Thủ Tục Công Nhận Thỏa Thuận Về Tranh Chấp Đất Đai Tại Tòa Án Cấp Phúc Thẩm

sửa đổi - những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được. Bởi, nguyên nhân dẫn tới vụ án không tiến hành hòa giải được tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182 là do sự vắng mặt của các đương sự. Do đó, nếu lí do này không còn thì Tòa án cần hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp đất đai hay không để kiểm tra việc tự hòa giải của đương sự.

Như vậy, những tranh chấp đất đai mà Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm bao gồm:

+ Những tranh chấp đất đai Tòa án đã tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng không thành.

+ Những tranh chấp đất đai mà trước đó Tòa án đã không tiến hành hòa giải được do bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, trường hợp đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

- Thủ tục giải quyết trong trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp đất đai tại phiên tòa sơ thẩm dân sự:

Điều 220 BLTTDS sửa đổi quy định:

Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án [28].

Như vậy, tại phiên tòa sơ thẩm nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ tranh chấp đất đai và sự thỏa thuận đó là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự mà không cần chờ sau bảy ngày như việc

hòa giải ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

2.2.3.3. Thủ tục công nhận thỏa thuận về tranh chấp đất đai tại Tòa án cấp phúc thẩm

Theo quy định của BLTTDS sửa đổi và Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 thì Tòa án cấp phúc thẩm không bắt buộc phải hòa giải tranh chấp đất đai trước khi mở phiên tòa phúc thẩm.

Việc công nhận thỏa thuận tranh chấp đất đai của các đương sự được tiến hành theo Điều 19 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Theo đó, nếu trước khi mở phiên tòa phúc thẩm giải quyết tranh chấp đất đai mà các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp và các đương sự yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận của họ, thì Tòa án yêu cầu các đương sự làm văn bản ghi rõ nội dung thỏa thuận và nộp cho Tòa án cấp phúc thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Văn bản này được coi như chứng cứ mới bổ sung. Tại phiên tòa phúc thẩm Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi lại các đương sự về thỏa thuận của họ về tranh chấp đất đai là có tự nguyện hay không và xem xét thỏa thuận đó có trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội hay không; nếu thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Tại phiên tòa phúc thẩm nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận này phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Nếu xét thấy thỏa thuận của các đương sự là tự nguyện không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, thì Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng biện pháp hòa giải, trong những năm qua, công tác hòa giải các

tranh chấp đất đai tiền tố tụng và tại Tòa án đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và ngày càng được quan tâm.

Luận văn đã phân tích đánh giá các quy định về hòa giải tiền tố tụng đối với tranh chấp đất đai, đánh giá được điểm khác biệt của hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở và tại UBND xã, phường, thị trấn.

Luận văn cũng đã phân tích và luận giải các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án, ý nghĩa của các quy định trên đối với việc thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai trên thực tế.

Kết quả nghiên cứu lý luận về nội dung các quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai là cơ sở quan trọng để luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị sau khi đã tổng kết về thực tiễn về hòa giải tranh chấp đất đai (Chương 3).

Chương 3


THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI


3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

3.1.1. Về thành tựu đạt được trong hòa giải tranh chấp đất đai


Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở cũng như tại Tòa án, trong những năm qua, các cơ quan có thẩm quyền đã chú trọng tăng cường hoạt động hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự nói chung, các tranh chấp đất đai nói riêng.

Về hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở, cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trước đây được thể hiện ở Pháp lệnh số 09/1998 về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và Nghị định số 160/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh; sau này là Luật hòa giải ở cơ sở có hiệu lực từ ngày 01/01/2014; LĐĐ và văn bản hướng dẫn thi hành. Sau nhiều năm thực hiện, công tác hòa giải ở cơ sở nói chung, hòa giải ở cơ sở tranh chấp đất đai nói riêng đạt được nhiều kết quả.

Hiện cả nước có 121.251 Tổ hòa giải với 628.530 hòa giải viên, theo số liệu báo cáo của 63 tỉnh, thành từ năm 1999 đến tháng 3-2012 tổng số vụ nhận hòa giải là 4.358.662 vụ, tỷ lệ hòa giải thành công đạt 80% [55]. Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể về các tranh chấp đất đai hòa giải tại cơ sở, nhưng qua kết quả trên cho thấy, biện pháp hòa giải tranh chấp đất đai cũng

như các tranh chấp khác tại cấp cơ sở đã phát huy được hiệu quả tốt và phần nào đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.

Theo báo cáo tổng kết công tác hàng năm của TANDTC, kết quả hòa giải thành chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số các vụ việc dân sự đã được giải quyết, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Kết quả giải quyết các vụ án dân sự của TAND các cấp (từ năm 2007-2013)


Năm

Tổng số vụ việc thụ lý

Số vụ việc giải quyết

Hòa giải thành

Tỷ lệ (%)

2007

188.922

171.681

77.256

45

2008

192.336

174732

76.882

44

2009

214.174

194.358

87.461

45

2010

215.741

194.372

99.713

51.3

2011

247.096

222.386

111.193

50

2012

271.306

232.546

118.089

51

2013

301.912

274.303

128.485

47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Nguồn: TANDTC.

Năm 2007, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 171.681 vụ việc, đạt 90,84%, trong đó hòa giải thành 77.256 vụ, chiếm 45% trong tổng số các vụ việc đã giải quyết [38].

Năm 2008, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 174.732 vụ việc, đạt 90,8%, trong đó hòa giải thành 76.882 vụ, chiếm 44% trong tổng số các vụ việc đã giải quyết. Trong quá trình giải quyết, các Tòa án luôn coi trọng và làm tốt công tác hòa giải, giúp cho việc hòa giải vụ án được nhanh chóng, qua đó góp phần hàn gắn, củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân. [39].

Năm 2009, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 194.358 vụ việc, đạt 90,7%, trong đó hòa giải thành 87.461vụ, chiếm 45% trong tổng số các vụ

việc đã giải quyết [40]. Hầu hết các Tòa án đã quan tâm thực hiện tốt phương châm kiên trì hòa giải, thuyết phục để các đương sự nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, thông qua đó giải quyết nhanh các tranh chấp nên đã góp phần giải quyết tốt các mâu thuẫn và giữ gìn tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

Năm 2010, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 194.372 vụ việc, đạt 90%. Và trong quá trình giải quyết vụ án, các Tòa án đã tích cực hòa giải vì vậy về cơ bản hòa giải thành đạt 99.713 vụ, chiếm 51,3% trong tổng số các vụ việc đã giải quyết [41].

Năm 2011, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 222.386 vụ việc, đạt 90%, tăng hơn cùng kỳ năm trước là 28.014 vụ việc. Trong đó, hòa giải thành đạt 111.193 vụ, về cơ bản năm 2011 Tòa án đã thực sự quan tâm làm tốt công tác hòa giải, nên tỷ lệ hòa giải thành chiếm 50% trong tổng số vụ việc dân sự đã giải quyết [42].

Năm 2012, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 246.215 vụ việc, đạt 90,84%, trong đó hòa giải thành 118.089 vụ, chiếm 51% trong tổng số các vụ việc đã giải quyết [44].

Năm 2013, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 274.303 vụ, đạt 90.8% trong đó hòa giải thành 128.485 vụ, chiếm 47% trong tổng số các vụ việc đã giải quyết [45].

Bảng số liệu thống kê trên đánh dấu bước phát triển của công tác hòa giải nói chung, tranh chấp đất đai nói riêng. Hiệu quả của công tác hòa giải nói chung, hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng có sự tăng cao vào năm 2010 nhưng lại giảm dần trong năm 2013 bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Theo kết quả nghiên cứu thì tranh chấp đất đai hiện đang là tranh chấp

phức tạp và chủ yếu trong giai đoạn hiện nay, với nhiều hình thức và xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tranh chấp đất đai gây ra nhiều ảnh hưởng xấu

đến an ninh trật tự, phát triển kinh tế, đến sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân nên vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai ngày càng được chú trọng và quan tâm đúng mức hơn, phần nào đáp ứng được đòi hỏi của thực tế.

Do vậy, mặc dù chưa có số liệu cụ thể và riêng biệt về hòa giải tranh chấp đất đai, nhưng qua số liệu hòa giải trên có thể thấy, hiệu quả của biện pháp hòa giải trong thời gian qua đối với lĩnh vực dân sự nói chung, tranh chấp đất đai nói riêng. Để đạt được kết quả về tỷ lệ hòa giải trên là sự quan tâm, phối kết hợp của các cơ quan có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai

3.1.2. Về những bất cập, vướng mắc trong hòa giải tranh chấp đất đai


Một vụ kiện dân sự về tranh chấp đất đai vốn đã ngốn rất nhiều thời 1


Một vụ kiện dân sự về tranh chấp đất đai vốn đã "ngốn" rất nhiều thời gian của người dân, thời gian gần đây lại càng phải kéo dài do có thêm nhiều thủ tục. Có những vụ kiện mà từ lúc khởi kiện cho đến khi có bản án sau cùng, thế hệ sau phải "thừa kế" thế hệ trước để đi kiện. Trên cơ sở áp dụng các quy định của pháp luật về đất đai, trong thời gian qua, hòa giải tranh chấp đất đai đã gặp phải một số những vướng mắc, bất cập sau đây.

3.1.2.1. Bất cập, vướng mắc trong các quy định về hòa giải tiền tố tụng đối với tranh chấp đất đai

- Quy định về bắt buộc hòa giải tiền tố tụng nói chung, hòa giải cơ sở nói riêng đối với các tranh chấp đất đai không đáp ứng yêu cầu về đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân [49]:

Hiện nay, theo Khoản 1 Điều 135 LĐĐ năm 2003 thì Nhà nước khuyến khích giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở chứ không coi hòa giải cơ sở là thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa án. Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 136 LĐĐ 2003, Công văn số 116 TANDTC ngày 22 tháng 7 năm 2004, TANDTC hướng dẫn rằng: "Kể từ ngày 01/07/2004 trở đi Tòa án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Tòa án" [35].

Chúng tôi cho rằng, nếu quan niệm tranh chấp đất đai bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở thì đã gây trở ngại cho người dân trong việc thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án và vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự.

Xét về phương diện thời hiệu thì thời hiệu khởi kiện đối với mỗi loại án kiện đã được nhà lập pháp quy định trước trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Do vậy, trong thực tiễn, nếu coi tranh chấp đất đai bắt buộc phải thông qua con đường hòa giải cơ sở trước khi khởi kiện ra Tòa án thì trong nhiều trường hợp dẫn tới hậu quả là đương sự mất quyền khởi kiện ra Tòa án do thời hiệu khởi kiện đã hết. Đó là chưa tính đến theo quy định tại Điều 202 LĐĐ năm 2013 thì thời hạn hòa giải hiện nay là khá dài (45 ngày kể từ nhận được đơn) và trong thực tiễn, thời hạn này có thể bị vi phạm bởi các chủ thể có thẩm quyền hòa giải.

Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 về hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm" của BLTTDS sửa đổi đã tỏ ra mềm dẻo hơn khi hướng dẫn về vấn đề này. Điều 8 của Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng Điều 168 BLTTDS sửa đổi theo hướng "Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023