Tình Hình Chung Về Sự Phát Triển Của Ngành Hang Nghêu

Tình hình cung cấp nghêu giống tự nhiên

Nguồn nghêu giống tự nhiên trước đây phần lớn là ở hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, các tỉnh khác trong vùng cũng có xuất hiện nhưng không đáng kể. Nguồn nghêu giống khoảng 1.200 tấn/năm với nhiều loại kích cỡ khác nhau: loại từ 50 nghìn con/kg trở lên được thương lái hoặc người ương, nuôi thu mua và chuyển về ương, nuôi ở Thái Bình và Nam Định hoặc Cần Giờ (Tp. HCM). Sau thời gian ương từ 3-6 tháng, kích cỡ đạt dưới 5 nghìn con/kg thì bắt đầu san thưa thả nuôi tại bãi hoặc xuất bán cho các khu vực ven biển từ Cần Giờ - Trà Vinh.

Tình hình sản xuất giống nhân tạo

Ở Bạc Liêu năm 2001 đã triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất giống nghêu Meretrix lyrata” do Nguyễn Đình Hùng làm chủ nhiệm và đã sản xuất được 600 nghìn con giống 100 ngày tuổi (4 mm). Năm 2002, sản xuất đợt 1 được 2 triệu giống 65 ngày (1,8 mm); đợt 2 được 20 triệu giống nhỏ 35 ngày tuổi.

Năm 2006, Viện nghiên cứu NTTS I chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống nghêu nhân tạo cho Trung Tâm giống thủy sản Tiền Giang và đã 3 năm liền sản xuất thành công và đang được phát triển nhân rộng từ sau năm 2008 (Bảng 2.11).

Bảng 2.11: Tình hình sản xuất nghêu giống trong vùng giai đoạn 2006- 2009


sản xuất

con)

(1.000con/kg)


2006

1

10,4

54

100

2007

1

29,5

44

100

2008

2

169,5

113

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Năm Số trại

Số lượng (triệu

Cỡ giống


Tỷ lệ có lãi (%)


(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Gò Gông Đông; Trung tâm Giống TS Tiền Giang, 2009)

Năm 2007, tỉnh Trà Vinh đã tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống nghêu từ Trung Tâm giống thủy sản Tiền Giang và năm 2008 đã sản suất được 2 triệu con và năm 2009 sản xuất 4,5 triệu con nghêu giống cấp II.

Năm 2009, ở huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã phát triển thêm 5 trại mới của các tổ chức cá nhân hoặc THV, bước đầu đã sản xuất ra hơn 30 triệu nghêu giống cấp II, trong đó có 80% số trại đều sản xuất có lãi.

Tổ chức sản xuất nuôi nghêu thương phẩm

Tổ chức sản xuất nuôi nghêu thương phẩm hiện nay ở các tỉnh phần lớn là theo hình thức THT/HTX, chỉ một vài khu vực ở Cần Giờ Tp HCM và Gò Công- Tiền Giang thì còn theo hình thức tư nhân hoặc THV.

Trong năm 2008, Cần Giờ (Tp. HCM) có 89 tổ nhóm nuôi nghêu; tỉnh Tiền Giang có 640 hộ (khoảng 82 tổ nhóm), 01 Ban quản lý cồn bãi của nhà nước và 01 HTX; tỉnh Bến Tre có 10 HTX nuôi nghêu tập trung ở 3 huyện: Bình Đại 2 HTX, Ba Tri 3 HTX và Thạnh Phú 5 HTX với 11.087 hộ xã viên (14.943 nhân khẩu) tham gia, tổng số vốn góp là 11.038 triệu đồng, số lao động của 11 HTX là

5.520 người; Trà Vinh có 4 HTX và 6 THT, số xã viên là 1.717 người, tổng số vốn khoảng 45,7 tỷ đồng; Sóc Trăng có 01 HTX; Bạc Liêu có 8 HTX với khoảng

2.345 hộ xã viên và Cà Mau có 01 HTX (Lê Xuân Sinh và ctv, 2007) và Sở NN&PTNT vùng ven biển ĐBSCL, 2008).

Nhìn chung, các THT/HTX ở 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh do hình thành nhiều năm nên đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên nuôi có hiệu quả hơn các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau vừa mới được hình thành.

Tổ chức tiêu thụ nghêu thương phẩm

Theo Lê Xuân Sinh và ctv (2007) thì nghêu thương phẩm từ bãi tới người tiêu dùng thông qua rất nhiều trung gian, phần lớn là phải qua thương lái hơn 90%, còn lại khoảng 10% cho các đại lý mua bán lẻ tiêu thụ nội địa. Đặc biệt là các THT/HTX và các cơ sở nuôi rất khó tiếp cận với các nhà máy CBXK, giữa nhà máy CBXK và người nuôi nghêu trong thời gian qua chưa kết nối được với nhau mà chỉ thông qua các thương lái đây là một vấn đề cần được khắc phục trong tương lai để tăng hiệu quả sản xuất cho các cơ sở nuôi.

Chế biến và xuất khẩu sản phẩm nghêu

Năm 2007, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Hai mảnh vỏ được thành lập, có nhiều NMCBXK tham gia, nhưng chỉ có 10 nhà máy có “CODE” cho các sản phẩm nghêu. Trước đây, loại sản phẩm nghêu chế biến từ các nhà máy là nghêu luộc bóc nòn, gần đây có thêm mặt hàng luộc nguyên con. Hiện nay Cầu Tre là nhà máy chế biến xuất khẩu duy nhất các sản phẩm tinh chế từ nghêu nên rất chú ý đến giá trị gia tăng của mặt hàng này (Lê Xuân Sinh và ctv, 2007).

Trong năm 2006, khối lượng nghêu xuất khẩu các loại của Việt Nam là

12.461 tấn, với giá trị 31,477 triệu USD, giá bán bình quân đạt 2,53 USD/kg. Loại sản phẩm chế biến chính thời gian này là loại nghêu nguyên con và bóc nòn đông lạnh. Các thị trường nhập khẩu nghêu của Việt nam là: Châu Âu (65%), Mỹ (15%), Nhật (10%) các thị trường khác khoảng 5% (Lê Xuân Sinh và ctv, 2007).

Các doanh nghiệp CBXK nghêu lớn hiện nay trong khu vực là Aquatex Bến Tre, Ngọc Hà, Beseaco, Godaco, Sotico, Việt Phú, Đông Đông Hải, v.v,...trong đó, Aquatex Bến Tre là đứng đầu danh sách xuất khẩu nghêu năm 2009, trong 11 tháng đầu năm đã xuất khẩu hơn 3.800 tấn, trị giá 8,5 triệu USD; tiếp đến là Ngọc Hà với gần 8 triệu USD; Godaco 4,3 triệu USD.


Hình 2 4 Bản đồ vị trí các huyện có nuôi nghêu trong vùng nghiên cứu Trương 1

Hình 2.4: Bản đồ vị trí các huyện có nuôi nghêu trong vùng nghiên cứu

(Trương Quốc Phú, 1999; Phòng NN và PTNT, 2009)


Khái niệm một số tên gọi về nghêu

- Nghêu ging: là tên gọi chung với mọi loại kích cỡ giống từ nghêu cấp I đến nghêu trung.

- Nghêu cp I: Là loại nghêu từ 35-45 ngày tuổi sau khi trứng nở với kích cỡ từ 500 nghìn đến 1 triệu con/kg (Nguyễn Văn Quí, 2008).

- Nghêu cp II: Là loại nghêu đã được ương từ 90 - 120 ngày tuổi sau khi trứng nở với kích cỡ từ 50 - 200 nghìn con/kg (Nguyễn Văn Quí, 2008)

- Nghêu trung: là nghêu có kích cỡ từ 200 - 1.000 con/kg có thời gian ương từ nghêu cấp I lên độ khoảng 6-8 tháng (tên thường dùng của người mua bán nghêu giống trong vùng).

Ngoài ra, trong thực tế còn có nhiều loại kích cỡ giống nghêu khác nữa và tên gọi của mỗi loại giống thường kèm theo sau là kích cỡ để dễ phân biệt.

Phần 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Vật liệu nghiên cứu

- Các tài liệu và các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài.

- Bảng phỏng vấn các tác nhân tham gia ngành hàng (cơ sở sản xuất giống, khai thác, cơ sở ương giống , thương lái và cán bộ quản lý ngành).

- Máy chụp hình.


3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi nghiên cứu

Công tác khảo sát được thực hiện tại các tỉnh, thành: Tp. HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

3.2.2 Địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu tập trung tại các địa phương có ương, nuôi nghêu, tiêu thụ và chế biến xuất khẩu như sau:

- Huyện Cần Giờ của Tp. HCM;

- Hai huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông của tỉnh Tiền Giang;

- Ba huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú của tỉnh Bến Tre;

- Ba huyện Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh;

- Hai huyện Vĩnh Châu và Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng;

- Huyện Gành Hào, Hòa Bình và Thị xã Bạc Liêu của tỉnh Bạc Liêu;

- Huyện Ngọc Hiển của Cà Mau.

Nội dung nghiên cứu tập trung thu và xử lý thông tin liên quan tới các tác nhân tham gia ngành hàng nghêu.

3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin thcp

Các thông tin cần được thu bao gồm:

- Các số liệu thống kê chung về nuôi thủy sản; nuôi nghêu trên thế giới, trong nước, khu vực ĐBSCL và địa phương vùng nghiên cứu.

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và ngành sản xuất chính của vùng nghiên cứu.

- Những cơ chế chính sách cho phát triển thủy sản ngành hàng nghêu, sò huyết ở địa phương các cấp.

- Các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến ngành hàng nghêu, sò tại địa bàn nghiên cứu.

- Những thuận lợi và khó khăn trong các hoạt dộng có liên quan tới ngành hàng nghêu tại địa phương.

Phương pháp thu thập số liệu thông tin thứ cấp thông qua trao đổi với các cán bộ quản lý chuyên ngành, các tài liệu có liên quan được xuất bản, các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước, niên giám thống kê của Việt Nam và các địa phương vùng nghiên cứu, báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh (Sở NN&PTNT, Sở Thương mại) ở địa bàn nghiên cứu và websites của các tổ chức như FAO, NACA, Globefish, Inforfish, VASEP, Tổng cục Thống kê.

Thông tin sơ cấp

Các bảng phỏng vấn được xây dựng cho từng nhóm đối tượng nghiên cứu trên cơ sở các biến chủ yếu được liệt kê trong bảng sau

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp sử dụng biểu mẫu soạn sẵn. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian, nhân lực và kinh phí nên đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn với số mẫu phù hợp tại từng địa bàn nghiên cứu với các nhóm đối tượng như trong Bảng 3.1.

Thu mẫu theo từng địa bàn nghiên cứu

Sử dụng điều tra chọn mẫu tùy theo từng nhóm đối tượng có thể toàn bộ (THT/HTX ương nuôi nghêu, nhà máy CBXK, cơ quan quản lý ngành) đối với những địa phương có số lượng không quá 3 cơ sở hoặc chọn đại diện một số thương lái, thành viên tham gia nuôi, khai thác, nhà hàng, siêu thị (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Số mẫu đã thu ở địa bàn nghiên cứu




HCM

Giang

Tre


Vinh

Trăng

Liêu


Mau


Cơ sở sản xuất giống


3



1






4

Cơ sở khai thác giống


2


1

4

1





8

Ương ao đất lót bạt

10

5









15

Ương bãi triều

2

2



1






5

Cơ sở nuôi nghêu thương phẩm


5


6



6


5


0



2



1


25

Thương lái nghêu giống


1


1



3


1


1



1




8

Thương lái nghêu thương phẩm


10


6



5


1


2



2




26

Cán bộ quản lý ngành

1

3


4

2

2


3


1

16

Nhóm đối tượng Tp.

Tiền

Bến

Trà

Sóc

Bạc

Cà Tổng


Tổng cộng 24 23 13 10 6 5 1 107


3.3 Phương pháp phân tích số liệu

Các phần mềm SPSS for Windows và Excel được sử dụng để nhập số liệu và phân tích thống kê.

* Phương pháp thống kê mô tả

Các số liệu được thể hiện giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, %.

* Phân tích SWOT dưới dạng ma trận, đối chiếu các mặt tích cực và tiêu cực với nhau và đối chiếu tương quan tác động giữa bên trong và bên ngoài tổ chức.

Bảng 3.2: Phân tích ma trận SWOT tình hình SXKD của các nhóm tác nhân



MA TRẬN SWOT

Các cơ hội (O)

Các mối đe dọa (T)

Liệt kê những cơ hội 1……………………….

2………………………

Liệt kê những đe dọa 1……………………….

2………………………

Các điểm mạnh (S)

Kết hợp SO

Kết hợp ST

Liệt kê những điểm mạnh

Sử dụng S để tận dụng O

Sử dụng S để tránh T

1……………………….

1……………………….

1……………………….

2………………………

2………………………

2………………………

Các điểm yếu (W)

Kết hợp WO

Kết hợp WT

Liệt kê những điểm yếu

Vượt qua W bằng tận dụng O

Tối thiểu hóa W và tránh O

1……………………….

1……………………….

1……………………….

2………………………

2………………………

2………………………

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1 Tình hình chung về sự phát triển của ngành hang nghêu

4.1.1 Diện tích và sản lượng nghêu trong vùng nghiên cứu

Kết quả thu thập thông tin từ Ban quản lý ngành tỉnh và huyện có nuôi nghêu trong vùng nghiên cứu cho thấy: Nghề nuôi nghêu ở ĐBSCL đã được hình thành từ cuối năm 1985, khi một số thương gia Hồng Kông và Đài Loan đến Bến Tre khảo sát nguồn lợi và đặt quan hệ nhập khẩu sản phẩm nghêu. Từ đó, nghề nuôi nghêu thực sự bắt đầu được hình thành với qui mô và sản lượng ngày càng tăng theo nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng tiềm năng đất bãi bồi ven biển để phát triển nghề nuôi nghêu trong thời gian qua là rất chậm và không đồng bộ giữa các vùng trong khu vực, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Hiện nay, nếu dựa vào khả năng phát triển nuôi, thời gian hình thành thì có thể chia vùng nghiên cứu thành hai vùng được tạm gọi như sau:

(i) Vùng I là vùng hình thành sớm, bao gồm: huyện Cần Giờ của Tp. HCM, tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Vùng này đã được hình thành cách nay hơn 20 năm và đang được củng cố phát triển mạnh lên từ 10 năm nay.

(ii) Vùng II là vùng mới hình thành, gồm 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Vùng này chỉ mới được hình thành từ cuối năm 2006, vào thời điểm mà giá nghêu thương phẩm liên tục tăng mạnh từ 6.000-8.000 đồng/kg trong năm 2005 lên đến 16.000 đồng/kg vào khoảng giữa năm 2006.

Vùng biển phía Nam của ĐBSCL tuy có bờ biển dài trên 340 km, nhưng do chiều rộng bãi ngắn trung bình khoảng 1,5 km nên diện tích tiềm năng để phát triển nuôi thủy sản ven biển chỉ khoảng 50.166 ha, trong đó diện tích có khả nuôi nghêu chiếm khoảng 56,8%. Phần diện tích còn lại là các bãi bùn, bãi cao ven bờ và những bãi thường xuyên biến động lớn theo mùa nên không có khả năng nuôi nghêu chỉ có thể nuôi sò huyết, hến, móng tay. Tuy nhiên, do hầu hết các tỉnh chưa có quy hoạch chi tiết hoặc đã quy hoạch trước đây nhưng chưa có điều chỉnh quy hoạch bổ sung nên diện tích thực tế có thể cao hơn. Ngoài ra, các bãi bồi và cồn cát có sự thay đổi hằng năm do bồi lắng và xoáy lở tự nhiên nên rất khó xác định một cách chính xác. Mặc khác, diện tích nuôi nghêu còn bị ảnh hưởng bởi quy hoạch phát triển của ngành du lịch, giao thông thủy nhất là 2 dự án lớn của kênh đào Quang Chánh Bố qua khu vực tỉnh Trà Vinh và dự án mở khu

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí