Phân Tích Kinh Tế - Kỹ Thuật Của Nhóm Ương Nghêu Giống

4.3.2 Sản xuất giống nghêu nhân tạo

Qui trình sản xuất nghêu

Quy trình sản xuất nghêu giống của các trại đang áp dụng là từ Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Miền Bắc (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I) được Trung tâm Giống thủy sản Tiền Giang tiếp nhận năm 2006 và chuyển giao lại năm 2008. Do vậy, các kỹ thuật ứng dụng trong quá trình sản xuất của các trại giống là hoàn toàn giống nhau. Qui trình được tóm tắt trong sơ đồ sau:


Nước biển 20-25%o

Bể lắng xử lý

Bể đẻ

Bể nuôi nghêu mẹ

Bể ương ấu trùng chữ D

Ao lắng và chứa nước

Hệ thống nuôi nghêu cấp I

Hệ thống nuôi nghêu cấp II

Bể lọc và chứa

Hệ thống nuôi tảo

Hình 4.2: Tóm tắt quy trình sản xuất nghêu giống

Thiết kế xây dựng trại giống

Qua khảo sát cho thấy, chi phí xây dựng trại sản xuất giống bình quân là 335,8 triệu đồng, nhỏ nhất là 250 triệu đồng và lớn nhất là 500 triệu đồng. Trong đó, hạng mục xây dựng vỏ bao che, nhà nuôi tảo và hệ thống bể, ao các loại chiếm tỷ lệ cao nhất trung bình 81,3 %, kế đến là thiết bị máy móc của hệ thống điện, khí và nước là 15,2% và dụng cụ mau hỏng là 3,5%.

Công suất thiết kế bình quân của trại là 92,5 triệu con/năm, nhỏ nhất là 20 triệu con/năm và cao nhất là 150 triệu con/năm. Có sự biến động về khả năng đầu tư ban đầu, nhất là giới hạn về đất vì trại giống cần có diện tích khá lớn cho việc ương nghêu giống cấp II và cả ao để lắng nước.

Năng lực sản xuất thực tế trung bình của các trại chỉ mới đạt 27,1% so với công suất thiết kế, nhỏ nhất là 13,6% và cao nhất là 53,0% do phần lớn các trại

mới trong giai đoạn sản xuất thăm dò nên chưa mạnh dạn phát huy hết công suất của trại, ngoại trừ trại của Trung tâm giống Thủy sản Tiền Giang là nơi đã có 3 năm kinh nghiệm sản xuất, nhận khoán với vốn của nhà nước nên nơi đây đã tập trung phát huy hết công suất của trại, tuy nhiên qui trình kỹ thuật của Trung tâm cũng chưa thật sự ổn định.

Bảng 4.9: Thông tin về thiết kế và xây dựng trại sản xuất nghêu giống


Khoản mục Số mẫu Trung bình Dao động


1. Chi phí cố định (triệu đồng)

4

335,8±96,8

250 - 500

Cơ cấu chi phí cố định (%)


100


- Xây dựng cơ bản (%)


81,3


- Máy móc thiết bị (%)


15,2


- Dụng cụ mau hỏng (%)


3,5


2. Công suất thiết kế/năm (triệu con)

4

92,5±46,6

20,0 - 150

3. Sản lượng thực tế/năm (triệu con)

4

24,2±18,1

5,0 – 53,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng Bến Tre ở đồng bằng sông Cửu Long - 8

Nguồn nước cho sản xuất giống

Nguồn nước các trại sử dụng được lấy trực tiếp từ biển (75,0%) và sông (25,0%), độ mặn dao động từ 15-30‰. Nước cho nuôi nghêu bố mẹ, nuôi tảo và ương ấu trùng đến giai đoạn nghêu cấp I có độ mặn từ 20-25%0 và được xử lý bằng thuốc tím (KMnO4) với nồng độ là 1,5 mg/L. Riêng nước nuôi nghêu cấp II thì có độ mặn thấp hơn từ 15-25%0. Như vậy, so với sản xuất giống cua biển và tôm sú thì nhu cầu độ mặn cho việc sản xuất nghêu giống là thấp hơn từ 5-10%0.

Nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất của các trại chủ yếu là từ nguồn nước máy (75%) và giếng khoan nước ngầm (25%). Nước ngọt dùng vào việc vệ sinh nhà trại và hạ độ mặn khi nước biển cao hơn 25%o, trong đó lượng nước ngọt dùng cho vệ sinh ngâm bể và sinh hoạt là nhiều nhất (chiếm đến 80% tổng nhu cầu về nước ngọt cho sản xuất).

Nguồn nghêu bố mẹ và cách nuôi vỗ

Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 4.10 cho thấy, tất cả các trại đều sử dụng 100% là nguồn nghêu bố mẹ đã thành thục ngoài tự nhiên, từ các bãi nuôi nghêu thương phẩm trong vùng. Thời điểm mà các trại bắt đầu nuôi nghêu mẹ cho đẻ là từ tháng 3 - 6 Âl, phụ thuộc vào mùa thành thục của nghêu bố mẹ ngoài tự nhiên. Tổng số lượng nghêu bố mẹ nuôi vỗ bình quân cho một đợt sản xuất là 1.267 con/đợt (±539) và dao động từ 726 đến 2.040 con/đợt. Trọng lượng

nghêu mẹ bình quân 25,5 con/kg nhỏ nhất là 30 con/kg (50 g/con) và lớn nhất là 20 con/kg.

Thời gian nuôi vỗ để kích thích sinh sản dao động từ 1 - 3 ngày. Lượng ấu trùng thu được/kg nghêu bố mẹ hiện đang còn rất thấp bình quân chỉ 2,5 triệu ấu trùng/kg nghêu mẹ và dao động từ 1 đến 6 triệu ấu trùng/kg, mức dao động tùy thuộc vào mùa thành thục của nghêu bố mẹ ngoài tự nhiên, số lượng ấu trùng thu được nhiều nhất/kg là vào cuối tháng 4 Âl.

Bảng 4.10: Thông tin về nghêu bố, mẹ của các trại sản xuất giống nhân tạo


Khoản mục Số mẫu Trung bình Dao động


Số lượng nghêu bố, mẹ/đợt (con)

4

1.266±539

726 – 2.040

Số lượng nghêu mẹ/kg (con)

4

25,5±4,6

20 - 30

Thời gian nuôi vỗ (ngày)

4

1,9±0,7

1,0 – 3,0

Lượng ấu trùng /kg bố mẹ (triệu con)

4

2,5±2,1

1,0 – 6,0

Qui trình ương ấu trùng

Bảng 4.11 cho thấy, mật độ ương ấu trùng nghêu của các trại giống trung bình là 6.750 con/lít (±1.920), cao hơn gấp 57,3 lần so với mật độ trung bình của ương ấu trùng tôm sú (Nguyễn Trung Chánh, 2007). Thời gian mà ấu trùng xuống đáy duy nhất chỉ sau 5 ngày, ngắn hơn 4-6 ngày so với nghiên cứu Nguyễn Đình Hùng và ctv. (2003).

Bảng 4.11: Qui trình ương nuôi ấu trùng nghêu của các trại SXG nhân tạo

Khoản mục

Số mẫu

Trung bình

Dao động

Mật độ ương (con/lít)

4

6.750±1.920

5.000 – 10.000

Ngày ấu trùng xuống đáy (ngày)

4

5,0±0,0

5,0 – 5,0

Ngày định lượng nghêu cấp I (ngày)

4

41,5±1,5

39 – 43

Tỷ lệ sống đến nghêu cấp I (%)

4

20,8±12,1

3,0 – 37

Tỷ lệ sống đến nghêu cấp II(%)

4

5,5±4,0

1,0 - 10

Thời gian thu nghêu cấp I để ấn định tỷ lệ sống và ương nuôi tiếp lên nghêu cấp II trung bình là 41,5 ngày (±1,51) và có mức dao động từ 39 đến 43 ngày. Tỷ lệ sống bình quân đến giai đoạn nghêu cấp I là 20,8% (±12,1), thấp nhất là 3,0% và cao nhất đạt 37,0% Riêng giai đoạn nghêu cấp II, có tỷ lệ sống mức dao động từ 1 - 10%, bình quân 5,5% (±4,0) cao hơn 5,5 lần so với nghiên cứu Nguyễn Đình Hùng và ctv (2003) (chỉ đạt 1%). Nhìn chung, tỷ lệ sống ương nuôi ấu trùng đến giai đoạn nghêu cấp I và II là dao động khá lớn giữa các cơ sở do

khả năng tiếp nhận công nghệ và triển khai ứng dụng của các chủ cơ sở trong thời gian đầu sản xuất thử, nhất là trong việc nuôi cấy tảo.

Thu hoạch và tiêu thụ nghêu giống sản xuất nhân tạo

Qua khảo sát cho thấy, có 100% số trại bắt đầu sản xuất từ tháng 3 Âl và kết thúc vào tháng 8 Âl. Các trại sản xuất khi đến giai đoạn nghêu cấp I thì chuyển qua ương tiếp lên nghêu cấp II mới xuất bán. Lượng nghêu cấp II sản xuất trung bình của các trại là 4,0 triệu con/đợt (±3,0 ), dao động từ 1,4 - 9,0 triệu con/đợt. Sản phẩm nghêu cấp II của các trại hầu hết là bán cho thương lái trong và ngoài tỉnh. Sau đó, các thương lái này bán lại cho các cơ sở ương nuôi ở Nam Định và Thái Bình, trong quá trình khảo sát chưa thấy cơ sở nuôi trong vùng thả ương ngoài bãi tự nhiên.

Sự biến động về giá nghêu cấp II qua các năm

Qua khảo sát cho thấy, giá nghêu cấp II từ năm 2005 đến 2009 có sự biến động khá lớn từ 5 đồng/con năm 2005 lên 28 đồng/con năm 2009, bình quân mỗi năm tăng gần 5 đồng, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2006 và 2009 do giống khan hiếm và giá nghêu thương phẩm tăng cao. Riêng năm 2006 đến năm 2007 giá tăng theo nhịp độ bình thường. Trong xu thế giá sẽ còn tăng cao, cập nhật thông tin từ người ương đến tháng 03/2010 giá nghêu cấp II cỡ 60 nghìn đến 150 nghìn con/kg vẫn còn ở mức 30 đồng/con.


30

25

đ/con

20

15

10

5

T01/05

T04/05

T07/05

T10/05

T01/06

T04/06

T07/06

T10/06

T01/07

T04/07

T07/07

T10/07

T01/08

T04/08

T07/08

T10/08

T01/09

T04/09

T07/09

T10/09

0


Hình 4.3: Biến động về giá nghêu cấp II từ 2005-2009

Chi phí cố định và cơ cấu

Chi phí cố định của một đợt sản xuất nghêu giống trung bình là 9,5 triệu đồng (±5,1) và dao động từ 6,3 đến 18,3 triệu đồng/đợt. Trong cơ cấu chi phí cố định thì khấu hao xây dựng cơ bản trung bình chiếm đến 74,6% (±1,8) do cơ cấu vốn xây dựng ban đầu chiếm tỷ lệ cao, mặc dù có thời gian khấu hao lâu hơn (5 năm). Đối với thiết bị máy móc có thời gian khấu hao là 4 năm với tỷ lệ khấu hao

trung bình là 17,4% (±0,9) và còn lại 8,1 % là chi phí khấu hao những dụng cụ mau hỏng như: thau, xô, cân…Do các trại sản xuất giống được vận hành bình quân 8,5 đợt/năm (±1,7) cho nên nếu tính cho cả năm thì số tiền khấu hao bình quân của một trại là 73,3 triệu đồng/năm và cao nhất lên đến 110 triệu đồng/năm.

Bảng 4.12: Chi phí cố định và cơ cấu khấu hao của các trại sản xuất giống (n=4)


Khoản mục

Trung bình

Dao động

Chi phí cố định/đợt (triệu đồng)

9,5±5,1

6,3 - 18,3

- KH xây dựng cơ bản (%)

74,6±1,8

72,7-76,6

- KH máy móc thiết bị (%)

17,4±0,9

15,9-18,2

- KH dụng cụ mau hỏng (%)

8,1±1,2

6,1-9,1

Chi phí biến đổi và cơ cấu

Chi phí biến đổi bình quân của trại sản xuất giống là 14,7 triệu đồng/đợt (±2,3) và có mức dao động từ 11,5 đến 18 triệu đồng/đợt, là thấp hơn gần 10 lần so với sản xuất tôm sú giống do nghêu bố mẹ giá thấp và không sử dụng những loại thức ăn chế biến công nghiệp hoặc tươi sống đắt tiền.

Bảng 4.13: Chi phí biển đổi và cơ cấu của các trại sản xuất giống nhân tạo


Khoản mục

Số mẫu

Trung bình

Dao động

Chi phí biến đổi/đợt (triệu đồng/đợt)

4

14,7±2,3

11,5 - 18

Cơ cấu chi phí biến đổi (%)


100,0


- Lao động (%)

4

39,5±3,1

35,0 – 43,5

- Nghêu mẹ (%)

4

14,0±12,2

5,4 – 35,0

- Điện, nhiên liệu (%)

4

11,5±3,8

7,0 – 16,7

- Cát biển (%)

4

9,4±3,0

6,1 – 13,5

- Hóa chất (%)

4

8,6±3,4

4,3 – 13,5

- Nước biển và nước ót (%)

4

5,0±7,2

0,0 – 17,4

- Sửa chữa (%)

4

4,2±0,9

3,4 – 5,6

- Điện thoại, giao dịch (%)

4

2,7±0,5

2,1 – 3,4

- Lặt vặt khác (%)

4

5,0±1,2

3,5 – 6,8

Chi phí lao động và kỹ thuật là cao nhất chiếm đến 39,5%, kế đến là nghêu bố mẹ (14,0%), điện và nhiên liệu (11,5%), cát biển (9,4%), hóa chất (8,6%), nước biển và nước ót (5,0%) còn lại 11,9% là các khoản sửa chữa nhỏ, điện thoại, giao dịch và lặt vặt khác (Bảng 4.13). Trong cơ cấu chi phí, đặc biệt trong ương nuôi nghêu cấp I có thêm phần chi phí cát lại cao hơn các khoản chi hóa chất, nước biển do tốn nhiều nhân công trong việc sàn lọc và rửa. Thông thường, sản

xuất các đối tượng nuôi khác thì chi phí thu hoạch không đáng kể và lực lượng tham gia sản xuất thực hiện nhưng với sản xuất nghêu giống thì chi phí thu hoạch nghêu cấp II lên đến 7,1%.

Tổng chi phí và cơ cấu

Tổng chi phí sản xuất trung bình của các trại là 24,2 triệu đồng (±7,1) và dao động từ 18,4 đến 36,3 triệu đồng/đợt. Mức chi phí này thấp hơn gấp 2,8 lần so với sản xuất tôm sú giống Sinh thái và thông thường.

Bảng 4.14: Tổng chi phí sản xuất nghêu giống nhân tạo và cơ cấu


Khoản mục

Số mẫu

Trung bình

Dao động

1. Tổng chi phí (triệu đông/đợt)

4

24,2±7,1

18,4 – 36,3

2. Cơ cấu chi phí (%)

- Chi phí cố định (%)


4


37,5±8,1


30,6 – 50,5

- Chi phí biến đổi (%)

4

62,7±8,1

41,5 – 69,4

Trong đó, chi phí cố định chiếm 37,5% (±8,1) trong tổng chi phí sản xuất và chi phí biến đổi là 62,7% (±8,1). Nếu so với sản xuất tôm sú giống thì chi phí cố định là cao hơn gấp 2,9 lần, điều này cũng phù hợp do chi phí biến đổi thấp hơn 2,8 lần so sản xuất tôm sú giống.

Hiệu quả kinh tế của cơ sở sản xuất giống nhân tạo

Thu nhập bình quân của một đợt sản xuất nghêu giống của các trại là 98,7 triệu đồng và có mức dao động từ 36,7 đến 216,0 triệu đồng do khác nhau về qui mô trại và tỷ lệ sống trong ương nuôi. Mức lợi nhuận bình quân của một đợt sản xuất nghêu giống cấp II là 74,6 triệu đồng, dao động từ 16,1 đến 179,7 triệu đồng/đợt, mức dao động này cũng tùy thuộc vào qui mô trại và trình độ chuyên môn để nâng cao tỷ lệ sống. Kết quả của nghiên cứu này còn cho thấy, nếu giá ổn định như năm 2009 thì chỉ cần đạt bình quân 1,3% tỷ lệ sống là đã hòa vốn, trong cá biệt có cơ sở chỉ đạt 1% vẫn có lợi nhuận do đây là cơ sở sản xuất thử nghiệm của nhà nước chưa tính đến các khoản khấu hao chi phí cố định.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là 2,7 lần (± 1,7) đạt cao nhất so với các nhóm tác nhân được nghiên cứu khác trong ngành hàng nghêu trong nghiên cứu này.

Bảng 4.15: Thu nhập và lợi nhuận của trại sản xuất nghêu giống nhân tạo


Khoản mục

Số mẫu

Trung bình

Dao động

Thu nhập (triệu đồng/đợt)

4

98,7±71,9

36,7 – 216

Lợi nhuận (triệu đồng/đợt)

4

74,6±65,1

16,1 – 180

Tỷ suất lợi nhuận (lần)

4

2,7±1,7

0,8 – 4,9

4.4 Phân tích kinh tế - kỹ thuật của nhóm ương nghêu giống

4.4.1 Qui trình ương nghêu giống


Ương nghêu trên ao đất lót bt

Kết quả khảo sát cho thấy, quy trình ương nghêu trên ao đất lót bạt mà các cơ sở đang áp dụng hiện nay là khá đơn giản, có đến 80% cơ sở ương không có ao lắng, nước bơm 2 lần/ngày theo thủy triều để cung cấp thức ăn cho nghêu. Có 20% cơ sở có ao lắng trữ nước và nuôi tảo, sau đó bơm cấp bổ sung và tháo nước dần tùy theo chất lượng nước và mật độ tảo trên ao. Diện tích ao lắng thường chiếm khoảng 30%/tổng diện tích ương với mức nước sâu gấp 2-3 lần mức nước ao ương. Một vài cơ sở ương ở khu vực Gò Công (Tiền Giang) đang áp dụng việc nuôi cá rô phi trong ao lắng để ổn định nguồn tảo và có nguồn thức ăn liên tục cho nghêu giúp rút ngắn thời gian ương. Công việc vệ sinh rong, bắt ốc, kiểm tra cát đáy, mật độ nghêu và xác nghêu chết được làm hằng ngày để kịp thời sàng lọc hoặc san thưa khi thấy mật độ nghêu quá dày.



Ao lắng

Nước biển 7-25%0



ng ao ương

Hệ thố

Hình 4.4: Qui trình ương giống trên bể lót bạt

Ương nghêu trên bãi triu

Qua khảo sát ở một số cơ sở ương nghêu trên bãi triều hiện nay cho thấy: các khâu kỹ thuật quan trọng gồm có:

- Việc chọn bãi ương phù hợp như: bãi bằng phẵng, ít chịu ảnh hưởng của sóng gió nhất là độ mặn trong thời gian ương phải lớn hơn 10‰;

- Thả giống lúc ban đêm khi trời mát và lúc thủy triều vừa lên;

- Mật độ thả ban đầu phải dày để dễ chăm sóc;

- Phải chắn lưới nhiều lớp theo hướng dưới gió hoặc theo hướng nghêu di chuyển khi đã phát hiện;

- Hằng ngày kiểm tra bắt ốc, những vùng có nhiều cua, cá dữ phải giăng thêm lưới để đánh bắt;

- Mặc khác, khi thấy nghêu tấp vào lưới thì phải thu rồi can ra theo hướng lưới ngược lại hoặc phải dời lưới rộng ra để can thưa khi thấy mật độ nghêu tập trung cao (nằm gần khít với nhau).


4.4.2 Phân tích một số chỉ tiêu về kỹ thuật ương nghêu giống


Các thông số kỹ thuật ương nghêu giống

Diện tích ương trên ao đất lót bạt trung bình của một cơ sở ương là 913 m2 (±479) nhỏ nhất là 60 m2 và lớn nhất là 1.800 m2. Các cơ sở có diện tích ương nhỏ, rơi vào các hộ ương từ giống sinh sản nhân tạo do phụ thuộc vào lượng giống cấp I sản xuất được của trại trong mỗi đợt. Riêng với ương trên bãi triều, tuy diện tích bãi lớn nhưng thời gian ban đầu thì nghêu cũng chỉ được thả ở diện tích là 1.400 m2 (±490) để dễ quản lý chăm sóc và ít tốn chi phí lưới chắn.

Diện tích san thưa đối với mô hình ương trên ao đất lót bạt tăng thêm bình quân 0,3 lần so với diện tích thả nuôi ban đầu. Đối với ương trên bãi triều thì diện tích san thưa trung bình đến là 38 lần (±45,7) và cao hơn 126,6 lần so với ương trên ao đất lót bạt do trên bãi triều phải ương lên kích cỡ nghêu lớn. Mặt khác, do có sẵn bãi không phải đầu tư thêm nhiều ngoài lưới chắn nhưng nghêu sẽ lớn nhanh hơn và giảm được công lao động san thưa nghêu nhiều lần.

Mật độ nghêu cấp I thả ương trên ao đất lót bạt trung bình là 136,2 nghìn con/m2 (±58,4) và trên bãi triều là 148,5 nghìn con/m2 (±81,6). Kích cỡ giống thả trên ao đất lót bạt trung bình là 507,9 nghìn con/kg (±333,5) và trên bãi triều trung bình là 329,6 nghìn con (±357,6). Sự chênh lệch nhau về kích cỡ là do ương trên bãi triều chịu ảnh hưởng lớn của sóng gió nên các chủ cơ sở muốn thả nghêu kích cỡ lớn hơn. Trước năm 2006, các cơ sở thường thả ương trên bãi với nghêu có kích cỡ trung bình từ 20 đến 50 nghìn con/kg. Từ khi thị trường Nam Định và

Thái Bình tiêu thụ mạnh nghêu cấp I có kích cỡ nhỏ buộc người ương ở Cần Giờ (Tp. HCM) và Gò Công Đông (Tiền Giang) phải thả theo nghêu nhỏ mới có giống để nuôi. Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay thì kích cỡ nghêu thả ương trên bãi triều lớn hơn sau khi đã có qui trình ương nghêu cấp I trên ao đất lót bạt.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí