Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Kinh Doanh Và Loại Sản Phẩm

thương phẩm có độ tuổi bình quân là trẻ nhất (39±9,3 tuổi) và lớn tuổi nhất là nhóm nuôi nghêu thương phẩm (47,6± 6,4 tuổi).

Nhóm thương lái nghêu thương phẩm có tỷ lệ nữ giới làm chủ cơ sở là cao nhất (50%), do công việc mua bán thích hợp cho phụ nữ tham gia hơn. Nhóm làm giống có tỷ lệ nữ giới làm chủ cơ sở là thấp nhất (6,3%), đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất giống không có nữ giới tham gia, có lẽ do tính chất của công việc và một phần bị ảnh hưởng mê tín. Trong nhóm thương lái thì tỷ lệ nữ ở nhóm mua bán nghêu giống thấp hơn nhóm mua bán nghêu thương phẩm. Có 12% nữ giới là chủ cơ sở nuôi nghêu thương phẩm thì phần lớn tập trung vào các cơ sở tư nhân.

Bảng 4.2: Thông tin chung về các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng


Cơ sở nuôi Thương lái

Khoản mục Giống (n=32)

Thương phẩm (n=25)

Giống (n=8)

Thương phẩm (n=26)

1. Tuổi của chủ cơ sở (năm) 44,8±7,7 47,6±6,4 40,1±4,6 39,0±9,3

2. Nữ giới của chủ cơ sở (%) 6,3 12,0 28,6 50,0

3. Kinh nghiệm sản xuất (năm) 5,5±5,5 10,3±7,0 11,4±4,6 9,7±8,4

Kinh nghiệm tham gia ngành hàng của các chủ cơ sở bình quân dao động từ 5,5-11,4 năm. Nhóm thương lái giống là nhóm có kinh nghiệm lâu nhất 11,4 năm (±4,6) và các cơ sở sản xuất giống có kinh nghiệm sản xuất ngắn nhất 5,5 năm (±5,5) do các sơ sở ương và sản xuất giống chỉ mới hình thành trong những năm gần đây. Nhóm nuôi nghêu thương phẩm thường có thời gian kinh nghiệm lâu hơn so với nhóm thương lái giống, tuy nhiên do gần đây có nhiều HTX mới hình thành nên phần lớn các chủ cơ sở nuôi mới chưa có nhiều kinh nghiệm.

4.2.2 Lao động tham gia trong ngành hàng nghêu

Kết quả khảo sát cho thấy, số lao động gia đình tham gia biến động từ 1-5 người, thấp nhất là ở nhóm làm giống trung bình là 1,4 lao động (±0,8) và cao nhất là ở nhóm thương lái nghêu thương phẩm trung bình là 2,4 người (±1,5). Trong đó, nhóm thương lái có tỷ lệ nữ trong gia đình tham gia khá cao, dao động từ 62,5-76,5%. Ngược lại, các cơ sở giống và nuôi thương phẩm không có lao động nữ trong gia đình tham gia sản xuất.

Số lao động thường xuyên có mức dao động rất lớn theo quy mô từ 1-100 người, thấp nhất là ở nhóm làm giống trung bình là 3,7 lao động/cơ sở (± 4,7) và cao nhất là nhóm nuôi nghêu thương phẩm trung bình là 20 lao động/cơ sở (± 25,3) do các THT/HTX có qui mô diện tích lớn phải thuê nhiều người để quản lý

và bảo vệ bãi. Trong đó, lao động nữ tham gia thường xuyên khá cao, dao động từ 19,0-50,0% và ở cơ sở giống và nuôi thương phẩm thì lao động nữ phần lớn tham gia vào làm việc văn phòng và nội trợ.

Lao động thời vụ bình quân của các cơ sở dao động từ 18 đến 348 người, cao nhất là các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm bình quân là 348 người (±549), do các cơ sở nuôi có diện tích lớn phải cần có số lượng lớn lao động khi thu hoạch. Nhóm thương lái giống thuê mướn lao động thời vụ là ít nhất do lượng nghêu giống mua bán ít hơn các nhóm còn lại nên công việc thời vụ ngắn hơn. Trong đó, lao động thời vụ là nữ giới ở thương lái giống và nhóm nuôi thương phẩm chiếm tỷ lệ khá cao (lần lượt: 46,4%; 45,7%). Lao động thời vụ ở các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm chủ yếu là huy động từ các xã viên nhằm tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho các xã viên trong HTX/THT.

Bảng 4.3: Số lao động tham gia ngành hàng nghêu của các nhóm tác nhân


Cơ sở nuôi Thương lái

Khoản mục Giống (n=32)

Thương phẩm (n=25)

Giống (n=8)

Thương phẩm (n=26)

1. Lao động gia đình tham gia (người)

Trong đó, tỷ lệ nữ tham gia (%)

1,4±0,8

0,0

-

-

1,7±0,5

76,5

2,4±1,5

62,5

2. LĐ thuê mướn thường xuyên (người)

4,5±6,5

20.0±25.3

4,5±6,4

5,4±5,5

Trong đó, tỷ lệ nữ tham gia (%)

33,3

19,0

44,4

50,0

3. LĐ thuê mướn thời vụ (người)

67±151

348±549

18±19

32±50

Trong đó, tỷ lệ nữ tham gia (%)

25,2

45,7

46,4

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng Bến Tre ở đồng bằng sông Cửu Long - 7


4.2.3 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và loại sản phẩm

Kết quả khảo sát cho thấy, trong ngành hàng nghêu hiện nay có đến 4 hình thức sở hữu, bao gồm: (i) Nhà nước; (ii) HTX/THT; (iii) THV; và (iv) Hộ cá thể. Trong đó, hình thức sở hữu nhà nước chỉ có ở nhóm giống (12,%) và nuôi nghêu thương phẩm (4%). Hình thức sở hữu THT/HTX thì chỉ có ở nhóm nuôi nghêu thương phẩm (64%) và nhóm giống (22,6%). Nhóm thương lái giống và thương phẩm thì không có tổ chức theo hình thức sở hữu nhà nước và THT/HTX mà chỉ thấy tổ chức theo kiểu THV hoặc hộ cá thể. Tổ chức theo hình thức hùn vốn ở nhóm thương lái nghêu giống chiếm đến 75%, kế đến là nhóm giống 64,5% và nuôi nghêu thương phẩm là 40%, điều này cho thấy nhóm giống thường có nhu cầu vốn lớn và có nhiều sự ràng buộc lẫn nhau hơn giữa đầu vào đầu ra nên cần phải có mối liên kết của nhiều người. Trong hình thức sở hữu cá thể, thì hầu hết

nhóm thương lái nghêu thương phẩm (77,0%) hoạt động theo hình thức này, riêng nhóm thương lái nghêu giống chỉ chiếm 25,0% và ở nhóm nuôi nghêu thương phẩm là 12,0%.

Loại sản phẩm sản xuất kinh doanh (SXKD) của các nhóm trong ngành hàng không chỉ đơn thuần tham gia vào một loại nghề của nghêu. Nhóm giống ngoài việc tham gia SXKD giống còn tham gia nuôi nghêu thương phẩm 75,0%, kinh doanh giống, nuôi sò huyết thương phẩm 9,4% và khai thác hến 9,4%. Nhóm nuôi nghêu thương phẩm, ngoài việc nuôi nghêu còn SXKD thêm nghêu giống, và các loại nhuyễn thể khác có trong bãi. Bên cạnh đó, nhóm thương lái nghêu giống và thương phẩm cũng tham gia mua bán hầu hết các loại nhuyễn thể đã khai thác được trong bãi nuôi.

Bảng 4.4: Hình thức tổ chức SXKD của các nhóm tác nhân


Cơ sở nuôi Thương lái


phẩm


phẩm

1. Hình thức tổ chức sản xuất

n

32

25

8

26

- Nhà nước

%

12,5

4,0

-

-

- HTX/THT

%

25,0

64,0

-

-

- Hùn vốn/THV

%

62,5

20,0

75,0

23,0

- Hộ cá thể

%

-

12,0

25,0

77,0

2. Loại sản phẩm SXKD

n

32

25

8

26

- Nghêu thương phẩm

%

75,0

100,0

75,0

100,0

- Nghêu giống

%

100,0

16,0

100,0

23,0

- Sò huyết

%

9,4

16,0

12,5

46,1

- Hến

%

9,4

12,0

-

34,6

Khoản mục Đvt Giống Thương

Ging Thương


4.2.4 Nguồn thông tin kinh tế-kỹ thuật để tham gia ngành hàng

Kết quả khảo sát cho thấy, cách mà các nhóm tiếp cận kiến thức để tham gia ngành hàng là khá đa dạng và khác nhau. Việc dựa vào kinh nghiệm để tham gia ngành hàng thì nhóm thương lái nghêu thương phẩm chiếm ưu thế (96%) và thấp nhất là nhóm làm giống (15,6%).

Nguồn thông tin từ người nuôi thì chỉ có nhóm nuôi thương phẩm là trao đổi học tập với nhau với tỷ lệ là 54,2%, ở nhóm làm giống và thương lái hầu như không có học hỏi kiến thức từ người nuôi do những kỹ thuật từ người nuôi không có liên quan nhiều đến nhóm làm giống và thương lái.

Tiếp cận thông tin từ việc tập huấn chuyển giao và hội thảo thì ở nhóm làm nghề giống chiếm tỷ lệ cao nhất 65,6%, do 100% các cơ sở sản xuất giống đều phải qua lớp chuyển giao hoặc mua công nghệ từ phía cơ quan chuyên môn, riêng nhóm nuôi nghêu thương phẩm con đường nắm thông tin từ tập huấn chưa cao mặc dù nghề nuôi đã phát triển nhiều năm và rất cần thiết.

Ngoài ra, việc tiếp nhận thông tin kỹ thuật qua thương lái để tham gia ngành hàng cũng khá phổ biến ở các nhóm, nhất là những người làm nghề ương và khai thác giống do họ có điều kiện giao lưu nhiều nơi ở những vùng miền khác nhau trong việc mua bán nghêu giống và nghêu thương phẩm.

Bảng 4.5: Nguồn thông tin KTKT của các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng


Cơ sở nuôi Thương lái

Khoản mục Đvt Giống Thương phẩm

Ging Thương

phẩm

Nguồn thông tin kinh tế kỹ thuật

n

32

24

8

26

- Kinh nghiệm

%

15,6

75,0

75,0

96,0

- Người nuôi

%

18,7

54,2

-

-

- Tập huấn/hội thảo

%

65,6

29,2

-

-

- Thương lái

%

75,0

8,3

25,0

4,0

- Tivi/ radio

%

-

4,2

-

-

- Viện NTTS 1

%

4,2

-

-

-


4.3 Phân tích kinh tế - kỹ thuật của nhóm khai thác và sản xuất nghêu giống

4.3.1 Thông tin về nhóm khai thác nghêu cấp I

Mùa vụ và tần suất xuất hiện nghêu cấp I

Qua khảo sát cho thấy, mùa vụ xuất hiện nghêu cấp I khác nhau tùy theo địa bàn, phổ biến là từ tháng 5-7 Âl (87,5 %), tháng 4 Âl (12,5%). Ngoài ra, ở 2 vùng khai thác tự do tại Cần Giờ (Tp. HCM) và Ngọc Hiển (Cà Mau) không được khảo sát trong nghiên cứu này lại có thời gian xuất hiện nghêu cấp I trễ hơn khoảng 2-3 tháng (vào tháng 7-8 Âl).

Với các bãi nuôi có khả năng lưu giữ thì mùa vụ khai thác thường trễ hơn thời gian xuất hiện giống, thường là vào tháng 6-7 Âl (75,0%), riêng những bãi có tình hình an ninh bất ổn hoặc nước ngọt đổ về sớm thì thường tiến hành khai thác ngay khi thấy nghêu cấp I xuất hiện như trường hợp ở bãi nghêu Cù Lao Dung (Sóc Trăng), Thanh Hải, Thạnh Phú (Bến Tre), riêng các bãi nghêu ở Bạc Liêu

mặc dù không bị ảnh hưởng lớn bởi nước ngọt, nhưng vẫn khai thác sớm vào tháng 4 Âl vì không khả năng quản lý việc khai thác nghêu giống tự nhiên.

Về sự xuất hiện nghêu giống trong 5 năm gần đây thì tỉnh Bến Tre là tỉnh có tần suất xuất hiện cao nhất (1 lần/năm), Sóc Trăng và Bạc Liêu (0,8 lần/năm), Tiền Giang (0,6 lần/năm) và Trà Vinh có tần suất xuất hiện thấp nhất (0,5 lần/năm). Tuy nhiên, vị trí xuất hiện nghêu cấp I không cố định, ở khu vực bãi nghêu Cần Giờ (Tp. HCM) trước đây chưa từng thấy có nghêu cấp I nhưng vào tháng 9/2009 lại xuất hiện với một trữ lượng khá lớn. Riêng tỉnh Cà Mau chỉ mới phát hiện nghêu cấp I từ năm 2008 trở lại đây, theo các thương lái thì nghêu cấp I đã có ở khu vực này từ nhiều năm nay nhưng do là vùng xa xôi nên ít người lui tới để tìm hiểu và phát hiện.

Diện tích và sản lượng khai thác nghêu cấp I

Diện tích có xuất hiện nghêu cấp I ở các bãi được khảo sát trung bình là 35 ha (±40,4), nhỏ nhất là 5 ha và lớn nhất là 100 ha và chiếm tỷ lệ thấp trung bình là 12% trên tổng diện tích của bãi. Diện tích khai thác trung bình là 11,8 ha (±15,9) và chiếm tỷ lệ trung bình là 37,1% trên diện tích có xuất hiện nghêu (±20,3) do những khu vực có mật độ thấp khai thác không đủ chi phí nhân công. Sản lượng nghêu cấp I khai thác bình quân là 106,6 kg/ha, nhỏ nhất là 14,4 kg/ha và lớn nhất là 329,0 kg/ha, là ở mức dao động khá lớn do những điều kiện thích hợp của từng bãi nuôi. Hơn nữa, qua thông tin từ các HTX/THT và người dân nuôi trong vùng, khu vực mà dân khai thác tự do hay “nghêu tặc” ở bãi Khai Long (Cà Mau) có lúc phạm vi khai thác lên đến hơn 500 ha, nếu xác định được tổng diện tích nghêu cấp I xuất hiện và có biện pháp quản lý tốt thì trữ lượng nghêu cấp I tự nhiên hằng năm sẽ là rất lớn.

Bảng 4.6: Diện tích và sản lượng khai thác nghêu cấp I (n=8)


Khoản mục

Trung bình

Dao động

Diện tích chung của bãi (ha)

323,4±295,3

50,0 - 900

Diện tích xuất hiện nghêu cấp I (ha)

35,0±40,4

5,0 - 100

+Tỷ lệ diện tích x/h nghêu cấp I (%)

12,0±7,8

1,7 – 28,6

Diện tích khai thác (ha)

11,8±15,9

1,0 – 50

+ Tỷ lệ diện tích KT/xuất hiện (%)

37,1±20,3

10,0 – 66,7

Sản lượng khai thác kg/ha/năm

106,6±125,7

14,4 - 329

Mật độ, kích cỡ và số lần khai thác nghêu cấp I

Mật độ nghêu cấp I ở các bãi được khảo sát bình quân là 2.164 con/m2, trong đó ở bãi nghêu của THT Phương Nam (Trà Vinh) có mật độ nghêu cấp I thấp nhất (143,8 con/m2) và ở bãi nghêu của HTX Đông Hồ (Trà Vinh) lần xuất hiện đầu tiên được người dân phát hiện vào năm 2008 là cao nhất (4.290,0 con/m2). Tuy nhiên, theo nguồn thông tin thu thập được từ các chủ nhiệm các HTX/THT nuôi nghêu có xuất hiện nghêu giống thì mật độ xuất hiện nghêu cấp I hằng năm là không giống nhau, đặc biệt trong năm 2009 là năm mà có xuất hiện giống nhiều nhất so với từ trước đến nay.

Kích cỡ khai thác nghêu cấp I là 287,5 nghìn con/kg và dao động từ 600 đến 800 nghìn con/kg, sự dao động này chủ yếu là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, khả năng quản lý và an ninh vùng nuôi. Kích cỡ khai thác nhỏ nhất là ở bãi nghêu Cù Lao Dung (Sóc Trăng) do bị ảnh hưởng bởi nước ngọt. Mặc khác, nhóm hộ ở Gò Công Đông (Tiền Giang) do ngại bị khai thác trộm nên cũng tiến hành khai thác sớm mặc dù có thể để đạt tới kích cỡ lớn hơn. Kích cỡ khai thác lớn nhất là 2 bãi nghêu Hiệp Thạnh (Trà Vinh) và Ban Quản lý Cồn bãi Gò Công Đông (Tiền Giang).

Về số lần khai thác trên các bãi nghêu trung bình là 18,5 lần/vụ và dao động từ 2 - 60 lần/vụ, thông thường những bãi có diện tích nhỏ và trữ lượng ít thì chỉ tiến hành khai thác từ 2 đến 4 lần và ngược lại những bãi có diện tích lớn, trữ lượng nhiều sẽ kéo dài thời gian khai thác đến khi thấy mật độ nghêu giảm tối thiểu không đủ cho chi phí mới ngưng. Trong khảo sát này cho thấy, bãi nghêu của Ban quản lý cồn bãi Gò Công Đông (Tiền Giang) được khai thác nhiều lần nhất (60 lần/vụ). Tuy nhiên, cần nói thêm là ở các bãi khai thác nghêu giống được khảo sát một năm chỉ thấy nghêu cấp I xuất hiện một mùa.

Bảng 4.7: Mật độ, kích cỡ và số lần khai thác nghêu giống tự nhiên (n=8)


Khoản mục

Trung bình

Dao động

Mật độ nghêu khai thác (con/m2 )

2.163,7±1.792

144 – 4.290

Kích cỡ khai thác (1.000 con/kg)

287,5±298

60,0 - 800

Số lần khai thác (lần/vụ)

18,5±19,5

2,0 - 60

Tổ chức khai thác và hình thức mua bán nghêu giống

Việc tổ chức khai thác khi có nghêu giống xuất hiện ở các bãi nghêu được khảo sát có 3 hình thức:

(i) Đấu giá bán khoán gọn cho thương lái trong một phạm vi diện tích nhất định sau khi được hai bên khảo sát và ước tính trữ lượng, bên bán chỉ hỗ trợ cho bên mua trong việc quản lý và bảo vệ bãi trong thời gian khai thác;

(ii) Đấu giá bán tính trên đầu con, hình thức này bên người bán phải thuê lao động khai thác, tính trên ngày công hoặc ước tỷ lệ nghêu/tạp chất, với giá định mức ban đầu/kg nghêu không có tạp chất (nghêu tinh), sau khi thu gom, 2 bên cùng nhau bắt mẫu để tính số con/kg;

(iii) Người bán (HTX) đưa ra giá sàn, các thương lái đăng ký nộp tiền ký quỹ cho HTX và nhận phiếu để mua trực tiếp từ người khai thác, sau đó người khai thác đem phiếu nhận tiền tại HTX theo tỷ lệ đã được ấn định trước.

Sự biến động về giá nghêu cấp I qua các năm

Qua thu thập thông tin từ các thương lái cho thấy, giá nghêu cấp I có kích cỡ từ 0,5 đến 1 triệu con/kg được thu mua tại bãi từ năm 2005 đến năm 2009 có sự biến động giá khá lớn bình quân từ 1 đến 15 đồng/con. Sự biến động lớn nhất là ở mùa khai thác năm 2008 và 2009, giá bình quân mỗi năm tăng gấp đôi, đặc biệt năm 2009 giá tăng gấp 3 lần từ 5 đồng/con ở các tháng đầu năm lên 15 đồng/con ở hai tháng 7 đến tháng 8 Âl nhưng sau đó giá giảm trở lại còn 7 đồng/con vào các tháng cuối năm. Có sự biến động giá là do mức độ xuất hiện của nguồn lợi nghêu giống tự nhiên, đặc biệt là khi giá nghêu thương phẩm tăng cao và người nuôi Nam Định, Thái Bình đã ương nuôi thành công loại kích cỡ này. Tuy nhiên, cũng theo thông tin từ các thương lái có làm ăn hùn vốn với người ương nuôi Nam Định và Thái Bình, năm 2009 có rất nhiều người ương bị thua lỗ do sự biến động của thời tiết cho nên giá nghêu giảm một cách đột biến làm ảnh hưởng rất lớn đến người ương trên ao đất lót bạt nhất là các hộ ương ở Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau).


16

14

12

đ/con

10

8

6

4

2

T01/05

T04/05

T07/05

T10/05

T01/06

T04/06

T07/06

T10/06

T01/07

T04/07

T07/07

T10/07

T01/08

T04/08

T07/08

T10/08

T01/09

T04/09

T07/09

T10/09

0


Hình 4.1: Biến động về giá nghêu cấp I (0,5-1 triệu con/kg) từ 2005-2009

Các chỉ tiêu tài chính trong việc khai thác nghêu cấp I

Chi phí bình quân để khai thác một ha nghêu cấp I là 47,2 triệu đồng và dao động từ 5,5-159,3 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, nếu tính cho một cơ sở khai thác thì mức chi phí bình quân là 220,4 triệu đồng và có mức dao động từ 42,2-569 triệu đồng/cơ sở tùy thuộc vào diện tích và trữ lượng nghêu xuất hiện.

Phần chi phí cố định trong việc khai thác nghêu cấp I trung bình là 9,6% và dao động từ 0 đến 22,2 %. Trong đó, thuế tài nguyên hay tiền thuê đất chiếm bình quân đến 91,7%, các khoản khác như: khấu hao ghe, máy hoặc chòi canh là 6,9% và dụng cụ mau hỏng là 1,4%. Tổng chi phí biến đổi trong khai thác chiếm đến 90,4% trong tổng chi phí của các cơ sở khai thác nghêu giống. Trong đó, chi trả cho thuê lao động khai thác chiếm tỷ lệ cao nhất (77,6 %), kế đến là lực lượng quản lý khai thác (15,5 %), điện thoại và giao dịch (2,7%), điện và nhiên liệu (2,0%) và thấp nhất là các chi phí lặt vặt khác (1,2%).

Doanh thu khai thác bình quân là 356,8 triệu đồng/ha (±327,3), trong đó nhỏ nhất là 18 triệu đồng/ha và cao nhất lên đến 850 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, nếu tính cho một cơ sở thì bình quân là 3,0 tỷ đồng (±4,8) và cao nhất có cơ sở thu được 14,4 tỷ đồng. Do thu nhập từ khai thác nghêu cấp I cao nhưng chi phí thấp nên lợi nhuận khá cao bình quân 309,5 triệu đồng/ha (±283) và cao nhất lên đến 773 triệu đồng/ha, nếu tính cho một cơ sở thì có lợi nhuận bình quân là 2,8 tỷ đồng/cơ sở (±4,7) và cao nhất lên đến 14 tỷ đồng/cơ sở. Vì lợi nhuận từ khai thác nghêu cấp I quá cao và không phải bỏ nhiều vốn nên những bãi có nghêu cấp I xuất hiện luôn bị “nghêu tặc” rình rập tổ chức khai thác trộm.

Tỷ suất lợi nhuận của các cơ sở là 9,7 lần (±11,9) và dao động từ 1,6 đến 37,8 lần sự dao động lớn thể hiện ở mức độ nghêu xuất hiện nhiều hay ít của từng bãi.

Bảng 4.8: Các chỉ tiêu tài chính về khai thác nghêu giống tự nhiên (n=8)


Khoản mục

Đvt

Trung bình

Dao động

1. Tổng chi phí/ha

Triệu đồng

47,2±55

5,5 – 159,3

- Chi phí cố định

%

9,6±8,5

0,0 – 22,2

- Chi phí biến đổi

%

90,4±9,9

77,8 – 100

2. Thu nhập/ha

Triệu đồng

356,8±327,3

18,0 - 850

3. Lợi nhuận/ha

Triệu đồng

309,5±283

12,5 – 773

4. Tỷ suất lợi nhuận

lần

9,7±11,9

1,6 – 37,8

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022