định và ngược lại.
Trong giai đoạn hội nhập, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp không chỉ thể hiện ý chí của nhà nước mà còn thể hiện một phần ý chí của cộng đồng quốc tế thông qua các cam kết và Hiệp định.
Yếu tố kinh tế
Trên cơ sở kinh tế, các quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp được xây dựng mới mang tính chất khả thi cao. Một chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tốt là vừa huy động được nguồn tài chính dồi dào vào ngân sách nhà nước nhưng cũng vừa tạo điều kiện để cho các hoạt động kinh tế phát triển.
Những yếu tố kinh tế thường tác động đến các quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp là mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, quan hệ cung - cầu trên thị trường, sự biến động của Ngân sách, tỷ giá hối đoái... Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế đối với pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp để thấy rõ hơn về bản chất kinh tế của thuế và quán triệt quan điểm việc xây dựng các quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp phải căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế và dựa trên các chính sách phát triển kinh tế từng thời kỳ của mỗi quốc gia.
Yếu tố xã hội
Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi yếu tố này biến động thì pháp luật đã xây dựng ra để điều chỉnh nó cũng không còn phù hợp, dẫn đến việc thực thi pháp luật đó cũng không còn hiệu quả.
Một hệ thống pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành có cơ sở kinh tế vững chắc nhưng gây ra sự xáo trộn xã hội lớn sẽ không thể tồn tại lâu dài được. Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố xã hội đến các quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và tác động của pháp luật về thuế thu
nhập doanh nghiệp đến các lĩnh vực xã hội giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất xã hội của thuế, qua đó thấy rõ về yêu cầu xây dựng pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo sự chú ý toàn diện đến tất cả các yếu tố liên quan.
Yếu tố xây dựng pháp luật
Có thể bạn quan tâm!
- So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản - 2
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
- Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
- Các Quy Định Về Thu Nhập Chịu Thuế
- So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản - 7
- Xác Định Thu Nhập Chịu Thuế Trong Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Việc xây dựng pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo phù hợp với các yếu tố trên (chính trị, kinh tế, xã hội) là đương nhiên. Song, việc xây dựng nó thế nào cho khoa học, dễ hiểu, dễ thực thi cũng quan trọng không kém, bởi có làm được điều đó thì pháp luật được ban hành ra mới có được hiệu quả.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng chịu tác động của mối tương quan với các cam kết quốc tế về thuế và các Hiệp định về thuế; và mối quan hệ với các luật khác như Luật đầu tư, hay Luật doanh nghiệp…
Yếu tố con người
Yếu tố con người ở đây nổi bật nhất là những người thi hành và những người chấp hành pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Những người thi hành pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp chính là những cơ quan nhà nước làm công tác thu thuế và quản lý thuế. Còn những người chấp hành pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp chính là những chủ thể nộp thuế. Nếu cán bộ thuế không có trình độ chuyên môn hoặc trình độ chuyên môn chưa cao hay trình độ hiểu biết pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và ý thức pháp luật không tốt của các chủ thể nộp thuế đều ảnh hưởng đến tính hiệu quả của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
1. Pháp luật thuế nói chung, Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, thuế là khoản thu mang lại đóng góp lớn nhất cho Ngân sách Nhà nước, trong
đó có một phần không nhỏ là thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính vì tâm quan trọng của thuế nên các quốc gia trên thế giới đều dành sự quan tâm cả về mặt lập pháp (khung pháp lý cho quan hệ thu - nộp thuế) và công tác hành thu tên thực tế (quản lý thu thuế) bởi sâu xa nguồn thu này bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia.
Đê có được hệ thống pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp vững chắc, quản lý thu thuế hiệu quả, cần phải dựa trên những lý luận mang tính căn bản, gốc rễ về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tóm lại, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp mà trung tâm là các quy phạm pháp luật có ở các đạo luật điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế giữa nhà nước với cơ sở kinh doanh có tư cách là doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp phải nộp một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước.
2. Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là những căn cứ pháp lý để quan hệ thu và nộp thuế giữa Nhà nước với chủ thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện. Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chương 2
SO SÁNH PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. SO SÁNH PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
Ở Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp có xuất xứ từ khoản trích
nộp lợi nhuận áp dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh và lợi tức doanh nghiệp áp dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh trong giai đoạn năm 1953 đến trước 01/01/1990. Từ 01/01/1990 đến trước 01/01/1999 thuế lợi tức được áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế thay cho chế độ trích nộp lợi nhuận áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Từ 01/01/1999 cho tới trước ngày 01/01 năm 2004 thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng thống nhất đối với các đối tượng kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thay cho thuế lợi tức. Sau 05 năm thực hiện, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ ba đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2004 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Năm 2008, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp lại được sửa đổi để điều chỉnh mức thuế suất và ưu đãi thuế cho phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được Quốc hội khóa XIII sửa đổi bổ sung năm 2013 với những sửa đổi từ ngữ cho phù hợp với cam kết quốc tế, sửa đổi mức thuế suất phù hợp với tình hình hiện nay, đồng thời bổ sung thêm các quy định về thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế, các trường hợp được miễn thuế và ưu đãi về thuế. Luật có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014 (trừ những quy định có hiệu lực từ 01/7/2013).
Ở Nhật Bản, năm Minh Trị thứ 20 (tức năm 1887), thuế thu nhập đã được hình thành và chờ đợi việc thu thuế thu nhập sẽ được áp dụng đối với pháp nhân. Năm 1899, thuế thu nhập pháp nhân ra đời là một loại trong thuế thu nhập. Năm 1920, thuế thu nhập ra đời được đánh đối với phân phối thu nhập của cá nhân và thu nhập thanh toán của pháp nhân. Năm 1940, Luật thuế pháp nhân được chế định độc lập để tách thuế thu nhập pháp nhân ra khỏi Luật thuế thu nhập. Năm 1947, Luật thuế thu nhập được sửa đổi, cải chính lại toàn bộ, làm cơ sở cho pháp luật về thuế thu nhập hiện hành, đồng thời quá độ phương thức nộp thuế kê khai đối với pháp nhân. Năm 1950, Nhật Bản đẩy mạnh việc thu thuế thu nhập tài sản cá nhân và bãi bỏ thuế thu nhập thanh toán của pháp nhân. Năm 1953, bãi bỏ thuế thu nhập trên việc chuyển nhượng chứng khoán giao dịch, khôi phục lại thuế thu nhập thanh toán. Năm 1965 lại tiến hành cải cách Luật thuế pháp nhân một lần nữa với mục đích làm đơn giản minh bạch pháp luật thuế và chủ nghĩa pháp luật tô thuế. Năm 1988, Luật thuế pháp nhân được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế đối mặt với việc dân số già hóa, chênh lệch thu nhập trong quần chúng nhân dân và quan điểm thiết lập hệ thống thuế ổn định cân bằng giữa thu nhập, tiêu dùng và tài sản có. Luật thuế pháp nhân hiện hành kể từ năm 1988 đã trải qua rất nhiều lần sửa đổi nữa mới được hoàn thiện đến ngày nay. Cụ thể, năm 1998, bổ sung thêm các khoản chiết khấu, khấu hao tài sản, cho thuê tài sản vào căn cứ tính thu nhập chịu thuế. Năm 2000, bổ sung quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến chứng khoán và chuyển nhượng chứng khoán. Năm 2001, quy định thu thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm sáp nhập, chia tách công ty. Năm 2002, bổ sung quy định về nộp thuế liên kết (thuế hợp nhất) [16].
Như vậy có thể thấy rằng, Nhật Bản có hệ thống pháp luật thuế pháp nhân có lịch sử lâu đời hơn so với Việt Nam rất nhiều thập kỷ, diễn biến thay đổi của nó cũng hết sức phức tạp. Phần dưới đây sẽ tiến hành so sánh những
cấu thành chủ yếu của cái được hiểu là pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
ở hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
2.1.1. Các quy định về chủ thể nộp thuế
* Ở Việt Nam
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013, chủ thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 như sau:
Người nộp thuế:
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp
luật Việt Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu
nhập [8].
Như vậy, theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, có 5 nhóm chủ thể phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam là những quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân,
Doanh nghiệp nhà nước, Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư, Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.
Các doanh nghiệp này nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh
tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.
- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam:
Khoản 3 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã chỉ rõ: Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
+ Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
+ Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
+ Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác;
+ Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
+ Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
Đối tượng này nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
+ Đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam: Nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu
thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó; Và nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
+ Đối với doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã: nộp thuế giống như
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam là các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực. Các đơn vị này nộp thuế giống như Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập:
+ Đối tượng nộp thuế đối với các khoản tiền tài trợ từ nước ngoài, cụ thể là: Trước thời điểm 01/01/2004, khoản tiền tài trợ Công ty mẹ ở nước ngoài tài trợ cho Công ty con tại Việt Nam nhằm gánh chịu một phần chi phí (không phải chi thưởng cho nhân viên) tại Việt Nam thì khoản tiền này không thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng và không tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Công ty con tại Việt Nam phải loại ra khỏi chi phí khoản chi phí do Công ty mẹ ở nước ngoài đã gánh chịu khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu khoản tiền này được dùng để chi thưởng cho nhân viên thì Công ty sẽ không được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các khoản chi cho người lao động phù hợp với hợp đồng lao động, quy chế công ty có tính chất tiền lương, tiền công được hạch toán vào chi phí hợp lý. Các khoản tiền chi thưởng cho nhân viên không được hạch toán vào chi phí hợp lý của công ty khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.