải trong mọi trường hợp, yêu cầu của Nhà nước đã được người nộp thuế thực hiện đúng. Do vậy, để đảm bảo quyền thu thuế của Nhà nước và công bằng xã hội, cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định thuế, điều tra thuế ... để bảo đảm số thuế được thu theo đúng qui định của pháp luật.

- Thứ hai, cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và xử lý vi phạm (xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế; áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật).

Về trách nhiệm của cơ quan thuế, theo Điều 8 Luật Quản lý thuế 2006 và Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2012 thì trách nhiệm của cơ quan thuế có thể phân chia làm ba nhóm như sau:

- Thứ nhất, trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện thu thuế, thực hiện quá trình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế bao gồm: Tổ chức thực hiện thu thuế

theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn; cơ quan hải quan có trách nhiệm xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan theo quy định của Chính phủ. Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật này. Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế theo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thuế. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thứ hai, trách nhiệm của cơ quan thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế và xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đó là: Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật. Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu.

- Thứ ba, trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo và bồi thường thiệt hại: Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

2.1.2. Thực trạng pháp luật về thủ tục hành chính trong quản lý thuế thu nhập cá nhân

2.1.2.1. Về đăng ký thuế

Theo quy định của pháp luật, “tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có nghĩa vụ phải đăng ký thuế” [29, Điều 21]. Theo đó, đăng ký thuế là một thủ tục mà người nộp thuế thực hiện khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp một hoặc một số loại thuế với cơ quan quản lý thuế. Người nộp thuế kê khai những

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí