số trên địa bàn thị xã Tân Uyên trong thời gian tới chủ yếu là tăng cơ học, trên cơ sở lao động nhập cư từ các địa phương khác đến làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã và các khu công nghiệp lân cận, lao động đến làm việc trong khu vực dịch vụ.
Dân số thị xã Tân Uyên trong kỳ quy hoạch phần lớn là dân số trong độ tuổi lao động, từ nơi khác đến. Do đó, lao động thị xã Tân Uyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa 2020 - 2025 sẽ chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dân số. Ước tính tỷ lệ lao động trên dân số thị xã Tân Uyên đến năm 2020 là 66% và năm 2025 là 65%. Lao động trên địa bàn thị xã Tân Uyên đến năm 2020 ước đạt từ 174 – 178 ngàn người, giai đoạn 2021 – 2025 ước đạt từ 209 – 218 ngàn người.
Tóm lại, dân số và lao động trên địa bàn thị xã Tân Uyên trong năm qua tăng nhanh, gia tăng dân số chủ yếu là gia tăng cơ học, lực lượng lao động tăng nhanh chủ yếu là lao động nhập cư. Dân số và lao động tăng nhanh ở các xã trên địa bàn thị xã Tân Uyên đặt ra yêu cầu phải giải quyết về nhà ở cho công nhân cũng như những vấn đề an sinh xã hội, an ninh trật tự và an toàn xã hội trên các địa bàn.
1.4.3. Quá trình hình thành và phát triển
Thị xã Tân Uyên có lịch sử phát triển gắn liền với vùng Gia Định - Đồng Nai xưa, tức miền Đông Nam Bộ ngày nay. Cách đây hàng ngàn năm, con người nguyên thủy đã sinh sống và phát triển trên địa bàn Bình Dương. “Người Vườn Dũ” (Tân Uyên) là lớp cư dân đầu tiên khai phá vùng đất Đông Nam Bộ nói chung, Bình Dương nói riêng. Vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, lớp cư dân người Việt từ miền Bắc, miền Trung xiêu tán về vùng Đông Nam Bộ, trong đó có địa bàn Bình Dương, tìm vùng đất mới để lập nghiệp. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đồng Nai, thiết lập hệ thống quản lý hành chính ở vùng đất mới khai phá và phát triển vùng đất này. Sau khi thiết lập hệ thống hành chính, triều Nguyễn đã có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút lưu dân đến khai hoang lập làng vùng Gia Định - Đồng Nai. Trong bối cảnh đó Tân Uyên cũng nhanh chóng được khai phá
Nhưng đến khi Pháp xâm lược chúng đã cải tổ các đơn vị hành chính. Dưới thời Pháp thuộc, Tân Uyên là một quận của tỉnh Biên Hòa, gồm 3 tổng Chánh Mỹ Hạ, Chánh Mỹ Trung và Phước Vĩnh Hạ. Quận lỵ đặt tại làng Uyên Hưng, tổng Chánh Mỹ Trung. Năm 1959, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Phước Thành từ phần đất của quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa và một phần các tỉnh Bình Dương, Phước Long, Long Khánh. Tỉnh lỵ tỉnh Phước Thành đặt tại Phước Vĩnh. Năm 1965, tỉnh Phước Thành giải thể, quận Tân Uyên được sáp nhập trở lại vào tỉnh Biên Hòa. Năm 1972, quận Tân Uyên gồm 14 xã: An Thành, Bình Hòa, Bình Chánh, Mỹ Hòa, Mỹ Quới, Tân Ba, Phước Thành, Thạnh Hội, Uyên Hưng, Tân Tịch, Thường Lang, Tân Hòa, Tân Hiệp, Tân Hòa Khánh; quận lỵ đặt tại xã Uyên Hưng. Năm 1974, huyện Tân Uyên được giao về tỉnh Thủ Dầu Một [1;139].
Sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975), do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ngày 02/7/1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập các tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và 4 xã An Bình, Bình An, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp (thuộc huyện Thủ Đức) thành tỉnh Sông Bé, chia thành 7 huyện (Bình Long, Lộc Ninh, Đồng Phú, Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An) và thị xã Thủ Dầu Một, gồm 141 xã. Tỉnh lị đặt tại thị xã Thủ Dầu Một. Tỉnh Thủ Dầu Một hợp nhất với tỉnh Bình Phước và 3 xã An Bình, Bình An, Đông Hòa thuộc huyện Thủ Đức thành tỉnh Sông Bé. Lúc này huyện Tân Uyên thuộc tỉnh Sông Bé.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, chuyển 4 xã: Bình Mỹ, Tân Bình, Phước Hòa, Phú Hưng thuộc huyện Phú Giáo vừa giải thể và 3 xã: Tân Phước Khánh, Tân Phú Hiệp, Tân Vĩnh Hiệp thuộc huyện Châu Thành vừa giải thể về huyện Tân Uyên quản lý. Khi đó, huyện Tân Uyên có 16 xã: An Long, Bạch Đằng, Bình Mỹ, Khánh Bình, Lạc An, Phú Hưng, Phước Hòa, Tân Bình, Tân Long, Tân Mỹ, Tân Phú Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Thường Tân. Ngày 25 tháng 4 năm 1979, thành lập 6 xã: Hội Nghĩa, Tân Phú, Tân Lập, Tân Định, Tân Thành, Tân Lợi thuộc huyện Tân Uyên thuộc các vùng kinh tế mới. Ngày 4 tháng 12 năm 1985, hợp nhất 2 xã Tân Lợi và Tân Thành
thành một xã lấy tên là xã Tân Thành. Ngày 29 tháng 8 năm 1994: Hợp nhất 2 xã Phú Hưng và Tân Phú thành thị trấn Uyên Hưng.
Cuối năm 1995, huyện Tân Uyên có thị trấn Uyên Hưng và 20 xã: An Long, Bạch Đằng, Bình Mỹ, Hội Nghĩa, Khánh Bình, Lạc An, Phú Chánh, Phước Hòa, Tân Bình, Tân Định, Tân Lập, Tân Long, Tân Mỹ, Tân Phước Khánh, Tân Thành, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Thường Tân, Vĩnh Tân. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Sông Bé tách thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Huyện Tân Uyên trực thuộc thuộc tỉnh Bình Dương, đồng thời tiếp nhận thêm thị trấn Phước Vĩnh và 5 xã: An Bình, An Linh, Phước Sang, Tân Hiệp, Vĩnh Hòa thuộc huyện Đồng Phú của tỉnh Bình Phước. Ngày 06/11/1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, trong kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Riêng tỉnh Sông Bé chia thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Quan Điểm Tiếp Cận Về Công Nghiệp Hóa - Đô Thị Hóa
- Quá Trình Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội Tỉnh Bình Dương
- Dân Số Trung Bình Huyện Tân Uyên (Cũ) Giai Đoạn 2000-2010
- Tổng Giá Trị Tăng Thêm Huyện Tân Uyên ( 2000 - 2008)
- Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1997 - 2017 - 9
- Tỷ Lệ Lấp Kín Các Kcn Trên Địa Bàn Thị Xã Tân Uyên Đến Năm 2015
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
Tỉnh Bình Dương chính thức tái lập ngày 01/01/1997, có bốn đơn vị hành chính gồm: thị xã Thủ Dầu Một và ba huyện Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát. Diện tích 2718,50 km2, với số dân 646.317 người.Tỉnh lỵ: thị xã Thủ Dầu Một. Cuối năm 1998, huyện Tân Uyên có 3 thị trấn: Uyên Hưng, Phước Vĩnh, Tân Phước Khánh và 24 xã: An Bình, An Linh, An Long, Bạch Đằng, Bình Mỹ, Hội Nghĩa, Khánh Bình, Lạc An, Phú Chánh, Phước Hòa, Phước Sang, Tân Bình, Tân Định, Tân Hiệp, Tân Lập, Tân Long, Tân Mỹ, Tân Thành, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Thường Tân, Vĩnh Hòa, Vĩnh Tân. Ngày 23 tháng 7
năm 1999, tách thị trấn Phước Vĩnh và 8 xã: Vĩnh Hòa, An Bình, An Linh, Tân Hiệp, Phước Sang, Phước Hòa, An Long, Tân Long để tái lập huyện Phú Giáo.
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát và huyện Tân Uyên để mở rộng địa giới hành chính thị xã Thủ Dầu Một. Theo đó, 2.014,40 ha diện tích tự nhiên và 5.338 nhân khẩu của huyện Tân Uyên (gồm: 989 ha diện tích tự nhiên và 3.469 nhân khẩu của xã Phú Chánh; 229,63 ha diện tích tự nhiên và 452 nhân khẩu của xã Tân Hiệp; 795,77 ha diện tích tự nhiên và 1.417 nhân khẩu của xã
Tân Vĩnh Hiệp) được điều chỉnh về thị xã Thủ Dầu Một (nay là một phần các phường Hòa Phú, Phú Tân thuộc thành phố Thủ Dầu Một).
Sau một thời gian điều chỉnh với lợi thế vị trí địa lý quan trọng tốc độ phát triển công nghiệp ở Tân Uyên rất nhanh đặc biệt là khu vực công nghiệp Nam Tân Uyên, đều này đã kéo theo quá trình đô thị hóa cũng xuất hiện với tốc độ nhanh ở Tân Uyên. Chình vì vậy ngày 29 tháng 12 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 136/NQ-CP về chia tách địa giới hành chính của huyện Tân Uyên thành thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2014.
Ngày 24 tháng 10 năm 2018, Bộ Xây dựng ban hành quyết định công nhận thị xã Tân Uyên là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương.
Ngày 31 tháng 1 năm 2019, thị xã Tân Uyên công bố quyết định được công nhận là đô thị loại III.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, chuyển 4 xã: Hội Nghĩa, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Vĩnh Tân thành 4 phường có tên tương ứng. Tổng cộng thị xã Tân Uyên có 10 phường và 2 xã như hiện nay.
Với tốc độ phát triển nhanh Tân Uyên trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm lịch sử, bao thế hệ người Việt Nam trên mọi miền đất nước đã về đây khai hoang, lập ấp, dựng làng, mở mang đất đai để sinh sống và sản xuất; nhiều phong tục, tập quán đã được du nhập tạo nên nền văn hóa đa dạng. Với kinh tế chủ yếu là thuần nông, lạc hậu, tuy nhiên, với tinh thần vượt khó khăn, dám nghĩ, dám làm, cùng với quá trình đổi mới, thị xã Tân Uyên từng bước chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp – thương mại, dịch vụ – nông nghiệp và trở thành địa bàn quan trọng của tỉnh Bình Dương.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Sau hơn ba thập niên Đổi Mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có những bước tiến dài trên con đường Công nghiệp hóa - Đô thị hóa. Để phát triển đô thị, Việt Nam đã thực thi nhiều chính sách khác nhau để khuyến khích sự tăng trưởng của các đô thị cả về số lượng lẫn quy mô. Cùng với đó là những nỗ lực trong việc nâng cấp chất lượng đô thị và nâng tầm đô thị Việt Nam tại các địa phương trong cả nước. Tại Bình Dương, cùng với phát triển kinh tế, quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa cũng bắt đầu xâm nhập và có dấu hiệu tăng tốc trong những năm đầu thế kỷ XXI. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nhất là vị trí địa lý thuận lợi, nằm kế cạnh các đô thị lớn và lâu đời của khu vực Nam Bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Tân Uyên là một trong những địa phương đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa cũng như đô thị hóa của tỉnh Bình Dương.
Quá trình đô thị hóa của Tân Uyên bên cạnh những yếu tố mang tính tự nhiên, kết quả của quá trình chuyển đổi kinh tế và những hiệu ứng xã hội đi theo, còn có sự hậu thuẫn từ chính sách phát triển đô thị của tỉnh Bình Dương và của chính quyền địa phương. Đây là những yếu tố nền tảng giúp cho quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh và ngày càng hợp lý hơn.
Vốn là vùng đất chiến khu Đ của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, Huyện Tân Uyên được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, Tân Uyên hôm nay đang tiếp bước truyền thống anh hùng năm xưa, đưa nền kinh tế huyện phát triển ở tầm cao mới với bộ mặt là thị xã Tân Uyên ngày nay. Để có được điều đó là do Tân Uyên có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi, thu hút được nguồn nhân lực có tính năng động cao, là không gian mở để các khu công nghiệp, đô thị tập trung mở rộng.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - ĐÔ THỊ HÓA
Ở THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG (1997 - 2017)
2.1. Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa giai đoạn: 1997 - 2012
Trên cơ sở đường lối phát triển đô thị của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bình Dương cũng đã cụ thể hóa bằng chính sách để xây dựng và phát triển đô thị của Tỉnh nhà. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI đã đề cập đến vấn đề phát triển đô thị, cụ thể: “Tiếp tục hoàn thành quy hoạch hệ thống đô thị trong tỉnh; kiên quyết quản lý đất đai, cải tạo và xây dựng thị xã và các thị trấn theo quy hoạch và tiêu chuẩn. Khẩn trương cải tạo, mở rộng, nâng cấp thị xã và các thị trấn hiện có. Nâng cấp một số phường, thị trấn và huyện lỵ, nhất là ở phía Nam của tỉnh làm chức năng trung tâm kinh tế xã hội của huyện, tạo thế liên hoàn trong hệ thống đô thị” [47; 46]. Như vậy, vấn đề đô thị hóa cũng đã được Tỉnh xác định rõ ngay từ ngày mới tái thành lập Tỉnh, đặc biệt Bình Dương đã có chủ trương phát triển đô thị về phía Nam của Tỉnh, trong đó có địa bàn thị xã Tân Uyên bây giờ.
Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII (2001 - 2005), vấn đề đô thị hóa tiếp tục được quan tâm, trong đó tập trung “phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trước mắt tập trung cải tạo và xây dựng thị xã Thủ Dầu Một tương ứng với vị trí trung tâm kinh tế - hành chính - văn hóa của Tỉnh trong vùng kinh tế động lực. Cải tạo và xây dựng các trung tâm của các huyện, nhất là các huyện phía Nam của Tỉnh. Tạo thế liên hoàn đô thị phía Nam và mối quan hệ liên vùng với các tỉnh, thành phố. Xây dựng quy chế quản lý đô thị, phối hợp với việc quản lý các khu công nghiệp và khu dân cư tập trung” [48; 48]. Chủ trương này tiếp tục khẳng định ưu tiên phát triển hệ thống đô thị phía Nam, đây cũng chính là tiền đề để Tân Uyên có tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay.
Nối tiếp chủ trương đó, văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII (2005 - 2010) nêu rõ: “Tập trung đầu tư và chỉnh trang đô thị thị xã Thủ Dầu Một gắn với xây dựng Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị
thành phố trực thuộc Tỉnh và Trung tâm hành chính các huyện, nâng cấp một số xã thành thị trấn; từng bước hình thành vùng đô thị phía Nam của Tỉnh. [23; 102].
Để hiện thực hóa đường lối của Tỉnh Đảng bộ, trong giai đoạn 2005 - 2010, tỉnh Bình Dương cũng đã có những chính sách cụ thể đối với sự phát triển đô thị của Tỉnh, cụ thể: Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 20/3/2006 của UBND tỉnh Bình Dương về việc Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Dương (Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn của tỉnh Bình Dương) đến năm 2020; Nghị quyết số 04/2008/NQ-HĐND7 ngày 22/7/2008 về nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Hội đồng nhân dân Tỉnh Bình Dương. Quyết định số 2388/QĐ-UBND ngày 05/8/2008 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thực hiện Chỉ thị số 09/2008/CT-TTg ngày 28/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, UBND tỉnh Bình Dương đã có Chỉ thị số 04/2009/CT- UBND, ngày 23/01/2009 về việc tăng cường công tác lập, quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý kiến trúc tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, UBND tỉnh Bình Dương tiếp tục ban hành các kế hoạch, quyết định, định hướng phát triển đô thị của Tỉnh, cụ thể: Năm 2010, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Năm 2011, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 3986/KH-UBND, ngày 30/12/2011 về việc Phát triển đô thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015. Năm 2012, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 1701/QĐ-UBND, ngày 26/6/2012 về vệc Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Những nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Bình Dương đã thúc đẩy và định hướng cho quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa diễn ra nhanh. Đặc biệt, bên cạnh mục tiêu mở rộng phạm vi và nâng cấp hệ thống đô thị theo hướng “đô thị
xanh, bền vững với 3 khu vực đô thị: Đô thị trung tâm (thành phố Thủ Dầu Một, đô thị Nam Tân Uyên và Bến Cát),đảm bảo phát triển đồng bộ giữa các khu vực đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh, thị trấn, trung tâm xã, phường [24; 91-92]. Bình Dương cũng hết sức quan tâm đến vấn để cải tạo và chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại, trong đó“Tập trung đầu tư xây dựng khu đô thị mới gắn với nâng cấp, chỉnh trang thành phố Thủ Dầu Một và các đô thị vệ tinh Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên theo hướng văn minh, sạch đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”.
Với lợi thế nằm sát vùng phía nam của tỉnh Bình Dương nơi có 7 khu công nghiệp đang hoạt động tạo nên một vùng sôi động trong thu hút đầu tư, lao động từ những nơi khác đến, Tân Uyên được ví như là “ sân sau” của vùng công nghiệp Nam Bình Dương nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung, nhất là của hành lang kinh tế Thủ Dầu Một - Biên Hòa với ảnh hưởng mạnh mẽ của thành phố Hồ Chí Minh. Tân Uyên là đầu mối cung ứng mạnh mẽ những nhu cầu cấp thiết tại chỗ cho các khu công nghiệp như nguồn lao động, chỗ cho công nhân, thực phẩm tươi sống và đất cho phát triển công nghiệp. Với vị trí này, Tân Uyên có lợi thế so sánh so với nhiều huyện, thị khác trong tỉnh, có khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh, đi lên từ các tiềm năng sẵn có.
2.1.1. Nghành công nghiệp - xây dựng
Về công nghiệp, ngay sau khi tái lập tỉnh vào năm 1997, Bình Dương đã đưa ra chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng sạch, kỹ thuật cao với phát triển các khu công nghiệp làm mũi nhọn đột phá. Nhờ vậy, tính đến nay, toàn tỉnh đã có 29 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp với tổng diện tích 10.600 ha. Cùng hạ tầng khu công nghiệp thuận lợi và bảo đảm, Bình Dương đã năng động và tích cực đề ra những giải pháp thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tính đến nay, tỉnh đã thu hút gần 17.300 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh với vốn đăng ký gần 130.000 tỷ đồng và 2.412 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 20,66 tỷ đô-la Mỹ.Giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp tăng trưởng cao và liên tục qua các giai đoạn: 32,4%/năm (1997 - 2000), 35,6%/năm (2001- 2005), 20%/năm (2006 - 2010). Năm 2013, GTSX công