Chi Phí Sản Xuất Ngô Ở Các Tỉnh Được Điều Tra Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long


xuất ngô lai rất biến động theo từng tiểu vùng sinh thái và theo mùa vụ, sản xuất ngô trong vụ Đông Xuân và Hè Thu có lợi nhuận cao hơn so với canh tác lúa.

Kết quả điều tra cũng cho thấy 28 - 49% hộ trồng ngô thua lỗ do chi phí sản xuất cao, giá bán ngô thấp và năng suất thấp. Chi phí phân bón và lao động chiếm gần 70% với tổng chi phí sản xuất dẫn đến giá thành cao, người dân không có lãi nên không mặn mà với cây ngô trong khi nhu cầu phục vụ cho chăn nuôi rất lớn.

Bảng 1.2 Chi phí sản xuất ngô ở các tỉnh được điều tra tại Đồng bằng sông Cửu Long

Chi phí Tỉ lệ (%)

Phân bón 30 - 35,5%

Lao động 38,2%.

Hạt giống 8,6%

Cơ giới hóa 5,0 - 8,7%.

Thuốc BVTV 4,9 - 12,2%.

Giá thành 3.500 – 5.400 đồng/kg (bình quân 4.300 đồng/kg)

Tổng chi phí 29 - 35,7 triệu đồng/ha

Điểm hòa vốn 4.300 đồng, năng suất 8,3 tấn/ha, tổng chi 33,1 triệu

đồng/ha

Lợi nhuận bình quân 4,9 triệu đồng/ha

Nguồn: Hồ Cao Việt (2015) [17]

Tóm lại, 6 vấn đề trên là các vấn đề cấp bách hiện nay cho sản xuất ngô trên đất lúa ở ĐBSCL, vùng sinh thái có nhiều tiềm năng để phát triển cây ngô. Giải quyết được các vấn đề trên sẽ giúp nâng cao tính bền vững trong chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ ngô hàng hóa. Giảm phụ thuộc vào hạt giống nhập nội, nâng cao lợi thế canh tranh của ngô trong nước, tiến tới giảm dần việc nhập khẩu ngô từ nước ngoài, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người trồng ngô; góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại ĐBSCL.

1.7. Đặc điểm tiểu vùng nghiên cứu

1.7.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Long An

Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm; mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền


Đông do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 - 27,7oC, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 4 (28,9oC), tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (25,2oC). Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 -

1.325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày (từ 2.500 - 2.800 giờ/năm). Tổng tích ôn năm 9.700 - 10.100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ

2 - 4°C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60 - 70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%. Nhìn chung, tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa (https://www.longan.gov.vn) [182]. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa tỉnh Long An giai đoạn 2015 - 2018 được trình bày trong Phụ lục 3.

Tỉnh Long An có địa hình bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần từ phía Bắc

- Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước. Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm (https://www.longan.gov.vn) [182].

Tỉnh Long An có nhiều nhóm đất khác nhau, trong đó chỉ có nhóm đất xám (phù sa cổ) thuộc trầm tích Pleistocene, phần còn lại có nguồn gốc từ lắng tụ của phù sa trẻ, trầm tích Holocene. Phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp, trũng tích tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua phèn. Các nhóm đất chính ở Long An gồm:


- Nhóm đất phù sa cổ (phân bổ ở địa hình cao 2 - 6 m so với mặt biển, chịu tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn do địa hình cao thấp khác nhau);

- Nhóm đất phù sa ngọt (đất có hàm lượng dinh dưỡng khá); nhóm đất phù sa nhiễm mặn (đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thường bị nhiễm mặn trong mùa khô);

- Nhóm đất phèn (đất giàu chất hữu cơ, nồng độ độc tố trong đất cao (Cl-, Al3+,

Fe2+ và SO42-), mất cân đối nghiêm trọng N, P, K);

- Nhóm đất phèn nhiễm mặn (bị nhiễm mặn trong mùa khô); và

- Nhóm đất than bùn.

Nhìn chung, điều kiện thổ nhưỡng ở tỉnh Long An có nhiều bất lợi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp, vừa mang những nét đặc thù của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vừa mang sắc thái riêng của vùng đất chua, phèn, mặn (https://www.longan.gov.vn) [182]. Kết quả phân tích đất tại điểm thí nghiệm (huyện Đức Hòa) năm 2017 cho thấy đất chua nhiều (pHKCl = 4,31), hàm lượng chất hữu cơ thấp (2,273%), hàm lượng đạm tổng số rất thấp (0,091% N), nghèo lân tổng số (0,03% P2O5), K dễ tiêu (53 mg/kg) được đánh giá thấp, hàm lượng nhôm trao đổi không ảnh hưởng đến cây trồng (0,445 Cmol/kg). Thành phần cơ giới của nhẹ (76% cát, 16% thịt, 8% sét). Số liệu thống kê năm từ năm 2014 - 2020 cho thấy diện tích trồng ngô ở Long An giảm mạnh từ năm 2016 - 2020 (Tổng cục thống kê, 2020) [50]. Ở Long An, cây ngô tập trung chủ yếu ở huyện Đức Hòa (1.147,6 ha) (Cục thống kê tỉnh Long An, 2018) [7].

Bảng 1.3 Tình hình sản xuất ngô ở Long An giai đoạn 2014 - 2020


Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Diện tích (nghìn ha)

4,2

4,2

2,4

1,4

1,3

0,7

0,4

Năng suất (tấn/ha)

6,95

6,90

4,81

6,43

6,23

5,57

6,25

Sản lượng (nghìn tấn)

29,2

29

11,7

9,0

8,1

3,9

2,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác ngô Zea mays l. Trên nền đất lúa chuyển đổi tại tỉnh Long An và Đồng Tháp - 8

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020 [50]

1.7.2 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12


đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ của Đồng Tháp nóng ấm quanh năm (trung bình hàng năm là 27,04°C). Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,8°C), tháng nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng giêng (24,80°C). Độ chênh lệch của nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 3 - 4°C. Độ ẩm của không khí biến đổi khá lớn theo mùa, theo ngày đêm. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 82,5%. Số giờ nắng trung bình là 6,8 giờ/ngày. Tháng có giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 2-3 (9,1 giờ/ngày). Tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 9 (5,1 giờ/ngày). Từ tháng Giêng đến tháng Tư, trung bình mỗi ngày có 8 - 9 giờ nắng, các tháng mùa mưa trung bình mỗi ngày có 5,5 giờ. Tổng số giờ nắng hàng năm lên đến 2.491 giờ. Do nhiệt độ trung bình hàng năm cao, số giờ nắng lớn nên lượng bốc hơi trung bình hàng năm lên đến 1.600 mm. Tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 4 (187,8 mm), tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng 8 (119,1 mm). Lượng mưa trung bình hàng năm lên đến gần 1.500 mm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 10 (248 mm), tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2 (4 mm). Tổng lượng mưa trong những tháng mùa mưa lớn hơn rất nhiều lần lượng mưa vào mùa khô. Số ngày có mưa cũng phân bố không đều. Thường thì tháng có lượng mưa cao nhất trùng với tháng có ngày mưa nhiều nhất. Tháng 10 có số ngày mưa nhiều nhất 19,6 ngày. Tháng có số ngày mưa ít nhất là tháng 2. Trung bình mỗi năm có 120 ngày có mưa. Nhìn chung, đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện (https://kenhthoitiet.vn) [181]. Diễn biến thời tiết giai đoạn 2015 - 2018 tại tỉnh Đồng Tháp được trình bày trong Phụ lục 3.

Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền (có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc - Đông Nam); vùng phía Nam sông Tiền (có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa) (http://www.mpi.gov.vn) [180].

Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: đất phù sa, đất phèn, đất xám, đất cát. Kết quả phân tích đất năm 2017 tại điểm thí nghiệm (xã An Phong, huyện Thanh Bình, tình Đồng Tháp) cho thấy đất chua nhiều (pHKCl = 4,07), hàm lượng chất hữu cơ


thấp (2,72%), hàm lượng đạm tổng số rất thấp (0,15% N), nghèo lân tổng số (0,08% P2O5), K dễ tiêu (86 mg/kg) được đánh giá trung bình, hàm lượng nhôm trao đổi không ảnh hưởng đến cây trồng (0,45 Cmol/kg). Thành phần cơ giới nặng (6% cát, 33% thịt , 61% sét) (http://www.mpi.gov.vn) [180].

Số liệu thống kê năm từ năm 2014 - 2020 cho thấy diện tích trồng ngô ở Đồng Tháp có xu hướng tăng lên và biến động nhẹ từ năm 2014 - 2017, giảm vào năm 2018, tăng lên trong năm 2019 và có xu hướng giảm vào năm 2020. Tuy nhiên, năng suất ngô tăng lên từ năm 2015 - 2020 (Tổng cục thống kê, 2020) [50]. Diện tích trồng ngô tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Bình (2.240 ha) (Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2018) [6].

Bảng 1.4 Tình hình sản xuất ngô ở Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2020

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Diện tích (nghìn ha)

4,7

4,6

4,8

5,2

4,3

5,2

4,9

Năng suất (tấn/ha)

7,74

7,67

7,81

8,06

8,26

8,45

9,02

Sản lượng (nghìn tấn)

36,4

35,3

37,4

41,9

35,5

43,5

44,2

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020 [50]


Tóm lại, nhiệt độ, bức xạ ánh sáng và nước là những yếu tố sinh lý quan trọng điều khiển quá trình sinh trưởng và nhu cầu đạm của cây trồng (hiệu quả sử dụng đạm) (Ladha và cộng sự, 2005) [105], người dân không thể điều khiển được nhiệt độ và bức xạ và nước (trừ khi có cơ sở hạ tầng cho tưới tiêu). Vì vậy, việc dự đoán ba yếu tố này phần lớn phụ thuộc vào vùng khí hậu nơi canh tác.

Ở ĐBSCL, nhiệt độ trung bình tại các điểm thí nghiệm từ 26,7 - 27,7°C (Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp và Long An năm 2018) [6], [7] biên độ nhiệt ngày và đêm thấp, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Chế độ bức xạ mặt trời và thời gian chiếu sáng và nắng dồi dào, ổn định và phân bố tương đối đều trong năm thích hợp cho hầu hết các loại cây trồng (Nguyễn Bảo Vệ và cộng sự, 2012) [28]. Cây ngô cần ánh sáng mạnh để sinh trưởng và phát triển, đây là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển cây ngô vì các giống ngô lai hiện đại không chịu ảnh hưởng của quang kỳ trong quá trình sinh trưởng và sinh sản.


Lượng mưa ở ĐBSCL tương đối cao, trung bình từ 1.600 - 1.800 mm/năm, tập trung chủ yếu trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng mưa không tập trung mà phân bố rải rác trong năm. Thực tế từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018 cho thấy lượng phân bố hầu như quanh năm. Đặc biệt từ cuối tháng 11 (thời điểm xuống giống vụ Đông Xuân) đã xuất hiện những cơn mưa trái mùa giai đoạn ngô nẩy mầm đến 3 lá rất mẫn cảm với điều kiện ngập úng thường gặp trên đất lúa chuyển đổi. Ngoài ra, trong vụ Hè Thu cũng đã xuất hiện nhiều cơn mưa nặng hạt và kéo dài nhiều ngày làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây ngô do ngập úng.

Kết quả khảo sát tại các vùng thí nghiệm cho thấy ẩm độ trung bình 81,3 - 86,9%. Ẩm độ cao, ánh sáng mạnh kết hợp mưa ở ĐBSCL là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển. Hơn nữa, nếu trồng ngô với mật độ dày làm giảm sự thông thoáng, tạo môi trường vi khí hậu trong ruộng ngô thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển mạnh.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết tác động mạnh đến số lượng và con đường tổn thất đạm. Ở ĐBSCL với điều kiện nóng ẩm, đạm thường bị mất đi ở dạng bay hơi, quá trình khử nitrat và thấm lậu (Peoples và cộng sự, 2004) [128]. Mưa nhiều cũng là nguyên nhân làm mất đạm do xói mòn, chảy tràn, khử nitrat và thấm lậu (Ladha và cộng sự, 2005) [105], đặc biệt ở Long An với đất có thành phần cơ giới nhẹ (nhiều cát). Ngược lại, trên nhóm đất có thành phần sa cấu thịt và sét nặng, mưa nhiều ngoài việc mất đạm đưa đến hiệu quả sử dụng phân bón thấp (đặc biệt là phân đạm) cũng là nguyên nhân dẫn đến úng nước giai đoạn cây ngô còn non hoặc ảnh hưởng giai đoạn trỗ cờ, phun râu, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất ngô.

Tóm lại, nhu cầu ngô hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam rất cao. Dự báo nhu cầu tiếp tục gia tăng để phục vụ chăn nuôi ngày càng phát triển. Sản lượng ngô ở Việt Nam hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và diện tích trồng đang có xu hướng giảm. ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây ngô. Tuy nhiên, trồng ngô trên đất lúa ở vùng này chưa mang lại hiệu quả cao do gặp một số trở ngại về giống, hiệu quả sử dụng phân bón, biện pháp kỹ thuật,


kiểm soát dịch bệnh, cơ giới hóa và thị trường tiêu thụ. Giống ngô phù hợp cho vùng ĐBSCL không phải là giống có năng suất cao nhất nhưng phải là giống có tính ổn định cao về khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và ổn định năng suất qua các vùng tuyển chọn, thử nghiệm.


CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu

2.2.1 Vật liệu thí nghiệm

Vật liệu nghiên cứu gồm các giống hoặc giống lai triển vọng (đang trong quá trình khảo nghiệm hoặc công nhận sản xuất thử ở các vùng sinh thái ngoài ĐBSCL hay đã được công nhận sản xuất, thương mại) từ các viện nghiên cứu, tổ chức trong nước và các công ty (Bảng 2.1). Với mục tiêu lựa chọn các giống ngô phù hợp cho từng tiểu vùng sinh thái khác nhau nên có một vài giống được điều chỉnh thay đổi qua các mùa vụ, các năm; một số giống có triển vọng ở vụ trước được giữ lại tiếp tục theo dõi cùng các giống khác ở các vụ tiếp theo. Các giống sử dụng làm đối chứng gồm NK67 (Syngenta), DK9901 và DK6919 (Dekalb) tùy tiểu vùng sinh thái khác nhau. Trong cùng một vụ, bộ giống thí nghiệm giống nhau cho các tiểu vùng sinh thái. Các giống bố trí theo từng vụ được trình bày trong Bảng 2.2. Đặc điểm của các giống ngô tham gia thí nghiệm được trình bày trong Phụ lục 6.

2.1.2 Vật tư thí nghiệm

Phân bón gồm Urê (46% N), Super lân (16% P2O5), Kaliclorua (60% K2O), thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Thuốc trừ bệnh Amistar top 325SC (thành phần: 200g/L Azoxystrobin 125g/L Difenoconazole). Anvil 5SC (thành phần: 50g/L Hexaconazole 50g/L).

Các loại chế phẩm sinh học và phân nhả chậm, thành phần các chế phẩm trình bày trong Phụ lục 1.

2.1.3 Phương tiện nghiên cứu

Máy đo ẩm độ (Kett Grainer PM 400), cân điện tử, thước kẹp, thước dây, máy phun thuốc, máy bơm nước.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023