1.1.3. Khí hậu
Khu vực thành phố Hồ Chí Mình nói chung và khu vực Nam Sài Gòn nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo với 2 mùa rò rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (khí hậu nóng ẩm và gây mưa nhiều), mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít) [19].
Về lượng mưa, dao động trong khoảng từ 1.329 – 2.178 mm (trung bình năm đạt 1.940 mm/năm), phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10 và chiếm 90% lượng mưa cả năm. Ngược lại vào mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm trong đó tháng 2 có số ngày mưa ít nhất [19]. Về độ ẩm không khí, trung bình năm khoảng 75 – 80%; nhìn chung độ ẩm không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, vào mùa mưa trung bình lên đến 86%, tuy nhiên vào mùa khô trung bình chỉ đạt 71% [19].
Về nhiệt độ, trung bình cả năm khoảng 27 – 280C; cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (năm sau), chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 40C. Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lại khá cao từ 5 – 100C [5]. Về lượng bức xạ, trung bình 140 Kcal/cm2/năm và có sự thay đổi theo mùa. Mùa khô có bức xạ cao, cao nhất vào tháng 4 và tháng 5 (400
– 500 cal/cm2/ngày). Mùa mưa có bức xạ thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300
– 400 cal/cm2/ngày [19]. Về giờ nắng, tháng có số giờ nắng cao nhất là 8,6 giờ/ngày (tháng 2), tháng có số giờ nắng ít nhất là 5,4 giờ/ngày. Số giờ nắng cả năm khoảng 1.890 giờ [19].
Về gió, hướng gió thịnh hành ở khu vực là Đông Nam và Tây Nam. Gió Đông Nam và Nam thịnh hành vào mùa khô, gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa; riêng gió Bắc thịnh hành vào giao thời giữa hai mùa. Hướng gió hoạt động trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp, dân cư, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí [19].
1.1.4. Thủy văn
Khu vực nghiên cứu Nam Sài Gòn có hệ hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc và điển hình như sau:
a. Các mạng lưới sông, kênh, rạch chính
Hệ thống sông, kênh, rạch của Nam Sài Gòn khá dày, bao gồm nhiều sông,
kênh rạch lớn nhỏ. Trong đó, sông Cần Giuôc
là sông nhánh của sông Soài Rap̣ , hơp
lưu tai
ngã 3 sông Soài Rap
và sông Vàm Cỏ, sông dài khoảng 38km. Sông Sài Gòn
giáp phía Nam. Kênh Tẻ, Kênh Đôi được tách ra từ sông Sài Gòn taị cử a Tân Thuâṇ ,
Quân
4, dài khoảng 32 km, bề rôn
g nhất đaṭ 130m, khu vưc
hep
nhất rôṇ g 75m. [14].
Các hệ thống rạch gồm có rạch Ông Lớn, rạch Đĩa, rạch Bàng, rạch Long Kiểng, rạch Hiệp Ân, rạch Bà Lớn, rạch Tôm...Khi hê ̣thống kênh rac̣ h này kết hơp̣
vớ i các rac̣ h nhỏ, maṇ g lướ i thoát nướ c doc
tuyến đườ ng giao thông tao
ra hê ̣thống
thoát nướ c chính cho toàn khu vực, tao khả năng tiêu nướ c về mùa mưa cũng như khi
triều cườ ng. Đồng thời, nó cũng tạo nên những lợi thế riêng của khu vực trong giao thông đường thủy, điều tiết không khí, tiêu thoát nước mưa, nước thải trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất... [14].
b. Chế độ thuỷ văn của các sông, kênh, rạch
Vùng Nam Sài gòn có địa đình thấp nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều không đều, có biên độ lớn lên xuống ngày 2 lần với 2 đỉnh triều xấp xỉ nhau và 2 chân triều lệch nhau khá lớn. Hàng tháng, triều xuất hiện 2 lần nước cao (triều cường) và 2 lần nước thấp (triều kiệt) trong 24h50’. Bảng 1.1 và hình 1.2 dưới đây thể hiện mức độ biến động thủy triều giai đoạn 1990 – 2014.
Bảng 1.1: Mực nước trung bình cao nhất trong 3 tháng 10,11,12 tại trạm Phú An và Nhà Bè từ năm 1990 đến năm 2014
Năm | Trạm Phú An | Trạm Nhà Bè | Năm | Trạm Phú An | Trạm Nhà Bè |
1990 | 119,7 | 122,0 | 2003 | 140,3 | 146,3 |
1991 | 122,3 | 126,7 | 2004 | 137,3 | 135,0 |
1992 | 118,7 | 123,3 | 2005 | 138,3 | 135,3 |
1993 | 119,3 | 122,7 | 2006 | 144,3 | 142,3 |
1994 | 120,7 | 124,7 | 2007 | 140,7 | 143,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu lún khu vực Nam Sài Gòn - 1
- Nghiên cứu lún khu vực Nam Sài Gòn - 2
- Phương Pháp Thu Thập, Tổng Hợp Và Xử Lý Số Liệu
- Thu Thập Dữ Liệu Bản Đồ Số, Các Bản Đồ Nền Trong Khu Vực Nghiên Cứu
- Sơ Đồ Tính Lún Và Biểu Đồ Thí Nghiệm Nén Lún Tổng Lớp Phân Tố
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
128,7 | 129,7 | 2008 | 149,3 | |
1996 | 128,7 | 131,7 | 2009 | 144,7 |
1997 | 127,7 | 129,3 | 2010 | 147,3 |
1998 | 131,3 | 135,3 | 2011 | 155,3 |
1999 | 138,7 | 140,3 | 2012 | 157,7 |
2000 | 135,3 | 135,3 | 2013 | 160,7 |
2001 | 138,0 | 140,7 | 2014 | 161,0 |
2002 | 139,3 | 150,7 | ||
2003 | 158 |
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ
Mực nước trung bình cao nhất trong ba tháng (10, 11, 12) tại Trạm Phú An và Nhà Bè
180
160
140
120
100
80
60
40
20
00
y1 = 1.4403x1 + 119.11
R1² = 0.7507
y2 = 1.5087x2 + 120.03 R2² = 0.8593
Năm
Trạm Nhà Bè
Trạm Phú An
Linear (Trạm Nhà Bè) Linear (Trạm Phú An)
Mực nước (m)
Mức triều cao nhất trong tháng vào các ngày 1, 2, 3 và 15, 16, 17; triều cao nhất trong năm vào các tháng 10, 11, 12. Chế độ triều trong khu vực Nhà Bè (phần tiếp giáp và ảnh hưởng tới khu vực nghiên cứu) được quan sát ở trạm Nhà Bè trên kênh Đồng Điền và trạm Phú An trên sông Sài Gòn, hình 1.2.
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ Hình 1.2: Mực nước trung bình cao nhất trong ba tháng 10,11,12 tại trạm
Phú An và Nhà Bè
1.2. Đặc điểm điều kiện địa chất
1.2.1. Đặc điểm địa chất
Trong vùng nghiên cứu có mặt các địa tầng từ Mesozoi đến Kainozoi. Thuộc Mesozoi với các trầm tích Jura giữa, hệ tầng La ngà J2ln, phun trào Jura trên- Kreta dưới J3k1. Thuộc Kainozoi có trầm tích Neogen, Pleistocen và Holocen. Tầng đất nền vùng nghiên cứu trong luận văn này thuộc tầng đất yếu tuổi Holocene khá dày, khoảng từ 6.5 – 35.0 mét và tầng Pleistocen [14]. Bên cạnh đó, để đánh giá thêm những tác động lên tầng đất nền Holocen, thì cần xem xét thêm phần trầm tích Pleistocen nằm dưới.
Thống Pleistocen: Hệ tầng Củ Chi (Q13cc).
Hệ tầng Củ Chi nằm bất chỉnh hợp lên hệ tầng Thủ Đức (Q12-3tđ) và bị các trầm tích của hệ tầng Bình Chánh (Q21-2bc) phủ bất chỉnh hợp lên trên. Các trầm tích ở vùng này có kích thước hạt thô là chủ yếu, có 3 kiểu nguồn gốc sau:
Nguồn gốc sông: trầm tích cát bột sét màu xám trắng, sạn cuội sét kaolinit màu xám. Phân bố chủ yếu ở Thủ Đức và một dãy ở Bắc Củ Chi. Gồm 3 lớp: trên cùng là lớp cát xám bở rời, giữa là lớp Laterite sắt, dưới cùng là lớp cuội sỏi, sạn xát lẫn ít sét Kaolinite trắng. Nguồn gốc sông biển: trong tài liệu lỗ khoan ở huyện Củ Chi, trầm tích gồm cát bột sét màu xám chứa cuội, sạn sỏi. Nguồn gốc biển: thành phần cát sạn sét màu xám đen chứa ít sạn sỏi. Phân bố ở phía Tây Bình Chánh và Đông Nam Cần Giờ. [14]
Thống Holocen (Q2): Các trầm tích hiện đại Holocen được xếp vào một thống chưa hoàn chỉnh, chúng gồm chủ yếu các hạt trầm tích hạt mịn phân rộng khắp các nơi trong khu vực. Bao gồm: hệ tầng Bình Chánh (Q21-2bc), hệ tầng Cần Giờ (Q22-3 cg) và các trầm tích bãi bồi hiện đại (Q23). [14]
Hệ tầng Bình Chánh (Q21-2bc):
Thành phần chủ yếu là sét màu xám xanh chứa di tích thực vật, tảo nước mặn và bào tử phấn hoa tuổi Holocene sớm giữa. Trầm tích có nguồn gốc biển. Xuất hiện ở độ sâu khoảng 28m phân bố chủ yếu ở phía Tây – Nam huyện Nhà Bè và lộ ra 1 phần nhỏ ở phường Tân Hưng, Q7, chiều dày 15- 20m. Có các chỉ tiêu cơ lý sau: độ
rỗng từ 37,9 – 50%; giới hạn chảy từ 32 – 48%; giới hạn dẻo từ 20 – 27%; hệ số nén lún từ 0,12 – 0,17 cm2/kG. [14]
Hệ tầng Cần Giờ (Q22-3cg):
Thành phần: sét màu xám xanh, than bùn. Thành tạo trong giai đoạn biển lùi Holocen giữa muộn. Trầm tích có nguồn gốc đầm lấy sông và sông biển. Lộ ra hết trong khu vực nghiên cứu Quận 7 và Nhà Bè, chiều dày từ 5 – 20m. Có các chỉ tiêu cơ lý sau: độ rỗng từ 50,8 – 63,6%; giới hạn chảy từ 31 – 56%; giới hạn dẻo từ 25 – 34%; hệ số nén lún cao từ 0,11 – 0,21 cm2/kG; hầu hết đều ở trạng thái chảy. [14]
Các trầm tích bãi bồi hiện đại (Q23):
Thành phần: chủ yếu là cát, mùn, bùn thực vật. Nguồn gốc hỗn hợp sông, biển thành phần chủ yếu là bùn cát màu xám đen. Trầm tích ở đây thành tạo trong môi trường sông thủy triều. Phân bố chủ yếu ở ven và trong lòng các con sông (Sài Gòn, Nhà Bè), rạch (Kinh Tẻ, Thầy Tiêu),… Chiều dày từ 3 – 5m. [14]
Trong nghiên cứu này, toàn bộ các trầm tích Holocen đều được gộp chung và gọi là tầng đất yếu để khảo sát lún. Theo Nguyễn Giang Nam (2016) đã lập mô hình bản đồ tầng đất yếu (có giá trị SPT< 5) với độ dày lên tới 35.5m. [13, 4]
1.2.2. Đặc điểm địa mạo
Vùng Nam Sài gòn là vùng đồng bằng thấp độ cao thay đổi trung bình từ 0 đến 2m. Địa hình chia làm 3 dạng chính:
Đồng bằng thấp – tích tụ hỗn hợp vật liệu sông biển: độ cao từ 1–2m, cấu tạo bởi các trầm tích sét bột, cát có nguồn gốc hỗn hợp sông biển thuộc hệ tầng Cần Giờ (Q22-3cg), phân bố hầu như toàn bộ diện tích huyện Nhà Bè và Quận 7. Khu vực đồng bằng nằm trong vùng bãi bồi cao, có bề mặt phẳng, không bị ngập nước thường xuyên và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông, rạch. [12,13]
Bãi bồi tích tụ hỗn hợp vật liệu sông biển: độ cao từ 0–1m. Cấu tạo bởi các trầm tích gồm sét, cát, bột nguồn gốc sông biển, chủ yếu phân bố ở Nhà Bè và Quận 7 dọc theo thung lũng sông. Đây là khu vực trầm tích hiện đại (Q23) và thuộc bãi bồi thấp, bề mặt bãi bồi phẳng, hẹp nên bị ngập nước thường xuyên khi thủy triều lên và bị phân cách mạnh bởi hệ thông sông rạch. [13]
Dạng địa hình do nhân sinh: Các bề mặt TP.HCM nói chung nằm trong khu vực tập trung phát triển đô thị và dân cư đông đúc, chịu tác động mạnh mẽ của con người. Đó là các công trình xây dựng, đường giao thông, các công trình khai thác khoáng sản, kênh mương, gò đất đắp, bãi thải…Các hoạt động này từng bước làm thay đổi bề mặt địa hình nguyên thủy, đặc biệt là đối với khu vực đồng bằng thấp như vùng Nam Sài Gòn. [19,17] Những khu vực trũng thấp này về yếu tố tự nhiên sẽ phát triển lớp phủ thực vật tự nhiên. Khi san lấp xây dựng nhà (cấp 4) thì lớp thực vật này cũng bị chôn vùi theo, và đó là dấu hiệu để phân biệt ranh giới trước khi san lấp. Một vài khu vực có địa hình cao hay còn gọi là gò thường là nơi trồng hạt hoa màu hoặc cây ăn quả nên thường có đặc điểm loang lỗ, đây cũng chính là dấu hiệu nân diện ranh giới các tầng khác nhau (Trần Danh Thủy, 2017). [15]
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.3.1. Dân số
Khu vực nghiên cứu bao gồm: Quận 7, một phần huyện Bình Chánh (xã Bình Hưng, xã Phong Phú), một phần huyện Nhà Bè (xã Phước Lộc, xã Phước Kiển, thị trấn Nhà Bè)... Do đó, việc đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội sẽ gặp một số khó khăn. Dưới đây là bảng thể hiện biến động dân số khu vực nghiên cứu giai đoạn 1999-2015.
Bảng 1.2: Biến động dân số Quận 7, Bình Chánh, và Nhà Bè từ năm 1999 - 2015
Quận/Huyện | 1999 | 2004 | 2009 | 2011 | 2013 | 2015 | |
Dân số (người) | 7 | 112.418 | 156.895 | 241.348 | 268.438 | 280.743 | 310.178 |
Nhà Bè | 63.450 | 72.271 | 99.172 | ||||
Bình Chánh | 334.010 | 298623 | 421.996 | 469.517 | 514.242 | 591.451 |
Nguồn: [22,5]
Từ bảng 1.2 cho thấy: dân số Quận 7, huyện Nhà Bè, Huyện Bình Chánh có xu hướng tăng từ năm 1999 đến 2015. Do các nguyên nhân sau: thứ nhất là quá trình đô thị hóa tăng nhanh ở khu vực nội thị và định hướng phát triển khu dân cư xuống phía Nam. Thứ hai là dân cư tăng mạnh và kết hợp với lượng dân nhập cư tăng nhanh đòi hỏi nhu cầu xây dựng công trình nhà ở, văn phòng, khu đô thị gia tăng.
1.3.2. Giáo dục và đào tạo
Với bối cảnh số người nhập cư vào thành phố ngày càng tăng thì vấn đề giáo dục và đào tạo trở thành công tác được quan tâm hàng đầu. Do đó, việc xây dựng các cơ sở đào tạo từ tiểu học đến đại học được chú tâm để phục vụ tốt cho việc giáo dục. Các trường nằm ở vùng ven trung tâm thành phố như trường Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học cảnh sát, Đại học RMIT, các trường mần non, các trường tiểu học (16 trường tiểu học tại quận 7), trung học cơ sở (7 trường tại quận 7), trung học phổ thông (3 trường)… [3]. Ngoài ra quận còn có một trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề.
1.3.3. Hệ thống giao thông
Nam Sài Gòn có vị trí địa lý khá quan trọng với vị trí chiến lược khai thác giao thông thuỷ và bộ, là cửa ngò phía Nam của thành phố, là cầu nối mở hướng phát triển của Thành phố với biển Đông và thế giới cũng như cầu nối các tỉnh miền Đông với các tỉnh miền Tây.
