Hiện Trạng Canh Tác Và Một Số Trở Ngại Chính Trong Sản Xuất Ngô Trên Đất Lúa Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long


1.6 Hiện trạng canh tác và một số trở ngại chính trong sản xuất ngô trên đất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long

1.6.1 Hiện trạng canh tác ngô ở Đồng bằng sông Cửu Long

Số liệu thống kê giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020 cho thấy diện tích ngô vùng ở ĐBSCL thấp nhất cả nước và có xu hướng giảm dần. Đến năm 2020 diện tích trồng ngô tại vùng ĐBSCL chỉ đạt 27,5 nghìn ha (chiếm 2,92% tổng diện tích ngô toàn quốc) (Hình 1.6). Năng suất ngô đạt trung bình đạt 6,24 tấn/ha, đứng thứ 2 cả nước và sản lượng đạt 171,7 nghìn tấn (chiếm 3,77% sản lượng ngô cả nước). Thống kê cũng cho thấy canh tác ngô tập trung chủ yếu ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang (Tổng cục thống kê, 2020) [50].

Trong khi đó tổng diện tích lúa (Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông, lúa Mùa) đạt 4.069,7 nghìn ha (chiếm hơn 50% tổng diện tích lúa cả nước) (Tổng cục thống kê, 2020) [50]. Tuy nhiên, sản xuất lúa nước tại ĐBSCL đang phải đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu rõ rệt dẫn đến tình trạng vụ thiếu nước tưới, hạn hán, vụ chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt. Hơn nữa việc trồng 3 vụ lúa một năm trên cùng chân đất nên thời gian nghỉ giữa các vụ là quá ngắn, không đủ để cắt đứt vòng đời sâu bệnh.

Hình 1 6 Diện tích ngô các vùng trong nước giai đoạn 2014 – 2020 Nguồn Tổng 1

Hình 1.6 Diện tích ngô các vùng trong nước giai đoạn 2014 – 2020

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020 [50],


1.6.2 Cơ sở chuyển đổi sản xuất ngô trên đất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

1.6.2.1 Thiếu nước trong mùa khô do biến đổi khí hậu

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) [5], nhiệt độ tăng trung bình 1,7 - 1,9°C ở phía Nam theo kịch bản RCP4.5 (nồng độ khí nhà kính đại diện - “Representative Concentration Pathways - RCP) và 3,0 - 3,5°C theo kịch bản RCP8.5; lượng mưa năm tăng phổ biến từ 5 - 15% theo kịch bản RCP4.5; số ngày nắng nóng (≥ 35°C) có xu thế tăng; hạn hán có thể trở nên khắc nghiệt hơn ở một số vùng do nhiệt độ tăng và khả năng giảm lượng mưa trong mùa khô. Lê Anh Tuấn (2014) [18] đã báo cáo trong 3 thập kỷ tới khí hậu ở ĐBSCL biến đổi theo hướng tăng nhiệt độ, số ngày nóng (>35°C) tăng, lượng mưa đầu mùa giảm, cuối mùa tăng, mưa lớn bất thường tăng, lũ lụt và triều cường tăng lên, những yếu tố này có tác động lớn đến canh tác nông nghiệp và các ngành nghề khác. Khi nhiệt độ không khí tăng lên 1°C, năng suất lúa sẽ giảm đi khoảng 10%. Như vậy, vùng ĐBSCL có thể mất từ 2 - 4 triệu tấn lúa mỗi năm (SRD, 2013) [48].

Thực tế cho thấy đợt hạn mặn năm 2016 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, đặc biệt đối lúa do thiếu nước sản xuất. Đến thời điểm hiện nay, đợt hạn mặn kỉ lục năm 2020 vừa qua cho thấy BĐKH đã ảnh hưởng rõ rệt ở ĐBSCL mà không còn là dự đoán. Vì vậy, chuyển đổi cây trồng để có thể tiết kiệm nước tưới đang được xem là giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo về năng suất và hiệu quả kinh tế (Trịnh Quang Khương và Phạm Ngọc Hài, 2015)

[190] do cây lúa cần nhiều nước trong chu kỳ sống. Đối với ruộng lúa gieo sạ ở Nam bộ, tổng lượng nước tưới dưỡng cần thiết cho cây lúa dao động từ 4.500 –

8.000 m3/ha tùy mùa vụ (trung bình 5900 m3/ha) (TCVN 8641: 2011) [1]. Nghiên

cứu của Mekonnen (2010) [115] cho thấy cây lúa cần 1.673 lít nước để tạo ra 1 kg lúa. Kết quả nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL cho thấy trong vụ Xuân Hè, nếu mặt ruộng trồng lúa luôn ngập nước liên tục mỗi vụ sẽ tiêu tốn 4.038 m3/ha/vụ, nếu tưới nước khô ngập luân phiên thì tiêu tốn 2.571 m3/ha/vụ; như vậy, mỗi khối (m3) nước chỉ sản xuất được 0,94 - 1,45 kg lúa, (Trịnh Quang Khương và Phạm Ngọc Hài,


2015) [190]. Với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và liên tục tăng diện tích lúa Xuân Hè sẽ là những điều kiện bất lợi cho canh tác cây trồng.

Trong khi đó, cây ngô cần ít nước trong chu kỳ sinh trưởng, là cây quang hợp theo con đường C4 nên hiệu quả sử dụng nước cao. Lượng nước cần cho cây ngô trong một vụ từ 2.000 - 2.500 m3/ha (TCVN 8641: 2011) [1]. Báo cáo của Mekonnen (2010) [115] cho thấy cây ngô cần 1.222 lít nước/kg hạt ngô. Kết quả nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL cho thấy trồng ngô lai vụ Xuân Hè chỉ tiêu tốn

1.058 m3 nước/ha/vụ. Trong vụ Xuân Hè năng suất lúa đạt bình quân là 4,12 - 4,28

tấn/ha, năng suất ngô lai đạt từ 6,24 - 6,91 tấn/ha, trung bình mỗi m3 nước sản xuất được 3,25 - 4,19 kg hạt ngô (Trịnh Quang Khương và Phạm Ngọc Hài, 2015) [190]. Như vậy, với biện pháp luân canh cây ngô lai trên nền lúa sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng nước (1.513 - 2.980 m3/ha/vụ), thấp hơn rất nhiều so với trồng lúa.

Tóm lại, trong điều kiện biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp như hiện nay tại vùng ĐBSCL, cây ngô lai phù hợp trong cơ cấu chuyển đổi sang cây trồng cạn trên những vùng đất lúa sản xuất kém hiệu quả, có nguy cơ thiếu nước trong mùa khô trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay ở ĐBSCL.

1.6.2.2 Nhu cầu ngô hạt trong nước tăng nhanh

Đến năm 2020 lượng ngô tiêu thụ ở Việt Nam đạt 16,66 triệu tấn (sản lượng ngô trong nước đạt 4,59 triệu tấn, nhập khẩu 12,07 triệu tấn) (Tổng cục thống kê, 2020 [50], Tổng cục Hải quan, 2021 [49]). Theo dự báo, lượng ngô tiêu thụ và nhu cầu ngô phục vụ cho chăn nuôi tiếp tục tăng, đến năm 2028 lượng ngô nhập khẩu là 14,31 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu ngô trong nước (OECD, 2019) [188]. Do đó, việc phát triển cây ngô trong nước là tất yếu nhằm tiến tới giảm lệ thuộc vào ngô nhập khẩu, chủ động được nguồn nguyên liệu ngô hàng hóa phục vụ cho nhu cầu trong nước.

1.6.2.3 Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc

Hiện nay, xung đột thương mại giữa Mỹ (cường quốc xuất khẩu ngô) và Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến thị trường xuất nhập khẩu toàn cầu nói chung và nhập khẩu ngô của Việt Nam nói riêng. Như vậy, việc tự chủ vùng nguyên liệu ngô


là cấp thiết, trong đó việc chọn tạo các giống ngô lai trong nước là giải pháp nhanh nhất trong giai đoạn hiện nay nhằm chủ động nguồn nguyên liệu ngô hàng hóa, đảm bảo phục vụ nhu cầu ngô ngày càng tăng trong nước.

Nhận định: việc chuyển đổi hệ thống canh tác sang cây ngô hiện nay gặp nhiều khó khăn do một số vấn đề như sau:

- Diện tích sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung;

- Có rất ít giống ngô lai tạo trong nước phù hợp cho canh tác trên đất lúa tại vùng ĐBSCL;

- Giá thành sản xuất cao (phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật - BVTV, thu hoạch);

- Thiếu máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa trên cây ngô;

- Quy trình canh tác ngô còn chung chung, chưa có quy trình kĩ thuật canh tác ngô trên đất lúa cho các nhóm đất khác nhau;

- Giá cả bấp bênh, lợi nhuận thấp.

Vì vậy, để người nông dân không quay lưng với cây ngô vốn có nhiều tiềm tăng phát triển tại vùng ĐBSCL, công tác tuyển chọn nhanh giống ngô lai phù hợp cho vùng này là cấp bách. Đồng thời với việc nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác phù hợp cho từng tiểu vùng sinh thái, áp dụng cơ giới hóa vào các khâu quan trọng trong canh tác ngô nhằm giảm công lao động. Từ đó giảm được chi phí sản xuất ngô, tăng sức cạnh tranh của ngô sản xuất trong nước so với ngô nhập khẩu, tiến tới giảm dần tỉ trọng nhập khẩu hạt giống và ngô hàng hóa, đảm bảo nguồn ngô nguyên liệu trong nước.

1.6.3 Một số trở ngại cho canh tác ngô trên đất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Theo Prasanna và cộng sự (2018) [130], hơn 80% diện tích trồng ngô dễ bị ảnh hưởng của khí hậu cực đoan ở Nam và Đông Nam Á. Theo đó bất thuận phi sinh học, đặc biệt là hạn hán, nhiệt độ cao, ngập úng, đất chua, sự kết hợp bất thuận của hạn hán và nhiệt độ, có tác động rất lớn đến sản lượng ngô nhờ nước trời ở Châu Á. Ngoài ra, các tác nhân gây bệnh và côn trùng gây hại có khả năng phản


ứng khác nhau đối với sự nóng lên toàn cầu, những thay đổi về tác động tương đối của chúng cả về mặt địa lý lẫn giữa các loại cây trồng khác nhau. Theo Deutsch và cộng sự (2018) [82], tổn thất năng suất toàn cầu của ba loại ngũ cốc quan trọng nhất (lúa, ngô và lúa mì) dự đoán sẽ tăng từ 10 đến 25% khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên. Trong bối cảnh này, phát triển và triển khai các giống ngô cải tiến có khả năng chịu bất thuận phi sinh học (hạn hán, nhiệt độ cao, ngập úng, mặn và kết hợp hạn hán và bất thuận nhiệt độ), hiệu quả sử dụng nitơ, kháng sâu bệnh và cải thiện chất lượng dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để xây dựng khả năng phục hồi và khả năng thích ứng của các cộng đồng nông nghiệp ở vùng nhiệt đới với khí hậu thay đổi (Prasanna và cộng sự, 2018) [130].

Việt Nam nằm trong nhóm các nước chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu, đặc biệt ở ĐBSCL, những thách thức trong canh tác ngô hiện nay ở vùng này bao gồm các vấn đề trình bày sau đây:

1.6.3.1 Công tác giống

Theo Cục Trồng trọt, hiện nay 100% diện tích gieo trồng sử dụng giống ngô lai, có khoảng 50 giống ngô lai đang được sử dụng trong sản xuất là do các công ty trong và ngoài nước cung cấp (Bộ NN&PTNT, 2017) [183]. Cơ cấu giống ngô trồng ở ĐBSCL hiện tại chủ yếu từ các công ty nước ngoài, giống ngô nội chiếm diện tích rất ít và mức tham gia sản xuất thực tế của các giống này rất khiêm tốn trên thị trường hạt giống ở phía Nam. Thị phần các giống ngô lai do các cơ quan trong nước chọn tạo và cung cấp càng thu hẹp với tốc độ nhanh hơn (Trần Kim Định và cộng sự, 2015) [52].

Số liệu điều tra từ Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Tháp (2017) cho thấy cơ cấu giống ngô nông dân đang sản xuất gồm ngô ăn tươi và ngô làm thức ăn gia súc (ngô tẻ). Vụ Hè Thu 2017 chủ yếu là các giống nhập nội như NK6326, DK9901, DK9955, DK6919, DK6818, CP333. Vụ Thu Đông 2017 nông dân trồng chủ yếu các giống DK9901, NK6919.

Ngô chuyển gen được đưa vào Việt Nam năm 2015 và diện tích trồng ngô chuyển gen ở Việt Nam không ngừng tăng lên. Ở ĐBSCL, ngô chuyển gen được


nông dân trồng thử nghiệm và bước đầu đã chấp nhận nhờ khả năng chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate vừa kháng được sâu đục thân, tiết kiệm chi phí và nâng cao thu nhập.

Các giống ngô nhập nội có độ đồng đều cây, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, trồng được mật độ dày, năng suất cao và ổn định. Tuy nhiên, những giống ngô nhập nội chưa thật sự phù hợp cho từng vùng sinh thái và cơ cấu mùa vụ luân canh như thời gian sinh trưởng không phù hợp, khả năng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, giá giống cao, người sản xuất phải phụ thuộc hoàn toàn vào các công ty nước ngoài (Lê Quý Kha và cộng sự, 2015) [23].

Các giống ngô chuyển gen có khả năng chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate vừa kháng được sâu đục thân, tiết kiệm chi phí và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên ngô chuyển gen cũng có những hạn chế như giá giống rất cao, chưa thật phù hợp cho từng vùng sinh thái và cơ cấu mùa vụ luân canh trên đất lúa. Khi có loại sâu bệnh mới thì ngô chuyển gen không thật sự giải quyết được, lệ thuộc nguồn giống từ nước ngoài, chỉ thực sự phát huy hiệu quả ở một số vùng nhất định (Lê Quý Kha và cộng sự, 2015) [23].

Các giống ngô lai tạo trong nước mặc dù có năng suất cao nhưng chưa ổn định (tính thích nghi kém), trạng thái bắp xấu (lõi lớn, hạt nhỏ, màu sắc chưa thật đẹp, dạng hình nù, đuôi chuột, …) nên ít được ưa chuộng như giống nhập nội dẫn đến việc người dân phải sử dụng giống ngô lai nhập nội có giá thành cao và không chủ động được nguồn giống.

Thêm vào đó, một giống ngô lai phù hợp trên nền đất lúa chuyển đổi cần có:

(i) Thời gian sinh trưởng ngắn (90 ngày vụ Hè Thu, 95 ngày vụ Đông Xuân) để đảm bảo bố trí luân canh và né lũ; (ii) Năng suất cao và ổn định, tính thích nghi cao, không đổ ngã (ngô trồng chủ yếu trong vụ Xuân Hè và Hè Thu, chống chịu úng, kháng phèn, chống chịu sâu bệnh (sâu đục thân và bệnh khô vằn), trạng thái bắp, độ bền lá tốt; và (iii) Dễ trồng, giá giống cạnh tranh (Lê Quý Kha và cộng sự, 2015) [23].


1.6.3.2 Hiệu quả sử dụng phân bón

Hiệu quả sử dụng phân bón hiện nay còn thấp, người dân có xu hướng sử dụng phân bón nhiều hơn khuyến cáo dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, ô nhiễm môi trường, gây lãng phí và cuối cùng là tăng thêm chi phí sản xuất.

Do đó, cần có quy trình bón phân phù hợp cho từng vùng sinh thái, từng loại đất khác nhau. Ngoài ra, cần có nhiều nghiên cứu khuyến cáo sử dụng các chế phẩm sinh học, chế phẩm phân bón công nghệ cao cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu của cây trồng. Giúp cải thiện hiệu quả sử dụng phân bón, giảm công lao động, an toàn với con người và môi trường, giảm giá thành sản xuất.

1.6.3.3 Biện pháp kỹ thuật

Không có một biện pháp kỹ thuật canh tác ngô phù hợp cho tất cả các vùng trồng ngô. Trong điều kiện ở ĐBSCL với nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau, điều kiện thổ nhưỡng khác nhau nên cần có các giải pháp kỹ thuật khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Dương Văn Chín (2010) [11] và quy trình canh tác ngô do Cục trồng trọt ban hành 2016 chưa thật sự phù hợp cho vùng ĐBSCL vì vẫn còn chung chung giữa các vùng sinh thái. Hơn nữa, các giống có các đặc tính sinh trưởng khác nhau, vì vậy cần nắm vững đặc điểm của từng giống để có những khuyến cáo phù hợp. Ngoài ra, kỹ thuật canh tác ngô trên đất lúa không giống như trên đất rẫy, với nhiều yếu tố bất thuận sinh học và phi sinh học như ngập úng, sâu bệnh hại. Do đó cần xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cho cây ngô trên đất lúa để nâng cao hiệu quả sản xuất ngô.

1.6.3.4 Kiểm soát dịch bệnh

Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều, do đó có nhiều rủi ro sâu bệnh phát triển gây hại cho cây ngô. Báo cáo của Gerpacio và Pingali (2007) [90] cho thấy các nhóm sâu bệnh hại trên cây ngô trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở ĐBSCL gồm sâu đục thân (Chilo partellus) và bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis) là đối tượng thường gặp trong điều kiện nóng ẩm hơn và bệnh đốm lá lớn (Exerohilum turcicum) thường gặp trong điều kiện mát hơn. Thực tế khảo sát cho thấy các nhóm sâu bệnh hại quan trọng tại các điểm thí


nghiệm bao gồm sâu đục thân, sâu đục bắp, sâu xám; bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, gỉ sắt, thối hạt, … Thiệt hại do sâu bệnh có thể lên đến 30% năng suất ngô.

Vì vậy, ngoài việc chọn tạo các giống ngô chống chịu tốt với sâu bệnh thì việc kiểm soát tốt sâu bệnh hại từ giai đoạn sớm giúp hạn chế ảnh hưởng của chúng lên sinh trưởng và năng suất sau cùng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe, môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Kết quả khảo sát của Hồ Cao Việt (2015) [17] cho thấy chi phí thuốc BVTV chiếm 4,9 - 12,2% tổng chi phí trong sản xuất ngô ở ĐBSCL.

1.6.3.5 Cơ giới hóa trong sản xuất

Cơ giới hóa trong sản xuất là khâu yếu nhất trong canh tác ngô trên đất lúa ở ĐBSCL, nguyên nhân do việc canh tác ngô lai còn nhỏ lẻ, manh mún nên chưa có nhiều cá nhân hay tổ chức đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho ngành trồng ngô. Do đó, hiện nay các khâu từ làm đất đến thu hoạch phụ thuộc nhiều vào lao động chân tay, tình trạng thiếu nhân công hoặc chi phí thuê mướn lao động với giá cao dẫn đến giá thành sản xuất cao, hiệu quả sản xuất thấp. Vì vậy khó thuyết phục người nông dân đưa cây ngô lai vào canh tác trên đất lúa chuyển đổi.

Kết quả điều tra của Hồ Cao Việt (2015) [17] cho thấy cơ giới hóa chiếm 5,0

- 8,7% chi phí sản xuất ngô. Từ thực trạng cơ giới hóa này, đòi hỏi chính sách tổ chức dịch vụ cơ giới hóa, đáp ứng cho người sản xuất không có điều kiện đầu tư máy móc thiết bị đắt tiền.

1.6.3.6 Thị trường tiêu thụ ngô trong nước

Đầu ra cho sản xuất ngô hiện nay đang gặp nhiều trở ngại do giá thành sản xuất ngô cao và giá cạnh tranh từ các nước xuất khẩu ngô. Theo số liệu công bố của FAO cho thấy giá thành sản xuất ngô của Thái Lan 225 USD/tấn, Philippines là 275 USD/tấn, Indonesia là 282 USD/tấn, Mỹ là 142 USD/tấn. Brazil là nước có giá thành sản xuất ngô thấp nhất, 138 USD/tấn trong khi tại Việt Nam giá thành sản xuất cao gấp đôi (329 USD/tấn) (Le Quy Kha và Doan Vinh Phuc, 2018) [108]. Kết quả điều tra của Hồ Cao Việt (2015) [17] trên 360 hộ nông dân chuyển đổi từ đất lúa sang ngô lai ở ba tỉnh Long An, Đồng Tháp và Hậu Giang cho thấy hiệu quả sản

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí