Tổng Quan Về Điều Kiện Tự Nhiên- Kinh Tế Xã Hội Của Đbscl

tâm. Nguyên nhân là do dễ nuôi, chi phí thấp, giá bán cao hơn gấp đôi chi phí (giá bán tại bãi vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010 bình quân 19.000 đồng/kg) và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đang lớn mạnh. Từ hoạt động khai thác tự nhiên trước năm 1980 chỉ khoảng 300 - 400 tấn/năm lên đến 700 - 800 tấn/năm trong các năm 1982 - 1986. Đầu những năm 2000, tổng sản lượng nghêu của khu vực ven biển phía Đông của Nam bộ (ĐBSCL và TP. HCM) đã đạt 70 - 80 nghìn tấn/năm. Từ một đối tượng hải sản được xem như nguồn thực phẩm phụ, bổ sung vào bữa ăn cho dân nghèo những lúc khan hiếm thức ăn, gần đây nghêu đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng hàng thứ hai sau tôm sú ở một số tỉnh vùng ven biển ĐBSCL (Lê Xuân Sinh và ctv., 2007). Bên cạnh đó, các tỉnh Nam Định và Thái Bình miền Bắc đã và đang trở thành một trong những địa phương phát triển mạnh nghề nuôi nghêu trắng có nguồn gốc Bến Tre. Năm 2005, Nam Định đã thả nuôi 1.300 ha, sản lượng đạt 15 đến 17 nghìn tấn; Thái Bình thả nuôi 1.500 ha, sản lượng đạt 30 nghìn tấn (Thái Phương, 2010). Bên cạnh đó, có thể kể đến là trong mấy năm gần đây việc khai thác nghêu lụa đã cung cấp một sản lượng khá lớn cho các nhà máy chế biến nhất là Bình Thuận, Kiên Giang và Cà Mau (Lê Xuân Sinh và ctv., 2007).

Cùng với việc phát triển nuôi, chế biến và thị trường xuất khẩu nghêu trắng có nguồn gốc Bến Tre đang ngày càng được mở rộng. Thị trường tiêu thụ nghêu mạnh nhất là Mỹ và Nhật, sản lượng nhập khẩu hàng năm của hai quốc gia này khoảng 120 nghìn tấn từ các nước Đông Nam Á (gần đây có Việt Nam), đem lại nguồn ngoại tệ khoảng 300 - 400 triệu USD mỗi năm cho khu vực đang phát triển này. Nghêu được xuất khẩu ở nhiều dạng: tươi sống, đông lạnh và sấy khô. Ngoài nghêu, Việt Nam còn xuất khẩu nhiều loài nhuyễn thể khác (Bảng 2.7).

Bảng 2.7: Một số loài nhuyễn thể có giá trị xuất khẩu của Việt Nam


STT

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Tên khoa học

1

Sò huyết

Blood cookle

Andara granosa

2

Sò lông

Hakf - crenate Ark

Anadara subcrenata

3

Nghêu lụa

Undulating Venus

Paphia undulata

4

Nghêu Bến Tre

Hard Clam, Lyrate siatic

Meretrix lyrata

5

Ngao dầu

Asiatic Hard Clam

Meretrix meretrix

6

Ngao vân

Poker Chip Venus

Meretrix lusoria

7

Điệp bơi viền vàng

Japanese Moon ScAllop

Amussium japonicum

8

Điệp quạt

Noble ScAllop

Chlamys nobilis

9

Vẹm xanh

Green Mussel

Perna viridis

10

Tu hài

Snout Otter Clam

Lutraria rhynchaena

11

Trai ngọc môi vàng

Yellow Lip Pearl Shell

Pinctada maxima

12

Trai ngọc trắng

Japanese Pearl Oyster

Pinctada fucata martensii

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

(Nguồn: Trung Tâm Tin Học Thủy Sản, 2008).

Trong bối cảnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực và bạch tuộc của Việt Nam năm 2009 gặp rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu và đều suy giảm do tác động của suy thoái kinh tế và những yêu cầu nghiêm ngặt về ATTP thì xuất khẩu mặt hàng nghêu lại khá thuận lợi và tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2008 (Phạm Yến, 2009).

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, từ 1/1 - 15/11/2009, xuất khẩu (XK) nghêu của cả nước đạt 17.624 tấn, trị giá trên 37,2 triệu USD, tăng 49,6% về khối lượng và 50,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2,11 USD/kg.

Một số doanh nghiệp XK nghêu Việt Nam cho biết, sản phẩm nghêu ngày càng được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng trong con nghêu mà còn bởi đây là sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn ATTP của EU - thị trường nhập khẩu nghêu lớn nhất của Việt Nam (chiếm 73,8% thị phần XK).

Tính đến hết ngày 15/11/2009, XK nghêu của Việt Nam sang EU đạt 13.590 tấn, trị giá 27,476 triệu USD, tăng 70,2% về khối lượng và 75,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Trong thời gian này, XK nghêu sang một số thị trường khác như Mỹ, ASEAN, Canađa, Trung Quốc và Hồng Kông cũng đạt mức tăng trưởng dương toàn diện cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể, XK sang Mỹ tăng 28,4% về khối lượng và 32,7% về giá trị, sang ASEAN tăng 16,8% về khối lượng và 49,8% về giá trị, sang Canađa tăng 8,9% về khối lượng và 12,3% về giá trị, sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng 509,5% về khối lượng và 286,6% về giá trị. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu trung bình nghêu cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Không dừng lại ở những kết quả XK đã đạt được, các doanh nghiệp CBXK nghêu Việt Nam còn ngày càng quan tâm và chú trọng hơn đến thương hiệu và uy tín của con nghêu Việt Nam trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp, Hiệp hội, các địa phương cùng các cơ quan chức năng trong cả nước đã và đang tăng cường việc quản lý phát triển bền vững nguồn lợi nghêu tại các vùng ven biển, đặc biệt là Bến Tre, tỉnh có diện tích nuôi nghêu và bãi nghêu giống tự nhiên lớn nhất khu vực ĐBSCL và cả nước.

Nhu cầu về nghêu trên thế giới đang ngày càng tăng cao sau khi ngày 9/11 năm 2009 con nghêu trắng Bến Tre đã được Hội đồng Quản lý biển MSC (Marine Stewardship Council-MSC) cấp giấy chứng nhận thương hiệu MSC. Cho nên sản phẩm nghêu của Bến Tre nói riêng và Việt Nam nói chung, chắc chắn sẽ có nhiều

cơ hội tiến sâu hơn vào thị trường, đồng thời khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường thế giới (Phạm Yến, 2009).

2.4 Tổng quan về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của ĐBSCL

2.4.1 Điều kiện tự nhiên của vùng ĐBSCL

Trên cơ sở các số liệu từ quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ĐBSCL (2003), Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung khu vực Miền Nam đến năm 2020 của Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam (2009) và Tổng cục Thống kê (2009) có thể tóm tắt các yếu tố về điều kiện tự nhiên có liên quan đến vùng ĐBSCL (vùng nghiên cứu đề tài) như sau:

ĐBSCL có diện tích tự nhiên 40.604,7 km2 chiếm 12,25% diện tích của cả nước. Với 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23,4% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi các đối tượng biển.

ĐBSCL nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động, vốn quen với nền kinh tế thị trường. Cư dân trong vùng có thói quen tiêu dùng vào việc ăn uống cao hơn so khu vực miền Bắc và miền Trung. Bên cạnh đó, cùng với việc đã và đang hình thành nhiều vùng đô thị mới, mạng lưới giao thông ngày càng được hoàn chỉnh để nối liền Tp. HCM với các tỉnh ĐBSCL với nhau, các khu công nghiệp, các vùng du lịch sinh thái đang được hình thành và phát triển nên khả năng thị trường tiêu thụ ngày càng mạnh và lan tỏa sản phẩm thủy sản trên một vùng rộng lớn trong tương lai không xa.

Địa hình với 3 mặt tiếp giáp biển (Đông-Nam và Tây) và được kết nối với hai sông chính là sông Tiền và sông Hậu và được phân ra nhiều nhánh sông nhỏ, tạo nên một mạng lưới sông ngòi chằng chịt đã tạo ra nhiều kiểu vùng sinh thái ngọt, lợ và mặn khác khác nhau thích hợp cho việc phát triển đa dạng các loài thủy sản nuôi. Khí hậu vùng ĐBSCL ấm áp và ít biến động theo mùa cũng như ít chịu ảnh hưởng của bão và lũ kéo dài nên rất thích hợp cho nhiều loài thủy sản nuôi và ít chịu rủi ro hơn các miền khác trong cả nước. Chính vì thế mà ĐBSCL nói chung và vùng ven biển của phía Nam Việt Nam nói riêng những năm qua nghề nuôi thủy sản không ngừng được phát triển.

Hình 2 3 Bản đồ hành chính ĐBSCL Nguồn Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía 1


Hình 2.3: Bản đồ hành chính ĐBSCL

(Nguồn: Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam)


2.4.2 Một số đặc điểm kinh tế xã hội cơ bản của vùng ĐBSCL

Đơn vhành chính

Vùng ĐBSCL hiện có 13 tỉnh, thành trong đó có 8 tỉnh giáp biển có nuôi mặn lợ, có 6 thành phố trực thuộc tỉnh và một thành phố trực thuộc trung ương, 4 quận, 11 thị xã, 102 huyện, 162 phường, 120 thị trấn và 1.294 xã (Tổng cục Thống kê, 2007).

Dân số và lao động

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2008 dân số ĐBSCL là 17.695 nghìn người, tăng 171 nghìn người so năm 2007, cao hơn mức tăng năm 2007 so 2006 là 148 nghìn người và chiếm 20,5% tổng số dân cả nước, trong

đó dân nông thôn là 13.869,5 nghìn người (78,4%) còn lại là dân số thành thị (21,6%). Mật độ dân số 436 người/km2 hơn mật bình quân cả nước là 1,68 lần (cả nước bình quân 260 người/km2).

Năm 2008, tỷ lệ lao động thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực ĐBSCL là 479,5 nghìn người (2,71%) giảm 1,37% so năm 2007 nhưng cao hơn tỷ lệ thất nghiệp bình quân chung của cả nước là 0,33% (cả nước 2,38%). Nhìn chung dân số ĐBSCL trong những năm gần đây đang có tỷ lệ tăng cao năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu tuổi vùng ĐBSCL thuộc loại cơ cấu nhóm trẻ, tỷ lệ độ tuổi 35 tuổi rất cao đây cũng là một lợi thế để khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng trong những năm sắp tới (Tổng cục Thống kê, 2009).

Cơ cấu sử dụng đất của ĐBSCL

Trong cơ cấu sử dụng đất hiện nay của ĐBSCL đạt 80% trong đó, nông nghiệp chiếm đến 63,2%, lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất chuyên dùng là 2,7% nếu so mặt bằng chung của cả nước ĐBSCL có cơ cấu sử dụng cao hơn (chung cả nước là 78,4%) nhưng nếu so sánh riêng về nông nghiệp thì ĐBSCL có cơ cấu sử dụng cao gấp 2,2 lần so cả nước. Riêng đối với một số vùng khác trong cả nước, Bắc Trung Bộ cũng chỉ đạt 55,9% (Tổng cục Thống kê, 2008).

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSCL hiện nay so với tất cả các vùng trong cả nước là cao nhất 63,2%, kế tiếp là Bắc Trung Bộ 55,9%.

2.4.3 Tình hình ngành thủy sản ở ĐBSCL.


Tình hình chung về nuôi thủy sản ở ĐBSCL

Trong nhiều năm qua, ĐBSCL tuy diện tích tự nhiên chỉ chiếm 12,25% và dân số chiếm 20,4% so cả nước nhưng ngành NTTS ở ĐBSCL luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn về diện tích và sản lượng thủy sản nuôi. Từ năm 2000 đến năm 2008 diện tích bình quân chiếm 71,2% và sản lượng bình quân chiếm 66,4% so cả nước. Từ đó, cho thấy NTTS ở khu vực ĐBSCL đang chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển ngành nuôi thủy sản của cả nước (Bảng 2.8).

Các mô hình nuôi thủy sản ở ĐBSCL đăc biệt là các tỉnh vùng ven biển đang ngày càng đa dạng hơn so với trước những năm 2007 khi giá tôm sú còn ở mức cao, giá nguyên liệu đầu vào thấp và ít rủi ro hơn hiện nay. Về nuôi tôm, mặc dù mô hình rất đa dạng (quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh hay nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm sinh thái, luân canh lúa – tôm) nhưng trong mô

hình nuôi thâm canh, người nuôi có xu hướng giảm mật độ thả từ 20-30 con/m2 xuống còn 10-15 con/m2 để tăng kích cỡ tôm thu hoạch bán được giá cao hơn. Ngoài ra, các mô hình nuôi khác cũng đang phát triển mạnh như: nuôi cua và cá chẽm bán thâm canh, cá kèo thâm canh, luân canh lúa-cá và cá-tôm. Bên cạnh những mô hình và giống loài nuôi phổ biến, các đối tượng nuôi như cá đối, cá nâu, cá ngát đang được người dân quan tâm vì hiện nay các đối tượng thủy sản

nuôi xuất khẩu tăng chậm và thường giảm giá vào thời điểm thu hoạch chính vụ, trong khi đó các đối tượng tiêu thụ nội địa có giá bán ổn định hơn. Riêng các loài NTHMV thì gồm có: nghêu, sò huyết, hàu biển, vọp, vẹm xanh cũng đang phát triển mà đặc biệt là nuôi nghêu xuất khẩu ở các tỉnh ven biển phía Nam ĐBSCL.

Bảng 2.8: Diện tích và sản lượng nuôi thủy sản ĐBSCL từ 2000-2008



Cả nước

ĐBSCL

% so cả nước

Cả nước

ĐBSCL

% so cả nước

2000

641,9

445,3

69,4

589,6

365,1

61,9

2001

755,2

546,8

72,4

709,9

444,4

62,6

2002

797,7

570,4

71,5

844,8

518,7

61,4

2003

867,6

621,3

71,6

1.003,1

643,8

64,2

2004

920,1

658,5

71,6

1.201,5

773,3

64,4

2005

952,6

680,2

71,4

1.478,0

1.002,8

67,8

2006

976,5

691,2

70,8

1.693,9

1.166,8

68,9

2007

1.018,8

723,8

71,0

2.123,3

1.526,6

71,9

2008

1.052,6

752,2

71,5

2.465,6

1.838,6

74,6

Năm

Diện tích (1.000 ha) Sản lượng (1.000 tấn)


(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2009).


Tình hình nuôi nghêu ở ĐBSCL

Nghề nuôi nghêu ở khu vực ĐBSCL hiện nay tập trung phát triển chủ yếu ở các tỉnh ven biển như: Bến Tre, Tiền Giang, Cần Giờ (Tp. HCM), Trà Vinh. Một số tỉnh khác như Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau thì chỉ mới hình thành và đang củng cố về mặt tổ chức để quản lý khai thác giống tự nhiên và xây dựng mô hình nuôi. Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn của thị trường giá cả cũng như tỷ suất lợi nhuận (TSLN) của con nghêu cao hơn những con nuôi truyền thống khác đã thu hút sự quan tâm chú ý của các ngành, các cấp, nhất là những người dân nuôi thủy sản ở vùng ven biển đã từng gặp khó khăn trong nghề nuôi tôm sú. Chính vì thế, mà nhiều địa phương đã có những động thái rất tích cực trong việc đầu tư quy hoạch, giao đất cho dân, tổ chức lại sản xuất, kêu gọi góp vốn đầu tư, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu mở rộng thị trường. Tuy nhiên, nhiều

địa phương vẫn còn lúng túng trong việc hình thành bộ máy tổ chức để xây dựng mô hình nuôi có hiệu quả và mang tính bền vững.

Tình hình sử dụng diện tích nuôi nghêu

Trên cơ sở tổng hợp các số liệu nghiên cứu ban đầu của Lê Xuân Sinh và ctv (2007); báo cáo tổng kết hàng năm của Sở Thủy sản, Sở NN&PTNT và báo cáo quy hoạch nuôi nghêu của các tỉnh vùng nghiên cứu, báo cáo quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung khu vực phía Nam đến năm 2020 của Phân viện quy hoạch thủy sản phía Nam (2009) thì diện tích tiềm năng nuôi nghêu ở 7 tỉnh ven biển ĐBSCL và Tp.HCM là vào khoảng 50.166 ha và diện tích có khả năng nuôi là khoảng 28.516 ha, chiếm 56,8% diện tích tiềm năng.

Nuôi nghêu ở vùng ven biển ĐBSCL chủ yếu theo phương thức QCCT, chỉ có đầu tư về con giống, lao động quản lý, bảo vệ để khai thác nghêu giống hoặc thu hoạch nghêu thương phẩm. Một số bãi có nguồn lợi nghêu giống phong phú và môi trường thuận lợi như: Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre) và Gò Công Đông (Tiền Giang) thì hàng năm không cần phải thả thêm giống mà chỉ quản lý, bảo vệ và khai thác nghêu giống cung cấp cho hầu hết các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, trữ lượng nghêu giống nhiều hay ít hàng năm là còn phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết khí hậu và môi trường từng năm.

Hình thức tổ chức quản lý nuôi nghêu ở các tỉnh hầu hết là theo phương thức THT/HTX, cá thể hay tổ nhóm hùn vốn. Tuy nhiên, so với các tỉnh thì hình thức nuôi nghêu ở Bến Tre có hình thức tổ chức tiên tiến nhất, từ việc bảo tồn và quản lý bãi nghêu bố mẹ, nghêu giống và thu nghêu thương phẩm.

Diện tích nuôi nghêu ở các tỉnh khu vực ven biển ĐBSCL từ năm 2000 đến năm 2007 là có sự biến động tăng giảm không đều. Tốc độ tăng bình quân chỉ 6,8%/năm là rất chậm. Do, trong 8 năm có đến 3 năm diện tích bị giảm và chỉ có 2 năm tăng cao là năm 2003 và năm 2007 (Bảng. 2.9).

Bảng 2.9: Diễn biến diện tích (ha) nuôi nghêu ở ĐBSCL giai đoạn 2000-2007


Tỉnh

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Trà Vinh

1.763

1.830

900

850

1.000

640

1.736

2.572

Bến Tre

2.691

2.985

3.208

4.260

4.385

4.608

4.249

4.113

Tiền Giang

1.778

1.800

1.800

2.000

2.150

2.145

2.145

2.300

Cà Mau

0

0

0

0

0

0

0

0

Bạc Liêu

160

156

120

834

276

79

432

1.623



Sóc Trăng

0

0

0

0

0

0

0

0

Kiên Giang

300

206

143

119

112

0

0

0

Tổng DT

6.692

6.977

6.171

8.063

7.923

7.472

8.562

10.608

Tốc độ tăng/giảm (%)


4,3

-11,6

30,7

-1,7

-5,7

14,6

23,9

(Nguồn: Phân viên Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2009)

Năm 2006, huyện Cần Giờ (Tp. HCM) đã thả nuôi 1.342 ha với sản lượng thu được khoảng 15.145 tấn nghêu (và 1.700 tấn sò huyết) năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha. Sau năm 2006 diện tích nuôi nghêu bị giảm đột do chương trình lấn biển lập khu du lịch, diện tích bị mất khoảng 600 ha và diện tích bị ảnh hưởng là 200 ha. Tuy nhiên, chính quyền và nhân dân trong huyện dự kiến mở thêm diện tích nuôi ở khu phía cửa Soài Rạp nơi mà trước đây họ nghĩ không phù hợp cho nuôi nghêu (Lê Xuân Sinh và ctv., 2007).

Nhìn chung, diện tích nuôi nghêu các năm gần đây ở các tỉnh đang có xu hướng tăng trở lại nhưng cũng chỉ mới sử dụng được hơn 20% diện tích tiềm năng. Bên cạnh đó, năng suất và sản lượng nuôi là chưa thật sự ổn định và có chiều hướng giảm thấp do thiếu hụt con giống, sự cố tràn dầu, ô nhiểm nguồn nước nuôi cũng như những diễn biến bất thường của thời tiết khí hậu hàng năm làm ảnh hưởng tới NTTS nói chung và nghề nuôi nghêu, sò ven biển ĐBSCL nói riêng (Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2009).

Tình hình diễn biến sản lượng nghêu nuôi

Sản lượng nghêu nuôi từ năm 2000 đến 2007 ở khu vực các tỉnh ven biển ĐBSCL đang có xu hướng giảm dần sau năm 2003, đặc biệt trong hai năm 2004 và 2005 có mức tăng trưởng âm khá lớn. Năm 2007, tuy có tăng đến 35,5% so năm 2006 nhưng sản lượng cũng chỉ xấp xỉ năm 2000 và bằng 56,6% sản lượng của năm 2003 (Bảng 2.10).

Bảng 2.10: Diễn biến sản lượng (tấn) nghêu nuôi ở ĐBSCL giai đoạn 2000-2007


Tỉnh

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Trà Vinh

4.800

4.600

5.300

6.000

4.300

1.297

3.257

5.643

Bến Tre

31.147

37.556

40.950

53.600

29.104

20.285

12.373

18.212

Tiền Giang

12.000

20.000

22.000

24.575

18.000

10.000

15.500

18.853

Cà Mau

0

0

0

0

0

0

0

0

Bạc Liêu

1.360

1.240

1.061

4.439

2.157

632

6.375

8.115

Sóc Trăng

0

0

0

0

0

0

0

0

Kiên Giang

2.040

3.453

1.388

1.100

600

0

0

0

Tổng

51.347

66.849

70.699

89.714

54.161

32.214

37.505

50.823

Tốc độ tăng (%)


30,19

5,76

26,90

-39,63

-40,52

16,43

35,51

(Nguồn: Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam , 2009)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022