Phương Pháp Nghiên Cứu Và Dữ Liệu Phân Tích Trong Luận Văn,


+ Tăng giá trị quảng cáo thông qua việc đánh giá lại tài sản …

Trên đây là 5 nhóm dấu hiệu giúp cho các nhà quản lý nhận biết khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Từ những dấu hiệu nhận biết này các nhà quản lý phải xây dựng cho mình chiến lược quản trị rủi ro nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

b. Đo lường rủi ro hoạt động tín dụng

Sau khi xác định rủi ro, các ngân hàng phải tiến hành đo lường khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro. Phải xác định rủi ro có thể chấp nhận được và rủi ro không thể chấp nhận được

Cùng như phương pháp đo lường rủi ro thông thường, việc đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể thực hiện bằng hai phương pháp: Phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

- Phương pháp đo lường định tính là việc đánh giá, nhận xét về mức độ rủi ro

của các rủi ro đã xác định

- Phương pháp đo lường định lượng là việc đánh giá bằng số liệu cụ thể về

mức độ rủi ro, tổn thất của từng loại dấu hiệu rủi ro đã được xác định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

c. Giám sát, phòng ngừa, dự phòng và xử lý rủi ro tác nghiệp.

- Quá trình giám sát rủi ro:

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Ninh Bình - 6

+ Theo dõi các hoạt động triển khai công tác quản lý rủi ro ngay tại đơn vị để đảm bảo quá trình quản lý rủi ro phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.

+ Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các phương án phòng ngừa, giảm

thiểu rủi ro của các đơn vị.

+ Theo dõi những dấu hiệu rủi ro có mức độ rủi ro cao, đề xuất biện pháp kịp

thời để tránh sự cố rủi ro xảy ra.

+ Theo dõi sự biến động mức độ rủi ro của từng loại rủi ro.

+ Theo dõi việc lập và gửi đầy đủ các loại báo cáo về rủi ro theo quy định.

- Biện pháp phòng ngừa:

+ Quản lý giám sát các khoản vay.

+ Rà soát và xem xét lại tài sản bảo đảm nợ vay của khách hàng.


+ Hoàn thiện hồ sơ pháp lý.

- Biện pháp xử lý:

+ Phát mại tài sản: ngân hàng nên cố gắng thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản của mình. Nếu khách hàng không có thiện chí thì ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản cầm cố thế chấp theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật.

+ Trả nợ thay: yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng vay vốn.

+ Khởi kiện: trong trường hợp cần phải khởi kiện, ngân hàng phải khẩn trương hoàn thiện ngay các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng.

+ Bán nợ: bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc một phần doanh nghiệp.

+ Các biện pháp khuyến khích trả nợ: miễn giảm một phần lãi suất, tính lại

lãi, không tính lãi phạt… áp dụng cho các khách hàng có thiện chí trả nợ gốc.

+ Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp

vào số vốn không thu hồi lại được.

+ Biện pháp đối với cán bộ ngân hàng, các bộ phận liên quan trong ngân hàng: Ngoài các biện pháp khắc phục và xử lý nêu trên, dựa vào mức độ rủi ro và thiếu sót từ phía cán bộ mà ngân hàng lựa chọn mức độ xử lý để lựa chọn biện pháp xử lý là truy cứu trách nhiệm hay bồi thường vật chất.

- Dự phòng rủi ro: Rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi ngân hàng. Việc trích lập dự phòng rủi ro làm lành mạnh tài chính ngân hàng là yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng. Khi chọn phương pháp dự phòng rủi ro, phải đảm bảo được yêu cầu:

+ Có hiệu quả tài chính bằng cách giảm bớt các chi phí (chi phí quản lý)

+ Tạo được sự linh hoạt trong xử lý rủi ro ngân hàng

+ Kiểm soát được các tổn thất vì chi phí dự phòng do ngân hàng phải gánh

chịu.

1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu phân tích trong luận văn,

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu.

1.4.1.1 Phương pháp so sánh.

Để phương pháp này phát huy hết tính chính xác và khoa học, trong quá trình phân tích cần thực hiện đầy đủ 3 bước sau:


Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh.

Trước hết chọn chỉ tiêu của một kì làm căn cứ để so sánh, được gọi là kì gốc.

Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kì gốc so sánh cho thích hợp. Nếu:

Kì gốc là năm trước: Muốn thấy được xu hướng phát triển của đối tượng

phân tích.

Kì gốc là năm kế hoạch (hay năm định mức):Muốn thấy được việc chấp hành các định mức đã đề ra có đúng với dự kiến hay không.

Kì gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành (hay khu vực hoặc quốc tế) : Muốn thấy được vị trí của doanh nghiệp hay khả năng đáp ứng thị trường của doanh nghiệp.

Kì gốc là năm thực hiện: là chỉ tiêu thực hiện trong kì báo cáo.

Bước 2: Điều kiện so sánh được.

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem

so sánh cần đảm bảo tính chất so sánh được về thời gian và không gian:

Về thời gian: Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán như nhau(cụ thể như cùng quý, cùng tháng, cùng năm…) và phải đồng nhất trên cả 3 mặt: Cùng một nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính toán, cùng một đơn vị đo lường.

Về không gian: Các chỉ tiêu kinh tế cần được quy đổi về cùng quy mô tương

tự nhau (cụ thể: cùng bộ phận, cùng phân xưởng,…)

Bước 3: Kỹ thuật so sánh.

Để đáp ứng cho các mục tiêu so sánh, người ta thường áp dụng các kỹ thuật

so sánh sau:

- So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kì gốc, kết quả so sánh này là biểu hiện số lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh giản đơn bằng số tương đối: Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Các loại số tương đối:


Số tương đối kế hoạch: Phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch.

Số tương đối động thái: Phản ánh xu thế bao gồm tốc độ tăng giảm (định

gốc, liên hoàn) và tốc độ phát triển (định gốc, liên hoàn).

Số tương đối kết cấu: Phản ánh cơ cấu, tỷ trọng của từng bộ phận.

Số tương đối hiệu suất (hay hiệu quả).

%X10 = X1/X0 * 100%

%X1k = X1/Xk * 100%

Trong đó: % X: Kết cấu/ mối quan hệ/ tốc độ phát triển/ mức độ phổ biến

X1 : Trị số thực tế

X0 : Trị số kỳ gốc (kỳ trước)/ Xk : Trị số kế hoạch

- So sánh có điều chỉnh: (có liên hệ với chỉ tiêu khác)

ΔX’ = X1 – X0’

X0’ là trị số gốc đã điều chỉnh trong mối liên hệ với chỉ tiêu Y nào đó

X0’ = X0 * (Y1/Y0)

Khi X là chỉ tiêu đầu ra của kinh doanh, ta điều chỉnh trong mối liên hệ với Y

là chỉ tiêu đầu vào ΔX’<0 là tốt.

Khi X là chỉ tiêu đầu vào của kinh doanh, ta điều chỉnh trong mối liên hệ với

Y là chỉ tiêu đầu ra ΔX’>0 là tốt.

Một số chỉ tiêu đầu vào: Số lượng lao động, số lượng máy móc thiết bị, chi

phí sản xuất, chi phí quảng cáo…

Một số chỉ tiêu đầu ra: Giá trị sản xuất, số lượng sản phẩm sản xuất, doanh

thu, lợi nhuận, sản lượng sản phẩm tiêu thụ…

Nhận xét:Mục đích sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá xu hướng,

cho phép so sánh chuẩn để nhận dạng vị trí của Doanh nghiệp.

So sánh để định vị vấn đề, mức độ đáp ứng chuẩn.

1.4.1.2 Phương pháp phân tích chi tiết:

Là phương pháp chia nhỏ các hiện tượng để phân tích sâu và hiểu được bản chất của hiện tượng, quá trình kinh doanh. Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:


- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Mọi kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Với ý nghĩa đó, phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả kinh doanh. Trong phân tích kết quả kinh doanh nói chung, chỉ tiêu giá trị sản lượng (hay giá trị dịch vụ trong xây lắp, trong vận tải, du lịch…) thường được chi tiết theo các bộ phận có ý nghĩa kinh tế khác nhau.

- Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh. Tuỳ đặc tính của quá trình kinh doanh, tuỳ nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và tuỳ mục đích phân tích, khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cần chi tiết khác nhau và chỉ tiêu khác nhau phải chi tiết.

- Chi tiết theo địa điểm kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là do các bộ phận, các phân xưởng, đội, tổ sản xuất kinh doanh thực hiện. Bởi vậy, phương pháp này thường được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh doanh trong các trường hợp sau:

+ Một là, đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ. Trong trường hợp này, tuỳ chỉ tiêu khoán khác nhau có thể chi tiết mức thực hiện khoán ở các đơn vị có cùng nhiệm vụ như nhau.

+ Hai là, phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Tuỳ mục tiêu đề ra có thể chọn các chỉ tiêu chi tiết phụ hợp về các mặt: năng suất, chất lượng, giá thành…

+ Ba là, khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền

tồn, đất đai…trong kinh doanh.


Nhận xét:Phương pháp phân tích chi tiết cho phép đánh giá những tác động riêng biệt của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau. Phương pháp này cho phép tìm kiếm nguyên nhân của vấn đề cần xem xét.

1.4.2 Các dữ liệu phân tích

- Dữ liệu thứ cấp:

+ Báo cáo tình hình kinh doanh của BIDV Ninh Bình qua các năm phục vụ

cho việc đánh giá tình hình kinh doanh của BIDV Ninh Bình qua các năm.

+ Báo cáo cơ cấu tín dụng tại BIDV Ninh Binh qua các năm phục vụ cho công tác đánh giá tình hình tín dụng, cơ cấu tín dụng tại BIDV Ninh Bình.

+ Các báo cáo thanh tra của BIDV Ninh Bình qua các năm phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro tại BIDV Ninh Bình.

+ Báo cáo tổng kết của BIDV Ninh Bình qua các năm phục vụ cho công tác đánh giá tình hình tín dụng tại BIDV Ninh Bình.

+ Báo cáo rủi ro tác nghiệp của BIDV Ninh Bình qua các năm phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro đến từ Ngân hàng.

+ Các báo cáo nội bộ của BIDV Ninh Bình phục vụ để cung cấp số liệu để đánh giá tình hình tín dụng và tình hình rủi ro tín dụng tại BIDV Ninh Bình.

- Thời gian 2011-2013


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 2

******************

Rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác của ngân hàng là sự hiện hữu khách

quan vốn có trong các nghiệp vu của ngân hàng. Việc xây dựng các phương án

phòng chống rủi ro sau khi đánh giá mức độ rủi ro của mỗi nghiệp vu ̣cu ̣thể là tất yếu, tuy nhiên việc loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có yếu tố chủ quan từ phía khách hàng vay và ngân hàng cho vay, đồng thời cũng có yếu tố khách quan từ môi trường kinh doanh. Mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một chính sách quản tri ṛ ủi ro riêng biệt. Các chính sách này đều dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như: chấp nhận rủi ro, điều hành rủi ro cho phép, quản lý độc lập các rủi ro, chuyển đẩy các rủi ro không cho phép... Mục đích nhằm xây dựng được một hệ thống phòng chống từ xa, đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng.

Từ những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng ngân hàng: khái quát về rủi ro tín dụng ngân hàng, quản lý rủi ro tín dụng và mô hình quản lý rủi ro tín dụng, chương 1 cũng nghiên cứu, làm rõ các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, Làm tiền đề để cho những phân tích thực trạng ở chương 2.


CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN NINH BÌNH


2.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP

Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

a. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.

- Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình.

- Tên giao dịch :Bank for Invesment and Development of Vietnam (BIDV)

Ninh Binh branch.

- Trụ sở chính :Đường Lê Hồng Phong phường Đông Thành thành phố Ninh

Bình.

- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và

các hoạt động khác ghi trong Điều lệ (Theo quyết định 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/2002).

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0100150619-009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp ngày 02/05/2012

- Mã số thuế : 01001506191

- Website : www.bidv.com.vn

- Email : bidv@hn.vnn.vn

- Số điện thoại : (030)3871429

- Là một trong ba ngân hàng thương mại lớn của tỉnh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.Ngân hàng có 3 phòng giao dịch tại Gián Khẩu Gia Viễn, thị xã Tam Điệp, phường Bích Đào thành phố Ninh Bình.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí