Đánh Giá Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang

doanh nghiệp khả quan hơn. Sang năm 2007, tốc độ luân chuyển khoản phải thu giảm. Cụ thể, giảm từ 10,7 vòng xuống còn 9,03 vòng, dẫn đến kỳ thu tiền tăng lên 40 ngày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tốc độ tăng của khoản phải thu cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Tình hình thu hồi nợ trong giai đoạn này không tốt bằng so với năm 2006, thể hiện khả năng thu hồi vốn chậm. Vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng và bị các đơn vị khác chiếm dụng, gây khó khăn hơn trong việc thanh toán của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi so với ba công ty trong cùng ngành thì Agifish là công ty có các chỉ tiêu về phải thu tốt nhất. Kỳ thu tiền bình quân của các công ty đó trong năm 2007 gấp 1,5 đến 2 lần so với của Agifish. Điều này chứng tỏ chất lượng doanh thu của Agifish là rất cao và cũng cho thấy chính sách tín dụng thắt chặt của công ty. Nhưng kỳ thu tiền bình quân thấp không phải là hoàn toàn tốt. Việc thắt chặt tín dụng đối với khách hàng có thể khiến cho công ty bỏ lỡ nhiều hợp đồng về tay các đối thủ cạnh tranh, dẫn đến tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm.

Xét tốc độ luân chuyển vốn lưu động (hàng tồn kho và phải thu) của Agifish, nhận thấy tốc độ luân chuyển năm 2007 giảm so với năm 2005 và năm 2007, chứng tỏ lượng vốn lưu động cần thiết đưa vào sản xuất kinh doanh để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần có xu hướng tăng. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng giảm, tốc độ luân chuyển vốn chậm dẫn đến ứ đọng vốn và bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Nhưng xét trong tương quan với ba doanh nghiệp khác cùng ngành thì năm 2007, tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Agifish ở mức trung bình. Như vậy là tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty ở mức chấp nhận được.

Luân chuyển vốn cố định

Bảng 22: Vốn cố định và vòng quay vốn cố định AGF 2005-2007


Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2006

2007

Doanh thu thuần

Tỷ đồng

831

1198

1246

Vốn cố định đầu kỳ

Tỷ đồng

96

187

320

Vốn cố định cuối kỳ

Tỷ đồng

83

96

187

Vốn cố định bình quân

Tỷ đồng

89,5

141,5

253,5

Số vòng quay vốn cố định

Lần

9,28

8,47

4,92

Số ngày/vòng quay

Ngày

89,5

141,5

253,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 8

Nguồn: Cân đối kế toán AGF 2005-2007

Từ bảng số liệu, ta thấy giai đoạn 2005-2007 số vòng quay vốn cố định liên tục giảm rất nhanh, đặc biệt là năm 2007. Năm 2005, tốc độ lưu chuyển vốn cố định là 9,28 vòng, mỗi vòng là 90 ngày. Sang năm 2006, tốc độ lưu chuyển vốn cố định giảm nhẹ 0.81 vòng, nhưng số vòng quay tăng lên 142 ngày. Năm 2007, tốc độ lưu chuyển giảm mạnh xuống còn 4,92 vòng và số ngày trên vòng quay tăng lên tới 256 ngày. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do vốn cố định sử dụng bình quân tăng liên tục và tăng với tốc độ nhanh (năm 2006 tăng 58% so với năm 2005, năm 2007 tăng 79% so với năm 2006) trong khi đó doanh thu thuần lại tăng với tốc độ chậm hơn, đặc biệt là năm 2007. Kết quả phân tích chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty có xu hướng ngày càng giảm, đồng thời thể hiện khả năng thu hồi vốn cố định của công ty ngày càng chậm. Tuy nhiên, với khối lượng tài sản cố định mới đầu tư trong vòng 1-2 năm gần đây thì trong thời gian tới, có thể khối tài sản đó mới đem lại doanh thu cho công ty. Do đó, có thể kỳ vọng tốc độ luân chuyển vốn cố định của Agifish sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

Tóm lại, qua toàn bộ quá trình phân tích trên ta nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, bằng chứng là tốc độ luân chuyển khoản phải thu, tồn kho, vốn cố định giảm trong năm 2007. Do đó, trong những năm tới công ty cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như đề ra các giải pháp nhằm nhanh chóng thu hồi các khoản

nợ phải thu, hạn chế những tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹ thuật và năng lực sản xuất, đồng thời tăng doanh thu bán hàng.

4.2.2. Khả năng thanh toán

Phân tích tình hình thanh toán

Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nguyên nhân của mọi sự ngừng trệ, khê đọng các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Bảng 23: Cơ cấu khoản phải thu của AGF 2005 - 2007


Chỉ tiêu

Đơn vị

2007

2006

2005

Phải thu ngắn hạn

Triệu đồng

140.355

135.820

88.063

Phải thu khách hàng

Triệu đồng

112.782

100.697

85.364

Trả trước cho người bán

Triệu đồng

27.346

34.256

2.452

Các khoản phải thu khác

Triệu đồng

227

1.044

371

Phải thu/tài sản lưu động

%

58

49

39

Nguồn: Cân đối kế toán AGF 2005 - 2007

Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy năm 2006, các khoản phải thu tăng 47,8 tỷ đồng, tức là 54% so với năm 2005. Trong đó tất cả các khoản mục đều tăng. Phải thu của khách hàng tăng 18%, trả trước cho người bán tăng gần 32 tỷ đồng, gấp nhiều lần so với năm 2005. Điều này có thể được lý giải do trong năm 2006, công ty đã tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu. Thực tế, doanh thu trong năm 2006 đã tăng 44% so với năm trước. Và việc các khoản phải thu của công ty như vậy là hợp lý.

Sang năm 2007, phải thu của Agifish tăng nhẹ 4,5 tỷ đồng, tức là chỉ tăng 3,3%. Trong đó, đáng chú ý là trả trước cho người bán giảm mạnh, từ 34,2 tỷ đồng xuống 27,3 tỷ đồng, thể hiện khả năng chủ động hơn về nguồn nguyên liệu của công ty. Phải thu của khách hàng tăng 12% lên 112,6 tỷ đồng

trong khi doanh thu chỉ tăng 4%. Như vậy, khả năng quản lý phải thu của khách hàng của công ty trong năm 2007 chưa được cải thiện.

Mặc dù giá trị tuyệt đối của khoản mục phải thu của công ty tăng trong giai đoạn 2005-2007, nhưng tỷ trọng phải thu trên tài sản ngắn hạn lại thể hiện xu hướng giảm chắc chắn và ổn định.

Tóm lại, qua toàn bộ quá trình phân tích trên ta nhận thấy về mặt giá trị các khoản phải thu có chiều hướng tăng, nhưng nếu xét về tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản lưu động thì lại có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ công ty một mặt tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, mặt khác đã có những cố gắng trong việc thu hồi nợ, giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, góp phần sử dụng vốn hiệu quả hơn. Tuy vậy, công ty cũng cần có những biện pháp để giảm tỷ trọng phải thu của khách hàng hơn nữa trong thời gian tới.

Cũng tương tự như các khoản phải thu, ta phân tích các khoản phải trả để thấy được mức độ chiếm dụng vốn của công ty cũng như hiểu được tình hình trả nợ của công ty như thế nào.

Bảng 24: Cơ cấu phải thu của AGF năm 2005-2007



Chỉ tiêu

2005

2006

2007

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Nợ ngắn hạn

138.7

100.0

166.5

100.0%

221.2

100.0%

Vay và nợ ngắn hạn

74.6

53.8%

113.2

68.0%

163.0

73.7%

Phải trả người bán

37.1

26.7%

25.3

15.2%

43.6

19.7%

Người mua trả tiền trước

8.2

5.9%

0.1

1%

3.0

1.4%

Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước

3.3

2.4%

2.7

1.6%

0.4

0.2%

Phải trả người lao động

7.5

5.4%

17.9

10.8%

4.8

2.2%

Chi phí phải trả

4.6

3.3%

5.3

3.2%

2.7

1.2%

Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

3.3

2.4%

2.1

1.3%

3.8

1.7%

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tình chính AGF 2005-2007

Quan sát bảng phân tích khoản phải trả, ta nhận thấy giai đoạn 2005- 2007, khoản phải trả có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2006 tăng 27,8 tỷ - tăng 20% so với năm 2005. Nguyên nhân là do tăng vay nợ ngắn hạn và tăng phải trả cho người lao động. Sang năm 2007, phải trả tiếp tục tăng 54,7 tỷ lên 221,2 tỷ - tăng 33%. Trong đó, vay nợ ngắn hạn tăng 50 tỷ, phải trả người bán tăng 18,3 tỷ. Phải trả cho nhà cung cấp tăng đáng kể so với năm trước chứng tỏ uy tín của công ty tăng cao. Ngoài ra, phải trả người lao động trong năm này giảm đáng kể, từ 17,9 tỷ xuống còn 4.8 tỷ.

Như vậy, nhìn chung khoản phải trả qua 3 năm có khuynh hướng tăng khá nhanh, chủ yếu là do hoạt động sản xuất, đầu tư của công ty ngày càng mở rộng, nhưng lượng vốn tự có của công ty còn hạn chế nên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, công ty phải đi vay vốn, hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác như nhà cung cấp, hay người lao động để đáp ứng lượng vốn thiếu hụt này. Do đó, trong những năm tới công ty cần phải giảm bớt lượng vốn vay, vì nếu vay ngày càng nhiều thì rủi ro trong kinh doanh sẽ ngày càng cao. Hơn nữa, chi phí lãi suất cũng sẽ tăng mạnh, nhất là trong giai đoạn thắt chặt hoạt động tín dụng của ngân hàng như hiện nay.

Đồ thị 3: Tương quan phải thu – phải trả của AGF năm 2005-2007


Tương quan phải thu - phải trả ( tỷ đồng)

221.2

2007

140

362

166.5

2006

136

275

Phải trả Phải thu

Tài sản ngắn hạn

2005

138.7

88

151

-

100

200

300

400


Nguồn: Xử lý dữ liệu từ cân đối kế toán AGF 2005-2007

Có thể thấy, khoản phải trả của công ty trong giai đoạn 3 năm 2005- 2007 luôn cao hơn phải thu, trong khi phải trả lại có xu hướng tăng nhanh hơn. Do đó, công ty cần thận trọng trong phương án kinh doanh vì những khỏan nợ phải trả này sẽ có thể trở thành nợ quá hạn nếu phương án kinh doanh không thành công.

Phân tích khả năng thanh toán

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán. Để thấy rõ tình hình công ty hiện tại và trong tương lai, cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty.

Khả năng thanh toán trong ngắn hạn

Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ trong ngắn hạn hay không.

Bảng 25: Hệ số thanh toán ngắn hạn của AGF và 3 công ty cùng ngành


Chỉ tiêu

Đơn vị

AGF

ABT (2007)

ANV (2007)

ACL (2007)

2005

2006

2007

Vốn luân chuyển

Tỷ đồng

12

108

141

185

1249

162

Hệ số thanh toán hiện hành

Lần

1,09

1,65

1,63

1,45

2,73

2,25

Hệ số thanh toán nhanh

Lần

0,7

1,07

0,84

1,19

2,24

1,88

Hệ số thanh toán bằng tiền

Lần

0,06

0,26

0,21

0,37

0,66

0,13

Nguồn: Bảng cân đối kế toán AGF 2005-2007 và của ABT, ANV, ACL năm 2007

Đối với công ty Agifish, trong giai đoạn 2005-2007, vốn luân chuyển của công ty liên tục tăng với tốc độ cao. Điều này thể hiện sức ép thanh toán đối với tài sản ngắn hạn được giảm theo thời gian. Tuy nhiên, so với ba công ty cùng ngành thì Agifish lại có mức vốn lưu động thấp nhất. Ngoài ra, trong năm 2007 thì các hệ số phản ánh khả năng thanh toán trong ngắn hạn của Agifish cũng ở mức thấp. Như vậy, rủi ro tín dụng trong ngắn hạn của Agifish là cao.

4.2.3. Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 26: Tỷ suất lợi nhuận của AGF và 3 công ty cùng ngành


Chỉ tiêu

Đơn vị

AGF

ABT (2007)

ANV (2007)

ACL (2007)

2005

2006

2007

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ đồng

22,3

46,6

40

45,4

370

55,7

Doanh thu thuần

Tỷ đồng

831

1198

1246

432

3200

539

Doanh thu tài chính

Tỷ đồng

n/a

5,5

9

17,1

64,8

3,8

LNST/Doanh thu

%

2,7

3,9

3,2

10,5

11,6

10,3

Nguồn: Kết quả kinh doanh của AGF 2005-2007 và của ABT, ANV, ACL năm 2007

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Agifish năm 2006 và 2007 có cải thiện nhiều so với năm 2005. Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận của công ty là 2,7% thì đến năm 2006 đã tăng lên 3,9%, và năm 2007 là 3,2%. Năm 2006 là một năm kinh doanh sản xuất rất hiệu quả của Agifish, khi mà doanh thu tăng mạnh, chi phí giảm, dẫn đến lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, năm 2007, như đã phân tích ở trên, do sự dừng hoạt động của xí nghiệp AGF8 nên công ty không còn duy trì được mức tăng doanh thu cao, trong khi chi phí quản lý, chi phí lưu kho vẫn giữ ở mức cao. Nhưng sang năm 2008, khi xí nghiệp AGF8 sửa xong và đi vào sản xuất thì tỷ suất lợi nhuận của công ty sẽ kỳ vọng cao hơn.

So với các công ty trong cùng ngành, tỷ suất lợi nhuận sau thuế của Agifish chỉ chưa bằng 1/3, được giải thích chủ yếu do tỷ trọng giá vốn hàng bán của Agifish cao hơn các doanh nghiệp khác. Doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu là rất cao, nên chỉ cần một chênh lệch tỷ trọng giá vốn hàng nhỏ cũng có thể khiến lợi nhuận chênh lệch nhiều. Ngoài ra, lợi nhuận của 3 doanh nghiệp cùng ngành cao còn được lý giải bởi doanh thu từ hoạt động tài chính của các công ty đó chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lợi nhuận. Khoản lợi nhuận này không xuất phát từ hoạt động kinh doanh truyền thống của công ty, nên ta hoàn toàn có thể loại bỏ khoản lợi nhuận đó để đánh giá chính xác hơn tỷ suất lợi nhuận của công ty.

Để đánh giá chính xác, ta phân tích một số chỉ tiêu sinh lời:

Bảng 27: Các chỉ tiêu sinh lời của AGF và 3 công ty cùng ngành năm 2007


Chỉ tiêu

Đơn vị

AGF

ABT

ANV

ACL

ROA

%

4,7

10,9

15,8

25,7

ROE

%

6,4

15,8

21,9

43,3

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu

%

3,2

68,9

72,2

59,4

Đòn cân nợ

Lần

1,36

1,45

1,39

1,68

Hệ số quay vòng vốn

Lần

1,47

1,04

1,37

2,49

Nguồn: Báo cáo tài chính của AGF, ABT, ANV và ACL năm 2007

Như vậy, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ hữu của Agifish ở mức rất thấp so với ba doanh nghiệp trong cùng ngành. Theo phân tích Dupont thì điều này là do tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu của Agifish thấp như đã phân tích ở trên. Ngoài ra, đòn cân nợ của Agifish cũng thấp so với các doanh nghiệp khác do Agifish chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự cấp từ các cổ đông, ít huy động từ các tổ chức tín dụng. Trong những năm tới, Agifish cần cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để theo kịp các doanh nghiệp khác trong ngành.

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

1. Điểm mạnh và điểm yếu

1.1. Điểm mạnh

- Agifish là một công ty chế biến thủy sản có lịch sử hoạt lâu dài ở Việt Nam và đã khẳng định được uy tín của mình trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Agifish liên tục nằm trong top 5 công ty xuất khẩu cá tra, cá basa lớn nhất Việt Nam.

- Agifish là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam thành lập liên hợp cá sạch APPU vào tháng 9/2005 liên kết giữa công ty với các nhà nuôi trồng cá, các công ty cung cấp thức ăn và thuốc, nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn và ổn định cho công ty, giúp công ty có thể duy trì hoạt động sản

Ngày đăng: 12/05/2022