Diễn Biến Lãi Suất Bình Quân Liên Ngân Hàng Loại Kỳ Hạn 6 Tháng


Nguồn: Tổng cục thống kê

- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị tiếp tục giảm, đạt 4,4%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của nam là 4,8%, của nữ là 3,9%.

Xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ năm 2006.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2005, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%; nhập khẩu tăng 20,1%; nhập siêu là 4,8 tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu (các con số tương ứng của năm trước là 4,54 tỷ USD và 14%).

Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt 4,9% so với kế hoạch cả năm, trong đó khu vực kinh tế trong nước 16,7 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm trước, đóng góp 39,8% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô 14,5 tỷ USD, tăng 30,1%, đóng góp 46,9% và dầu thô 8,3 tỷ USD, tăng 12,9%, đóng góp 13,3%. Năm 2006 có thêm cao su, cà phê đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD nâng tổng số các mặt hàng có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên là 9, trong đó 4 mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giầy dép và thuỷ sản kim ngạch mỗi mặt hàng đạt trên 3,3 tỷ USD. Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm 2006 tăng mạnh, do phát triển nông nghiệp đúng hướng, đồng thời giá thế giới tăng cao, trong đó kim ngạch cao su tăng cao nhất (+58,3%); cà phê tăng tới 49,9% (hoàn toàn do được lợi về giá); riêng gạo giảm cả kim ngạch và lượng, chủ yếu do nguồn cung không tăng.

Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 44,41 tỷ USD, vượt 4,5% so với kế hoạch năm và tăng 20,1% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,99 tỷ USD, tăng 19,9% và đóng góp 37,4%.

Nhập khẩu máy móc, thiết bị và hầu hết các vật tư, nguyên liệu cho sản xuất trong nước đều tăng so với năm trước, đặc biệt là nhiều loại vật tư chủ yếu (trừ xăng dầu, phôi thép và phân urê) có lượng nhập khẩu tăng khá. Nhập khẩu máy móc, thiết bị tăng 24,1%,; xăng dầu 5,8 tỷ USD, tăng 16,4% (nhưng


lượng nhập giảm 3,8%); phân bón tăng 5,1%; chất dẻo tăng 26,8%; hoá chất 18,6%; giấy các loại tăng 30,5%; vải tăng 23,1%; riêng nguyên phụ liệu dệt, may, da giảm 14,1%; và đang có xu hướng giảm do tăng sản xuất thay thế ở trong nước; sắt, thép 2,9 tỷ USD, giảm 0,9%, nhưng lượng tăng 1,8% nhờ giá giảm.

Xuất khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,1 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2005, trong đó một số dịch vụ có tỷ trọng cao đạt mức tăng trên 20% như: du lịch, tăng 23,9%; vận tải hàng không tăng 35,5%; dịch vụ hàng hải tăng 27,5%; dịch vụ tài chính tăng 22,7%. Nhập khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,12 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước, trong đó du lịch tăng 16,7% và cước phí vận tải, bảo hiểm (CIF) chiếm 33,7% tăng 20,1%. Nhập siêu dịch vụ năm 2006 chỉ còn khoảng 22 triệu USD (năm 2005 là 220 triệu USD).

Tỷ lệ lạm phát, lãi suất và chính sách tỷ giá hối đoái.

- Tỷ lệ lạm phát.

Bảng 3. Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2000 - 2006


Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Lạm phát nền kinh tế

- 0,6

0,8

4,0

3,0

9,5

8,4

6,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng cục thống kê

- Lãi suất.

Biểu đồ 2. Diễn biến lãi suất bình quân liên ngân hàng loại kỳ hạn 6 tháng


Nguồn Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Chính sách tỷ giá hối đoái Chính 1

Nguồn: - Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.


- Chính sách tỷ giá hối đoái.

Chính sách tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết. Trong thời gian qua, tỷ giá VNĐ/USD không ngừng tăng, và được dự đoán là tiếp tục tăng. Tháng 6/2006 tỷ giá VNĐ/USD nhỏ hơn 16.000 nhưng đến tháng 6/2007 đã vào khoảng 16.150.

3. Phân tích ngành

Năm 2006 là năm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam hoạt động rất hiệu quả. Kết quả tình hình hoạt động xuất nhập khẩu năm 2006 đã cho thấy rõ ngoại thương là một hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ còn phát triển xa hơn nữa để đưa các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam ra thi trường thế giới và đồng thời mang về cho đẩt nước những tinh hoa của nhân loại.

Trong thời gian vừa qua, ngành ngoại thương Việt Nam đã phải đối mặt với không ít khó khăn. Xuất khẩu rhì gặp phải hàng rào bảo hộ của các nước như các vụ kiện bán phá giá cá da trơn và tôm. Còn nhập khẩu thì cũng gặp không ít khó khăn khi nổi cộm lên vấn đề nhập đồ phế thải vào trong nước gây ô nhiễm môi trường....


Trong thời gian tới, ngành xuất nhập khẩu bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh xuẩt nhập khẩu nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng sẽ có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không rhiếu thách thức:

- Cơ hội:

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) đã mang lại rất nhiều thị trường cho ngành ngoại rhương Việt Nam.

TTCK Việt Nam đi vào hoạt động sôi nổi, thu hút các nhà đẩu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, mở ra cơ hội giao lưu học hỏi và hợp tác giữa các nền kinh tế.

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết cổ phiêu trên sàn sẽ giúp nâng cao thương hiệu hình ảnh của công ty cũng như cho phép các công ty có thể huy động những nguồn vốn lớn và có thêm các đối tác chiến lược.

Các chính sách của Nhà nước cũng đang cải thiện thúc đẩy cho hoạt động ngoại thương phát triển, như các chính sách hỗ trợ xuất khẩu, giảm quan liêu, cửa quyền, đơn giản hoá bộ máy hải quan...

- Thách thức:

Tuy rằng hạn ngạch xuất nhập khâủ đã bị bãi bỏ khi gia nhập WTO, nhưng lại có nhiều rào cản mới được tạo ra như những rào cản về kỹ thuật, bảo vệ môi trường... nên những doanh nghiệp xuất khẩu phải chú ý nâng cao chẩt lượng sản phẩm đáp ứng tốt cho thị trường nước ngoái.

Các công ty xuất nhập khẩu phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài nên các công ry phải không ngừng tăng cường khả năng cạnh tranh để giữ vững và nâng cao rhương hiệu.

Đối với các công ty niêm yết trên TTCK sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về công bố thông tin cũng như phải nâng cao hiệu quả kinh doanh để đáp ứng được lòng mong mỏi của các nhà đầu tư.


Trước những cơ hội và thách thức đó, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải biết cách tận dụng các cơ hội để phát triển, đồng thời đối mặt với những thách thức có thể gặp phải và giải quyết chúng để không ngừng phát triển.

4. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

Trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, trước tiên ta sẽ xem xét kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua và nhất là cho đến thời điểm định giá. Tiếp theo là xem xét kế hoạch của doanh nghiệp trong thời gian tới. Từ những số liệu về kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta sẽ phân tích một số chỉ số tài chính của doanh nghiệp để đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời... của doanh nghiệp, từ đó có những nhận định chung về doanh nghiệp trước khi đầu tư.

Bài viết này xin được đi sâu nghiên cứu, phân tích và định giá 5 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết trên TTCK Việt Nam:

- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC).

Vốn điều lệ: 137.699.990.000 VNĐ.

Ngày niêm yết: 25/12/2006

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu, phụ liệu dùng làm thuốc cho người; Các loại bao bì dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế ngành y, dược và các ngành khoa học kỹ thuật khác. Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nước hoa, các loại mỹ phẩm từ nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu và một số ngành kinh doanh khác như xuất nhập khẩu thuỷ hải sản, thức ăn gia súc.

- Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Hội (KHA)

Vốn điều lệ: 65.376.320.000 VNĐ

Ngày niêm yết: 18/08/2002

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:


Xuất nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng và vật tư sản xuất; Xuất nhập khẩu nông sản, thuỷ hải sản, lâm sản và các sản phẩm sản xuất từ lâm sản, hàng may mặc, hàng da; Nhập khẩu, mua bán bảo hành kim khí điện máy, máy móc thiết bị, linh kiện điện, điện tử hàng hải, nguyên nhiên liệu và hàng hoá phục vụ sản xuất, tiêu dùng; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bánh kẹo, rượu bia, đồ uống và chế biến lâm sản; Sản xuất, gia công hàng may mặc, bao bì, da và giả da, giầy dép; Dịch vụ ăn uống, cho thuê nhà và văn phòng, du lịch; Uỷ thác xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, vận tải hàng hoá, trồng rừng nguyên liệu; Đầu tư xây dựng các khu thương mại, siêu thị, các loại nhà ở phục vụ nhu cầu của nhân dân ở thành phố và đô thị.

- Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF)

Vốn điều lệ: 57.989.010.000 VNĐ

Ngày niêm yết: 6/1/2001

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

Tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản, hải sản, súc sản, gia cầm; Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng do đơn vị thu mua, chế biến; Nhập khẩu các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu, bao bì phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty; Nhập uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu cho các đơn vị kinh tế theo quy định của Bộ Thương mại; Đầu tư, khai thác chế biến, liên kết kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước trong việc sản xuất kinh doanh và dịch vụ hàng nông, hải sản, gia súc, gia cầm.

- Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức. (TMC)

Vốn điều lệ: 33.545.070.000 VNĐ.

Ngày niêm yết: 26/12/2006

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

Kinh doanh xăng dầu; Kinh doanh thép xây dựng; Kinh doanh hàng điện tử; Kinh doanh xe máy.

- Công ty Cổ phần Thương mại Xuất Nhập Khẩu Thiên Nam (TNA).


Vốn điều lệ: 33.000.000.000 VNĐ

Ngày niêm yết: 20/07/2005

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

Công nghệ phẩm; Bình điện; Điện máy; Điện lạnh; máy tính điện tử; Sắt thép; Đường, giấy; Phụ tùng xe, động cơ; Dịch vụ: cầm đồ, cho thuê mặt bằng, cho thuê kho, uỷ thác xuất nhập khẩu, karaoke, nhiếp ảnh, tráng rửa ảnh màu.

4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Bảng 4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: Tỷ VNĐ


Chỉ tiêu

Năm

DMC

KHA

LAF

TMC

TNA


Tổng giá trị tài sản

2004

266,26

221,58

140,61

83,48

34,05

2005

266,09

168,23

232,28

82,38

45,23

2006

380,21

142,25

143,20

97,18

71,96

6/2007

526,22

159,97

309,57

137,56

195,55


Doanh thu thuần

2004

503,65

168,75

784,55

518,59

152,15

2005

568,18

226,71

521,31

708,14

166,69

2006

659,25

133,35

699,90

849,55

241,89

6/2007

390,60

36,21

245,06

478,14

210,71


Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

2004

27,98

5,98

30,54

12,06

5,15

2005

44,95

16,97

750,47

10,92

5,67

2006

53,04

11,72

-15,99

12,16

6,86

6/2007

28,00

5,15

-1,34

8,63

8,50


Lợi nhuận khác

2004

0,001

1,75

0,24

0,96

0,02

2005

0,263

-1,26

2,52

0,92

0,16

2006

0,99

2,35

2,74

2,30

0,15

6/2007

0,41

0,05

0,03

0,37

0,24

Lợi nhuận trước thuế

2004

29,36

7,73

30,78

13,03

5,17

2005

45,21

15,71

752,99

11,85

5,84



2006

54,03

14,07

-13,24

14,46

7,02

6/2007

28,42

5,20

-1,30

9,02

8,26


Lợi nhuận sau thuế

2004

23,48

7,73

23,14

10,32

3,72

2005

36,18

13,98

751,56

8,60

4,17

2006

48,59

12,57

-13,24

10,49

6,03

6/2007

25,53

4,16

-1,30

7,78

7,10

Tỷ lệ cổ tức (%)

2006

21,6

12

10,7

16

20


Từ bảng số liệu ta thấy trong 5 doanh nghiệp trên, không có doanh nghiệp nào có giá trị tài sản đến 500 tỷ VNĐ; TMC và TNA có tổng giá trị tài sản ít nhất (nhỏ hơn 100 tỷ VNĐ - năm 2006) và KHA và LAF tổng giá trị tài sản cũng chỉ hơn 100 tỷ VNĐ. DMC có tổng giá trị tài sản lớn nhất với hơn 300 tỷ VNĐ. Qua đó có thể nhận thấy các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết trên TTCK Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Cổ phiếu LAF đã được niêm yết trên TTCK sớm nhất (từ 6/1/2001). Nhưng qua 5 năm niêm yết trên TTCK, hoạt động kinh doanh của công ty đã giảm sút. Thực tế là trong khi các doanh nghiệp khác lợi nhuận đều dương thì năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, LAF có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều âm.

4.2. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trong những năm tới.

Dưới đây là bảng tổng hợp kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cũng như kế hoạch trả cổ tức của 5 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Các công ty đều đặt ra mục tiêu vượt mức doanh thu và lợi nhuận của năm 2006. Tuy nhiên, đối với LAF, năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 lợi nhuận của công ty âm như vậy đến hết năm 2007 liệu rằng doanh nghiệp này có thay đổi được kết quả hoạt động kinh doanh và đạt được mục tiêu của năm 2007 đã đề ra hay không?

Bảng 5. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022