Xây Dựng Hệ Thống Thông Tin Về Người Nộp Thuế

chóng thuận tiện 24h/7 ngày tại mọi địa điểm có kết nối Internet. Được ngân hàng xác định kết quả ngay sau khi gửi giấy nộp tiền điện tử qua mạng.

Khoản 1 Điều 42 Luật Quản lý thuế hiện hành quy định thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Thuế TNDN được quyết toán theo năm, tuy nhiên việc hàng quy doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp thuế TNDN. Cụ thể:

Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Trước đây ngoài việc tạm nộp thuế TNDN, người nộp thuế còn phải nộp kèm Tờ khai Thuế TNDN tạm tính theo quý18. Kể từ ngày 15/11/2014, Thông tư 151/2014/TT – BTC có hiệu lực thì Doanh nghiệp chỉ cần nộp thuế TNDN tạm tính. Quy định này nhằm cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính nhưng vẫn duy trì nguồn tiền ổn định cho Ngân sách Nhà nước.

Số thuế thu nhập tạm nộp hàng quý của Doanh nghiệp sẽ được tính dựa trên một trong các cơ sở sau:

- Căn cứ vào báo cáo tài chính quý (đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán…)

- Căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm.

Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm ứng chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo.

Do chỉ là tạm tính hàng quý nên việc nộp thiếu hoặc nộp thừa Thuế TNDN là không tránh khỏi. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì doanh nghiệp được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo (kể cả việc bù trừ với loại thuế khác) hoặc được hoàn lại số thuế đã nộp thừa. Việc này cũng áp dụng đối với tiền nộp chậm, tiền phạt nộp thừa.


18 Xem Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Việc giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được giải quyết theo thứ tự quy định tại Khoản 2 Điều 33 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

Khoản 2 Điều 47 Luật Quản lý thuế hiện hành cũng quy định trong trường hợp người nộp thuế yêu cầu trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.

Pháp luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - 6

Hồ sơ hoàn thuế và việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế được quy định cụ thể tại Điều 57, 58 Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Điểm a Khoản 14 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC.

Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán cũng được pháp luật quy định rõ19.

Ngoài ra, Điều 48 Luật Quản lý thuế năm 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2012, 2014 còn có quy định về trường hợp người nộp thuế có khiếu nại, khởi kiện về số tiền thuế do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định thì trong thời giản giải quyết người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đó, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế. Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án mà số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế được xác định theo quyết thì người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa và được trả tiền lãi tính trên số tiền thuế nộp thừa.

Trường hợp doanh nghiệp vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền chậm nộp, tiền phạt thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự sau: Tiền thuế nợ (1) - Tiền thuế truy thu (2) - Tiền chậm nộp (3) - Tiền thuế phát sinh (4) - Tiền phạt (5).

Trong thực tiễn, một số trường hợp người nộp thuế gặp phải khó khăn bất khả kháng, không có khả năng nộp thuế đúng hạn, nhưng chưa có quy định được gia hạn nộp thuế và được miễn xử phạt trong thời gian gia hạn nộp thuế, dẫn đến họ có số tiền phạt


19 Xem Điều 17 Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế.

chậm nộp lớn hơn cả số thuế phải nộp. Trong khi đó, cơ quan thuế không có thẩm quyền xoá nợ tiền phạt, dẫn đến số nợ thuế lớn, không có khả năng thu. Do vậy, ngoài các quy định trên Luật quản lý thuế hiện hành còn quy định người nộp thuế được gia hạn nộp tiền thuế mà không bị xử phạt về hành vi chậm nộp (Điều 49, 50, 51, 52).

d. Về ấn định thuế

Đối với việc ấn định thuế TNDN, Luật Quản lý thuế hiện hành đã quy định nguyên tắc ấn định thuế, ấn định thuế đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế và của người nộp thuế trong việc ấn định thuế. Luật quản lý thuế đã cũng quy định cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp. Quy định này đã giải quyết được vướng mắc trong việc ấn định thuế hiện nay là ấn định toàn bộ số thuế phải nộp, trong khi người nộp thuế vô tình hoặc có hành vi cố ý sử dụng hoặc một số chứng từ không hợp pháp.

Ấn định thuế TNDN được quy định cụ thể tại Điều 25 Thông tư 156/2013/TT- BTC. Có thể rút ra một số nội dung cơ bản về ấn định thuế TNDN như sau:

Trước hết, ấn định thuế TNDN là việc thay vì chỉ căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh để tính tiền thuế phải nộp thì ở đây cơ quan thuế sẽ ấn định một mức thuế nào đó, nếu DN có doanh thu thấp hay bị lỗ vẫn phải nộp theo mức thuế đó. Thứ hai, đa số các doanh nghiệp bị ấn định thuế là do không thực hiện hay thực hiện ko đầy đủ chế độ sổ sách chứng từ theo quy định, khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện ra, ngoài ra có trường hợp báo cáo doanh thu quá ít không phù hợp thực tế kinh doanh.

Theo quy định hiện nay của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định để thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật thuế. Cơ quan thuế thực hiện vai trò hỗ trợ, giúp người nộp thuế hiểu được chính sách, cách kê khai, hoàn thành thủ tục. Đồng thời, cơ quan thuế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục đúng thời hạn và thông báo cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ hoặc thông tin kê khai chưa đầy đủ. Đặc biệt quan tâm công tác hỗ trợ người nộp thuế. Theo quy định của Luật quản lý thuế thì cơ quan thuế tập trung hỗ trợ doanh nghiệp theo 8 nội dung quản lý thuế (Điều 3 Luật quản lý thuế).

2.1.1.3. Thủ tục miễn thuế, giảm thuế TNDN

Việc miễn thuế, giảm thuế TNDN được thực hiện trên cơ sở các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại Luật Thuế TNDN năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014 và được quy định cụ thể tại Điều 20, 21 Thông tư số 78/2014/TT-BTC; điều 6 của TT 151/2014/TT-BTC - Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 20, Thông tư số 78/2014/TT-BTC; Khoản 2 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Theo quy định tại Điều 61, 62 Luật Quản lý thuế hiện hành và Điều 45 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì Doanh nghiệp sẽ tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế sau đó nộp hồ sơ và tự quyết toán thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hồ sơ bao gồm: Tờ khai thuế và tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, số thuế được giảm.

Việc nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được thực hiện đồng thời với việc khai, nộp và tiếp nhận hồ sơ khai thuế. Việc tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được quy định tại Khoản 3 Điều 63 Luật Quản lý thuế hiện hành.

2.1.1.4. Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

Doanh nghiệp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt trong trường hợp sau:

- Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiến thuế, tiền phạt.

- Cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật Luật Quản lý thuế năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014 và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi.

Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thì đồng thời được xóa khoản tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt phát sinh từ khoản nợ đó. Thủ tục, hồ sơ, trình tự và thẩm quyền xóa nợ tiền thuế được quy định cụ thể tại

Khoản 4, Khoản 5 Điều 48 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

Cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt gửi đến cơ quan quản lý thuế cấp trên. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế cấp trên phải

thông báo cho cơ quan đã lập hồ sơ để hoàn chỉnh hồ sơ. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ người có thẩm quyền phải ra quyết định xóa nợ hoặc thông báo trường hợp không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

2.1.1.5. Xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế

Thông tin về người nộp thuế là yêu cầu quan trọng của công tác quản lý thuế hiện đại, đảm bảo cơ quan quản lý thuế theo dõi, tổng hợp, phân tích, đỏnh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý thuế tập trung vào quản lý các đối tượng có nhiều khả năng vi phạm pháp luật thuế, tránh thất thu ngân sách, đồng thời giảm phiền hà cho đối tượng chấp hành tốt pháp pháp luật thuế. Các quy định về thong tin người nộp thuế được tập trung tại Chương IX Luật Quản lý thuế năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012, 2014. (Từ Điều 69 đến Điều 74)

Hệ thống thông tin về người nộp thuế được xây dựng từ các nguồn: Thông tin từ hồ sơ thuế do người nộp thuế kê khai, gửi cơ quan quản lý thuế; Thông tin từ các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nộp thuế.

Trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan thuế của các cơ quan quản lý nhà nước được quy định thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1 - Cung cấp thông tin tự động theo phát sinh sự kiện liên quan đến người nộp thuế: Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động có trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, quyết định sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản của tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày phát sinh các sự kiện trên và các thông tin khác theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế; Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế về số tiền thuế đã nộp, đã hoàn của người nộp thuế.

+ Nhóm 2 - Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế: Ngân hàng, tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan quản lý thuế. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất có trách nhiệm cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, sở hữu nhà của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Cơ

quan công an có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và an ninh quốc gia liên quan đến quản lý thuế; cung cấp thông tin về cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh và thông tin về đăng ký, quản lý phương tiện giao thông. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về chi trả thu nhập và số thuế khấu trừ của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Cơ quan quản lý thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của Việt Nam và nước ngoài; thông tin về quản lý thị trường;

Cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, người đã là công chức quản lý thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế phải giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật; tuy nhiên, cơ quan quản lý thuế vẫn có thể được công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trong một số trường hợp được pháp luật quy định. Đồng thời các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế sẽ được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp vi phạm nghĩa vụ nộp thuế hoặc không thực hiện các yêu cầu của cơ quản quản lý thuế theo đúng quy định (Quy định cụ thể tại Điều 74 Luật Quản lý thuế hiện hành).

2.1.1.6. Kiểm tra, thanh tra thuế TNDN


Thanh tra, kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.

Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế được quy định tại Điều 75 Luật Quản lý thuế hiện hành như sau:

“1. Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

2. Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nộp thuế.

3. Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Việc kiểm tra thuế TNDN được thực hiện theo quy định là Mục 2, Chương X, Luật Quản lý thuế hiện hành (từ Điều 77 đến Điều 80); Mục 1, Chương VIII Thông tư 156/2013/TT-BTC. Hiện nay, quy trình kiểm tra thuế TNDN được cụ thể hóa và áp dụng theo quy định tại Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc Ban hành quy trình Kiểm tra thuế.

Cần lưu ý một số nội dung cơ bản sau:


a.Kiểm tra thuế


Kiểm tra thuế được xác định là công việc thường xuyên mang tính nghiệp vụ được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế hoặc được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế khi mà người nộp thuế không giải trình được các số liệu chưa hợp lý trong hồ sơ khai thuế.

Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Trong đó, trường hợp phát hiện trong hồ sơ khai thuế chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Trường hợp phát hiện có nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.20.

Trình tự thủ tục thực hiện việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được quy định cụ thể tại Điều 62 Thông tư 156/2013/TT-BTC, lưu ý một số nội dung sau:

- Chậm nhất là năm ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định, Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được gửi cho người nộp thuế.


20 Xem Điều 60 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

- Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định kiểm tra thuế hoặc trước thời điểm tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế mà người nộp thuế chứng minh được với cơ quan thuế số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo tính toán của cơ quan thuế, thì Thủ trưởng cơ quan thuế ra Quyết định bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế.

- Việc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm nhất là mười ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định.

Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức thuế trong việc kiểm tra thuế được quy định cụ thể tại Điều 64 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

b.Thanh tra thuế


Thanh tra thuế được thực hiện trong các trường hợp: Có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế; doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần; để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trong thời gian gần đây, hoạt động thanh tra thuế được thực hiện trên diện rộng và tập trung nhiều vào các Doanh nghiệp có dấu hiệu như: rủi ro cao về thuế; các doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra thuế; phát sinh lỗ liên tục trong nhiều năm; có đầu tư mở rộng hay thay đổi loại hình sở hữu.21

Mục 3, Chương X, Luật Quản lý thuế hiện hành (từ Điều 81 đến Điều 87) đã quy định những nội dung cơ bản nhất về hoạt động Thanh tra thuế. Hiện nay, quy trình Thanh tra thuế nói chung và Thuế TNDN được cụ thể hóa và áp dụng theo quy định tại Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc Ban hành quy trình Thanh tra thuế.

Hoạt động Thanh tra tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.


21 Nhật Minh (2016), “Nhiều doanh nghiệp vào tầm ngắm thanh, kiểm tra thuế”, Thời báo Tài chính Việt Nam Online ngày 7/3/2016, link: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thue-voi-cuoc-song/2016-03- 04/nhieu-doanh-nghiep-vao-tam-ngam-thanh-kiem-tra-thue-29298.aspx, truy cập ngày 20/4/2016.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí