Các Vấn Đề Lý Thuyết Về Hoạt Động Tín Dụng Và Vấn Đề Về Rủi Ro Và Quản Lý




B

(Trung bình)

- Tiềm lực tài chính trung bình, có nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

- Hoạt động kinh doanh ở mức trung bình, dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của môi trường và sức ép cạnh tranh.

- Kinh doanh có lãi nhưng thấp, không ổn định.

- Năng lực quản lý thấp.


Trung bình (Về lâu dài ngân hàng có nguy cơ

mất vốn)

CCC

(Dưới

trung bình)

- Hoạt động hiệu quả thấp.

- Năng lực tài chính không đảm bảo.

- Trình độ quản lý kém.

- Có thể đã có nợ quá hạn.

Dưới trung bình (Ngân hàng có nguy cơ mất vốn nếu không khắc

phục kịp thời).


CC

(Dưới

chuẩn)

- Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ hoặc có lỗ lũy

kế.

- Hiệu quả kinh doanh thấp, kết quả kinh doanh ở

mức báo động.

- Năng lực quản lý kém, có thể có nợ quá hạn.

Cao

(Nếu không có biện pháp kịp thời sẽ bị mất vốn trong ngắn hạn)


C (Yếu)

- Hiệu quả hoạt động rât thấp, bị thua lỗ không

có khả năng phục hồi.

- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn.

- Năng lực quản lý kém.

Rất cao

(ngân hàng có thể bị mất vốn hoặc mất rất nhiều thời gian và công

sức để thu hồi)


D

(Yếu kém)

- Thua lỗ nhiều năm, tài chính không lành mạnh

.

- Bộ máy quản lý yếu kém, có nợ quá hạn.

Đặc biệt rủi ro, có nhiều rủi ro Ngân hàng không thu hồi

được nợ vay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Ninh Bình - 4

(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Lao động và Xã hội)


- Minh họa về phương pháp ý kiến chuyên gia liên quan đến việc đánh giá xếp hạng tín dụng ngân hàng được trình bày ở bảng 1.2 sử dụng để đo lường mức độ rùi ro của doanh nghiệp.

- Hạn chế của mô hình định tính là các nhận xét, đánh giá, xếp hạng và chấm điểm rủi ro đều là chủ quan. Chính vì vậy, các nhà quản trị luôn khuyến khích kết hợp hai phương pháp định tính và định lượng.

- Có thể nói, việc kết hợp giữa các phương pháp định lượng và định tính là kim chỉ nam trong hoạt động đo lường rủi ro trong tương lai. Sử dụng đồng thời hai phương pháp có hai lợi ích rất lớn. Thứ nhất, doanh nghiệp có thể kết hợp được kinh nghiệm quản trị rủi ro của các chuyên gia trong nhiều năm và kết quả của mô hình định lượng. Thứ hai, sự kết hợp này giúp bao quát được hầu hết các rủi ro của doanh nghiệp.

c. Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro.

Trên cơ sở những rủi ro đã nhận dạng và đo lường được doanh nghiệp có thể tiến hành thực hiện các biện pháp để kiểm soát, phòng ngừa các rủi ro đó. Các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể chia thành ba nhóm cơ bản sau:

- Né tránh rủi ro: Đây là các biện pháp trong đó nhà quản trị sẽ tìm cách phát hiện những dự án kinh doanh có nguy cơ xảy ra rủi ro cao để tránh cho doanh nghiệp không tham gia vào, nhờ đó không phải chịu rủi ro. Ví dụ, kinh doanh ngân hàng không thể né tránh được rủi ro về tín dụng khi khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ gốc và/hoặc nợ lãi đúng hạn. Hoặc khi một doanh nghiệp đầu tư vào một quốc gia đang hoặc kém phát triển sẽ phải đối mặt với những rủi ro về chính trị do hệ thống pháp luật hoặc quản lý hành chính của nước đó còn yếu kém. Doanh nghiệp có thể chọn giải pháp không đầu tư vào quốc gia đó để tránh những rủi ro nói trên nhưng sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời từ thị trường này.

- Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro: Đây là nhóm giải pháp nhằm giảm đến mức tối đa các rủi ro có thể đến với doanh nghiệp, chúng bao gồm các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro.


+ Trước hết là ngăn ngừa rủi ro: đây là biện pháp nhằm vào nguyên nhân gây ra rủi ro, khiến cho rủi ro không thể xảy ra. Ví dụ, để ngăn chặn những rủi ro do thiếu thông tin khi tham gia vào một thị trường mới, có thể sử dụng hình thức bán hàng qua đại lý là các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm tại thị trường đó trong thời gian thăm dò thị trường thay vì trực tiếp bán.

+ Một khi không thể né tránh rủi ro, nhà quản trị sẽ phải tìm cách giảm thiểu số lần xảy ra rủi ro. Ví dụ, để giảm rủi ro bị đối tác lừa đảo, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ thông tin đến mức có thể nắm rõ về đối tác.

- Giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra: Đây là biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại một khi rủi ro xảy ra. Ví dụ, để hạn chế thiệt hại do rủi ro bị nhà cung cấp ép giá hoặc từ chối cung cấp hàng gây ra, doanh nghiệp cần đa dạng hóa nguồn cung cấp của mình. Giảm thiểu những tổn thất rủi ro gồm:

+ Tài trợ rủi ro: hoạt động kiểm soát rủi ro không thể giúp doanh nghiệp tránh được mọi rủi ro. Một khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp cần phải sẵn sàng cho các tổn thất, không để ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình. Tài trợ rủi ro được chia thành hai nhóm biện pháp cơ bản:

- Chấp nhận rủi ro và lập quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất nếu rủi ro xảy ra: là việc các nhà quản trị phải dự phòng các nguồn lực tài chính để kịp thời bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra để không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp.

- Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro: Để chia sẻ rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải ký những hợp đồng với những điều khoản đặc biệt. Ví dụ, để tránh rủi ro giá cả biến động, doanh nghiệp sẽ phải ký những hợp đồng dài hạn với giá cả cố định, hoặc doanh nghiệp sẽ phải tham gia vào các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn để tránh rủi ro tỷ giá. Với những hợp đồng với các điều khoản cố định như vậy, rủi ro sẽ được chia sẻ giữa cả hai bên mua và bán. Việc ký kết hợp đồng bảo hiểm cũng có thể coi là một biện pháp chia sẻ rủi ro giữa những người cùng tham gia bảo hiểm.

Trong quá trình quản lý rủi ro, việc sử dụng biện pháp nào phải căn cứ vào những đánh giá về khả năng xảy ra rủi ro, mức độ thiệt hại mà rủi ro có thể xảy ra,


cũng như những nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp sẵn có để khắc phục những thiệt hại đó. Lợi ích và chi phí của từng biện pháp sẽ phải được cân nhắc. Tất cả điều này sẽ phụ thuộc một phần không nhỏ ở những thông tin mà doanh nghiệp có được về rủi ro. Do vậy, có được những thông tin đầy đủ về rủi ro cũng quan trọng không kém những hiểu biết về việc vận dụng các kỹ thuật quản trị rủi ro.

1.2. Các vấn đề lý thuyết về hoạt động tín dụng và vấn đề về rủi ro và quản lý

rủi ro tín dụng.

1.2.1. Khái niệm tín dụng.

Tín dụng xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm.Tiếng Anh là Credit.Ngôn ngữ dân gian Việt Nam, “tín dụng” có nghĩa là sự vay mượn.

- Theo nghĩa hẹp: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn.

- Theo nghĩa rộng: Tín dụng là hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình chuyển quyên sử dụng một lượng giá trị nhất định từ chủ thể này sang chủ thế khác theo nguyên tắc hoàn trả.

- Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau:

+ Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến han thanh toán.

+ Theo luật các tổ chức tín dụng hoạt động tín dụng được định nghĩa: “Là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vu cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác”.


1.2.2. Đặc điểm của tín dụng.

Hoạt động tín dụng dựa trên một số đặc điểm sau:

- Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ.

- Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay.

- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các

chủ thể trong nền kinh tế.

1.2.3. Vai trò của hoạt động tín dụng.

Tín dụng là hoạt động chủ yếu của phân lớn các ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng cao trong lợi nhuận của ngân hàng. Do đó ngân hàng luôn tìm cách duy trì, mở rộng tín dụng thông qua việc đa dạng hóa các loại hình tín dụng. Mặt khác, hoạt động tín dụng còn tác động đến những hoạt động kinh doanh khác hay uy tín nên ngân hàng cũng phải quan tâm đến chất lượng của hoạt động tín dụng. Tuy nhiên ,đôi với nền kinh tế tín dụng ngân hàng lại thể hiện một vai trò rõ nét:

- Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

- Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn.

- Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội.

- Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội.

1.2.4. Quy trình tín dụng căn bản.

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn.

- Lập hồ sơ vay vốn được thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:

Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng

Khả năng sử dụng vốn vay

Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)

Bước 2: Thẩm định (Phân tích tín dụng).

Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng


trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay.

Mục tiêu:

- Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảmthiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

- Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

Bước 3: Ra quyết định tín dụng.

Ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ

vay vốn của khách hàng. Bước 4: Giải ngân.

Ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Bước 5: Giám sát tín dụng

Ngân hàng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

Khi khách hàng đã thanh toán hết gốc lãi của hợp đồng tín dụng đó tại ngân

hàng. Ngân hàng sẽ làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng đó cho khách hàng.

(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Lao động và Xã hội)

1.3. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương

mại.

1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.

Theo quyết định 493/2005 QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do


khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Theo Thomas P.Fitch: “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh tóan được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ.”

Theo Hennie van Greuning –Sonja B rajovic Bratanovic: “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khỏan của ngân hàng.”

Theo trang web Wikipedia thì: “Rủi ro tín dụng là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Luôn là người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng.”

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.

a. Nhóm chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu.

Nợ quá hạn: là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ chức tín dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, làm giảm chỉ tiêu kinh doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, giảm uy tín, giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn:


Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì rủi ro càng tăng Tỷ lệ nợ quá hạn của 3

+ Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì rủi ro càng tăng.

+ Tỷ lệ nợ quá hạn của một ngân hàng lớn hơn 5% tổng dư nợ thì được coi là báo động.

Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi

ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra


khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

- Tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = 100%

Tổng dư nợ

+ Thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu có thể thấy được mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng, từ đó đánh giá được chất lượng tín dụng của các TCTD. Các chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy chất lượng tín dụng của tổ chức càng kém.

+ Tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3% được coi là chấp nhận được, nếu tỷ lệ nợ xấu bằng hoặc lớn hơn 3% được coi là có rủi ro cao. Theo đó, ngân hàng nhà nước quy định nếu nợ xấu vượt ngưỡng 3% các NHTM sẽ bị đánh tụt hạng, giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, ảnh hưởng đến uy tín ….của các NHTM.

b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng mất vốn.

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.

- Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro tín dụng:


Chúng ta cần phải phân loại nợ trước khi trích nhập dự phòng Như ở Việt 6

+ Chúng ta cần phải phân loại nợ trước khi trích nhập dự phòng. Như ở Việt

nam hiện nay, việc phân loại nợ được thực hiện theo 5 nhóm như sau:

- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu

hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023