Các trục giao thông lớn đi qua khu vực này như: đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Quốc lộ 50,…Các tuyến đường trên giúp việc lưu thông từ trung tâm thành phố về Nam Sài Gòn thuận lợi hơn. Bên canh đó, Sông Sài Gòn bao bọc phía Đông với hệ thống cảng chuyên dụng, trung chuyển hàng hoá đi nước ngoài và ngược lại, rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại và vận tải hàng hoá cũng như hành khách đi các vùng lân cận [1].
1.3.4. Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Mình là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đóng góp 31,8% ngân sách nhà nước (6 tháng đầu năm 2016) [3]. Với sức hút lớn như vậy và vị trí chiến lược như trên, khu vực này có điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Đặc biệt là hoạt động bất động sản với tình hình dân nhập cư khiến cho dân số thành phố tăng nhanh (8.247.829 năm 2015 [14]). Điển hình như các khu dân cư lớn như: khu dân cư Trung Sơn, khu dân cư Đại Phúc Green Villas, khu định cư Tân Quy Đông, khu dân cư An Phú Hưng,… Ngoài ra còn có các khu đô thị, khu nhà cao tầng
như: khu căn hộ Phú Mỹ, Riverside Residence, Central W3 Tower – khu đô thị Himlam,…tập trung chủ yếu ở quận 7 và phía đông khu vực Nhà Bè.
Bên cạnh đó, các khu nhà hàng, trung tâm thương mại cũng phát triển dọc theo các tuyến đường lớn. Ngoài ra, còn có khu chế xuất Tân Thuận trên địa bàn quận 7 là một trong những khu chế xuất lớn và hiệu quả nhất của thành phố. [1]
1.4. Tình hình nghiên cứu lún khu vực Nam Sài Gòn
Khu vực Nam Sài Gòn với tầng đất yếu đặc trưng tuổi Holocene với chiều dày khá lớn, khi tính toán đặt các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng trên nền đất yếu này cần phải tính toán kỹ về an toàn cũng như các khả năng về lún sụt. Chính vì vậy, các đề tài nghiên cứu về khả năng lún tại khu vực cũng như xây dựng bản đồ địa chất đặc trưng tại khu vực là rất cần thiết. Việc xây dựng bản đồ địa chất đặc trưng và các kết quả nghiên cứu lún sẽ giúp cho các nhà hoạch định và nhà quản lý, thiết kế xây dựng chủ động hơn trong công tác quản lý, phòng chống sự cố.
Hiện nay, các đề tài nghiên cứu lún tại khu vực là tương đối ít. Năm 2006, tác giả Phan Thị San Hà và Lê Minh Sơn đã sử dụng phương pháp nội suy Kriging cùng với số liệu hố khoan để khảo sát quy luật phân bố tầng đất yếu tuổi Holocene TP. Hồ Chí Minh với đề tài “Ứng dụng phương pháp nội suy Kriging khảo sát sự phân bố tầng đất yếu tuổi Holocene ở khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên cứu là các sơ đồ đẳng chiều dày và sơ đồ sai số nội suy chiều dày tầng đất yếu khu vực nội thành TP.HCM[2]. Sau khi so sánh kết quả này với sơ đồ đẳng chiều dày tầng đất yếu do liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam thành lập năm 1988[6] và kết quả khảo sát thực tế cho thấy kết quả nghiên cứu của các tác giả tương đối chính xác. Các tác giả đưa ra kết luận rằng mặc dù kết quả nội suy chưa đạt độ chính xác cao nhưng cũng giúp cho các nhà quản lý, các nhà quy hoạch có một cái nhìn tổng quát về sự phân bố của tầng đất yếu trong khu vực nghiên cứu và phương pháp nội suy Ordinary Kriging không chỉ cung cấp kết quả nội suy mà còn kèm theo kết quả sai số nội suy, nhờ đó có thể đánh giá được độ tin cậy của kết quả nội suy.
Bên cạnh các kết quả nghiên cứu từ bài báo khoa học thì theo công bố của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM, vùng sụt lún nặng nhất vào năm 2015