Đánh Giá Chung Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hoạt Động Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam Sang Thị Trường Trung Quốc


của thị trường xuất khẩu. Phía Trung Quốc áp dụng mức hoàn thuế đối với một số hoa quả và rau tươi xuất khẩu là từ 0% đến 15%, đối với các loại hoa quả khô đã qua chế biến từ 5% đến 15%. Chính vì điều này mà các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam cạnh tranh hơn. Trong khi sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc thường bị áp thuế GTGT khá cao.

Từ ngày 01/5/2018, Trung Quốc đã tăng cường và thắt chặt quản lý truy xuất nguồn gốc hoa quả nhập khẩu, nhất là hoa quả có nguồn gốc từ Thái Lan và Việt Nam, theo đó tất cả các doanh nghiệp phía Trung Quốc xin nhập khẩu hoa quả, trái cây từ Việt Nam và Thái Lan đều phải có giấy phép của cơ quan kiểm dịch động, thực vật, phải có đầy đủ thông tin về chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhập khẩu. Từ đầu năm 2019 trở lại đây, Trung Quốc lại tiếp tục siết chặt tiêu chuẩn quản lý chất lượng và nguồn gốc hàng hóa là nông sản, hoa quả, trái cây nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc (hàng hóa hoa quả nông sản từ Việt Nam phải có giấy phép của cơ quan kiểm dịch, phải có đầy đủ thông tin về chất lượng sản phẩm, bảo bì đóng gói theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng), đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu, nhất là các cửa khẩu phụ, quản lý chặt chẽ các mặt hàng chưa có trong danh mục được phép xuất khẩu vào Trung Quốc, tăng cường thực hiện nghiêm các quy định về truy xuất nguồn gốc các mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm nhập khẩu theo hình thức trao đổi cư dân biên giới; đặc biệt, phía Quảng Tây, Trung Quốc đã thông qua Điều lệ an toàn thực phẩm Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây, có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2019, nhằm tăng cường quản lý, giám sát chất lượng đối với sản phẩm nông sản, thực phẩm, trong đó có hàng hóa hoa quả, nông sản, thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.

Nhìn chung, việc thu mua nông sản ở Việt Nam không có sự hợp tác chặt chẽ. Liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chế biến - xuất khẩu với nông dân còn ít, trừ ngành nuôi trồng thủy sản. Trung gian vẫn còn tồn tại trong hầu hết các chuỗi xuất khẩu nông sản, theo hình 3.4 xuất khẩu gạo từ nông hộ phải qua một số khâu trung gian như tiểu thương thu gom gạo, sau đó mang đi xay sát đánh bóng tiếp sau là đến được doanh nghiệp xuất khẩu. Việc qua một số khâu trung gian dễ dẫn đến tình trạng không đảm bảo được yêu cầu vệ sinh thực phẩm


cũng như các yêu cầu xuất xứ khác từ phía Trung Quốc. Ngoài ra khi phải đi qua nhiều trung gian đồng nghĩa giá thành của sản phẩm cũng bị đẩy lên làm giảm tính cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Hình 3 1 Sơ đồ chuỗi cung ứng Gạo xuất khẩu sang Trung Quốc Nguồn Tác giả 1

Hình 3.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng Gạo xuất khẩu sang Trung Quốc

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên báo cáo Bộ Nông nghiệp 2015 [5]

Việc thông qua nhiều khâu trung gian dẫn đến việc truy nguyên nguồn gốc của nhà cung ứng gặp khó khăn do vậy khó thực hiện cam kết kỳ hạn với người mua và đảm bảo rằng nguồn gốc sản phẩm an toàn và bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017) gần 90% hàng nông sản của Việt Nam thu mua cho xuất khẩu vẫn ở dạng thô hoặc với hàm lượng chế biến thấp, chất lượng và giá trị xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Do đó, giá cả sản phẩm thô trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm mạnh và thường xuyên biến động với biên độ cao dẫn đến việc XKNS dễ gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh và giá trị gia tăng thấp. Mặc dù một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đang được xếp ở vị trí cao trên thị trường thế giới nhưng do chất lượng thấp nên thường bán với giá thấp hơn giá thế giới. Cho dù phía DN hợp tác sản xuất, thu mua có hướng dẫn nông dân Việt Nam cách sản xuất an toàn, hiệu quả nhưng thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh để bảo vệ cây trồng, vật nuôi trước những đợt bệnh, dịch hại chỉ giảm chứ không chấm dứt triệt để. Bên cạnh đó, những vùng đất canh tác, sản xuất của Việt Nam đều được khai thác từ lâu và thời gian nghỉ đất, phơi đất, phơi trại quá ngắn để tái sản xuất nên mức độ tiêu diệt những mầm bệnh tiềm ẩn không cao. Chính vì vậy, điểm yếu


về chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra thách thức lớn cho cả ngành hàng nông nghiệp.

Ngoài ra, một số lượng lớn nông sản của Việt Nam còn được XK sang Trung Quốc qua hình thức thương mại tiểu ngạch, các bên thường trốn thuế, trốn kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó, các hộ sản xuất, DN Việt Nam chưa kịp thay đổi và thích nghi với những điều chỉnh mới của Trung Quốc, vẫn chưa chú trọng việc tuân thủ các quy định của Trung Quốc về các điều kiện XK, vệ sinh an toàn thực phẩm và để xảy ra những vi phạm. Mới đây, Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam tạm dừng XK ớt tươi sang Trung Quốc do phát hiện nhiều lô hàng sai phạm hoặc dừng tư cách XK xoài của một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam do vi phạm quy định về tiêu chuẩn chất lượng.

Bên cạnh đó, nhiều biện pháp phi thuế quan và chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Trung Quốc được đánh giá là không rõ ràng, thiếu minh bạch và đặc biệt là Trung Quốc vẫn thực thi các chính sách thương mại nông sản đơn phương, duy trì thương mại Chính phủ, bảo hộ cao đối với những mặt hàng nông sản kém cạnh tranh của nước này thông qua hạn ngạch thuế quan, chế độ báo cáo nhập khẩu hay các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật... các biện pháp này của Trung Quốc là một yếu tố làm tăng rủi ro và chi phí cho các nhà xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc.

Mặt khác, chính phủ Trung Quốc thực hiện phân cấp và trao quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương. Việc phân luồng hàng hóa xuất khẩu chính ngạch do chính quyền địa phương khu vực biên giới đề xuất và được các Bộ ngành trung ương xem xét phê chuẩn. Các địa phương giáp biên đã vận dụng để điều tiết hàng hóa có chủ đích bằng 02 phương thức là chính ngạch và tiểu ngạch sao cho có lợi nhất cho thương nhân Trung Quốc.

Thương mại nông sản giữa các DN XKNS mua bán không công bằng

Doanh nghiệp XKNS Việt Nam thường bị ép giá do buôn bán theo các thỏa thuận miệng, không có văn bản hợp đồng mua bán nên khi hàng đã đưa qua biên giới nếu không bán sẽ rất khó đưa trở lại Việt Nam nhất là đối với các loại hàng trái cây mau hỏng. Bên Việt Nam cũng thường gặp rủi ro trong thanh toán: Do không có hợp đồng mua bán cũng như thanh toán không qua hệ thống ngân hàng mà chủ yếu là


thanh toán tiền mặt (có thể là chuyển khoản) hoặc thanh toán theo hình thức ghi nợ hai bên nên việc hàng giao mà không thu được tiền hàng cũng xảy ra khá phổ biến. Thậm chí đã xuất hiện hiện tượng tội phạm lừa đảo trong giao dịch thanh toán.

Quản lý biên mậu không nằm trong các thỏa thuận thương mại quốc tế nên Trung Quốc áp đặt đơn phương

Do chính sách quản lý biên mậu không nằm trong các thỏa thuận thương mại quốc tế, phía Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp hành chính hoặc phi hành chính để điều chỉnh lượng, giá hàng XK của Việt Nam. Nếu giá một mặt hàng XK đang cao, phía Trung Quốc có thể yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản NK biên mậu (DN XKNS được chỉ định và cấp phép) ngừng giao dịch trong một khoảng thời gian, hoặc có thể chỉ cho thông quan loại hàng hóa đó tại duy nhất một cửa khẩu, hoặc có thể tạm thời dừng hàng của phía Việt Nam để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hay xét nghiệm COVID-19... Chỉ qua một thời gian ngắn giá hàng XK của Việt Nam sẽ bị giảm sút nghiêm trọng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Chính sách thương mại biên mậu của hai bên có nhiều điểm chưa tương thích

Đối với Việt Nam, ngoài xuất NK chính ngạch, người dân được xuất NK tiểu ngạch trong đó có việc mua bán của cư dân biên giới; trong khi phía Trung Quốc chỉ cho phép xuất NK chính ngạch và mua bán của cư dân biên giới mà không có xuất NK tiểu ngạch. Như vậy, sẽ có một bộ phận hàng hoá, đối với phía Việt Nam là buôn bán hợp pháp nhưng đối với phía bạn là không hợp pháp và đi kèm với đó là rủi ro thanh toán cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc thường đơn phương, chủ động và hay thay đổi còn Việt Nam ở trong thế bị động đối phó dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam, ví dụ như: (i) Trung Quốc quy định đầu mối NK biên mậu, hàng hóa của Việt Nam không bán trực tiếp mà phải qua đầu mối (trung gian) làm cho giá tăng, lợi nhuận giảm, thậm chí còn bị ép giá. (ii) Trung Quốc chỉ định cửa khẩu cho hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đó là cửa khẩu đất liền qua hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam ( Trung Quốc), điều này cũng gây khó khăn cho các DN XKNS của Việt Nam khi muốn xuất khẩu địa điểm khác thuận


tiện cho hàng hóa của mình hơn.

Gần đây, để đảm bảo tình hình XKNS sang thị trường Trung Quốc diễn ra thuận lợi trong thời kỳ dịch bệnh, Bộ Công thương Việt Nam đã đề nghị phía Trung Quốc tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó bao gồm việc mở cửa thị trường cho hàng NS Việt Nam, miễn kiểm tra virus SARS

- CoV2 đối với NS, thủy sản và thực phẩm đông lạnh Việt Nam, khôi phục và mở thêm các cửa khẩu, cặp chợ ... đang tạm thời dừng thông quan do dịch Covid-19, hỗ trợ các hoạt động kết nối DN hai nước. Hai nước cũng thành lập đường dây nóng xử lý vấn đề ùn tắc NS và thương mại biên mậu.

Trước đề nghị của Việt Nam, tháng 6/2021, phía Trung Quốc cho biết rất khuyến khích và sẵn sàng tăng cường nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy sản chất lượng cao của Việt Nam. Đồng thời, Trung Quốc đã tiến hành đơn giản hóa quy trình thông quan, giảm tỷ lệ kiểm tra đối với các loại trái cây rủi ro thấp trong 09 loại trái cây Việt Nam được phép nhập khẩu vào Trung Quốc để tạo thuận lợi cho quá trình thông quan hàng nông, thủy sản của Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã thiết lập 10 khu tập kết trái cây, 04 khu tập kết lương thực tại các cửa khẩu biên giới phía Trung Quốc để hỗ trợ tập kết các mặt hàng nông sản đang trong thời kỳ cao điểm thu hoạch của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách giúp DNXK thuận lợi hơn trong hoạt động xuất khâu nông sản. Tuy nhiên vấn đề dự báo còn chưa được chú trọng, Trung Quốc luôn có những chính sánh thay đổi nhanh chóng, Việt Nam cần làm tốt hơn công tác dự báo để đưa ra nhưng đối sách đúng đắn.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Trung Quốc là đối tác XKNS quan trọng hàng đầu của Việt Nam.với kim ngạch XK của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam rất lớn. Cùng với lợi thế Việt Nam. là nước nông nghiệp và định hướng xuất khẩu, việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới XKNS của Việt Nam.sang thị trường Trung Quốc là đặc biệt cần thiết. Có 7 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XK của doanh nghiệp xuất


khẩu nông sản (được sử dụng trong nghiên cứu này) bao gồm đặc điểm DN, đặc điểm quản lý, chiến lược marketing XK, quan hệ, đặc điểm ngành, thị trường nước ngoài và thị trường trong nước.

Trên cơ sở học thuyết nguồn lực và học thuyết dự phòng, mô hình nghiên cứu đã được đề xuất, phân tích và kiểm định cho thấy sự thống nhất đối với các nghiên cứu trước đây. Đặc điểm của DN XKNS thuận chiều với kết quả hoạt động XK của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Aaby và Slater (1989) [68]; Zou và Stan (1998) [143]. Các nhân tố như đặc điểm quản lý, chiến lược marketing, mối quan hệ kinh doanh đều có ảnh hưởng thuận chiều với hoạt động XK của DN Dean và cộng sự (2000) [90]. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XK của DN XKNS phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Reis J, Forte R(2016) [131], Guner Berrin và cộng sự (2010) [145] nghiên cứu về đặc điểm ngành hay Cavusgil và Zou (1994) [80], Dean và cộng sự (2000) [90] nghiên cứu về thị trường nước ngoài và đặc điểm thị trường trong nước. Thang đo của tất cả các biến đều đạt độ tin cậy cao (>0,8), các chỉ số về độ phù hợp của mô hình đều ở ngưỡng chấp nhận. Giá trị P-value

<0,05% ở khoảng tin cậy 95% do đó đều có ý nghĩa thống kê và các hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa tương ứng với các biến độc lập đều >0 cho biết tất cả các biến trong mô hình đều thuận chiều.

Hệ số hồi quy ước lượng cho thấy thị trường xuất khẩu, chiến lược marketing xuất khẩu và quan hệ là ba nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động XK của DN XKNS, trong đó, đặc điểm thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng thuận chiều và mạnh nhất. Điều này thể hiện rõ thực tế rằng thị trường Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch XKNS Việt Nam và có tầm ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động XK của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam trong việc thay đổi các quy định về nhập khẩu hàng NS từ Việt Nam. Việc cần có nhiều thông tin hơn nữa từ thị trường XK là thực sự cần thiết đối với các DN XKNS của Việt Nam. Từ việc tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đến việc hiểu rõ về yêu cầu ATVSTP hay các hàng rào thuế quan, phi thuế quan từ phía Trung Quốc sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động XKNS của DN Việt Nam.


Với nhân tố đặc điểm DN, DN có quy mô lớn và năng lực cạnh tranh quốc tế cao, hoạt động XKNS sang Trung Quốc, sẽ trở nên hiệu quả hơn. Song, các DN XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ nên năng lực cạnh tranh tồn tại nhiều hạn chế.

Trong quản lý của DN, các nhà quản lý có trình độ học vấn, kinh nghiệm quốc tế, tư duy cải tiến, hỗ trợ và mức độ cam kết cao giúp hoạt động XK diễn ra hiệu quả. Tại các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam, với 1/3 số quản lý chưa qua đào tạo chính thống và nguồn chất lượng nhân lực không cao, các hoạt động XK của DN có thể gặp nhiều trở ngại trước những đòi hỏi quốc tế chặt chẽ của đối tác Trung Quốc. Ngoài ra, sự thiếu kiến thức có thể dẫn đến những quyết định không hiệu quả trong kinh doanh.

Về nhân tố Chiến lược marketing, do các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên chưa chú trọng chiến lược XK. Tuy nhiên, nếu như các DN Việt Nam thay đổi tư duy và tập trung phát triển chiến lược marketing và xây dựng kế hoạch XK thì hiệu quả của hoạt động XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, sẽ được nâng cao.

Mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà nhập khẩu và các cơ quan hữu quan cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động XK của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh nhiều diễn biến phức tạp trong và ngoài nước gây ra bởi dịch Covid-19.

Đặc điểm ngành hoạt động XKNS của DN chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành nông nghiệp, thể hiện ở việc ngành nông nghiệp phát triển hay không phát triển. Tuy có các chính sách ưu đãi hay sự quan tâm của các cấp chính quyền nhưng đôi khi vẫn chưa tiếp cận được tới tất cả các các thành phần của ngành, còn tồn tại bất cập nên mức độ hiệu quả phát triển ngành nông nghiệp chưa cao.

Hoạt động XK cũng bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của thị trường trong nước. Với sự hỗ trợ các hiệp hội và chính phủ và trong môi trường pháp luật, kinh tế thuận lợi ổn định cùng các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho XKNS sang Trung Quốc, kết quả XK sẽ tích cực hơn. Song, vẫn còn một số hạn chế như việc ban hành chính sách chưa kịp thời, chưa tiếp cận đầy đủ các đối tượng, việc triển khai và phối


hợp giữa các cấp quản lý chưa tốt.

Dưới góc độ quản lý, Chính phủ có thể tạo môi trường kinh tế thuận lợi, công bình đẳng công bằng trong việc tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận thông tin, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu, khẳng định vị thế trên đấu trường quốc tế.

Tiểu kết:Kết quả nghiên cứu định lượng và định tính cho biết đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm nhà quản lý, chiến lược marketing xuất khẩu, mối quan hệ kinh doanh (nhân tố bên trong), thị trường nước ngoài, thị trường trong nước, đặc điểm ngành (nhân tố bên ngoài) có tác động thuận chiều đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Trong đó nhân tố thị trường nước ngoài có tác động mạnh nhất, còn nhân tố đặc điểm ngành có tác động yếu nhất tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Nghiên cứu này có một số điểm mới như đã thêm chỉ báo mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ trong thang đo mối quan hệ dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và nghiên cứu định tính. Nghiên cứu cũng khẳng định việc áp dụng học thuyết nguồn lực và lý thuyết dự phòng là phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí