Tiểu kết chương 3
Chương 3 đã trình bày được mục tiêu và phương hướng phát tiển du lịch, khách sạn và nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2015 - 2020 là giai đoạn có thời gian nghiên cứu của đề tài và 5 năm sau nghiên cứu làm cơ sở để kết hợp thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Trên cơ sở này nội dung chính của chương đó là xây dựng được hai nhóm giải pháp cho các chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt, cụ thể là nhóm các giải pháp đãi ngộ tài chính và nhóm các giải pháp đãi ngộ phi tài chính cho nhân viên bộ phận tiền sảnh.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Việc làm là vấn đề quan trọng trong xã hội hiện đại, con người ngày nay đi làm không chỉ vì lý do tài chính (kiếm tiền để trang trải cuộc sống) mà rất nhiều người đi làm vì nhiều lý do khác: vị trí xã hội, niềm đam mê, yêu thích, muốn cống hiến, muốn thể hiện hoặc thử thách bản thân.
Nếu làm việc vì tài chính nhân viên luôn mong muốn thu nhập của họ ngoài việc đủ để họ thỏa mãn được nhu cầu cơ bản của bản thân mà còn phải giúp đỡ thêm thành viên khác trong gia đình và có thể phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, học tập… Đây là vấn đề nan giải cho các nhà lãnh đạo khách sạn, nhất là các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt vì kinh doanh khách sạn khác với kinh doanh các ngành sản xuất vật chất khác. Nếu làm việc còn thêm lý do phi tài chính như môi trường công việc hay các lợi ích từ công việc đem lại, nhân viên luôn mong muốn họ được làm việc trong một môi trường “trong lành”, nơi đó mọi người luôn sát cánh, sẵn sàng hỗ trợ cho nhau để hoàn thành mục tiêu công viêc, nơi họ dành mỗi ngày tám tiếng nên muốn xem đó là ngôi nhà thứ hai của họ. Đây cũng là một bài toán khó cho các nhà làm nhân sự là Ban lãnh đạo của các khách sạn vì tính chất cũng như cường độ làm việc tại các khách sạn.
Trong các khách sạn 4 sao, bộ phận tiền sảnh có một vai trò rất quan trọng vì là “bộ mặt” của khách sạn, thực hiện nhiều công việc liên quan trực tiếp tới khách và còn là cầu nối giữa khách và các bộ phận khác của khách sạn. Cho nên nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 - 5 sao có những yêu cầu rất riêng về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại hình, ngoại ngữ và trong quá trình làm việc họ phải chịu không ít áp lực từ công việc mang lại. Do vậy, quan tâm đến chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận
tiền sảnh tại các khách sạn bốn sao là mảng đề tài cần thiết và mang tính mới cũng như tính cấp thiết trong lĩnh vực nghiên cứu về kinh doanh khách sạn.
Đề tài được thực hiện trong phạm vi các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Trong quá trình nghiên cứu, vì là vấn đề nhạy cảm mang tính bảo mật của các khách sạn nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập số liệu, thông tin về chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt. Nhưng bước đầu, đề tài luận văn đã đạt được các mục tiêu đề ra như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Bộ Phận Tiền Sảnh Về Chính Sách Đãi Ngộ Tài Chính Gián Tiếp
- Tổng Hợp Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng Và Tp.đà Lạt Giai Đoạn 2015 - 2020
- Duy Trì Và Hoàn Thiện Một Số Chính Sách Đãi Ngộ Tài Chính Gián Tiếp
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Sự Hài Lòng Công Việc Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc
- Thang Đo Hài Lòng Chung Về Chính Sách Đãi Ngộ Nhân Viên Bộ Phận Tiền Sảnh
- Nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt - 17
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh trong kinh doanh khách sạn. Tóm tắt một vài bài học kinh nghiệm về đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn từ 4 - 5 sao của một số thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hạ Long.
- Đánh giá tình hình kinh doanh nói chung của các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
- Nghiên cứu được thực trạng áp dụng các chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh thông qua lựa chọn nghiên cứu điển hình 4 khách sạn.
- Đánh giá được độ hài lòng của nhân viên tiền sảnh của các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt về các chính sách đãi ngộ mà họ đang được thụ hưởng.
- Đề xuất một số giải pháp cho chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh cho các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Tuy nhiên đề tài cũng còn một số hạn chế sau đây:
- Cơ sở lý thuyết chưa đủ mạnh, đa dạng về nguồn tham khảo.
- Chọn nghiên cứu điển hình chưa bao quát hết đặc tính của hệ thống các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt, lý do là tác giả khó khăn trong quá trình liên hệ thực tập, xin thông tin và số liệu nên phần thực trạng chưa toát hết được bản chất và tính đại diện chưa hoàn hảo.
- Các giải pháp chưa đa dạng và một số chưa thật sự cụ thể vì vấn đề thời gian thực hiện đề tài phân bổ chưa hợp lý mất quá nhiều thời gian cho việc thu thập thông tin, số liệu và dữ liệu.
Khắc phục được hạn chế và mở rộng phạm vị nghiên cứu đại điện thêm một số khách sạn bốn sao ở thành phố du lịch nổi tiếng ở phía Nam như Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu là hướng phát triển của đề tài mà tác giả muốn đề xuất.
II. KIẾN NGHỊ
1. Với ban lãnh đạo của các khách sạn 4 sao trên địa bàn Đà Lạt
Sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời hiện đại góp phần vào sự phát triển, giảm bớt áp lực cho con người tuy nhiên con người vẫn là lực lượng lao động chủ chốt, không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh doanh du lịch. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của khách sạn do chính con người quyết định, trong đó nhân viên bộ phận tiển sảnh giữ một vị trí quan trọng. Chính vì vậy việc quan tâm đến chính sách đãi ngộ nhân viên nói chung, nhân viên bộ phận tiền sảnh nói riêng rất cần Ban lãnh đạo các khách sạn luôn luôn quan tâm để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện.
- Ban lãnh đạo cần đầu tư ngân sách cho việc xây dựng các bản mô tả tiêu chuẩn công việc một các chi tiết, tỉ mỉ và cụ thể cho tất cả các vị trí công việc của bộ phận tiển sảnh làm tiền đề cho việc xây dựng thang lương và các chính sách đãi ngộ cho bộ phận tiền sảnh các khách sạn.
- Việc hoàn thiện tiêu chí đánh giá cũng cần được Ban lãnh đạo các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt quan tâm chỉ đạo bộ phận nhân sự nhanh chóng hoàn thiện. Cần thường xuyên giám sát nhân viên trong quá trình họ làm việc để có được những đánh giá sát thực và giúp nhân viên hoàn thiện bản thân, nâng cao nâng lực.
- Xây dựng bầu không khí làm việc thoải mái cho nhân viên tiền sảnh, phê duyệt các kinh phí để tổ chức các hoạt động gắn kết nhân viên bộ phận tiền sảnh.
- Phối hợp cùng nhau để hoàn thiện chương trình đào tạo cho nhân viên bộ phận tiền sảnh các khách sạn.
2. Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng
Đà Lạt là thành phố được thiên nhiên ưu đãi để phát triển du lịch vì vậy cần tận dụng các lợi thế này để phát triển ngành du lịch của thành phố bằng việc hoạch định tổng thể và đưa ra những chính sách phát triển du lịch, trong đó có chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các khách sạn từ 4 - 5 sao. Sự chỉ đạo thống nhất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng trên cơ sở các định hướng hướng phát triển du lịch của Tỉnh đến các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt tạo nên sự phát triển bền vững cho các khách sạn không những về mặt kinh doanh mà còn về sự ổn định và phát triển nhân sự cho khách sạn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cần định hướng và chỉ đạo các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, trong đó có chương trình riêng cho nhân viên bộ phận tiền sảnh; Thường xuyên kiểm tra vịêc thực hiện chương trình đào tạo và tổ chức các buổi đánh giá sau đào tạo của các khách sạn.
Tài liệu tiếng Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch và Cơ quan hợp tác Phát triển Lux_Development (2005). Nghiệp vụ lễ tân, NXB Thanh Niên, Hà Nội
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch -Tổng cục Du lịch - Vụ khách sạn (2000),
Nghiệp vụ Lễ tân khách sạn, NXB Thống kê, Hà Nội
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch (2006), Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam và hội nhập khu vực. NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội
4. Business Edge (2006), Bản chất quản trị nguồn nhân lực, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh
5. Phạm Thị Cúc (2005), Giáo trình lý thuyết nghiệp vụ lễ tân, NXB Hà Nội.
6. Trần Kim Dung (1994), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê trường Đại học Kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh.
7. Trân Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp, TP.HCM
8. Sơn Hồng Đức (2012), Quản trị kinh doanh khu nghĩ dưỡng (Resort), NXB Phương Đông, thành phố Hồ Chí Minh.
9. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Mạnh Hòa (2003), Thực hành và nghiên cứu xã hội học trong quản lý và kinh doanh du lịch, NXB Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh.
11. GS.TS Nguyễn Văn Đính, Th.S Hoàng Thị Lan Hương (2007), Giáo trình công nghệ phục vụ trong khách sạn- nhà hàng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giáo trình kinh doanh khách sạn, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
13. George T.Milkovich, John W.Boudreau (2005), Vũ Trọng Hùng (dịch), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống Kê, Hà Nội
14. Lục Bội Minh (1998), Quản lý khách sạn hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
15. Nhóm nghiên cứu trường ĐH Kinh tế thành phố HCM (2011), Quản trị nguồn nhân lực – Bài tập và nghiên cứu tình huống, NXB Phương Đông, thành phố Hồ Chí Minh
16. Lê Quân (2009), Giáo trình Hoạch định nguồn nhân lực, trường Đại học Thương Mại, Hà Nội
17. Đặng Vũ Thư, Ngô Văn Quế (2003). Phát triển nguồn nhân lực và phương pháp dùng người trong sản xuất kinh doanh. NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội
18. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực,
NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội.
19. Quốc hội Việt Nam khóa 13 (2013), Bộ Luật Lao Động nước CHXHCNVN, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
20. Nguyễn Hữu Thân (2007), Quản trị nhân sự, NXB Lao động – Xã hội, thành phố Hồ Chí Minh
21. Đoàn Thị Thư (2005), Giáo trình Kinh tế du lịch khách sạn, NXB Hà Nội
22. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình nguồn nhân lực, NXB Lao Động – Xã hội, Hà Nội.
23. Trường Đại học Văn Lang (2006), Bộ phận tiền sảnh, Tài liệu giảng dạy, thành phố Hồ Chí Minh
20. Tổng công ty du lịch Saigontourist (2003), Lễ tân trong khách sạn Quốc tế hiện đại, thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn thạc sỹ
23.Vũ Thị Hằng (2009) Nghiên cứu thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại các khách sạn bốn sao ở Hạ Long – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
24. Đinh Thùy Vân (2011), Hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty điện lực Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học dân lập Hải Phòng
Sách ngoại văn
24.Robert A.Brymer (1998), Hospitality and tourism – An introduction to the industry, Kendall/Hunt publishing Company, the United State of America
25. Dennis L.Foster (1993), Sales and Marketing for Hotel, Motels and Resorts, the Glencoe Division of Macmillan/McGraw-Hill School Publishing Company, United Kingdom.
26. Linda Maund (2009), An Introduction to Human Resource Management, United Kingdom
26.Dennis Nickson (2007), Human Resource management for the hospitality and tourism industries, Hungary
27.Alan T.Stutts (2001), Hotel and Lodging Management – An introduction, printed in the United States of America
28.Michael J.Bella and Steven Goss Turner (2013), Human resource management in the hospitality industries, The United State of America