Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế là các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định có liên quan đến doanh thu, được phản ánh trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp

1.1.4.3. Xác định thu nhập tính thuế


Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. Do vậy, thu nhập tính thuế là một bộ phận của thu nhập chịu thuế và thông thường tổng thu nhập này sẽ thấp hơn tổng thu nhập chịu thuế.Thu nhập tính thuế trong kỳ được phân biệt với thu nhập tính theo từng lần phát sinh thu nhập.

Thu nhập tính thuế trong kỳ được xác định theo công thức sau:


Thu nhập tính thuế trong ký tình thuế

Thu nhập chịu thuế

Thu nhập miễn thuế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Các khoản lỗ kết chuyển theo quy định

Pháp luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - 3


* Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp:


Thuế TNDN phải nộp

Thu nhập tính thuế

Thuế suất thuế TNDN


1.1.4.4. Thuế suất


Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằng tỷ lệ % trên thu nhập tính thuế. Hiện nay thuế suất được phân thành hai loại là thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi.

Thuế suất thông thường là thuế suất áp dụng chung cho tất cả các loại doanh nghiệp trừ các doanh nghiệp thuộc đối tượng hưởng ưu đãi thuế. Thuế suất ưu đãi là thuế suất có mức thấp hơn mức thuế suất thông thường, được áp dụng cho một số đối tượng đủ điều kiện được ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Theo luật thuế TNDN hiện hành thì mức thuế suất thông thường đang được áp dụng kể từ thời điểm 01/01/2016 là 20% 6. Trước đó mức thuế suất được áp dụng là 22%. Điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tố ảnh hưởng đến mức thuế suất được quy định. Ví dụ trong trường hợp muốn thúc đẩy, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thuế suất sẽ được điều chỉnh giảm.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam thì khung thuế suất áp dụng là từ 32% - 50%, phụ thuộc vào từng dự án, cơ sở kinh doanh theo quy định của Chính phủ.

Thuế suất ưu đãi được áp dụng với các doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu đã và thường thấp hơn so với mức thuế suất thông thường và được quy định với các mức khác nhau tùy theo điều kiện áp dụng. Doanh nghiệp có thể được hưởng thuế suất ưu đãi vô thời hạn hoặc có thời hạn, miễn thuế vô thời hạn hoặc có thời hạn. Đối với các trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi có thời hạn, pháp luật hiện nay cũng có quy định về việc kéo dài thời gian áp dụng ưu đãi thuế đối với các dự án cần đặc biệt khuyến khích đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao với thời gian kéo dài không quá mười lăm năm. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định kéo dài thêm thời gian ưu đãi không quá mười lăm năm đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất theo quy định. Việc áp dụng ưu đãi thuế suất được quy định cụ thể tại các điều 13, 14, 15 của Luật Thuế TNDN năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014.

1.1.4.5. Kỳ tính thuế

Kỳ tính thuế là thời hạn doanh nghiệp phải làm thủ tục xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Kỳ tính thuế áp dụng có phân biệt thu nhập của doanh nghiệp theo năm và thu nhập đối với từng lần phát sinh.7

Kỳ tính thuế có thể được áp dụng theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Trong đó năm dương lịch được tính bắt đầu từ 01/01 và kết thúc ngày 31/12. Năm tài chính là khoảng thời gian có độ dài tương đương với 1 năm dùng cho hạch toán


6 Xem khoản 3 Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014.

7 Ts. Nguyễn Thị Lan Hương, Pháp luật Thuế: Lý luận, lịch sử, thực trạng và so sánh, Sđd, tr.124.

thu, chi trong nội bộ doanh nghiệp, ví dụ: năm tài chính ở một số nước như Anh, Canada, Nhật Bản…bắt đầu từ 1 tháng 4 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn kỳ tính thuế theo năm dương lịch hoặc năm tài chính nhưng phải thông báo trước với cơ quan Thuế.

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh hiện nay được áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú và doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam,

1.2. Khái quát chung về pháp luật quản lý thuế TNDN

1.2.1. Khái niệm

1.2.1.1. Hoạt động quản lý thuế

Quản lý là một phạm trù để chỉ những mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý nhằm đạt được những mục tiêu đề ra trong điều kiện có sự biến đổi của môi trường 8. Quản lý xuất hiện từ khi có hoạt động chung của con người. Tuỳ theo yêu cầu, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu mà ta có thể hiểu chủ thể quản lý và những đối tượng bị quản lý ở chừng mực nhất định. Nội dung quản lý thường bao gồm: Lập kế hoạch; tổ chức bộ máy quản lý; đào tạo cán bộ xác lập biên chế cho tổ chức, cho mỗi lọai công việc; chỉ huy, động viên cán bộ làm việc theo các kế hoạch, mục tiêu; kiểm tra....

Khái niệm quản lý thuế có thể hiểu theo 2 nghĩa sau :

Theo nghĩa rộng: quản lý thuế là quản nhà nước trong lĩnh vực thuế, là quá trình xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thuế, ban hành các luật thuế, tổ chức, quản lý, điều hành, thanh tra, giám sát việc thực hiện các luật thuế; thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế...

Theo nghĩa hẹp: quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế, là việc tổ chức, quản lý, điều hành quá trình thu nộp thuế; bao gồm các hoạt động nghiệp vụ mang tính chất hành chính trong lĩnh vực thuế; là hoạt động chấp hành theo kế hoạch và trình tự nhất định được thực hiện bởi các cơ quan quản lý thuế.



8 PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng: “Quản lý Ngân sách Nhà nước”, NXB Thống Kê, năm 2006, tr.13.

Các quy định về hình thức tổ chức và đảm bảo thực hiện hệ thống thuế thường được quan niệm như là những quy định về hình thức của pháp luật thuế, bởi nó có nhiệm vụ xác định trình tự, thủ tục hành thu thuế và quản lý thuế cũng như xử lý vi phạm và giải quyết các tranh chấp về thuế. Hiểu theo nghĩa rộng nhất, tất cả các quy định liên quan đến hoạt động này đều có thể được gói gọn trong một thuật ngữ là “pháp luật quản lý thuế” và tùy thuộc vào quan điểm của từng nước mà chúng có thể được quy định chung trong Bộ luật thuế hay các đạo luật thuế, hoặc được tách bạch riêng rẽ thành một đạo luật về quản lý thuế.

Luật Quản lý thuế của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10, số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, tiếp cận vấn đề quản lý thuế theo nghĩa hẹp. Luật không đưa ra khái niệm cụ thể về Quản lý thuế mà chỉ nêu ra các nội dung trong quản lý thuế tại Điều 3. Nội dung quản lý thuế bao gồm : Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xoá nợ tiền thuế, tiền nộp chậm, tiền phạt; Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

Từ điều luật này có thể thấy, pháp luật quản lý thuế bao gồm các quy định mang tính thủ tục được xây dựng để thực hiện các chính sách thuế của nhà nước.

Bản chất của quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực thuế. Vì vậy, quản lý thuế được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý hành chính.

Chủ thể trong quan hệ quản lý thuế bao gồm 2 đối tượng:

i) Đối tượng quản lý: về cơ bản, trách nhiệm tham gia quản lý thuế là của nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo thực thi trách nhiệm quản lý thuế, nhà nước trao quyền hạn, trách nhiệm quản lý thuế trực tiếp cho cơ quan quản lý thuế cụ thể là cơ quan thuế (gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế) và cơ quan hải quan (gồm Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan).

ii) Đối tượng chịu sự quản lý thuế của nhà nước là đối tượng nộp thuế được xác định tại Khoản 1 Điều 2 Luật quản lý thuế 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014.

Quy định này thể hiện tư tưởng xã hội hoá hoạt động quản lý thuế của nhà làm luật, đây là xu hướng chung của công cuộc cải cách quản lý hành chính nhà

nước hiện nay. Mặt khác sự tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước cũng là một trong 4 trụ cột cơ bản để quản lý nhà nước tốt (ba trụ cột còn lại là trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, tính tiên liệu)9. Tuy nhiên để thực hiện được điều này thì trước tiên phải đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ công chức và xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch.

Hoạt động quản lý thuế có các đặc điểm sau :

Thứ nhất, quản lý thuế là một hoạt động nhạy cảm, phức tạp, đòi hỏi phải đảm bảo lợi ích của cả 2 bên: nhà nước và người nộp thuế. Đặc điểm này đòi hỏi cơ quan quản lý thuế phải có những phương thức quản lý linh hoạt, không thể tuỳ tiện đề ra các quy định có tính áp đặt, độc đoán. Lịch sử đã chứng minh những bức xúc với chế độ thuế khoá có thể kéo theo những chuyển biến chính trị rất căn bản.

Thứ hai, quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật và theo pháp luật và các biện pháp nghiệp vụ, biện pháp hành chính khác, trong đó pháp luật là công cụ chủ yếu, là chuẩn mực buộc mọi người phải tuân theo, dù là người thu thuế hay người nộp thuế. Bên cạnh đó còn có dư luận xã hội góp phần quan trọng vào công tác quản lý thuế nói riêng và trong lĩnh vực thuế nói chung.

Thứ ba, hiệu quả của công tác quản lý thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ý thức chấp hành pháp luật thuế của người dân, trình độ năng lực của công chức quản lý thuế, cơ sở vật chất của ngành thuế, hệ thống thể chế quản lý kinh tế - xã hội (quản lý đất đai, quản lý đăng ký kinh doanh, chế độ kế toán...). Đặc điểm này đặt ra yêu cầu: mọi cuộc cải cách hệ thống thuế phải được tiến hành đồng bộ, có chiến lược tổng quát, tránh lối cải cách khập khiễng, chắp vá.

1.2.1.2. Pháp luật về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp


Có những nước quy định tất cả các sắc thuế trong một Bộ luật chung về thuế, gọi là Bộ luật thuế vụ. Trong bộ luật này, nhà làm luật vừa quy định về nội dung cụ thể của các loại thuế trong hệ thống thuế, vừa quy định về trình tự, thủ tục hành thu và cơ chế quản lý thuế cũng như xử lý vi phạm và giải quyết các tranh chấp về thuế. Giải pháp này đã từng được áp dụng tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 (VD:


9 Ths.Trương Quốc Việt (2013), “Bốn trụ cột của hành chính công trong thế kỷ XXI”, Tạp chí Khoa học chính trị, Số 4/2013.

Bộ luật thuế vụ, Nguyễn Hùng Trương sao lục, Sài Gòn, 1972). Hiện tại, giải pháp này cũng đang được áp dụng tại Cộng Hòa Pháp10.


Ngược lại, có những nước lựa chọn giải pháp thiết kế mỗi loại thuế được ban hành bằng một đạo luật riêng, độc lập với nhau nhưng vẫn đảm bảo tính tương thích với nhau và đồng thời tách bạch các quy định về quản lý thuế bằng một đạo luật riêng biệt so với các đạo luật thuế. Đây là giải pháp đang được áp dụng tại Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới.


Trong bối cảnh thế giới hiện nay, xu hướng chung của các nước là tìm cách ban hành những đạo luật riêng về từng loại thuế và cố gắng tách bạch các quy định về hành chính thuế ra khỏi các đạo luật về thuế, bằng cách ban hành một đạo luật riêng, gọi là Luật về quản lý thuế. Giải pháp này được đánh giá là thích hợp hơn với điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, và nó cho phép nhà làm luật có thể sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh các quy định trong các đạo luật thuế một cách dễ dàng hơn, so với việc đưa tất cả các quy định về thuế trong một Bộ luật chung về thuế.


Trên cơ sở những hiểu biết chung nhất về quản lý thuế và pháp luật về quản lý thuế, có thể định nghĩa Pháp luật về quản lý thuế TNDN là tổng hợp các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý thuế TNDN của nhà nước (quan hệ quản lý trong việc thu nộp thuế cho ngân sách nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các đối tượng nộp thuế và các đối tượng khác có liên quan).

Một cách tổng quát, có thể hình dung pháp luật quản lý thuế TNDN bao gồm các nhóm quy định cơ bản sau đây:

Một là: các quy định về đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, truy thu và hoàn thuế TNDN; miễn thuế, giảm thuế và xóa nợ tiền thuế, tiền nộp phạt, nộp chậm. Đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, truy thu và hoàn thuế là những hoạt động quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng


10 Michel Bouvier (2005), Nhập môn luật thuế đại cương và lý thuyết thuế, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.39.

quản lý thuế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trước đây, các hoạt động này thường được thực hiện bằng các quyết định hoặc hành vi hành chính đơn phương của Nhà nước và bất chấp thái độ của người nộp thuế. Hiện nay, quy trình này về cơ bản đã được thay đổi, theo hướng dành quyền chủ động tối đa cho người nộp thuế trong việc tự đăng ký thuế, tự kê khai, tính thuế và tự nộp thuế cho nhà nước, trên cơ sở chịu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp, thường xuyên của các cơ quan quản lý thuế - với tư cách là người đại diện cho Nhà nước trong hoạt động hành thu thuế. Như đã phân tích ở trên, việc chuyển sang mô hình hành thu thuế theo cơ chế tự đăng ký, tự khai, tự tính và tự nộp là bước đột phá quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính thuế ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Xét từ phương diện pháp luật, các quy định về cơ chế tự đăng ký, tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế nhằm hướng tới mục tiêu mở rộng quyền năng cho người nộp thuế, đồng thời thông qua đó cũng đề cao ý thức trách nhiệm của họ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Hai là: các quy định về thanh tra, kiểm tra thuế, cưỡng chế thi hành và xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNDN. Đây là những quy định thể hiện rõ nhất vai trò, chức năng quản lý hành chính của Nhà nước đối với xã hội nói chung và đối với người nộp thuế nói riêng. Trước đây, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế thường được tiến hành trước khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, gọi là cơ chế “tiền kiểm”. Tuy nhiên, gần đây, những nỗ lực trong quá trình cải cách hành chính thuế đã dẫn đến việc chuyển đổi từ cơ chế “tiền kiểm” sang cơ chế “hậu kiểm”, theo đó cơ quan quản lý thuế chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã tự thực hiện các thủ tục chính yếu của quá trình quản lý thuế như đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế hay xin miễn giảm thuế. Dựa trên cơ sở kết quả thanh tra và kiểm tra, cơ quan thuế có quyền áp dụng các chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuế. Việc quy định theo hướng này không những làm giảm gánh nặng công việc cho cơ quan quản lý thuế, đảm bảo tính hợp lý của quá trình quản lý thuế mà còn tạo điều kiện để cơ quan thuế nâng cao tính chuyên nghiệp trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế - với tư cách là những công cụ quản lý thuế hiệu quả nhất.

Ba là: các quy định về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thuế TNDN. Hiện nay, giải quyết tranh chấp về thuế TNDN được thực hiện theo hai thủ tục: một là thủ tục khiếu nại theo Luật Khiếu nại và thủ tục tố tụng tại tòa án theo Luật Tố tụng hành chính. Tranh chấp về thuế TNDN là hậu quả khó tránh của quá trình thực hiện chức năng quản lý hành chính, đặc biệt là quản lý hành chính trong lĩnh vực thuế. Sở dĩ như vậy là bởi vì các quy định gần đây của Luật thuế nói chung và Thuế TNDN nói riêng có chiều hướng gia tăng và ngày càng trở nên phức tạp hơn, cùng với nó là quá trình chuyển đổi sang mô hình nhà nước – pháp quyền và xã hội dân sự. Điều này dẫn tới hệ quả là Nhà nước phải tìm cách thiết lập những cơ chế giải quyết thích hợp đối với các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thuế, thông qua đó nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia quan hệ pháp luật thuế TNDN11.

1.2.2. Nguyên tắc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Mục tiêu cơ bản nhất của quản lý thuế là làm cho pháp luật về thuế được người nộp thuế tại mỗi địa phương thực thi một cách tự giác, nghiêm túc. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi việc quản lý thuế phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. Cụ thể hoạt động quản lý thuế của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tuân theo những nguyên tắc nhất định dưới đây:

Tuân thủ pháp luật: Nguyên tắc này chi phối hoạt động của các bên trong quan hệ quản lý thuế bao gồm cả cơ quan Nhà nước và người nộp thuế. Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý; quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế đều do pháp luật quy định. Trong quan hệ quản lý, các bên liên quan có thể được lựa chọn những hoạt động nhất định nhưng phải trong phạm vi quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Đảm bảo tính hiệu quả: Giống như mọi hoạt động quản lý khác, hoạt động quản lý thuế phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả. Các hoạt động quản lý thuế được thực hiện, các phương pháp quản lý được lựa chọn


11 TS. Nguyễn Văn Tuyến - Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), “Các nguyên tắc cơ bản của PL thuế và mô hình cấu trúc của hệ thống pháp luật Thuế”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 8(244)- 2008, tr.14-20.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí