Hình 3.6: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2004-2015
(Nguồn: GSO, BSC Research)
Khu vực Công nghiệp và Xây dựng giữ vị trí quán quân năm thứ 2 liên tiếp khi đóng góp 3,2% trong tổng số 6,68% tăng trưởng. Sản lượng của ngành thép lại phụ thuộc rất lớn vào ngành xây dựng, nên đà tăng trưởng tốt này đem đến một dự báo sáng sủa cho ngành thép trong thời gian tới. Triển vọng tiêu thụ thép hứa hẹn sẽ tăng trở lại, đem đến nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp trong ngành.
- Dự báo 2016, Việt Nam vẫn sẽ là 1 trong 3 quốc gia Châu Á hứa hẹn về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Việc làm
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2.31%, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên một tín hiệu đáng mừng với các ngành nghề thuộc khu vực công nghiệp, khi tỷ lệ thất nghiệp trong năm giảm, một trong những nguyên nhân được đưa ra để lý giải là do sự khởi sắc và phát triển của khu vực công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế. Dự báo trong năm 2016, lực lượng lao động một số ngành như xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tăng tạo cơ hội mở rộng quy mô với các ngành này, trong đó có ngành thép. Nhưng một hạn chế đối với lao động ngành thép là đang thiếu nhân lực có chất lượng cao, khi mà
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Sử Dụng Kỹ Thuật Định Giá Tương Đối
- Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Hpg Của Ctcp Tập Đoàn Hòa Phát
- Sơ Đồ Mô Hình Hoạt Động Của Tập Đoàn Hoà Phát
- Tốc Độ Tăng Trưởng Doanh Thu, Lợi Nhuận Ngành Thép Giai Đoạn 2008-2015
- Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Hoà Phát (31/12/2015)
- Danh Sách Cổ Đông Lớn Của Hoà Phát Cuối Năm 2015
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
cả nước có khoảng 30.000 lao động trong ngành nhưng số người được đào tạo về công nghệ sản xuất thép thì chiếm rất ít.
Lạm phát
Kiểm soát lạm phát cũng là một trong những tiêu điểm vĩ mô nổi bật của Việt Nam trong năm 2015. Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá bình quân (CPI) năm 2015 tăng 0,6% so với năm ngoái, đây là mức thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán mức lạm phát (2001).
Hình 3.7: Mức lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2006-2015
(Nguồn: GSO, BSC Research)
Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy lạm phát và thị trường chứng khoán có mối liên hệ nghịch chiều, bởi lẽ xu hướng của lạm phát xác định tính chất tăng trưởng. Lạm phát ở mức thấp như hiện nay giúp thị trường tài chính dồi dào nguồn vốn, tạo điều kiện mở rộng đầu tư cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Lạm phát thấp còn giúp nhà đầu tư cảm thấy hấp dẫn hơn với cổ tức chi trả, khiến đầu tư chứng khoán thực sự trở thành kênh sinh lợi.
Lãi suất
Hoạt động ngân hàng trong năm 2015 ổn định, là nền tảng cho vĩ mô cũng như hỗ trợ nhất định cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Mặt bằng lãi suất (huy động và cho vay) giảm 0,2 – 0,5% trong năm 2015. Mặt bằng lãi suất này đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ được tính ổn định của thị trường tiền tệ. Bên cạnh đó, lãi suất giảm là tin tốt đối với thị trường chứng khoán, bởi suất sinh lợi trên các chứng khoán sẽ trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư hơn.
Bảng 3.1: So sánh mức lãi suất huy động các kỳ hạn
(Nguồn: SBV, BSC Research)
Bảng 3.2: So sánh mức lãi suất cho vay các kỳ hạn
(Nguồn: SBV, BSC Research)
Thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách nhà nước đến ngày 15/12/2015 ước đạt 263,2 nghìn tỷ đồng, tương đương 79,54% dự toán năm.
Mức độ thâm hụt ngân sách thường được xác định bằng tỷ lệ thâm hụt trên GDP.
Hình 3.8: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước so với GDP giai đoạn 2000-2015
(Nguồn: SBV, BSC Research)
Thâm hụt ngân sách những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng, từ mức 4,4% GDP năm 2011 lên mức 6,1% GDP năm 2015, cao hơn giới hạn 5% theo quy định của chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030. Do thâm hụt tăng cao, nợ công cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015, từ mức 50,1% GDP lên 62,2% GDP, tiệm cận giới hạn 65% theo quy định của Luật quản lý nợ công. Nợ Chính phủ là 50,3% GDP vượt giới hạn 50%, nợ nước ngoài của quốc gia là 43,1% GDP.
Thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, Nhà nước sẽ nghĩ mọi cách để tận thu, có thể dẫn đến suy kiệt doanh nghiệp, thực tế chính sách tận thu của Nhà nước khiến doanh nghiệp đã yếu càng yếu hơn. Bên cạnh đó áp lực trả nợ cao cũng gây ức chế đầu tư kinh doanh, tăng lãi suất, điều này là một tín hiệu không hề tốt đối với các nhà đầu tư.
Chính sách của chính phủ
- Chính sách tiền tệ:
Năm 2015 được đánh giá là năm thành công về điều hành chính sách tiền tệ, đây cũng là năm kết thúc giai đoạn 2011-2015 với nhiều dấu ấn đặc biệt trong quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát lạm phát thành công, tín dụng tăng trưởng cao hơn năm trước, GDP tăng trưởng với tốc độ cao nhất trong 5 năm qua và điều hành thành công chính sách tỷ giá.
- Chính sách tài khóa:
Giai đoạn 2011-2015, chính sách tài khóa đã được điều chỉnh theo hướng thắt chặt chi tiêu, cơ cấu lại các khoản chi, đặc biệt là chi đầu tư công. Trong khi đó, chính sách thuế được thực hiện theo hướng miễn, giảm, gia hạn một số sắc thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
Xu hướng nhân khẩu
Kết quả từ Tổng Điều tra dân số và các điều tra khác cho thấy, Việt Nam đang bước vào thời kỳ cần tận dụng tối đa lợi ích của cơ cấu dân số vàng, đồng thời cũng đang trải qua thời kỳ thay đổi nhân khẩu học một cách rõ rệt: giảm mức sinh và mức chết; di cư diện rộng với số lượng lớn dẫn tới đô thị hóa với tốc độ chóng mặt; và mất cân bằng giới tính khi sinh. Những yếu tố này đang ngày càng ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện các chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cả cấp quốc gia và địa phương.
Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với nhóm dân số thanh niên đông đảo nhất từ trước đến nay. Lực lượng này nếu được tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động thì sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, làm tăng thu nhập bình quân đầu người và tạo ra giá trị tích lũy lớn cho tương lai, đảm bảo an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, tình trạng già hoá dân số, tình trạng mất cân bằng giới tính ngày càng gia tăng cũng là một vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt.
3.2.1.3. Chu kỳ kinh doanh
Phân tích chu kỳ kinh doanh của Việt Nam giai đoạn 1996-2015:
Hình 3.9: Chu kỳ kinh doanh của Việt Nam 1996-2013
(Nguồn: hppt://www.theanh98.blogspot.com)
Từ hình trên ta có nhận xét, kể từ khi tiến hành đổi mới vào đầu những năm 1990 tới 2013 kinh tế Việt Nam đã trải qua hai giai đoạn suy thoái. Giai đoạn thứ nhất diễn ra trong 2 năm 1998-1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, gây sụt giảm cầu đầu tư lẫn xuất khẩu từ các nước Đông Á. Giai đoạn thứ hai diễn ra kể từ năm 2008 tới 2010, xảy ra sau cuộc suy thoái lớn của kinh tế thế giới mà khởi nguồn là từ Mỹ sau đó lan rộng sang châu Âu và các nước khác.
Trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình quân toàn nền kinh tế ước đạt dưới 6%, thấp hơn nhiều so với mức 6,32% của giai đoạn 2006-2010, đồng thời cũng không đạt được kế hoạch tăng trưởng 6,5-7% như mục tiêu kế hoạch đề ra. Ngoài tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu thì nguyên nhân chủ yếu là do những cải cách trong nước chưa mang lại hiệu quả. Quá trình tái cơ cấu kinh tế chưa mang lại những chuyển biến về chất, mô hình tăng trưởng kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ.
Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đón nhận nhiều tín hiệu lạc quan đến từ dự báo kinh tế thế giới và trong nước. Quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế sẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tăng trưởng kinh tế trong trung hạn. Trong giai đoạn 2016-2020, các tổ chức dự báo kinh tế lớn nhận định, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ khả quan hơn. Động lực phát triển cho kinh tế toàn cầu sẽ được chuyển từ các nước phát triển trong giai đoạn đầu sang các nước đang phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Tốc độ tăng thương mại toàn cầu giai đoạn 2016-2020 dự báo sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2 năm đầu tiên và duy trì mức tăng nhẹ ở 3 năm còn lại. Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam sẽ thoát khỏi suy giảm và bắt đầu chu kỳ phục hồi mới.
3.2.2. Phân tích ngành thép
Tập đoàn Hòa Phát là tập đoàn hoạt động đa lĩnh vực: Sắt thép; Các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị; Bất động sản và Lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng nhận thấy, tỷ trọng của nhóm ngành sản xuất kinh doanh về thép là lớn nhất và chiếm phần lớn trong doanh thu (79,4%) và lợi nhuận (82,3%) của Tập đoàn Hòa Phát. Nên học viên lựa chọn ngành thép là ngành đại diện để phân tích phục vụ cho định giá cổ phiếu HPG.
Ngành thép Việt Nam là ngành sản xuất thép và những sản phẩm từ thép từ những nguyên liệu đầu vào như quặng sắt và sắt phế liệu, than cốc, đá vôi, và khí oxy. Ngành thép Việt Nam bao gồm 2 phân ngành chính: thép dài và thép dẹt. Thép dài là các loại thép được sản xuất từ phôi vuông, dùng trong xây dựng. Thép dẹt là các loại thép được sản xuất từ phôi dẹt, bao gồm thép cuộn nóng (HRC), thép cuộn nguội (CRC), ống thép, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu.
3.2.2.1. Độ nhạy cảm của ngành thép với chu kỳ kinh doanh
Sản xuất và kinh doanh thép có quan hệ mật thiết đối với ngành xây dựng cơ bản, bất động sản và sản xuất máy móc công nghiệp, đóng tàu và công nghiệp quốc phòng. Sản phẩm của ngành gồm hai loại chính là thép xây dựng và thép công nghiệp. Nếu như sản xuất thép xây dựng có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc với các ngành xây dựng và bất động sản thì thép công nghiệp lại có sự tương quan đến tốc độ phát triển ngành công nghiệp. Cũng chính vì những mối liên hệ đó, mà sự biến động của ngành thép gắn chặt với sự thay đổi của chu kỳ kinh doanh.
Đặc tính nổi bật của ngành thép là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, chính phủ đầu tư nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp và người dân có xu hướng bỏ tiền xây dựng nhà xưởng và nhà ở... Do đó, doanh số và lợi nhuận của ngành sẽ tăng cao.
Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của ngành sụt giảm nhanh chóng.
Các yếu tố xác định độ nhạy cảm của ngành đối với chu kỳ kinh doanh:
Độ nhảy cảm của doanh thu
Đồ thị tăng trưởng doanh thu của ngành thép: