Những Thể Chế Chính Sách Có Liên Quan Đến Ngành Hàng Nghêu

du lịch lấn biển của huyện Cần Giờ, Tp. HCM đã làm diện tích nuôi nghêu mất đi và bị ảnh hưởng hơn 1.000 ha.

Mặc dù, diện tích khả năng để phát triển nuôi nghêu là khá lớn và TSLN cao hơn 2 đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực trong thủy vực nội địa như tôm sú và cá tra nhưng trong 4 năm gần đây việc sử dụng đất bãi bồi để thả nuôi nghêu trong toàn khu vực năm cao nhất cũng chỉ mới 34% trên diện tích khả năng, nhất là trong 3 năm gần đây chưa có dấu hiệu gia tăng diện tích nuôi do thiếu giống và tình trạng nghêu nuôi bị chết hàng loạt vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 làm cho nhiều cơ sở nuôi bị thua lỗ đến nay chưa được phục hồi, đến cuối năm 2009 diện tích thả nuôi cũng chỉ đạt 7.800 ha, chiếm 27% diện tích khả năng. Riêng vùng II, việc sử dụng diện tích khả năng để phát triển nuôi nghêu là không đáng kể. Năm 2006, Bạc Liêu đã hình thành 8 HTX nhưng chỉ có 5 HTX thả nuôi, cùng thời điểm Cà Mau cũng đã hình thành 22 đơn vị tổ nhóm nhưng cũng chỉ HTX Khai Long là có thả nuôi, còn các tổ chức đoàn thể khác không khả năng tổ chức sản xuất do dân trong vùng không đồng tình ủng hộ trong việc tham gia góp vốn. Năm 2007, sau khi thu hoạch các HTX ở Bạc Liêu đều bị thua lỗ chỉ trừ HTX Thắng Lợi của TX Bạc Liêu là có lãi và tiếp tục thả nuôi 160 ha (chỉ chiếm 1,74% diện tích có khả năng nuôi). Riêng HTX Khai Long, ở Đất Mũi, Ngọc Hiển (Cà Mau) không thả nuôi tiếp vào năm 2008 do bị nghêu tặc khai thác nghêu giống trái phép hoành hành. Ngoài ra, HTX nuôi thủy sản ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) được hình thành nhưng chủ yếu là để quản lý và khai thác giống tự nhiên để bán là chính (Bảng 4.1).

Tổng hợp từ kết quả khảo sát cho thấy, tổng sản lượng nghêu thương phẩm của vùng ven biển ĐBSCL (2006- 2009) đạt 158.581 tấn, là thấp hơn 1,5 lần so giai đoạn 04 năm trước đó. Vấn đề này có 03 nguyên nhân: (1) Do sự biến động của nguồn lợi giống tự nhiên; (2) Sự phát triển mạnh của nghề ương nuôi nghêu giống ở Nam Định và Thái Bình; (3) Cuối năm 2007 và đầu năm 2008, nghêu nuôi bị chết hàng loạt từ Cần Giờ Tp. HCM đến Bạc Liêu làm khu vực Cần Giờ (Tp.HCM) bị thua lỗ hơn 80%, Trà Vinh có đến 5/10 HTX/THT bị thua lỗ và Bạc Liêu có 4/5 HTX nuôi bị thất bại và không có thả nuôi tiếp ở năm 2008 và 2009.

Bảng 4.1: Diện tích nuôi nghêu của các tỉnh ven biển ĐBSCL và Tp. HCM



Địa phương

Diện tích tiềm năng (ha)

Diện tích khả năng (ha)

Diện tích nuôi (ha) Sản lượng (tấn)

2006 2007 2008 2009 2006 2007 2008 2009


Vùng I

30.100

19.316

7.166

9.630

8.454

7.610

37.117

47.783

37.202

35.016

Tp. HCM

2.000

1.584

1.342

1.584

1.372

528,2

15.145

15.792

8.492

2.385

Tiền Giang

5.000

3.000

2.150

2.300

2.300

2.028,0

17.714

18.85

20.000

23.158

Bến Tre

15.000

8.532

2.537

3.436

2.24

4.200,0

2.602

7.741

4.110

8,000

Trà Vinh

8.100

6.2

1.137

2.310

2.542

854,0

1.656

5.400

4.600

1.473

Vùng II

20.066

9.200

61

6

80

190

37

166

160

1.150

Sóc Trăng

5.350

3.500

0

0

0

0,0

0

0

0

0

Bạc Liêu

12.337

4.500

55

3

80

160,0

25

126

160

1.000

Cà Mau

2.379

1.200

6

3

0

30,0

12

40

0

150

Tổng

50.166

28.516

7.227

9.636

8.534

7.800

37.154

47.949

37.362

36.166

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng Bến Tre ở đồng bằng sông Cửu Long - 6


4.1.2 Nguồn nghêu giống cho nuôi thương phẩm

Nghêu giống tự nhiên

Nguồn nghêu giống tự nhiên phục vụ cho vùng nuôi nghêu thương phẩm ở ĐBSCL kể cả hai tỉnh Nam Định và Thái Bình (Miền Bắc) trước đây chủ yếu là ở các bãi nghêu của Tiền Giang và Bến Tre là chính. Trong những năm gần đây nghêu giống đã thấy xuất hiện ở nhiều nơi: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và cả Cần Giờ Tp. HCM. Năm 2008 ở Trà Vinh, nghêu giống đã xuất hiện với sản lượng rất nhiều so với từ trước ở 3 THT nuôi nghêu Phước Thiện, Đông Hồ và Kiểm Lâm với sản lượng ước trên 1 tấn nghêu cỡ 100-200 nghìn con/kg; huyện Cần Giờ Tp. HCM tháng 9 đến tháng 11 năm 2009 lượng nghêu cám khai thác ước trên 20 tấn với kích cỡ 500 nghìn đến 1 triệu con/kg với doanh thu ước tính trên 100 tỷ đồng. Riêng bãi Khai Long của huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nghêu giống cũng đã xuất hiện với một trữ lượng khó có thể ước đoán, tuy nhiên với số lượng người khai thác bình quân mỗi ngày có đến 3 đến 5 nghìn người trong suốt 2 đến 3 tháng vào thời điểm nghêu xuất hiện (tháng 7 đến tháng 9 của năm 2008 và năm 2009) thì sản lượng phải cao hơn vài lần so Cần Giờ Tp. HCM.

Bên cạnh đó, do giá nghêu thương phẩm tăng cao nên nguồn nghêu trung ở hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang chỉ bán ra khi mật độ quá dầy, không có bãi để can thưa hoặc điều kiện bãi bị biến động trong mùa gió chướng. Do vậy, nguồn giống nghêu trung tự nhiên để phục vụ nuôi hiện nay trong vùng là đang thiếu hụt

rất lớn, mặc dù nguồn lợi giống tự nhiên trong vùng có khả năng đáp ứng cho hơn 1/3 diện tích khả năng ở các tỉnh trong khu vực phía Nam ĐBSCL nếu như có giải pháp tốt trong việc quản lý, bảo vệ được các bãi nghêu giống tự nhiên để khai thác hợp lý cung cấp cho những vùng có điều kiện ương nghêu giống. Hơn nữa, sau năm 2008 khu vực huyện Cần Giờ (Tp. HCM) số cơ sở ương từ nghêu cám lên nghêu trung cung cấp cho nuôi thương phẩm trước đây giảm một cách đáng kể do tình trạng nghêu ương nuôi bị chết năm 2008 và nghêu tặc phá bãi khai thác giống tự nhiên năm 2009.

Kích cỡ khai thác hiện nay là có rất nhiều loại, nó tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của bãi hoặc khả năng quản lý của các HTX/THT. Trước năm 2005, kích cỡ giống khai thác phổ biến là khoảng 50 - 100 nghìn con/kg và phần lớn lượng nghêu giống này bán cho Nam Định và Thái Bình. Một ít còn lại bán cho các cơ sở nuôi ở bãi Cần Giờ Tp. HCM và Gò Công (Tiền Giang) để ương lên nghêu giống với kích cỡ dưới 5 nghìn con/kg. Tuy nhiên, mục đích của các cơ sở không phải là ương lên kích cỡ nghêu trung để bán là chính mà là để nuôi thương phẩm, trừ khi mật độ khi đạt cỡ nghêu trung quá dầy hoặc giá giống tăng cao thì các cơ sở này thu tỉa bán lại cho các cơ sở nuôi thương phẩm trong vùng. Sau năm 2005, do giá nghêu thương phẩm tăng cao và khan hiếm về giống nên người nuôi ở Nam Định và Thái Bình đã mua nghêu có kích cỡ nhỏ hơn khoảng 400 - 500 nghìn con/kg thậm chí có khi đến 1 triệu con/kg. Từ đó, kích cỡ giống khai thác không bị phụ thuộc nhiều vào người mua. Hơn nữa, do trước đây người khai thác hoặc thương lái chưa có kinh nghiệm trong việc phát hiện ra giống có kích cỡ nhỏ (bằng hạt cát) nhưng hiện nay nhiều người khai thác và thương lái đã biết nhận dạng loại nghêu nghêu cấp I một cách dễ dàng.

Theo như khảo sát thì nghêu giống xuất hiện sớm nhất vào khoảng tháng 4 và kéo dài đến tháng 9 (Âl) nhưng tấp trung vào tháng 4 đến tháng 6 (Âl) và đây là thời điểm có nhiều người khai thác nhất. Sản lượng và tần suất xuất hiện nghêu giống cũng khác nhau ở từng năm. Vị trí xuất hiện nghêu giống cũng có sự thay đổi so với những năm trước đây như trường hợp ở Cần Giờ, Trà Vinh và Cà Mau.

Hình thức tổ chức quản lý và khai thác giống trong vùng nghiên cứu hiện nay có 3 hình thức chủ yếu, bao gồm:

(i) Hình thức cá thể: Đây là hình thức hoạt động khai thác tự do, tập trung ở 3 địa phương là huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), huyện Hòa Bình và Đông Hải (Bạc Liêu), huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) và mới đây là huyện Cần Giờ của Tp. HCM. Hoạt động khai thác phần lớn mang tính tự phát do chính quyền địa

phương chưa giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân quản lý hoặc đã được giao nhưng không khả năng quản lý bảo vệ để khai thác hợp lý.

(ii) Hình thức tổ nhóm hợp tác: Tập trung ở huyện Cần Giờ (Tp. HCM) và Gò Công Đông (Tiền Giang). Đây là hình thức tự nguyện của những cá nhân có đất thuê Nhà nước liền kề với nhau gom lại để dễ dàng trong việc tổ chức quản lý và bảo vệ khai thác giống hoặc nuôi nghêu thương phẩm.

(iii) Hình thức THT/HTX: Tập trung ở các địa phương như: HTX Tân Phú Đông (Tiền Giang); HTX Đồng Tâm, Rạng Đông, An Thủy, Tân Thủy, Bảo Thuận, Thanh Lợi, Thạnh Lợi, Đoàn Kết, Bình Minh (Bến Tre); HTX Tiến Thành, Thành Công, Đồng Tiến, Thành Đạt, Ba Vinh, Phương Đông, Phương Nam, Đông Hồ (Trà Vinh), HTX Cù Lao Dung (Sóc Trăng); và HTX Thắng Lợi, Biển Đông (Bạc Liêu) và HTX Khai Long, Ngọc Hiển (Cà Mau).

Việc quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu giống ở các địa phương hiện nay chưa được bảo đảm, trừ một số bãi ở Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh là đang được quản lý giữ gìn tốt. Các bãi đã được hình thành và sản xuất ổn định nhiều năm như: Bãi biển Cần Giờ (Tp. HCM), HTX Thanh Lợi (Bến Tre), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Hòa Bình (Bạc Liêu) và Khai Long (Cà Mau) thì tình hình an ninh đang bất ổn, khi đến mùa nghêu giống xuất hiện. Hiện nay, các địa phương và người trực tiếp sản xuất vẫn chưa có giải pháp hiệu quả cho việc quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu giống tự nhiên.

Nguồn nghêu giống nhân tạo

Hiện nay, sản xuất nghêu giống nhân tạo đã được triển khai nhân rộng khá nhanh. Năm 2008, toàn vùng chỉ có 02 trại sản xuất nghêu giống: 01 trại của Trung tâm Giống Thủy sản Tiền Giang và 01 trại của Trung tâm Giống Thủy sản Trà Vinh, năm 2009 ở Gò Công Đông (Tiền Giang) đã có thêm 5 trại mới của tư nhân/THV được thành lập và đã sản xuất ra khoảng hơn 48,1 triệu nghêu cấp II và mới đây (2010) cũng khu vực này đã xây thêm 4 trại sản xuất nghêu giống và một trại đã mở rộng qui mô sản xuất.

Trong điều kiện giống đang khan hiếm và tăng cao như hiện nay (nghêu loại 0,7- 1 triệu con/kg giá 7-15 đồng/con; 50 nghìn đến 200 nghìn con/kg giá từ 30-20 đồng/con và loại 200- 600 con/kg giá 160-120 đồng/con), thì việc sản xuất nghêu giống thành công đã mở ra một triển vọng rất lớn cho phát triển nghề nuôi nghêu ở các tỉnh ven biển phía Nam ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung trong những năm tới.

Ương nghêu ging

Sau kết quả ương thử nghiệm từ nghêu giống cấp I lên cấp II trong điều kiện của bể xi măng và ao đất lót bạt đã đạt kết quả thành công vào năm 2007 của Trung tâm giống thủy sản Tiền Giang và các kết quả ương nghêu cấp I trong ao đất của khu vực tỉnh Nam Định và Thái Bình miền Bắc. Giờ đây, trong ngành hàng nghêu lại có thêm một nhóm tác nhân mới làm nghề ương nghêu cấp I trên ao đất lót bạt, mang lại lợi nhuận rất cao và đặc biệt là từ đây, nó sẽ mở ra một triển vọng rất lớn để có thể chủ động giải quyết giống cho nuôi thương phẩm trong vùng sau này. Bởi lẽ, vùng ven biển ĐBSCL tuy có lượng nghêu cấp I tự nhiên hàng năm là rất lớn nhưng do điều kiện tự nhiên hoặc khả năng quản lý buộc phải khai thác với kích cò nhỏ và bán hầu hết ra 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình mà trong nhiều năm nay chưa tìm ra giải pháp kỹ thuật để nuôi lớn lên tránh qua mùa nước ngọt hoặc gió chướng làm nghêu giống cỡ nhỏ bị chết hoặc sóng cuốn trôi.

Năm 2008, tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có 18 hộ dân mua nghêu cấp I khai thác tự nhiên ở Cà Mau về ương trên 30.750 m2 ao đất lót bạt. Với lượng giống thả ban đầu khoảng 2,5 tỷ con; kích cỡ trung bình 300- 500 nghìn con/kg, sau 2 tháng ương đạt cỡ 50 nghìn con/kg, lợi nhuận thu được gần 10 tỷ đồng, với tỷ suất lợi nhuận bình quân bình quân 1 đồng vốn được 1 đồng lời. Báo cáo sơ kết nuôi nhuyễn thể năm 2008 và phương hướng năm 2009)

do và thời gian ương ngắn mang lại hiệu quả quá cao nên năm 2009, nghề ương nghêu cấp I trên ao đất lót bạt ở khu vực xã Tân Thành, Gò Công Đông (Tiền Giang) phát triển khá rầm rộ, thu hút nhiều thành phần tham gia và nhiều nơi tới tham quan, học tập.

Sau tỉnh Tiền Giang, huyện Cần Giờ (Tp. HCM) cũng có phong trào ương nghêu cấp I trên ao đất lót bạt khá mạnh. Năm 2009, tại khu vực 2 xã Cần Thạnh và Long Hòa của huyện Cần Giờ (Tp. HCM) đã có 10 tổ nhóm ương nghêu từ cấp I lên cấp II, với số lượng giống thả ban đầu là 1.225 triệu con/1,007 ha, sau 81 ngày ương, từ kích cỡ thả bình quân 363 nghìn con/kg lên 98 nghìn con/kg đã thu lợi nhuận ước khoảng 7,8 tỷ đồng với tỷ suất lợi nhuận là một vốn cho 0,83 đồng lời.

Riêng khu vực xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) vào tháng 8 đến tháng 9 Âl năm 2009 đã có hơn 200 hộ ương dưỡng nghêu cấp I trên bể tạm lót bạt, với diện tích rất hẹp từ 10- 50 m2/bể, hình thức ương này không giống như Cần Giờ (Tp. HCM) và Gò Công Đông (Tiền Giang). Vì, người ương là những hộ đi khai thác giống ngoài tự nhiên về trữ tạm để chờ thương lái bán, thời gian ương

rất ngắn có khi chỉ vài ba ngày cao nhất cũng chỉ 2-3 tuần. Kết quả, rất nhiều hộ bị thua lỗ do đầu tư còn quá thô sơ, chưa hiểu biết nhiều về kỹ thuật, giá nghêu giống cấp II bị giảm mạnh vào thời điểm các hộ bùng phát ương và nhất là bị thương lái trong nội vùng cấu kết với thương lái bên ngoài mua ép giá.

Một thông tin khác khá quan trọng trong lĩnh vực giống là nghêu cấp II từ sinh sản nhân tạo đem ra ương trên bãi triều khu vực bãi nghêu ấp Tân Phú, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang). Qua theo dòi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ hao hụt đều ở mức bình thường, không có sự khác biệt so với nghêu giống sinh sản tự nhiên.

4.1.3 Những thể chế chính sách có liên quan đến ngành hàng nghêu

Trong những năm qua, Nhà nước đã đưa ra nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển nghề NTTS của cả nước nói chung và cho nghề nuôi nghêu ở vùng ven biển nói riêng. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ được thể hiện ở nhiều mặt như:

(i) Quy hoạch, giao hoặc cho thuê đất, mặt nước cho các thành phần kinh tế sử dụng vào nuôi trồng thủy sản ổn định và lâu dài;

(ii) Hỗ trợ vốn cho nông, ngư dân nghèo, vùng sâu, vùng xa vay vốn không phải thế chấp tài sản và được hưởng các chế độ ưu đãi để phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành;

(iii) Vốn ngân sách nhà nước cung cấp cho quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở, khoa học công nghệ về giống, xây dựng các trạm quan trắc, dự báo môi trường, các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực, hoạt động khuyến ngư, quản lý, chương trình và chính sách ưu đãi về thuế cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia thực hiện chương trình phát triển NTTS theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các quy định hiện hành

Các chính sách này còn được thể hiện trong các văn bản sau:

(i) Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999-2010;

(ii) Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản;

(iii) Quyết Định của Thủ Tướng Chính Phủ số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 về phê duyệt chương trình Phát triển giống thủy sản đến năm 2010.

(iv) Quyết định số 126/2005 QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2005 của Thủ Tướng Chính Phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên biển và hải đảo;

(v) Quyết định số 2194 QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống Thủy sản đến năm 2020. Quyết định này tạo điều kiện cho các địa phương, có thể tiếp tục thực hiện, các chương trình về giống, nhất là đối với các đối tượng giống mới đang có nhu cầu lớn như giống nghêu để phát triển nuôi trên đất bãi bồi ven biển của cả nước nói chung và ven biển ĐBSCL nói riêng.

Các Quyết định trên đã hỗ trợ tốt những chính sách để các địa phương xúc tiến triển khai thực hiện các đề án, đề tài và dự án trên nhiều lĩnh vực nhằm phát huy lợi thế tiềm năng của từng vùng, miền cho phát triển nuôi thủy sản một cách toàn diện và bền vững. Thế nhưng, việc áp dụng thực hiện những cơ chế chính sách hỗ trợ của Trung ương ở nhiều địa phương ven biển phía Nam ĐBSCL trong thời gian qua hãy còn rất chậm, nhất là việc thực hiện quy hoạch, giao đất dài hạn, phát triển công nghệ về sản xuất giống và các chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển nuôi thủy sản nói chung và nuôi nghêu nói riêng.

Riêng trong lĩnh vực quản lý và kiểm soát điều kiện an toàn vệ sinh (ATVS), trước đây Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ban hành một số Quyết định về: “Qui chế Kiểm soát ATVS trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ”; “Chương trình Kiểm soát ATVS trong thu hoạch NTHMV” và mới đây Bộ NN&PTNT đã ban hành các Quyết định như:

- Quyết Định số 131/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành Qui chế Kiểm soát ATVS trong thu hoạch NTHMV. Quyết định này thay thế Quyết định số 640/1999/QĐ-BTS ngày 22/9/1999 về việc ban hành Quy chế Kiểm soát ATVS trong thu hoạch NTHMV.

- Quyết định số 863/1999/QĐ-BTS ngày 30/11/1999 về việc sửa đổi Quy chế Kiểm soát ATVS trong thu hoạch NTHMV của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

Nhờ các Quyết Định trên mà đến nay chương trình đã kiểm soát được nhiều đối tượng nuôi như nghêu trắng Bến Tre, nghêu lụa, sò huyết, sò lông, sò anti, điệp quạt và tu hài tại 16 vùng nuôi NTHMV thuộc 9 tỉnh và thành phố, gồm Tp. HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bình Thuận, Thái Bình,

Nam Định và Quảng Ninh. Chương trình này, qua thực tiễn áp dụng đã đáp ứng đựợc các yêu cầu của Ủy ban Châu Âu và các quy định của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Oxtrâylia và Niu Dilân. Hơn nữa, việc ra các quyết định còn có tính cách hỗ trợ cho sự phát triển bền vững trong quản lý và hình thành các vùng bảo vệ nguồn lợi nghêu bố mẹ, các bãi nghêu giống tự nhiên, liên kết các cơ sở sản xuất để phát triển bền vững.

Trên cơ sở các quyết định có tính pháp lý của Chính Phủ và Bộ ngành Trung ương trong thời gian qua, các tỉnh trong khu vực với mức độ khác nhau cũng đã đưa ra một số qui chế, chính sách để hỗ trợ cho sự phát triển của ngành hàng nghêu ở địa phương như việc: phê duyệt qui hoạch và làm các thủ tục giao cấp đất bãi bồi ven biển và cồn mới nổi cho nuôi nghêu, sò huyết và thực thi một số chính sách để hỗ trợ vốn cho dân nghèo vay ưu đãi để góp vốn nuôi nghêu, hay tranh thủ nguồn vốn nước ngoài thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cụ thể như:

- Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi nghêu của các tỉnh Bạc Liêu (2005), Bến Tre (2007) và Trà Vinh (2007)…

- Công văn số 4266/UBND-CN của UBND tỉnh Tiền Giang ngày 04/8/2008 V/v Giao cấp đất bãi bồi cho các tổ chức, cá nhân trong tỉnh.

- Quyết định số:3745/QĐ.UB ngày 29/09/2005 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc cho phép triển khai thực hiện đề tài KHCN “Tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất nghêu giống Meretrix lyrata tại Tiền Giang”.

- Quyết định số 949/QĐ-UBND, ngày 03/06/2005 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt dự án nuôi Nghêu, Sò huyết xuất khẩu.

- Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND Bến Tre, ngày 10 tháng 9 năm 2009 về việc Ban hành Quy định về quản lý sản xuất, ương giống và nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, ở cấp huyện cũng có nhiều công văn, chỉ thị có liên quan đến ngành hàng nghêu, nhất là trong công tác phối hợp để quản lý nguồn lợi giống tự nhiên mà trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi không thể thu thập hết được.

4.2 Tình hình chung của các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng nghêu

4.2.1 Tuổi, giới tính, kinh nghiệm sản xuất của chủ cơ sở

Qua khảo sát cho thấy, các chủ cơ sở tham gia ngành hàng nghêu có độ

tuổi dao động trong khoảng 30 đến 58 tuổi, trong đó nhóm thương lái nghêu

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí