Số Doanh Nghiệp Hoạt Động Sản Xuất, Kinh Doanh Trên Địa Bàn Quận Long Biên Có Đến 31/12/2009

Long, Phòng tài nguyên môi trường quận Long Biên, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Long Biên, Phòng Thống kê quận Long Biên, UBND các phường thuộc quận.

- Phỏng vấn người dân

Tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các thông tin sơ cấp về lượng, thành phần rác thải phát sinh; khả năng, hình thức thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong nghiên cứu này, tôi tiến hành phỏng vấn 42 hộ tại 14 phường bao gồm:

- Phường Ngọc Lâm, Bồ Đề, Gia Thuỵ, Ngọc Thuỵ, Đức Giang, Thượng Thanh, Việt Hưng: khu vực đang triển khai Đề án đổi mới quy trình thu gom rác.

- Phường Giang Biên, Long Biên, Cự Khối, Sài Đồng, Phúc Đồng, Thạch Bàn, Phúc Lợi.: khu vực chưa triển khai Đề án đổi mới quy trình thu gom rác.

Với lượng phiếu điều tra là: 03 phiếu/phường.

Phương pháp lấy mẫu hệ thống. Ở đây chọn các hộ gia đình kinh tế tương đối phát triển, có trình độ dân trí cao.

- Phỏng vấn khối doanh nghiệp, bệnh viện

Tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các thông tin sơ cấp về lượng, thành phần rác thải phát sinh; khả năng, hình thức thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải y tế.

Trong nghiên cứu này, tôi tiến hành phỏng vấn 02 bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện tâm thần Hà Nội); 03 cơ sở khám chữa bệnh vừa và nhỏ; 16 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản (02 cơ sở); chế biến thực phẩm (02 cơ sở); sản xuất bao bì nhựa (02 cơ sở); mạ, cơ khí (02 cơ sở); sản xuất sơn (02 cơ sở); sản xuất và kinh doanh hóa chất (02 cơ sở); giặt là, nhuộm (02 cơ sở); sản xuất gỗ ván ép (02 cơ sở).

Phương pháp lấy mẫu phân tầng: Ở đây chọn các doanh nghiệp phân theo lĩnh vực hoạt động

(Mẫu điều tra phỏng vấn kèm theo ở phần phụ lục).

2.3.3. Phương pháp thống kê, phân tích toán học. Được sử dụng để tính toán, tổng hợp nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp về khối lượng, thành phần chất thải rắn. Phương pháp này được thực hiện với sự trợ giúp của các phần mền Excel, Word.

2.3.4. Phương pháp so sánh, tổng hợp.‌

Phương pháp này được sử dụng để so sánh, tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, nhằm đưa ra một bức tranh tổng quát nhất về hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn quận Long Biên

2.3.5. Phương pháp chuyên gia.

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đánh giá vấn đề nghiên cứu

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU‌‌

3.1. Giới thiệu chung về địa bàn quận Long Biên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Long Biên nằm ở phía Đông Bắc của Hà Nội, là một quận mới được thành lập theo Nghị định của Chính phủ số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003, trên cơ sở tách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm. Quận Long Biên là một trong 10 quận của Thành phố Hà Nội, với diện tích 5.993,03 ha và có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm;

- Phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng;

- Phía Nam giáp huyện Thanh Trì;

- Phía Bắc giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm.


3 1 1 2 Địa hình địa mạo Quận Long Biên nằm giữa hai con sông là sông Hồng 1

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Quận Long Biên nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Đuống với địa hình lòng máng cao ven theo hai đê sông. Địa hình Quận tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và hướng dòng sông chảy.

3.1.1.3. Khí hậu

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, quận Long Biên mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Chia làm hai mùa rò rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao, tương đương với nhiệt độ chung của toàn thành phố. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23 – 240C. Biên độ nhiệt độ trong năm khoảng 12 – 130C, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6 – 70C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong khoảng 78 – 87%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 – 1800 mm.

3.1.1.4. Thủy văn

Quận Long Biên nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Đuống nên chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn hai con sông trên. Lưu lượng bình quân hàng năm là 2710m3/s, mực nước mùa lũ thường cao từ 9 – 12 m (độ cao trung bình mặt đê là 14 – 14,5m)

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Quận Long Biên là một Quận có tốc độ đô thị hóa cao, Quận có 14 phường gồm: Phường Ngọc Lâm, Bồ Đề, Gia Thụy, Thượng Thanh, Đức Giang, Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Phúc Lợi, Sài Đồng, Ngọc Thụy, Giang Biên, Phúc Đồng, Việt Hưng với tổng diện tích tự nhiên của Quận là 5.993,03 ha, mật độ dân số bình quân 2093 người/km2. Mặc dù là một quận mới thành lập nhưng quá trình đô thị hóa rất cao do quận Long Biên có một vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị,

kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Nội và đất nước. Nơi đây có các tuyến đường giao thông quan trọng như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không nối liền với các tỉnh phía bắc, đông bắc; có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài như: khu công nghiệp Sài Đồng B, khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư, nhiều công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cơ quan nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, Thành phố và địa phương. Đặc biệt với lợi thế vị trí cửa ngò của Hà Nội, nối liền với trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới.

Theo số liệu của phòng Thống kê quận Long Biên, tính đến ngày 31/12/2009, trên địa bàn Quận có trên 200 cơ quan đơn vị của Trung ương, Thành phố đóng trên địa bàn quận, hơn 2500 doanh nghiệp và hợp tác xã. Số hộ làm nông nghiệp hiện nay chỉ còn 17,45%. Quận có 3 khu đô thị cũ là Ngọc Lâm, Đức Giang, Sài Đồng; ngoài ra còn có các khu đô thị mới là Việt Hưng, Thượng Thanh, Thạch Cầu.

Trong giai đoạn vừa qua (2005 - 2010) kinh tế của quận đạt tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, giá trị sản xuất các ngành đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm: thương mại – dịch vụ 24,2%, công nghiệp 18,2%, nông nghiệp 5,5%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng và chuyển dịch nhanh sang thương mại, dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp đô thị sinh thái. Tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản đã giảm nhanh từ 54,6% (năm 2006) xuống 47% (năm 2009) và 42,5% (năm 2010). Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ tăng nhanh, năm 2006 là 43,5%, năm 2009 tăng lên 50,8% và năm 2010 là 55,6%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp không biến động nhiều, năm 2006 là 1,9%, năm 2009 tăng lên 2,2% và năm 2010 là khoảng 1,9%.

Ngành công nghiệp

Toàn quận có 2 khu công nghiệp là Sài Đồng B và Hà Nội Đài Tư, 361 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo phân bố trên khắp các phường

của quận. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 1.076 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2008. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.280,40 tỷ đồng.

Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng, tốc độ xây dựng cơ bản tăng nhanh theo từng năm, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng cơ bản hàng năm trong giai đoạn 2005 – 2010 tăng 18,2%.

Phát triển công nghiệp đã theo hướng có chọn lọc, tập trung ưu tiên các ngành có trình độ công nghệ cao, ngành công nghiệp sạch như: khu công nghệ thông tin 35 ha tại phường Long Biên, khu điện tử điện lạnh Hanel.... Rà soát và kiến nghị Thành phố điều chỉnh quy hoạch, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi địa bàn quận như: Nhà máy hoá chất Đức Giang, kho xăng dầu Đức Giang, khu công nghiệp Diêm Gỗ, Công ty gạch Thạch Bàn…

Trên địa bàn quận ngành nghề sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh khá đa dạng và phong phú. Nhưng chủ yếu vẫn là các ngành thuộc khối công nghiệp chế biến tập trung chủ yếu vào các ngành: Sản xuất thực phẩm, đồ uống, trang phục, hoá chất, đồ gỗ và các sản phẩm sản xuất từ kim loại.

Bảng 3.1: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Long Biên có đến 31/12/2009

Số thứ tự

Chia theo ngành sản xuất kinh doanh

Tổng số (Cơ sở)

A

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

4

1

Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan

4

B

Khai khoáng

4

1

Khai thác than cứng và than non

1

2

Khai khoáng khác

3

C

Công nghiệp chế biến, chế tạo

361

1

Sản xuất chế biến thực phẩm

24

2

Sản xuất đồ uống

28

3

Dệt

11

4

Sản xuất trang phục

34

5

Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

4

6

Chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre,

nứa

18

7

Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy

22

8

In, sao chép bản ghi các loại

35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.


9

Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất

18

10

Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu

1

11

Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic

29

12

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

9

13

Sản xuất kim loại

4

14

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn

78

15

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính

1

16

Sản xuất thiết bị điện

17

17

Sản xuất máy móc, thiết bị

5

18

Sản xuất xe có động cơ

2

19

Sản xuất phương tiện vận tải khác

2

20

Sản xuất giường, tủ, bàn ghế

11

21

Công nghiệp chế biến, chế tạo khác

7

22

Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc

1

D

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải

9

1

Khai thác, xử lý và cung cấp nước

1

2

Thoát nước và xử lý nước thải

1

3

Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải

7

E

Xây dựng

276

1

Xây dựng nhà các loại

54

2

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

181

3

Hoạt động xây dựng chuyên dụng

41

G

Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

1267

1

Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động

131

2

Bán buôn ( trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có

động cơ)

959

3

Bán lẻ ( trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động

cơ)

177

H

Vận tải kho bãi

62

1

Vận tải đường sắt, đường bộ

54

2

Vận tải đường thủy

4

3

Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải

3

4

Bưu chính và chuyển phát

1

I

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

57

1

Dịch vụ lưu trú

15

2

Dịch vụ ăn uống

42

J

Thông tin và truyền thông

49

1

Hoạt động xuất bản

7

2

Hoạt động phát thanh, truyền hình

1


3

Viễn thông

11

4

Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn

24

5

Hoạt động dịch vụ thông tin

6

K

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

2

1

Hoạt động dịch vụ tài chính

1

2

Hoạt động tài chính khác

1

L

Hoạt động kinh doanh bất động sản

36

1

Hoạt động kinh doanh bất động sản

36

M

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

198

1

Hoạt động pháp luật, kế toán và kiểm toán

15

2

Hoạt động của trụ sở văn phòng, hoạt động tư

28

3

Hoạt động kiến trúc; kiểm tra và phân tích kỹ

thuật

81

4

Quảng cáo và nghiên cứu thị trường

62

5

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

12

N

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

75

1

Cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người

đi)

35

2

Hoạt động dịch vụ, lao động và việc làm

3

3

Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh

7

4

Hoạt động điều tra đảm bảo an toàn

11

5

Hoạt động dịch vụ liên quan đến khu nhà, công

ty

7

6

Hoạt động hành chính, hỗ trợ văn phòng

12

O

Hoạt động của đảng cộng sản, tổ chức chính trị

2

1

Hoạt động của đảng cộng sản, tổ chức chính trị

2

P

Giáo dục và đào tạo

15

1

Giáo dục và đào tạo

15

Q

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

1

1

Hoạt động y tế

1

R

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

8

1

Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí

3

2

Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí

5

S

Hoạt động dịch vụ khác

15

1

Sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia

đình

8

2

Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác

7

Nguồn: Báo cáo phòng Thống Kê - Quận Long Biên năm 2010

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022