Tình Hình Nuôi Thủy Sản Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản

2.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới


Hiện nay, nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên thế giới phát triển rất nhanh với tốc độ tăng bình quân 8.8%/năm (theo báo cáo của FAO). Năm 2006, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đạt 144 triệu tấn, trong đó tổng sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 92 triệu tấn (63,9%) và sản lượng thuỷ sản nuôi đạt 52 triệu tấn (36,1%). Khai thác còn chiếm tỉ trọng cao nhưng hầu như không tăng và có xu hướng giảm trong các năm qua do đã đạt mức năng suất tối đa.


Triệu tấn

160

140

120

100

80

60

40

20

2001

2000

1999

1998

1997

0












Tổng

Khai thác

Nuôi trồng

2006

2005

2004

2003

2002

Năm


Hình 2.1: Sản lượng thủy sản thế giới (FAO, 2008)

Hiện nay, thủy sản nuôi chiếm khoảng 45% khối lượng tiêu thụ thủy sản của con người, với 48 triệu tấn/năm. Sản lượng nuôi thủy sản ở các nước Châu Á chiếm khoảng 88% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu. Về sản lượng nuôi thì cá chép đứng đầu với 21 triệu tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt 13,5 triệu tấn, các loài thuỷ sản nước ngọt khác đạt 8,6 triệu tấn, giáp xác và tôm đạt 4,4 triệu tấn. Năm 2006, sản lượng thủy sản nuôi nước ngọt của Việt Nam là 1,66 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ (FAO, 2008).

Đến năm 2030, thế giới sẽ cần thêm 37 triệu tấn thủy sản mỗi năm để duy trì được mức tiêu thụ như hiện nay do dân số tăng (FAO, 2005). Vì các ngư trường truyền thống đã gần chạm mức khai thác tối đa nên nuôi thủy sản là cách duy nhất để bù đắp thiếu hụt. Nhưng việc đó chỉ có thể thực hiện được nếu được xúc tiến và quản lý một cách có trách nhiệm, sự phát triển của nghề nuôi thủy sản phải đặc trong mối quan hệ chặt chẽ với nghề khai thác thủy sản và sự biến động sản lượng thủy sản, thị trường tiêu thụ trong vùng, khu vực, toàn cầu. Một báo cáo của FAO (2005) khẳng định chỉ có nuôi trồng thủy sản mới có thể xóa

đói giảm nghèo và giảm tình trạng suy dinh dưỡng. Riêng ở Châu Á, NTTS trực

tiếp tạo ra việc làm cho khoảng 12 triệu người.


Triệu tấn

60

Trung Quốc Ấn Độ Việt Nam

50

40

30

20

10

2005

2004

2003

2002

2001

2000

1999

1998

1997

0


Hình 2.2: Sản lượng nuôi thủy sản thế giới (FAO, 2008)


2006

Năm


2.1.2 Tình hình nuôi thủy sản ở Việt Nam

Trước thế kỷ 20 nghề nuôi thủy sản ở nước ta gần như chưa phát triển, mãi đến những năm của thập kỉ 30 nghề nuôi thủy sản mới bắt đầu phát triển ở miền Bắc, đến nay thì đã phát triển khắp cả nước (Trung tâm tin học Thủy sản, 2008). Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn trong 10 năm (1999-2009) thì sản lượng thủy sản tăng lên gần 3 lần, đạt 4,8 triệu tấn vào năm 2009. Xu hướng phát triển này cũng theo xu hướng của thế giới, sản lượng thủy sản gia tăng trong các năm qua chủ yếu là do tăng sản lượng nuôi trồng, trong khi sản lượng khai thác tăng rất châm và có dấu hiệu bão hòa trong 5 năm trở lại đây (đạt 1,93-2,28 triệu tấn). Ngành thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,4%/năm. Đây là một bước tiến nhảy vọt góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu cũng như cung cấp nguồn thực phẩm tiêu dùng trong nước.

6 Triệu tấn

5

4

3

2

1

1997

0


Tổng Khai thác Nuôi trồng


2010

2009

2008

2007

2006

2005

2004

2003

2002

2001

2000

1999

1998

Năm


Hình 2.3: Sản lượng thủy sản ở Việt Nam năm 1997 – 2009 và kế hoạch 2010

(Báo cáo của Bộ NN&PTNN, 2010)

Nước ta có diện tích nước ngọt nội địa rất rộng lớn, bên cạnh đó là hệ thống sông suối, kênh mương dày đặc có tiềm năng diện tích NTTS rất lớn. Trong năm 2007, diện tích có khả năng phát triển thủy sản trong cả nước là 1,7 triệu ha, sản lượng thủy sản cả nước đạt 4,28 triệu tấn trong đó khai thác đạt 2,12 triệu tấn, nuôi trồng 2,16 triệu tấn, kể từ 2006 thì Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3 về sản lượng NTTS thế giới (năm 2005 Việt Nam chỉ đứng thứ 6) (FAO, 2008). Kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 4 của Việt Nam (5,25% GDP Việt Nam) và đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu thủy sản thế giới. Diện tích NTTS tăng đều theo từng năm, từ 0,64 triệu ha năm 2000 lên 1,05 triệu ha năm 2008 (Tổng cục Thống kê, 2009).

Bảng 2.1: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Việt Nam

ĐVT: 1.000 ha


2008

TỔNG SỐ

641,9

755,2

797,7

867,6

920,1

952,6

976,5

1018,8

1052,6

D.tích nuôi mặn, lợ

397,1

502,2

556,1

612,8

642,3

661,0

683,0

711,4

713,8

- Nuôi cá

50,0

24,7

14,3

13,1

11,2

10,1

17,2

24,4

21,5

- Nuôi tôm

324,1

454,9

509,6

574,9

598,0

528,3

612,1

633,4

629,3

- TS khác

22,5

22,4

31,9

24,5

32,7

122,2

53,4

53,3

62,7

- Ươm, nuôi giống TS

0,5

0,2

0,3

0,3

0,4

0,4

0,3

0,3

0,3

D.tích nuôi nước ngọt

244,8

253,0

241,6

254,8

277,8

291,6

293,5

307,4

338,8

- Nuôi cá

225,4

228,9

232,3

245,9

267,4

281,7

283,8

294,6

326,0

- Nuôi tôm

16,4

21,8

6,6

5,5

6,4

4,9

4,6

5,4

6,9

- TS khác

2,2

0,5

0,4

1,0

1,1

1,6

1,7

2,8

2,2

- Ươm, nuôi giống TS

0,8

1,8

2,3

2,4

2,9

3,5

3,4

4,6

3,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Diễn giải 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sơ bộ


Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009)


Ngành NTTS Việt Nam đã có dấu hiệu bão hòa về quy mô (diện tích sản xuất), năng suất, hiệu quả và sản lượng. NTTS ở Việt Nam có điểm yếu là diện tích mặt nước dùng trong nuôi trồng vẫn còn hạn chế so với tiềm lực có thể khai thác và tập trung chủ yếu ở ĐBSCL, trong đó thì thủy sản nước ngọt có sản lượng lớn nhất còn thủy sản nước lợ, mặn mà đặc biệt tôm sú là loài có giá trị, chiếm tỉ trọng lớn và được ưu tiên trong xuất khẩu (FAO, 2008). Ở Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh mà thủy sản đánh bắt gần bờ đã bị khai thác tới giới hạn và đánh bắt xa bờ còn hạn chế thì việc đáp ứng nhu cầu về thủy sản sẽ chủ yếu do ngành nuôi trồng cung ứng. Hiện Việt Nam đứng thứ năm trong số các nước đứng đầu thế giới về cung cấp sản lượng thủy sản nuôi trồng.



2500

2000

1500

1000

500

0

Ngàn tấn











Tổng Nước ngọt Lợ, mặn






















2010

2009

2008

2007

2006

2005

2004

2003

2002

2001

2000

1999

1998

1997

Năm


Hình 2.4: Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam năm 1997 – 2009 và kế hoạch 2010 (Báo cáo của Bộ NN&PTNT, 2010)

Năm 2007, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo thuận lợi để xuất khẩu thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao, khi các doanh nghiệp đã chủ động chuyển hướng thị trường, vừa giữ được thị trường truyền thống, vừa mở rộng phát triển sang các thị trường mới với khoảng 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2.1.3 Tình hình nuôi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long


Nhiều năm qua, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở khu vực ĐBSCL, biến nơi đây thành một vùng trọng điểm về NTTS cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước. ĐBSCL là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm quan trọng trong cả nước, năm 2007 có khoảng 723,8 ngàn ha mặt nước nuôi thủy sản với tổng sản lượng hơn 1,5 triệu tấn. Là vùng nuôi thủy sản lớn nhất cả nước, diện tích nuôi trồng khoảng 60% diện tích nuôi cả nước, sản lượng nuôi trồng chiếm gần 70% sản lượng cả nước và giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm 51% của cả nước. Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỉ USD, năm 2008 tăng lên 4,27 tỉ USD. Hiện VN đang đứng thứ 8 về giá trị xuất khẩu thủy sản trên thế giới (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 2008).

Từ những năm gần đây, diện tích nuôi thủy sản không ngừng được mở rộng, chỉ sau 10 năm (1997-2007) diện tích nuôi thủy sản tăng lân 2,2 lần, đạt 0,72 triệu ha năm 2007, trong khi đó sản lượng tăng đến 5,8 lần, đạt 1,5 triệu tấn năm 2007 (Tổng cục Thống kê, 2008). Việc đa dạng các mô hình và mở rộng diện tích đã góp phần đáng kể vào việc gia tăng sản lượng, nhiều công trình khoa học tiến bộ đã được ứng dụng vào sản xuất.

Bảng 2.2: Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương ở ĐBSCL

ĐVT: 1.000 Tấn


2008

ĐBSCL

365.1

444.4

518.7

634.8

773.3

1002.8

1166.8

1526.6

1838.6

Long An

9.0

11.6

11.2

15.2

18.8

23.4

25.9

29.5

28.2

Tiền Giang

28.4

37.3

40.5

46.5

54.7

61.1

67.6

77.5

97.3

Bến Tre

50.3

61.2

70.6

66.1

58.5

63.3

69.3

99.5

157.0

Trà Vinh

21.7

28.5

37.6

48.1

64.2

73.9

76.0

83.3

85.8

Vĩnh Long

7.0

8.2

11.5

17.2

22.6

29.0

45.5

91.3

100.5

Đồng Tháp

34.7

35.8

36.0

42.5

66.9

115.1

158.5

230.0

281.4

An Giang

80.2

83.6

110.6

136.8

154.7

180.8

182.0

263.9

315.4

Kiên Giang

10.0

19.0

14.5

20.6

25.9

48.2

66.2

84.8

110.2

Cần Thơ

13.0

15.1

25.2

36.3

59.1

83.8

110.2

150.9

181.7

Hậu Giang

- -

- -

- -

9.9

15.8

21.8

25.6

31.9

38.7

Sóc Trăng

15.4

18.7

23.7

30.8

41.2

71.7

82.1

104.6

138.2

Bạc Liêu

22.4

37.7

49.0

72.5

92.8

110.5

119.8

129.6

129.7

Cà Mau

73.1

87.7

88.3

92.3

98.2

120.1

138.3

149.7

174.5

Diễn giải 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sơ bộ


Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009)


2.2 Tình hình nghiên cứu về cá lóc

2.2.1 Một số thông tin về phân bố và phân loại cá lóc

Cá lóc trong tiếng Anh được gọi là snakehead (cá “đầu rắn”), ám chỉ đến cái đầu thuôn và tròn trông giống như đầu rắn. Theo tài liệu phân loại cập nhật hiện nay thì họ Channidae gồm có 2 giống là Parachanma Channa. Trong đó, giống Channa chiếm ưu thế về thành phần loài (27 loài trong số 30 loài được phát hiện) và phân bố ở hầu hết các nước châu Á, trong khi giống Parachanma chỉ có 3 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực châu Phi. Đặc tính phân bố cho thấy đa phần các loài sống trong các thủy vực nước ngọt nội địa, một số loài có khả năng sống ở thủy vực nước lợ. Tính chất phân bố theo đặc tính sinh thái thủy vực cũng thể hiện rò ở các nhóm loài thuộc họ cá Channidae. Các loại hình thủy vực có dòng chảy chậm hoặc thủy vực nước tĩnh như sông, hồ, kênh rạch, ao, đầm, ruộng và rừng ngập nước vào mùa lũ là nơi thích hợp cho các loài cá phân bố (Nguyễn Văn Thường, 2004).

Cá lóc phân bố chủ yếu trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Phi và châu Á; tuy nhiên cá biệt có vài loài phân bố ở những vùng khí hậu lạnh hơn như ở Trung Quốc, Hàn Quốc và vùng Siberia. Mặc dù không phải là loài cá nước ngọt sơ khai, cá lóc lại hoàn toàn thích nghi với nước ngọt và chịu đựng độ mặn rất kém. Chúng sống chủ yếu ở sông và kênh rạch; ngoài ra chúng còn xuất

hiện ở ao, hồ, ruộng lúa, hoặc đầm lầy. Chúng có thể tồn tại trong môi trường nghèo ô-xy nhờ khả năng “hít thở” trong không khí. Một số loài có khả năng chịu đựng đặc biệt; chẳng hạn loài Channa banganensis sống ở vùng “nước đen” có độ acid cao (3-4 độ pH); rồi các loài Channa gachua, Channa striata Channa punctata có thể chịu đựng được tầm pH biến thiên rất rộng, từ 4 đến 9 độ trong vòng 72 giờ; còn loài Channa argus ở sông Amur, Siberia lại có thể sống sót qua mùa đông khắc nghiệt.

Theo sách “Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc” (1978) của Mai Đình Yên thì họ Channidae ở miền Bắc gồm có các loài:

- Cá xộp (Channa striata) phân bố rộng trong cá thuỷ vực miền núi, đồng bằng và nước lợ có nồng độ muối thấp, kích thước tối đa 90 cm.

- Cá chuối suối (Channa gachua) sống ở miền núi các tỉnh phái Bắc Việt Nam.

Loài này có vây bụng nhỏ và kích thước tối đa 20 cm.

- Cá chuối (Channa maculata) phân bố tương tự cá xộp nhưng có kích thước

nhỏ hơn (tối đa 20 cm).

- Cá chèo đồi (Channa asiatica) phân bố ở các tỉnh phía Bắc. Loài này không có vây bụng và có kích thước nhỏ (tối đa 20 cm).

Ngoài ra, có tài liệu trên mạng mô tả loài cá lóc Trung Quốc Channa argus là loài cá lóc phổ biến ở nước ta. Đây không phải là loài cá bản địa và nếu có thì chúng chỉ hiện diện ở miền Bắc vì chúng thích nghi với những vùng khí hậu lạnh.

Ở ĐBSCL, họ cá Channidae có 4 loài là Channa gachua (cá chành dục), Channa lucius (cá dày), Channa striata (cá lóc đen) và Channa micropeltes (cá lóc bông) (Trương Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương, 1993). Tài liệu giảng dạy của khoa Thuỷ sản trường Đại học Cần Thơ còn ghi nhận thêm loài cá lóc môi trề (Channa sp.) rất phổ biến ở các vùng lũ như An Giang và Đồng Tháp. Ở miền Nam, cá lóc đen, cá lóc môi trề và cá lóc bông được nuôi lấy thịt cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; phương thức nuôi chủ yếu là nuôi trong ao hay trong các lồng, bè thả trên sông. Ngoài ra, hiện nay còn xuất hiện 2 loài cá lóc nuôi phổ biến mà người nuôi gọi là cá lóc đầu vuông và cá lóc đầu nhím, nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy tài liệu hay nghiên cứu nào định danh chính xác 2 loài cá trên. Có giả thuyết cho rằng đây là 2 loài cá lóc được lai tạo từ loài cá lóc đen (Channa striata) với các lóc môi trề (Channa sp.). Tuy nhiên cũng chưa có tài liệu nào chứng minh đây là 2 loài cá lai tạo được.

Trong nghiên cứu về tổng quan và phân bố của họ cá Chanidea của

Nguyễn Văn Thường (2004) cũng xác định “cá lóc môi trề” có xuất hiện ở cánh

đồng ngập nước biên giới Việt Nam và Campuchia và tác giả cũng đã đề xuất nên nghiên cứu về đặc điểm phân loại và sinh học của loài cá này nhằm phục vụ cho nghề nuôi.


Hình 2 5 Cá lóc đen Channa striata Hình 2 6 Cá lóc bông Channa micropeltes 2 2 2 1Hình 2 5 Cá lóc đen Channa striata Hình 2 6 Cá lóc bông Channa micropeltes 2 2 2 2

Hình 2.5: Cá lóc đen (Channa striata) Hình 2.6: Cá lóc bông (Channa micropeltes)

2.2.2 Tình hình phát triển ngành hàng cá lóc

Trên thế giới nghề nuôi cá lóc đã phát triển mạnh với nhiều mô hình nuôi khác nhau. Phổ biến ở Thái Lan, Hồng Công là mô hình nuôi bán thâm canh trong ao đất với thời gian nuôi từ 6-7 tháng với các loại thức ăn như bột cá, tấm, cám. Mô hình nuôi bè với mật độ 30-50 con/m3, sử dụng các loại thức ăn như cá tạp, tấm. Sau 8 tháng nuôi cá đạt khoảng 1,5-2,5 kg/con phổ biến ở Campuchia

và Việt Nam. Ở Đài Loan, cá lóc được nuôi chung với cá rô phi, cá chép,.. (Dương Nhựt Long, 2003).

Từ những năm 1990 trở về trước, một số người dân ĐBSCL có xây dựng ao hầm nuôi cá lóc trong khu vườn của mình theo hệ sinh thái VAC, nguồn cá giống được vớt tự nhiên ở ao, hồ, sông, suối. Trong các năm 1995 – 1996, Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản ĐBSCL đã nghiên cứu thành công đề tài sinh sản nhân tạo cá lóc từ nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ nhân tạo, ương nuôi cá giống. Sự thành công của đề tài đã triển khai sản xuất nhân rộng cá lóc và đến nay chúng ta đã chủ động giống mà không phải đi vớt ở ngoài tự nhiên. Các loại mô hình nuôi cá lóc ở ĐBSCL cũng phát triển rất đa dang, có khá nhiều mô hình đã đươc áp dụng nuôi đạt hiệu quả cao như: nuôi trong vèo lưới, nuôi bè, nuôi trong ao đất, nuôi trong mùng, hay nuôi cả trong bồn nylon.

Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu về cá lóc được tìm thấy ở Đại học Cần Thơ chủ yếu bắt đầu từ năm 2003 như nghiên cứu về đặc điểm sinh học của Nguyễn Anh Tuấn (2003); nghiên cứu về sử dụng thức ăn tự chế cũng của Nguyễn Anh Tuấn và ctv (2004) và nghiên cứu về nhu cầu đạm ở giai đoạn cá giống của Trần Thị Thanh Hiền và ctv (2005). Trong đó, nghiên cứu về sử dụng thức ăn chế biến ương cá lóc bông giai đoạn bột và hương của Nguyễn Anh Tuấn (2004) đã có thể sử dụng thức ăn chế biến để ương cá lóc bông bột. Tuy nhiên,

thức ăn tươi sống vẫn không thể thiếu được, đặc biệt là những ngày đầu khi cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thời gian bắt đầu sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến ở giai đoạn cá bột được xác định là 7 ngày tuổi. Ở giai đoạn cá hương cá sử dụng hoàn toàn thức ăn chế biến cho kết quả tốt nhất về tăng trọng cũng như tỷ lệ sống. Việc sử dụng đơn thuần thức ăn trùn chỉ hoặc cá xay trong giai đoạn này cho kết quả kém hơn so với việc sử dụng kết hợp với thức ăn chế biến.

Sản xuất giống và ương cá lóc

Nguyễn Huấn (2007) điều tra hiện trạng sản xuất giống cá lóc ở 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá lóc bông ở tỉnh Đồng Tháp và Đại học Cần Thơ. Kết quả điều tra ghi nhận hình thức sinh sản tự nhiện được 100% hộ dân áp dụng. Cá lóc sinh sản trực tiếp trong ao có giá thể làm tổ. Thời gian người dân cho cá lóc bông sinh sản từ tháng 2-6 hằng năm. Dựa vào kinh nghiệm, người dân gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật trong quá trình sản xuất giống. Tỷ lệ thụ tinh trung bình 40%, trong một vụ sản xuất, số tổ cá không thụ tinh chiếm tỷ lệ khá cao 60%. Thời gian nuôi vỗ thành thục sinh dục bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Đường kính trứng cá lóc bông tương đối lớn, dao động từ 1,2-1,9 mm. Sức sinh sản thực tế của cá thấp, dao động từ 2.000 đến 3.000 trứng/kg cá cái.

Khi kích thích cá lóc bông sinh sản bằng não thùy cá chép kết hợp kích dục tố HCG với liều lượng 500 UI/kg cá cái và 1.500 UI/kg cá đực. Cá rụng trứng đồng loạt sau 12 giờ tiêm liều quyết định (27-29,50C). Thời gian hiệu ứng kéo dài từ 33-37 giờ, tỷ lệ thụ tinh và nở khá cao. Tuy nhiên, hiệu quả sinh sản nhân tạo chưa ổn định, số tổ trứng không thụ tinh trung bình là 27% và không chủ động được thời gian sản xuất. Việc ứng dụng hormon HCG và não thùy kích

thích cá sinh sản bước đầu có hiệu quả khả thi, góp phần chủ động cung cấp con

giống cho nghề nuôi.

Bùi Minh Tâm & ctv (2008) cũng nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá lóc bông với phương pháp tiêm và liều lượng kích dục tố khác nhau. Cá lóc bông đực tiêm trước cá cái từ 2-4 ngày, liều lượng HCG cần tiêm cho cá đực nằm trong khoảng 2.000 đến 3.000 UI/kg cá đực và 1.000 UI/kg cá cái. Với phương pháp này thì tỷ lệ thụ tinh đạt từ 58% đến 79% và tỷ lệ nở dao động từ 91% đến 96%.

Các nghiên cứu về sản xuât giống nhân tạo cá lóc hiện nay chủ yếu là trên cá lóc bông (Channa micropeltes) và bước đầu mang lại hiện quả khả quan và được ứng dụng nhiều ở ĐBSCL. Tuy nhiên, cá lóc môi trề, đầu vuông và đầu nhím hiện nay được nuôi phổ biến thì không tìm thấy nghiên cứu nào về 3 đối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022