Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Pháp Luật Quản Lý Thuế

phải đảm bảo số thu vào NSNN là lớn nhất theo đúng luật thuế. Đồng thời, chi phí quản lý thuế là tiết kiệm nhất. Ví dụ như sự lựa chọn quy trình, thủ tục về thuế rõ ràng, đơn giản phù hợp với điều kiện thực tiễn nhất định và trình độ của người nộp thuế sẽ hứa hẹn mang lại nguồn thu cao hơn do tiết kiệm được chi phí vận hành bộ máy thu thuế và chi phí của người nộp thuế so với việc áp dụng một quy trình, thủ tục phức tạp hơn.

Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế: Để đảm bảo hoạt động thu, nộp thuế đúng pháp luật, Nhà nước nào cũng tăng cường các hoạt động quản lý đối với người nộp thuế. Trong điều kiện quản lý thuế hiện đại sự tăng cường vai trò của Nhà nước theo hướng tập trung vào kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện cho người nộp thuế chủ động lựa chọn cách thức khai thuế và nộp thuế phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, tôn trọng tính tự giác của người nộp thuế. Để đảm bảo nguyên tắc này cần có hệ thống các văn bản pháp luật thuế đầy đủ, rõ ràng, phù hợp; có các chế tài đủ mạnh để trừng phạt các vi phạm pháp luật thuế và có tác dụng răn đe.

Công khai, minh bạch: Công khai minh bạch là một trong những nguyên tắc quan trọng của quản lý thuế. Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi quy định về quản lý thuế, bao gồm pháp luật thuế và các quy trình, thủ tục thu nộp thuế phải công bố công khai cho NNT và tất cả những tổ chức, cá nhân có liên quan được biết. Nguyên tắc minh bạch đòi hỏi các quy định về quản lý thuế rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và diễn đạt sao cho chỉ có thể hiểu theo một cách nhất quán, không hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nguyên tắc minh bạch cũng đòi hỏi không quy định những ngoại lệ trong thực thi pháp luật thuế, theo đó, cơ quan thuế hoặc công chức thuế được quyết định áp dụng những ngoại lê cho là để hoạt động quản lý thuế của Nhà nước được mọi công dân giám sát, là môi trường tốt để phòng chống tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu; qua đó, thúc đẩy hoạt động quản lý thuế đúng luật, trong sạch và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế:

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng

quan hệ hợp tác kinh tế cho mỗi nước. Đồng thời, quá trình hội nhập cũng dòi hỏi mỗi quốc gia cần có những thay đổi quy định về quản lý, cũng như các chuẩn mực quản lý phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Việc thực hiện các cam kết và thông lệ quốc tế về thuế tạo điều kiện cho hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước hội nhập với hệ thống quản lý thuế thế giới. Tuân thủ thông lệ quốc tế cũng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

1.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quản lý thuế

TNDN ở Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN là một quá trình bền bỉ, lâu dài. Tuy còn có những hạn chế, thiếu sót nhưng với những nỗ lực, cố gắng không ngừng, pháp luật quản lý thuế ngày càng tiến bộ, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, theo kịp trình độ của quốc tế. Quá trình này có thể chia làm 2 giai đoạn như sau :

1.2.3.1. Giai đoạn trước 2006

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Trong nhiều năm, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa và hội nhập, hệ thống chính sách thuế đã được cải cách và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Các luật thuế đã được Quốc hội ban hành tương đối đồng bộ và có phạm vi điều chỉnh toàn diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Đồng thời trong từng luật thuế đã quy định nội dung quản lý thuế mang tính chất khung, trên cơ sở đó Chính phủ, Bộ Tài chính đó cú những quy định cụ thể để hướng dẫn, tổ chức công tác quản lý thuế đảm bảo việc thực thi chính sách thuế theo quy định của pháp luật.

Mặt khác trong quá trình thực thi các luật thuế, công tác cải cách hành chính thuế luôn được xác định là yếu tố quan trọng và từng bước được hoàn thiện. Các thủ tục hành chính thuế như: Đăng ký thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế... đã được quan tâm sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, từng bước chuyển sang cơ chế tự khai, tự nộp thuế, cơ quan Thuế chuyển từ quản lý thuế tiền kiểm sang hình thức hậu kiểm và cung cấp dịch vụ công nhằm giúp người nộp thuế thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - 4

Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế ngày càng được nâng cao, vai trò của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế từng bước được tăng cường. Nhiều tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế đã được cơ quan Nhà nước tôn vinh. Dư luận xã hội ngày càng quan tâm nhiều đến công tác thuế, tích cực phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong công tác quản lý thuế, phản ánh và phê phán những hành vi trốn thuế và gian lận tiền thuế.

Công tác quản lý thuế đã hình thành một tổ chức thống nhất trong cả nước và từng bước được củng cố, tăng cường, kiện toàn cả về tổ chức bộ máy quản lý thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý. Trình độ công chức thuế ngày càng được nâng lên theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, nhờ đó mà số thu từ thuế và phí vào ngân sách Nhà nước luôn vượt dự toán Nhà nước giao hàng năm.

Song bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý thuế, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, công tác quản lý thuế còn bộc lộ một số tồn tại như:

Nước ta chưa có một văn bản luật thống nhất về quản lý thuế, các quy định về quản lý thuế nằm rải rác trong nhiều các văn bản pháp luật khác nhau như trong các văn bản pháp luật ở từng sắc thuế có những quy định về quản lý thuế riêng như: quy định về thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế, thủ tục về mua hoá đơn, chứng từ, thủ tục về kê khai thuế, thời hạn nộp thuế, thủ tục về quyết toán thuế, thời hạn nộp quyết toán thuế... Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật khác có những quy định liên quan đến quản lý như: các văn bản pháp luật về kế toán, về hoá đơn chứng từ; các văn bản về khiếu nại, tố cáo; các văn bản về thanh tra, kiểm tra; các văn bản về xử phạt hành chính... Một hệ thống các văn bản pháp luật như vậy sẽ có nhiều quy định mâu thuẫn nhau, gây khó khăn cho việc thực hiện.

Giai đoạn này có nhiều thủ tục quản lý thuế được ban hành chủ yếu trong các văn bản dưới luật (nghị định, thông tư) nên tính pháp lý không cao. Pháp luật quản lý thuế còn chưa đảm bảo tính thống nhất, còn chắp vá, tản mạn, chưa mang tính hệ thống. Các nội dung về quản lý thuế được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với từng sắc thuế nên không đảm bảo tính thống nhất. Mỗi luật thuế, pháp lệnh thuế đều có các quy định riêng về quản lý thuế cho sắc thuế đó. Hồ

sơ, thủ tục khai thuế, nộp thuế và đặc biệt là các chế tài xử phạt đối với mỗi sắc thuế cũng khác nhau làm cho việc áp dụng gặp nhiều khó khăn.

Các quy định về quản lý thuế TNDN chủ yếu rải rác ở một nghị định, thông

tư sau:


- Nghị định 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 Quy định chi tiết thi hành luật thuế TNDN.

- Nghị định 26/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định 30/1998/NĐ-

CP.

- Thông tư 99/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định

30/1998/NĐ-CP.

- Thông tư 08/2001/TT-BTC Hướng dẫn bổ sung quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các chi nhánh của tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam qui định tại Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998.

- Thông tư 128/2003/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 ra đời thay thế nghị định 30/1998/NĐ-CP và nghị định 26/2001/NĐ-CP.

- Nghị định 152/2004/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thông tư 128/2003/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thông tư 88/2004/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thông tư 128/2004/TT-BTC Sửa đổi Thông tư số 127/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 và Thông tư số 88/2004/TT-BTC ngày 01/09/2004 của Bộ

Tài chính về mẫu tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn lập tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xét trên phương diện quản lý thuế, các Nghị định, Thông tư kể trên phần lớn chỉ mới quy định về việc kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế và trách nhiệm quyền hạn của cơ quan thuế. Các quy định về xử lý vi phạm cũng đã được đề cập đến tuy những vẫn hết sức sơ sài. Ngoài các văn bản kể trên, các nội dung về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến thuế TNDN cũng được quy định chung tại Nghị định 100/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và Thông tư 41/2004/TT-BTC hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 100/2004/NĐ-CP.

Có thể nói, Pháp luật quản lý thuế TNDN giai đoạn này còn nhiều quy định chưa rõ ràng, thiếu tính khả thi, như chưa có quy định về trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan nộp thuế để phục vụ cho việc quản lý; chưa có quy định về quyền của người nộp thuế... Ngoài ra, còn thiếu một số quy định cần thiết như: chưa có quy định cụ thể việc đánh giá, phân loại đối tượng cần thanh tra, kiểm tra; chưa quy định thẩm quyền điều tra, khởi tố các hành vi vi phạm về thuế cho cơ quan thuế...

Tóm lại, trước 2006, pháp luật quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng ở nước ta còn nhiều hạn chế, thiếu sót như:

Thứ nhất, các quy định trùng lặp, chồng chéo nhau, thậm chí nhiều quy định mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho quá trình thực hiện dẫn đến hạn chế trong việc tuân thủ pháp luật thuế.

Thứ hai, các quy định về quản lý thuế còn phân tán tại nhiều văn bản pháp luật, có nội dung còn chưa thống nhất.

Thứ ba, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp luật của các chủ thế tham gia quản lý thuế chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng, ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác quản lý thuế, công tác phòng chống, xử lý các hành vi vi phạm phát luật thuế, chống thất thu thuế còn hạn chế...

1.2.3.2. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay

Thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được Bộ Chính trị phê duyệt, cùng với việc hoàn thiện và xây dựng mới các luật về chính

sách thuế. Luật Quản lý thuế đã được xây dựng nhằm để khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý thuế đó nờu ở trên, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 22/11/2006 Quốc hội đã biểu quyết thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007.

Luật quản lý thuế được xây dựng đã đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế nộp đúng, đủ kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước và cơ quan quản lý thuế thu đúng, thu đủ tiền thuế; quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thuế. Đồng thời Luật được ban hành nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc thực hiện quản lý thuế.

Luật quản lý thuế ra đời có ý nghĩa rất to lớn:

Thứ nhất, kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý thuế để quy định thống nhất trong luật quản lý thuế chung, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cải cách quản lý thuế trong những năm tới.

Thứ hai, tiếp cận với những kinh nghiệm quản lý thuế của các nước tiên tiến, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Thứ ba, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới phương thức quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế thụ động trong thực hiện nghĩa vụ thuế sang cơ chế người nộp thuế chủ động trong việc xác định đúng số thuế phải nộp, thực hiện nộp thuế đúng thời hạn cũng như xác định các ưu đãi thuế, quyền lợi về thuế của mình. Cơ quan quản lý thuế tập trung vào thực hiện tuyền truyền, phổ biến hướng dẫn pháp luật thuế, kiểm tra, thanh tra bảo đảm tuân thủ pháp luật thuế.

Mặc dù đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên thực tiễn thi hành cho thấy Luật Quản lý thuế năm 2006 cũng còn nhiều bất cập, cần thiết phải tiếp tục sửa đổi. Đặc biệt là khi quá trình phát triển kinh tế xã hội đã phát sinh một số vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện Luật cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển như:

- Thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế, đi đôi với việc tạo cơ sở pháp lý để thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý thuế như kê khai thuế điện tử, hải quan điện tử....

- Việc thay đổi và bổ sung của các luật chính sách thuế, và những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn thực hiện Luật quản lý thuế cho thấy có những nội dung chưa cụ thể, chưa phù hợp và chưa sát thực tế. Vì vậy, để tăng cường tính hiệu lực, khả thi và để thốn nhất với các văn bản có liên quan, nên Luật cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung.

- Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngoài những tác động tích cực, hội nhập cũng làm xuất hiện những thách thức, ảnh hưởng tiêu cực cho công tác quản lý thuế (như dàn xếp tránh thuế, chuyển giá,...), đòi hỏi công tác quản lý thuế phải được tiếp tục hoàn thiện về thẩm quyền, kỹ năng, biện pháp quản lý để phù hợp hơn với các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế, góp phần tăng cường quản lý, giám sát thực thi công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế.

Trên cơ sở đó, Luật quản lý thuế số: 21/2012/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật số: 71/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế lần lượt được ban hành và thông qua. Tiếp theo đó là hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành như:

- Nghị định số 83/2013/NĐ-CP Qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. (Nghị định 83/2013/NĐ-CP)

- Nghị định số 129/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. (Nghị định 129/2013/NĐ-CP)

- Nghị định số 91/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. (Nghị định 91/2014/NĐ-CP)

- Thông tư số 80/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế. (Thông tư 80/2012/TT-BTC)

- Thông tư số 156/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý

thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ. (Thông tư 156/2013/TT-BTC)

- Thông tư số 166/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. (Thông tư 166/2013/TT-BTC)

- Thông tư số 215/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế. (Thông tư 215/2013/TT- BTC)

- Thông tư số 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013,Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư

85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế. (Thông tư 119/2014/TT-BTC)

- Thông tư số 110/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. (Thông tư 110/2015/TT-BTC).

Ngoài ra, còn có các công văn hướng dẫn công tác quản lý thuế TNDN do Tổng Cục thuế, quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ban hành như: Công văn Số: 7250/BTC-TCT Về việc một số nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2009; Công văn số 1519/TCT-CS ngày 12/04/2016 của TCT về chính sách thuế TNDN; Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc Ban hành quy trình Thanh tra thuế; Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc Ban hành quy trình Kiểm tra thuế...

Luật Quản lý thuế đã tạo khung pháp lý chung để thực thi tất cả các luật, pháp lệnh về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý thuế thu. Là một bộ phận của hoạt động quản lý thuế, sự ra đời của Luật Quản lý thuế đã khắc phục được tình trạng chia cắt tách biệt về phương thức quản lý giữa thuế TNDN với các loại thuế khác. Từ đó tạo nền tảng cho việc áp dụng một

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí