Phân tích và định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2


Chương 3: Những điều kiện để nâng cao hiệu quả phân tích và định giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như mô tả, phân tích,

thống kê, tổng hợp và đưa ra các ví dụ thực tế, từ đó làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu.

Do những hạn chế về trình độ, thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế nên bài khoá luận của em không tránh khỏi có những thiếu sót. Em kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy, cô giáo.

Cuối cùng em xin đặc biệt cảm ơn TS. Nguyễn Đình Thọ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo giảng dạy tại trường ĐH Ngoại Thương đã trang bị cho em những kiến thức nền tảng để em có thể tiếp cận và nghiên cứu đề tài này.


CHƯƠNG 1‌‌

GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

I. Tổng quan về thị trường chứng khoán, niêm yết trên thị trường chứng khoán.

1. Khái niệm, bản chất thị trường chứng khoán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán

TTCK được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Người ta thường ví TTCK là “phong vũ biểu của nền kinh tế”, tức là thông qua thị trường chứng khoán, người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển của một nền kinh tế.

Phân tích và định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2

“Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán”. (Luật Chứng Khoán 2006)

Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán được hiểu một cách chung nhất là một thị trường mà ởi đó người ta mua bán, chuyển nhượng trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.

TTCK phải tồn tại ở một nơi mà ở nơi đó việc mua bán chứng khoán được thực hiện. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện TTCK ở các nước có nền sản xuất và lưu thông hàng hoá lâu đời như Mỹ, Anh, Pháp... nơi đó tồn tại dưới hai hình thức: TTCK có tổ chức và TTCK phi tổ chức. Hình thái điển hình của TTCK có tổ chức là Sở giao dịch chứng khoán (stock exchange). Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp (Primary market), hay thị trường thứ cấp (Secondary market), tại Sở giao dịch (Stock exchange) hay TTCK phi tập trung (Over the counter market). Các quan hệ mua bán này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như


vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.

1.2 Bản chất của TTCK

Xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Nhưng xét về mặt bản chất thì:

TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. Tập trung các nguồn vốn tiết kiệm để phân phối lại cho những ai muốn sử dụng các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng. Chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.

TTCK là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp. Ngược với cách tài trợ gián tiếp được thực hiện thông qua các trung gian tài chính, những người có vốn có khi có đủ điều kiện về môi trường tài chính, pháp lý… sẽ trực tiếp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh không cần qua các trung gian tài chính mà chuyển vốn thông qua TTCK, một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ người có vốn sang người cần vốn theo nguyên tắc đầu tư.

TTCK thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ. Các chứng khoán mua bán trên TTCK có thể đem lại thu nhập cho người nắm giữ nó sau một thời gian nhất định và được lưu thông trên TTCK theo giá cả thị trường, do đó bề ngoài nó được coi như một tư bản hàng hoá.

Có thể nói, TTCK là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá.

2. Chứng khoán – hàng hoá trên thị trường chứng khoán.

Chứng khoán là hàng hoá của TTCK. Đó là những tài sản tài chính vì nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về.


Theo Điều 6, Luật Chứng Khoán năm 2006 của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam:

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.

Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định.

Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá được xác định trước trong thời kỳ nhất định.

Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán cho một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước.


Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai.

Nói chung người ta phân chia chứng khoán thành 4 nhóm chính là cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán có thể chuyển đổi ( là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác) và các công cụ phái sinh ( bao gồm: quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai.)

3. Niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

3.1. Khái niệm niêm yết chứng khoán.

Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Cụ thể, đây là quá trình SGDCK chấp thuận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên SGDCK nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng như định tính do SGDCK đề ra. Niêm yết chứng khoán thường bao hàm việc yết tên công ty phát hành và giá chứng khoán.

Hoạt động niêm yết chứng khoán đòi hỏi phải đảm bảo độ tin cậy đối với thị trường cho các nhà đầu tư. Cụ thể, các công ty xin niêm yết phải đáp ứng được các điều kiện để niêm yết. Điều kiện này được quy định cụ thể trong quy chế về niêm yết chứng khoán do SGD ban hành. Thông thường, có hai quy định chính về niêm yết là yêu cầu công bố thông tin của công ty và tính khả mại của chứng khoán.

3.2. Quy định của Luật Chứng khoán Việt Nam về Niêm yết chứng khoán.

Tại Điều 40, Luật Chứng khoán Việt Nam quy định:


Tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính, số cổ đông hoặc số người sở hữu chứng khoán.

Tổ chức phát hành nộp hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ niêm yết. Tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và bất cứ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hồ sơ niêm yết.

Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán và việc niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.

II. Phân tích chứng khoán

Trong phân tích chứng khoán người ta thường áp dụng hai phương pháp cơ bản là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.Trong khôn khổ bài viết này em xin được tập trung vào phương pháp “Phân tích cơ bản”.

Phân tích cơ bản là phương pháp nghiên cứu nhằm xác định giá trị thực của công ty và so sánh giá trị này với mức giá cổ phiếu hiện hành. Cụ thể hơn, đó là sự phân tích thực trạng tài chính của công ty (phân tích tài chính) để xem xét công ty đó có lành mạnh về tài chính hay không nhằm phục vụ cho việc xét đoán loại chúng khoán nào tốt xấu, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.

Điều mà các nhà phân tích cơ bản coi như kim chỉ nam chính là cho rằng giá trị thực của một công ty có mối quan hệ mật thiết với các đặc tính tài chính như: khả năng phát triển; những rủi ro mà công ty có thể gặp phải; dòng tiền mặt… Bất kỳ một sai lệch nào so với giá trị thực cũng là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đó đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực.


Hầu hết các thông tin cơ bản đều tập trung vào thống kê về công ty, về ngành nghề mà công ty hoạt động và những thống kê về nền kinh tế nói chung. Quá trình phân tích hoạt động một doanh nghiệp để từ đó đưa ra quyết định đầu tư thường bao gồm 5 bước cơ bản sau:

• Phân tích tình hình kinh tế quốc tế.

• Phân tích tình hình kinh tế trong nước.

• Phân tích tình hình kinh tế ngành.

• Xác định tình hình tài chính doanh nghiệp.

• Định giá cổ phiếu.

Phân tích các báo cáo tài chính là phần quan trọng nhất của phân tích cơ bản. Phân tích các báo cáo tài chính sẽ đưa ra các số liệu trong quá khứ nhằm đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai và phân tích cơ bản tập trung vào các chỉ số tương đối thể hiện một cách khái quát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý (năm) đó.

1. Phân tích kinh tế quốc tế

- Mức tăng trưởng kinh tế là một thước đo sự tăng trưởng kinh tế trong một giai đoạn nhất định tính bằng tỷ lệ phần trăm. Thước đo này không phụ thuộc vào tình hình lạm phát.

Trong đó GDP 1 GDP 2 tổng thu nhập quốc dân của toàn thế giới trong 2 năm 1

Trong đó: GDP1, GDP2 : tổng thu nhập quốc dân của toàn thế giới trong 2 năm liên tiếp.

- Vấn đề chính trị.

Rủi ro chính trị là những rủi ro tài chính xảy ra do Chính phủ đột nhiên thay đổi những chính sách. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước nhưng lại tác động gián tiếp đến tình hình chính trị quốc tế. Trong xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay thì vấn đề chính trị thế giới ảnh hưởng tới mọi mặt, mọi quốc gia trên thế giới. Vì vậy khi phân tích tình hình hoạt


động của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thì đây là một trong những nhân tố vĩ mô cần phải xem xét đến.

- Chính sách bảo hộ.

Chính sách bảo hộ là những tác động của Chính phủ đưa ra nhằm ngăn ngừa việc nhập khẩu ồ ạt gây thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước.

Các chính sách bảo hộ thường được Chính phủ đưa ra bao gồm các biện pháp thuế quan và các biện pháp phi thuế quan (hạn ngạch thuế quan, giấy phép nhập khẩu, quản lý ngoại hối, hàng rào kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh dịch tễ…).

- Chính sách tài khoá.

Chính sách tài khoá liên quan đến chi tiêu và thuế của Chính phủ. Chính sách tài khoá là công cụ trực tiếp để thúc đẩy hoặc kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế. Chính phủ bằng cách tăng tiêu dùng sẽ kéo theo sự tăng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Tương tự như vậy, Chính phủ bằng cách tăng thuế suất sẽ tác động đến thu nhập của người tiêu dùng, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó làm tiêu dùng giảm xuống…

- Chính sách tiền tệ.

Chính sách tiền tệ có liên quan đến sự biến động của cung tiền đối với nền kinh tế vĩ mô, bao gồm: Chính sách (hay nghiệp vụ) thị trường mở; Chính sách tái chiết khấu của Ngân hàng Trung ương; Chính sách lập quỹ dự trữ bắt buộc. Chính sách này hoạt động thông qua ảnh hưởng của nó đối với lãi suất. Sự tăng lên của cung tiền sẽ làm giảm lãi suất ngắn hạn, qua đó khuyến khích đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên nếu xét trong dài hạn thì việc tăng cung tiền sẽ chỉ dẫn đến sự tăng giá hàng hoá mà không có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế về lâu dài.

Chính sách tiền tệ tác động đền nền kinh tế trên diện rộng hơn so với chính sách tài khoá. Khi lượng tiền trong lưu thông tăng lên, các nhà đầu tư

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí