b. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Ninh Bình.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình được thành lập theo quyết định số 27/QDD-NH9 ngày 29/01/1992 của thống đốc NHNN Việt Nam.
Trước năm 1992 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình là 1 chi nhánh khu vực trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Nam Ninh(cũ) .Sau ngày tái lập tỉnh (04/1992) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình trở thành chi nhánh tỉnh trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Với yêu cầu và nhu cầu cấp thiết của thị trường từ tháng 5/2012 với sự chấp thuận của thủ tướng chính phủ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tái cơ cấu trở thành Ngân hàng thương mại cổ phẩn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng đã chính thức thay đổi tên từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình đỏi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh
Bình.
Kiểu cơ cấu quản lý của Ngân hàng là cơ cấu trực tuyến chức năng, gồm 3 cấp: Cấp 1 là cấp Giám đốc, cấp 2 là các phó giám đốc, cấp 3 là cấp các phòng. Các phòng ban hoạt động theo chức năng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và các Phó giám đốc. Kiểu quản lý này đã giúp cho Ngân hàng hoạt động thông suốt trong các công việc thông qua Ban Giám đốc, nhìn chung bộ máy quản lý như vậy là hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Hiện nay mạng lưới hoạt động của Ngân hàng bao gồm:
- Một trụ sở chính.
- Ba phòng giao dịch tại Gián Khẩu, Tam Điệp và Đông Ninh Bình.
Với mô hình tổ chức như sau:
Ban
giám đốc
Khối
Khối
Khối
Khối
Khối
Khách hàng
Quản lý rủi ro
Tác nghiệp
quản lý nội bộ
trực thuộc
Các phòng Khách hàng
Phòng
Quản lý rủi ro
Phòng Quản trị tín dụng
Phòng
Các
ài chính kế toán
Phòng giao dịch
Các phòng Dịch vụ khách hàng
Phòng
Tổ chức hành
chính
Phòng
Kho quỹ
Phòng
Kế hoạch tổng hợp
(Sơ đồ mô hình tổ chức tại BIDV Ninh Bình)
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Ninh Bình.
Trong các năm gần đây BIDV Ninh Bình với sự cố gắng của mình đã đạt nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh, Chi nhánh nhiều năm liền vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra đứng đầu trong các chi nhánh trực thuộc đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó trong quá trình hoạt động của mình chi nhánh cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong 2 năm gần đây do tình hình kinh tế thế giới biến động liên tục tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn nhạy bén với thị trường của ban giám đốc, với sự cố gắng của từng nhân viên đã giúp chi nhánh duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trên thị trường, tạo được lòng tin đối với khách hàng. Trong đó một số chỉ tiêu chính như sau:
- Tình hình huy động vốn: BIDV Ninh Bình là một ngân hàng thương mại hoạt động tự chủ trong kinh doanh. Huy động luôn được coi là vấn đề chiến lược hàng đầu trong việc kinh doanh của BIDV Ninh Bình. Xuất phát từ nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn, tầm quan trọng của công tác huy động vốn, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của BIDV, đồng thời phát huy kết quả đạt được ở các năm 2012 trong năm 2013 công tác huy động vốn vẫn được coi trọng hàng đầu và chiếm 10,2% thị phần huy động vốn trên địa bàn tỉnh (Theo báo cáo tổng hợp của Ngân hàng nhà nước).
+ Trong những năm vừa qua BIDV Ninh Bình đã xác định được tầm quan trọng của vốn huy động, BIDV Ninh Bình đã tổ chức, triển khai nhiều biện pháp huy động vốn như : tuyên truyền, quảng cáo để nhân dân biết, khai thác được những điều kiện thuận lợi, tiềm năng dư thừa trong dân, trưng bày các biển quảng cáo ở trụ sở ngân hàng trung tâm và các ngân hàng khu vực, huy động qua tổ vay vốn, vận động mọi người tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo dựng thói quen tiết kiệm trong nhân dân, tạo điều kiện cho mọi công dân có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán giao dịch qua ngân hàng.
+ Có thể nói công tác huy động vốn trong những năm gần đây đạt được kết quả đáng khích lệ góp phần vào ổn định lưu thông tiền tệ trên địa bàn, tạo lập được đủ nguồn vốn đáp ứng mở rộng đầu tư cho các thàng phần kinh tế trên địa bàn và tăng trưởng tín dụng.
- Công tác sử dụng vốn: Do thực hiện tốt công tác huy động vốn, cho nên BIDV Ninh Bình đã tích cực và nhanh chóng đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngân hàng trong đó trọng tâm là công tác tín dụng.
+ Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, thủ tục nhanh gọn, thẩm định đúng theo quy định, đáp ứng vốn kịp thời khi dự án có hiệu quả kinh tế xã hội. BIDV Ninh Bình đã cung cấp vốn một cách đầy đủ, hợp lý, cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp và các cá nhân.
+ Địa bàn hoạt động kinh doanh của BIDV Ninh Bình rất đa dạng và phức tạp, vốn huy động được đầu tư chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra BIDV Ninh Bình còn tập trung đầu tư vốn vào các dự án có hiệu quả, đúng hướng,
đúng đối tượng, đúng thành phần kinh tế phù hợp với chủ trưởng phát triển kinh tế
của địa phương.
- Hoạt động tiền tệ ngân quỹ: Trong những năm qua, chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu chi tiền mặt, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng, bảo đảm đưa ra lưu thông các loại tiền đủ tiêu chuẩn, tuyển chọn và nộp tiền mặt về NHNN, BIDV kịp thời, tồn quỹ hợp lý, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn. Có được những kết quả trên là do BIDV Ninh Bình đã thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý an toàn kho quỹ, quy trình thu chi tiền mặt, chế độ kiểm quỹ cuối ngày.
+ Công tác vận chuyển tiền đi nộp, lĩnh tại NHNN và BIDV được tổ chức
chặt chẽ, đúng chế độ, đảm bảo tính bí mật và an toàn cao.
+ Việc quản lý hồ sơ thế chấp chặt chẽ, mở sổ sách theo dõi đầy đủ việc nhập, xuất tài sản, không để xảy ra tình trạng thừa thiếu tài sản của khách hàng, tranh thủ tuyển chọn, thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, ưu tiên tiền mới cho các quỹ tiết kiệm.
+ Cán bộ làm nghiệp vụ thủ quỹ, kiểm ngân luôn nêu cao tính trung thực, thật thà, liêm khiết của người cán bộ ngân hàng. Bởi vậy trong thu nhận, thủ quỷ kiểm ngân đã phát hiện và trả lại tiền thừa cho khách hàng với số tiền thừa tương đối lớn. Năm 2012 là 189 triệu đồng, năm 2013 là 168 triệu đồng.
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối: Hoạt dộng kinh doanh ngoại tệ không phát triển bằng các hoạt dộng khác và nó chủ yếu tập trung phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh của khách hàng tại chi nhánh.
+ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ phải thông qua sự cho phép của cấp trên, chi nhánh thực hiện việc mua không hạn chế nhưng việc bán ra cho khách hàng thì lại cần được sự đồng ý của cấp trên và chỉ bán ra với một lượng nhất định trong hạn mức cho phép.
+ Trong những năm qua, chi nhánh đã thiết lập và củng cố vững chắc mạng lưới khách hàng giao dịch thường xuyên nhằm chủ động hơn trong kinh doanh. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ không chỉ dừng lại ở việc phục vụ khách hàng, phục vụ nhu cầu thanh toán mà còn phát triển việc kinh doanh mua bán với các ngân hàng khác nhằm thu chênh lệch giá.
- Một số hoạt động khác.
+ Hoạt động công nghệ: Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh đã tận dụng tối đa khả năng về cỏ sở hạ tầng công nghệ thông tin của BIDV để áp dụng vào thực tiến hoạt động. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong quy trình chuyển tiền, quản lý vốn, quy trình xét duyệt cho vay,...đã góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của chi nhánh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
+ Công tác khách hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức giao lưu thể thao, văn nghệ đối với các doanh nghiệp, các đối tác. Chi nhánh liên tục cập nhật và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới tới khách hàng, đặc biệt là các tổ chức kinh tế.
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát: bộ phận kiểm tra nội bộ của chi nhánh đã tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt dộng, phát hiện kịp thời các rủi ro tiềm ẩn để đề xuất biện pháp phòng ngừa, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Kết quả hoạt động qua các năm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |
I.Tổng thu nhập | 725 | 887,9 | 771,1 |
- Thu nhập từ hoạt động cho vay và bảo lãnh. | 690 | 850 | 728 |
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ. | 34 | 37 | 42 |
- Thu nhập từ các hoạt động khác | 1 | 0,9 | 1,1 |
II.Tổng chi phí | 655 | 805,9 | 704,1 |
- Chi phí từ hoạt động huy động vốn | 567,9 | 707,4 | 575 |
- Chi phí từ hoạt động dịch vụ | 12 | 13 | 15 |
- Chi phí trích lập dự phòng rủi ro | 50,1 | 59,5 | 86,1 |
- Chi phí hoạt động và chi phí khác | 25 | 26 | 28 |
Lợi nhuận trước thuế | 70 | 82 | 67 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Vấn Đề Lý Thuyết Về Hoạt Động Tín Dụng Và Vấn Đề Về Rủi Ro Và Quản Lý
- Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng.
- Phương Pháp Nghiên Cứu Và Dữ Liệu Phân Tích Trong Luận Văn,
- Phân Tích Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát
- Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng.
- Bảng Tổng Hợp Các Tồn Tại Và Nguyên Nhân Trong Hoạt Động Tín Dụng
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
(Dựa vào số liệu tổng hợp và các báo cáo của BIDV Ninh Bình)
2.2. Tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Ninh Bình.
Trong các năm qua, BIDV Ninh Bình tiếp tục chú trọng phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng với các gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp và mang tính đặc thù riêng cho từng nhóm khách hàng, triển khai các bộ sản phẩm trọn gói cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, và các lĩnh vực ưu tiên đối với lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản xuất nông sản, cho vay sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn,…Xây dựng quy định về phân tích hiệu quả sinh lời tổng thể trên một doanh nghiệp để áp dụng chính sách khách hàng, triển khai phần mềm quản lý tín dụng cá nhân hiện đại…
Trong năm 2013 BIDV Ninh Bình đã ký hợp đồng tín dụng đầu tư dự án nhà máy xi măng Xuân Thành trên cơ sở vay vốn giữa BIDV Ninh Bình và BIDV Nam Định với số tiền là 300 tỷ đồng. Ký hợp đồng cho vay đồng tài trợ giữa BIDV Ninh Bình và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Bình đối với dự án đầu tư nhà máy xi măng Duyên Hà. Ngân hàng còn giải ngân theo tiến độ đầu tư của các dự án nhà máy xi măng Vinakansai, xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương...
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tại BIDV Ninh Bình
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | So sánh 2012/2011 | So sánh 2013/2012 | ||||
TH | KH | TH | KH | TH | KH | |||
Tổng dư nợ | 4.800 | 4.700 | 5.000 | 5.000 | 5.400 | 5.200 | 104% | 108% |
(Nguồn: Báo cáo cơ cấu tín dụng của BIDV Ninh Bình qua các năm)
Qua bảng 2.2 ta thấy tình hình tín dụng tại BIDV Ninh Bình liên tục tăng trưởng qua các năm.
- Năm 2011 tổng dư nợ tại BIDV Ninh Bình đạt 4.800 tỷ hoàn thành vượt so
với kế hoạch đề ra 100 tỷ.
- Năm 2012 tổng dư nợ tại BIDV Ninh Bình đạt 5.000 tỷ tăng 200 tỷ so với năm 2011 với tỷ lệ tăng trưởng là 104%, hoàn thành kế hoạch đề ra năm 2012.
- Năm 2013 tổng dư nợ tại BIDV Ninh Bình đạt 5.400 tỷ tăng 400 tỷ so với năm 2012 với tỷ lệ tăng trưởng là 108%, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra 200 tỷ.
Có được kết quả trên là do có sự chỉ đạo tài tình của ban giám đốc ngân hàng và sự cố gắng của cán bộ công nhân viên BIDV Ninh Bình. Hiện nay BIDV Ninh Bình là một trong những chi nhánh có dư nợ lớn nhất trong toàn hệ thông BIDV.
2.2.1. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn.
Bảng 2.3. Dư nợ cho vay theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | ||||
Dư nợ | % | Dư nợ | % | Dư nợ | % | |
Dư nợ ngắn hạn | 3.650 | 76% | 3.790 | 76% | 4.060 | 75% |
Dư nợ trung hạn | 400 | 8% | 450 | 9% | 482 | 9% |
Dư nợ dài hạn | 750 | 16% | 760 | 15% | 858 | 16% |
Tổng dư nợ | 4.800 | 100 | 5.000 | 100 | 5.400 | 100 |
(Nguồn: Báo cáo cơ cấu tín dụng của BIDV Ninh Bình qua các năm)
Qua bảng (2.3) cho chúng ta thấy tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn của
BIDV Ninh Bình tăng trưởng tương đối đều. Trong đó:
- Dư nợ ngắn hạn năm 2012 là 3.790 tỷ đồng tăng 140 tỷ so với năm 2011 chiếm 76% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn năm 2013 là 4060 tỷ đồng tăng 270 tỷ đồng so với năm 2012 chiếm 75% tổng dư nợ.
- Dư nợ trung hạn năm 2012 là 450 tỷ đồng tăng 50 tỷ so với năm 2011 chiếm 9% tổng dư nợ. Dư nợ trung hạn năm 2013 là 482 tỷ đồng tăng 32 tỷ đồng so với năm 2012 chiếm 9% tổng dư nợ.
- Dư nợ dài hạn năm 2012 là 760 tỷ đồng tăng 10 tỷ so với năm 2011 chiếm 15% tổng dư nợ. Dư nợ dài hạn năm 2013 là 858 tỷ đồng tăng 98 tỷ đồng so với năm 2012 chiếm 16% tổng dư nợ.
Nhìn chung cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của BIDV Ninh Bình là tương đối tốt phù hợp với tiêu chuẩn của ngành là 30% dư nợ tín dụng trung dài hạn và 70% tín dụng ngắn hạn.
2.2.2. Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề.
Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng theo ngành nghề
Đơn vị: Tỷ đồng
Ngành nghề | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | ||||
Dư nợ | Tỷ trọng | Dư nợ | Tỷ trọng | Dư nợ | Tỷ trọng | ||
1 | Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản | 1 | 0,02% | 1 | 0,02% | 1 | 0,02% |
2 | Khai khoáng | 196 | 4,08% | 179 | 3,58% | 201 | 3,72% |
3 | Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí | 12 | 0,25% | 14 | 0,28% | 10 | 0,19% |
4 | Xây dựng | 1.620 | 33,75% | 1.522 | 30,44% | 1.503 | 27,83% |
5 | Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô. xe máy và xe có động cơ khác | 897 | 18,69% | 945 | 18,90% | 1.001 | 18,54% |
6 | Vận tải kho bãi | 450 | 9,38% | 548 | 10,96% | 581 | 10,76% |
7 | Dịch vụ lưu trú và ăn uống | 2 | 0,04% | 4 | 0,08% | 3 | 0,06% |
8 | Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ | 2 | 0,04% | 3 | 0,06% | 1 | 0,02% |
9 | Công nghiệp chế biến, chế tạo | 1.553 | 32,35% | 1.705 | 34,10% | 2.019 | 37,39% |
10 | Nghệ thuật, vui chơi giải trí | 1 | 0,02% | 1 | 0,02% | 1 | 0,02% |
11 | Kinh doanh bất động sản | 1 | 0,02% | 1 | 0,02% | 1 | 0,02% |
12 | Khác | 65 | 1,35% | 77 | 1,54% | 78 | 1,44% |
Tổng cộng | 4.800 | 100% | 5.000 | 100% | 5.400 | 100% |
(Nguồn: Báo cáo cơ cấu tín dụng của BIDV Ninh Bình qua các năm)