+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cẩ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
- Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm):
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2.
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khả năng không đủ khả năng trả
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Ninh Bình - 2
- Mục Tiêu, Vai Trò, Ý Nghĩa Của Quản Lý Rủi Ro.
- Các Vấn Đề Lý Thuyết Về Hoạt Động Tín Dụng Và Vấn Đề Về Rủi Ro Và Quản Lý
- Phương Pháp Nghiên Cứu Và Dữ Liệu Phân Tích Trong Luận Văn,
- Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Ninh
- Phân Tích Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
lãi đầy đủ theo hợp đòng tín dụng.
- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn.
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
+ Sau khi thực hiện phân loại nợ ngân hàng trích lập dự phòng cụ thể theo tỷ
lệ trích lập:
- Nhóm 1: 0%
- Nhóm 2: 5%
- Nhóm 3: 20%
- Nhóm 4: 50%
- Nhóm 5: 100%
+ Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro tín dụng càng cao thì rủi ro tín dụng càng lớn.
Tỷ lệ này ở các TCTD vượt quá 5% là đáng báo động.
Tỷ lệ mất vốn:
+ Tỷ lệ mất vốn càng cao thì rủi ro tín dụng đối với ngân hàng càng lớn.
+ Tỷ lệ mất vốn trên 2% có nghĩa là hoạt động tín dụng của Ngân hàng đó có rủi ro cao, dưới 2% có nghĩa là hoạt động tín dụng của Ngân hàng đó chấp nhận được.
1.3.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người vay. Nhưng người vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định gọi là môi trường kinh doanh và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.
1.3.3.1. Nhóm nguyên nhân từ môi trường vĩ mô.
Môi trường pháp lý:
- Hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, thống nhất thì môi trường kinh doanh của Ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi. Qua nghiên cứu và phân tích thực tế cho thấy rằng bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế vĩ mô đều dẫn đến sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá, điều khiển mở rộng hay thu hẹp tín dụng… đây là những nhân tố gây nên tính bấp bênh trong kinh doanh tiền tệ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của NHTM.
- Thực ra sử dụng hệ thống chính sách này là sự kết hợp giữa bàn tay của Chính phủ và bàn tay vô hình của thị trường. Quá trình thực hiện sự kết hợp này có lúc rất nhịp nhàng và hữu hiệu song có lúc lại làm gia tăng thêm tính bấp bênh và rủi ro vốn có của hình thức hoạt động kinh doanh tiền tệ. Sự thành bại trong việc điều hành chính sách nền kinh tế vĩ mô, khuôn khổ định hướng của phát triển kinh tế quốc gia, nó phụ thuộc rất nhiều vào thực tiễn điều chỉnh của từng giai đoạn đối với hoạt động kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng. Vấn đề là giải quyết dựa trên nguyên tắc đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế, song cũng có lúc không tránh khỏi là đưa các Ngân hàng vào trạng thái bị động. Và rủi ro, tổn thất đối với các NHTM là điều khó tránh khỏi.
Môi trường kinh tế:
- Môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của Người đi vay và cũng là sự thiệt hại hay thành công của Người cho vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kì kinh doanh cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Người đi vay do vậy tạo niềm tin hay gây nên nỗi lo nắng cho Người đi vay tiền. Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, Người vay hoạt động tốt do lợi nhuận thu được tương đối cao. Trong giai đoạn khủng hoảng thì khả năng hoàn trả của Người đi vay bị giảm sút.
- Lạm phát, Thiểu phát ảnh hưởng đến công việc kinh doanh như làm biến động giá cả, nguồn NVL, giá năng lượng, tiền lương trả cho nhân công… của Doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quá trình quản lý và thu hồi nợ của Ngân hàng làm gia tăng thêm các khoản RRTD và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế trong dài hạn.
Môi trường xã hội: Các yếu tố xã hội như thói quen, truyền thống, tập quán, trình độ văn hóa… của Người dân có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm tránh đưa ra các sản phẩm tín dụng không phù hợp.
Môi trường tự nhiên: Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ và gây thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con Người. Vì vậy khi có thiên tai, dịch họa xảy ra thì Khách hàng cùng Ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn
thất rất lớn, phương án kinh doanh không có nguồn thu… điều đó cũng đồng nghĩa
với việc Ngân hàng cũng gánh chịu rủi ro với Khách hàng của mình.
Môi trường công nghệ: Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng như công nghệ Ngân hàng sẽ dẫn đến rủi ro. Cho nên Ngân hàng luôn phải ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh.
Thông tin không cân xứng: Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ Nợ và Có, chuyển vốn từ Người gửi tiền sang Người đi vay tiền. Toàn bộ giao dịch này sẽ luôn suôn sẻ nếu các bên tham gia đều có những thông tin và hiểu biết đầy đủ về nhau. Song một thực tế tồn tại là một bên không biết tất cả những gì cần biết về phía bên kia, hoặc những thông tin không có được lại không liên tục và độ tin cậy không cao; sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có được như vậy là thông tin “không cân xứng”. Việc thiếu thiếu thông tin trong các giao dịch này sẽ đưa đến sự “lựa chọn đối nghịch” và “rủi ro đạo đức”. Vì vậy mà Ngân hàng phải thật sự tỉnh táo để có những nguồn thông tin cân xứng nhằm vượt qua sự chọn lựa đối nghịch đó và rủi ro đạo đức.
Tất cả các nguyên nhân khách quan nếu không được dự báo, có biện pháp phòng ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh của cả Khách hàng lẫn Ngân hàng. Khi Khách hàng gặp phải nguyên nhân khách quan gây nên họ không còn đủ khả năng thực hiện cam kết trong hợp đồng tín dụng với Ngân hàng thì việc tốt nhất Ngân hàng có thể làm là giúp đỡ, hỗ trợ Khách hàng để họ phục hồi lại kinh doanh để tạo nguồn trả nợ cho Ngân hàng.
1.3.3.2. Nguyên nhân từ phía người vay.
Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ì,… là các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng.
+ Do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, hoặc sử dụng vốn vay vào việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng bị pháp luật cấm.
nhũng.
+ Không đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng vốn, lãng phí, tham ô, tham
+ Khách hàng chủ định lừa đảo ngân hàng.
Trường hợp này người vay kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân
hàng đúng hạn hoặc không muốn trả nợ ngân hàng. Họ chây ì với hy vọng có thể
quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
Rủi ro tín dụng còn liên quan tới đạo đức của người sử dụng vốn vay ngân hàng. Họ sử dụng vốn với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt vốn tín dụng của ngân hàng thông qua việc tạo ra những dự án ảo. Những trường hợp như thế này hiện nay vẫn đang tồn tại rất nhiều, đòi hỏi phải nâng cao công tác thẩm định khách hàng nhằm hạn chế rủi ro.
+ Đối với các trường hợp bảo lãnh: ngân hàng có thể gặp rủi ro khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán do gặp khó khăn về vấn đề tài chính gây ra sự ứ đọng vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rộng hơn đó là nguy cơ rủi ro cao.
+ Ngoài ra còn có nguyên nhân là do sự không đồng bộ về các văn bản pháp lý liên quan đến TSBĐ và xử lý sự cố, qua đó hạn chế vị thế pháp lý của ngân hàng trong xử lý tài sản.
1.3.3.3. Các nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Nguyên nhân đầu tiên thuộc về ngân hàng phải kể đến là việc không chấp
hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay.
Nguyên nhân thứ hai về phía ngân hàng là chính sách tín dụng và quy trình cho vay còn lỏng lẻo, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp xem xét phân tích còn hạn chế chưa chính xác.
Nguyên nhân thứ ba là kỹ thuật cấp tín dụng chưa hiện đại, chưa đa dạng như việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp.
Nguyên nhân thứ tư là thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín
dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích trước khi cấp tín dụng.
Nguyên nhân thứ năm đó là năng lực và phẩm chất cán bộ tín dụng và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ của cán bộ ngân hàng.Vấn đề con người cũng cần chú trọng nâng cao tinh thần đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tình trạng một số cán bộ tín dụng tiếp tay với khách hàng làm giả hồ sơ vay, nâng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng đã tồn tại trên thực tế và để lại những hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín ngân hàng.
Nguyên nhân kế tiếp đó là công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chưa tốt, dẫn đến công tác kiểm soát rủi ro và hoạch định chính sách rủi ro không được bảo đảm dẫn đến tăng rủi ro tín dụng.
1.3.4. Quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
Đối với bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, khi rủi ro xảy ra đều kéo theo nó những ảnh hưởng khó lường và hậu quả của chúng cũng không dễ dàng khắc phục. Với rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng vậy. Chính vì thế, quản trị rủi ro được coi là hoạt động trọng tâm trong các tổ chức tài chính – ngân hàng bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động. Mặt khác, nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Do đó, quản trị rủi ro là một nhu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM.
1.3.4.1. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng.
Hoạt động sinh lời của các ngân hàng thương mại chủ yếu xuất phát từ hoạt động tín dụng, chính vì vậy mà rủi ro tín dụng phát sinh thường xuyên nhất và gây thiệt hại lớn nhất cho ngân hàng.
Quản lý rủi ro tín dụng tạo điều kiện an toàn cho ngân hàng bảo toàn và phát triển vốn của mình cũng như cho khách hàng đến gửi tại ngân hàng, vì có thu hồi được nợ thì mới đảm bảo thanh toán tiền gửi cho khách hàng.
Góp phần dự báo, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, phát hiện và ngăn chặn những
biến cố, các tình huống không có lợi đã, đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng.
Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của
ngân hàng.
Quản lý rủi ro tín dụng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến rủi ro, nợ quá hạn qua đó giảm chi phí cho ngân hàng, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng chung cho toàn ngân hàng.
1.3.4.2. Quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Quá trình quản lý rủi ro tín dụng cũng tuân thủ theo các nội dung của quá trình quản lý rủi ro, tức là gồm ba nội dung đã nêu ở trên, bao gồm: quá trình phân loại và nhận diện rủi ro, quá trình đo lường rủi ro, và quá trình giám sát và dự phòng rủi ro.
a. Phân loại và nhận diện rủi ro.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn rủi ro, và thường có một vài dấu hiệu để nhận biết rủi ro tín dụng, có dấu hiệu thì biểu hiện mờ nhạt, có dấu hiệu biểu hiện rất rõ ràng. Ngân hàng cần có biện pháp để nhận ra những dấu hiệu ban đầu của khoản vay có vấn đề và có hành động cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và xử lý chúng. Nhưng cần phải chú ý vì các dấu hiệu này đôi khi chỉ được nhận ra trong cả một quá trình chứ không hẳn là một thời điểm. Do vậy, cán bộ tín dụng cần phải nhận biết chúng một cách hệ thống. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm 1: nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ khách hàng.
+ Trong quá trình hạch toán của khách hàng.
+ Các hoạt động cho vay.
+ Phương thức tài chính.
- Nhóm 2: nhóm các dấu hiệu liên quan tới phương pháp quản lý của khách
hàng
+ Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị và ban điều hành. Hệ
thống quản trị và ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, về công tác quản trị, điều hành độc đoán hoặc phân tán
+ Được hoạch định bởi ban giám đốc điều hành ít kinh nghiệm, hay ban quản trị tham gia quá sâu vào vấn đề thường nhật, thiếu quan tâm tới lợi ích của các cổ đông, các chủ nợ
+ Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên, việc lập kế hoạch những
người kế cận không đầy đủ
+ Lập kế hoạch, xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất thời,
không có khả năng giải quyết đối với những thay đổi.
- Nhóm 3: nhóm các dấu hiệu liên quan tới chính sách ưu tiên trong kinh
doanh.
+ Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn, khách hàng bị ấn tượng bởi một khách
hàng có tên tuổi mà có thể sau này trở nên lệ thuộc, ban giám đốc cắt giảm lợi
nhuận nhằm đạt hợp đồng lớn.
+ Sự cấp bách không thích hợp như do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung sản phẩm dịch vụ ra quá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc.
- Nhóm 4: nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại.
+ Khó khăn trong phát triển sản phẩm, cường độ đổi mới sản phẩm giảm
dần, có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế.
+ Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, thị hiếu của người tiêu dùng cập nhật kỹ thuật mới, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh.
+ Những thay đổi từ chính sách của nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động - Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao.
- Nhóm 5: nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính kế toán .
+ Chuẩn bị không đầy đủ các số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn.
+ Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, số khách hàng nợ tăng
nhanh và thời hạn thanh toán của các con nợ kéo dài.
+ Khả năng tiền mặt giảm.
+ Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp.
+ Thường xuyên không đạt mức kế hoạch về sản xuất và bán hàng.