Thực Trạng Kế Toán Thu, Chi Và Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh, Dịch Vụ


- Căn cứ vào giấy rút dự toán và các chứng từ liên quan kế toán ghi Có TK 5111 “Thường xuyên”, TK 5112 “Không thường xuyên”. Đồng thời giảm dự toán giao, ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động”.

* Phương pháp kế toán hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước cấp

Chứng từ sử dụng: Quyết định giao dự toán của Bộ Y tế. Trong quyết

định chỉ rõ các nguồn gồm:

* Từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục - đào tạo: kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí hoạt động không thường xuyên. Trong đó:

- Kinh phí hoạt động thường xuyên gồm: Chi thường xuyên theo định mức; chi cấp bù, miễn giảm học phí.

- Kinh phí hoạt không thường xuyên: Đào tạo lại, hỗ trợ chi phí học tập

đối với sinh viên là dân tộc thiểu số...

* Từ nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ với kinh phí không thường xuyên gồm: mua sắm, sửa chữa, tăng cường trang thiết bị, nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, đề tài cấp cơ sở, hoạt động khoa học công nghệ khác...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Tài khoản kế toán: Theo khảo sát tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam năm 2019, tác giả nhận thấy để phản ánh tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp, kế toán Học viện có sử dụng các tài khoản: TK 511, TK 008, TK 611 là các tài khoản phản ánh hoạt động thu, chi từ NSNN cấp (Không phát sinh các tài khoản 512/612 - Thu/chi viện trợ, vay nợ nước ngoài và 514/614 - Thu phí khấu trừ, để lại/Chi phí hoạt động thu phí).

Sổ sách kế toán: Để theo dõi quá trình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán hoạt động thu chi kinh phí NSNN cấp, kế toán Học viện đều sử dụng các loại sổ sách:

Kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam - 8

- Sổ chi tiết hoạt động

- Sổ cái tài khoản 511 (Phụ lục 2.6 và 2.7)

- Sổ cái tài khoản 611 (Phụ lục 2.4 và 2.5)

- Sổ theo dõi tạm ứng của kho bạc


- Sổ theo dõi nguồn kinh phí NSNN cấp

Báo cáo kế toán hoạt động thu, chi và kết quả hoạt động NSNN cấp

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam định kỳ lập đầy đủ các báo cáo tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí theo đúng quy định. Để theo dõi và phản ánh tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí từ NSNN, Học viện tổng hợp thông qua các chỉ tiêu thu, chi nguồn NSNN cấp tại các báo cáo:

- Bảng đối chiếu tình hình sử dụng ngân sách tại kho bạc: tại đó kế toán tập hợp số liệu thu chi NSNN theo từng nguồn kinh phí và Loại, Khoản thể hiện ở số dự toán năm nay, số dự toán đã sử dụng.

- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách năm thể hiện ở chỉ tiêu Dự toán chi NSNN với giá trị ở cột Kinh phí được sử dụng (thể hiện nguồn NSNN cấp) và giá trị tại cột số báo cáo thực hiện và quyết toán (thể hiện chi nguồn NSNN cấp).

- Báo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng: kế toán tập hợp số liệu thu, chi NSNN cấp theo từng Loại, Khoản.

- Thuyết minh báo cáo tài chính: kế toán tập hợp số liệu thu, chi NSNN theo từng mục Loại, Khoản.

Xác định kết quả hoạt động HCSN

Sử dụng TK 911: Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả các hoạt động của đơn vị HCSN trong một kỳ kế toán năm.

Tài khoản này đơn vị sử dụng tài khoản cấp 2: TK 9111 - Xác định kết quả hoạt động hành chính sự nghiệp

Căn cứ vào sổ cái các tài khoản, kế toán lập các bút toán xác định kết quả kinh doanh:

+ Kết chuyển hoạt động thu ngân sách, kế toán ghi nợ TK thu hoạt động do ngân sách cấp thường xuyên và không thường xuyên trên TK 5111 [Phụ lục 2.6] và TK 5112 [Phụ lục 2.7], đồng thời ghi có TK xác định kết quả kinh doanh trên TK911 [Phụ lục 2.16].

+ Kết chuyển hoạt động chi ngân sách, kế toán ghi nợ TK khoản xác


định kết quả kinh doanh trên TK 9111 [Phụ lục 2.16], đồng thời ghi có TK chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên trên TK 6111 [Phụ lục 2.4] và TK 6112 [Phụ lục 2.5].

* Các nghiệp vụ cơ bản:

1. Ngày 01/01/2019 khi nhận tiền ngân sách nhà nước cấp căn cứ vào quyết định giao dự toán NS của Bộ Y tế kế toán ghi đơn tăng tài khoản dự toán chi hoạt động chi thường xuyên TK 00821[Phụ lục 2.2]; chi không thường xuyên TK 00822 [Phụ lục 2.3].

Hoạt động chi thường xuyên

1. Ngày 10/7/2019 nhận được Hóa đơn của Công ty điện lực Nam Từ Liêm. Ngày 18/7/2019 kế toán lập Giấy rút dự toán ngân sách, ghi tăng tài khoản hoạt động thường xuyên trên TK 6111 [Phụ lục 2.4] đồng thời ghi giảm tài khoản thu hoạt động do ngân sách cấp - Thường xuyên phản ánh trên TK 5111 [Phụ lục 2.6 ]. Đồng thời kế toán ghi đơn trên tài khoản 00821 [Phụ lục 2.2].

Các khoản chi không thường xuyên bao gồm: Mua tài sản dùng cho công tác chuyên môn; cấp bù học phí cho cơ sở Giáo dục Đào tạo theo chế độ,...

Hoạt động chi không thường xuyên:

1. Ngày 01/01/2019, nhập dự toán kinh phí cấp bù học phí kế toán ghi tăng dự toán chi hoạt động TK 00822 [Phụ lục 2.3].

2. Ngày 01/7/2019 khi nhận được quyết định miễn giảm học phí từ phòng quản lý sinh viên kế toán lập giấy rút dự toán ngân sách từ tài khoản dự toán ngân sách về tiền gửi tại kho bạc ghi tăng tiền gửi tại kho bạc trên TK1122 [phụ lục 2.20] đồng thời ghi tăng tài khoản Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ trên TK 5112 [phụ lục 2.11]. Đồng thời ghi đơn có trên TK 00822 [Phụ lục 2.3]. Khi rút tiền mặt về để chi tiêu cho sinh viên kế toán lập ủy nhiệm chi để rút tiền tại kho bạc ghi tăng tài khoản tiền mặt trên TK 1111 [phụ lục 2.18] và giảm tài khoản tiền gửi tại kho bạc TK 1122 [Phụ lục 2.20] . Khi chi cho sinh viên kế toán ghi giảm tài khoản tiền mặt trên TK 1111 [phụ


lục 2.18] đồng thời ghi tăng chi phí hoạt động không thường xuyên trên TK 6112 [Phụ lục 2.5].

2.2.2. Thực trạng kế toán thu, chi và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Ngày 14 tháng 02 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị SNCL; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (Không áp dụng đối với đơn vị SNCL trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo). Đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể đối với đơn vị SNCL trong lĩnh vực y tế, giáo dục nên Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam vẫn đang áp dụng cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL. Các trường ngoài việc thực hiện chức năng chính của các cơ sở giáo dục đại học còn được phép tạo thêm các nguồn thu để nâng cao đời sống cán bộ viên chức nhà trường. Tại Học viện, có nguồn thu từ hoạt động thu học phí, lệ phí, ngoài ra còn có dịch vụ mở các lớp đào tạo liên thông, liên kết với các đơn vị khác, đưa sinh viên đi thực tập, ôn thi liên thông, ôn thi sau đại học,...

* Qua khảo sát tại Học viện, tác giả nhận thấy quy trình thu học phí, lệ phí tại trường thực hiện có các bước:

- Đầu năm học, phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên chủ trì, phòng Tài chính - Kế toán phối hợp soạn thảo Quyết định về mức thu học phí, lệ phí và thời gian thu theo quy định hiện hành trình Giám đốc phê duyệt.

- Căn cứ vào Quyết định về mức thu phí, học phí hiện hành, kế toán thu phí thực hiện tính phí, học phí cho sinh viên. Kế toán tiến hành thu học phí và phí cho sinh viên qua các hình thức thu tiền mặt tại trường hoặc sinh viên chuyển khoản vào tài khoản của Học viện mở tại ngân hàng thương mại.


- Căn cứ vào hóa đơn, biên lai thu tiền, sao kê tài khoản, bảng kê chi tiết, kế toán tiến hành lập bảng kê thu tiền và chuyển sang kế toán thanh toán lập phiếu thu vào sổ kế toán (ghi Nợ TK 111,112/Có TK 531)

* Đối với các khoản thu hộ sinh viên (khám sức khỏe, làm thẻ sinh viên, bảo hiểm y tế) kế toán mở TK theo dõi riêng và khi phát sinh các khoản thu hộ của sinh viên kế toán hạch toán (ghi Nợ TK 1111, 1121/Có TK3381).

Qua khảo sát tại Học viện, tác giả nhận thấy Học viện sử dụng nguồn kinh phí thu sự nghiệp được để lại theo chế độ cho các hoạt động của Học viện (bao gồm chi hoạt động thường xuyên, chi hoạt động không thường xuyên).

Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng để thực hiện ghi nhận ban đầu các khoản thu - chi học phí, lệ phí là:

+ Hóa đơn, Biên lai thu tiền

+ Bảng kê thu tiền

+ Phiếu thu

+ Phiếu chi

- Ngoài ra các khoản thu, chi từ hoạt động SXKD sử dụng các chứng từ như phiếu thu, phiếu chi, bảng thanh toán và các chứng từ hợp pháp của các đơn vị bên ngoài như hóa đơn tài chính, các chứng từ thanh toán ngân hàng.

Tài khoản kế toán sử dụng

Hoạt động thu sử dụng TK 531 - Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu của hoạt động SXKD, dịch vụ tại đơn vị: thu dịch vụ đào tạo và các dịch vụ khác theo quy định.

Đặc điểm của TK 531 - Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ: Doanh thu được ghi nhận vào tài khoản này là các khoản doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ khi các khoản doanh thu đó được xác định một cách tương đối chắc chắn. Tài khoản này còn phản ánh các khoản điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ trong kỳ gồm: sinh viên chuyển khoản thừa phải trả lại cho sinh viên,....


- Hoạt động chi sử dụng TK 154 - Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang: Tài khoản này để phản ánh các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD, dịch vụ của đơn vị.

- TK 632 - Giá vốn hàng bán: Sử dụng tài khoản này để tập hợp giá vốn của hoạt động đào tạo hoàn thành trong kỳ.

- TK 642 - Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ: Sử dụng tài khoản này để tập hợp các khoản chi phí quản lý chung liên quan đến hoạt động đào tạo từ nguồn thu học phí phát sinh trong kỳ (chi cho cán bộ quản lý, nhân viên hành chính…).

Sổ kế toán: Các khoản thu học phí, lệ phí đều được Học viện theo dõi đầy đủ chi tiết trên sổ chi tiết thu học phí. Các khoản thu cũng như các khoản chi phí bỏ ra trong hoạt động SXKD, dịch vụ của Học viện đều được theo dõi và phản ánh chi tiết trên sổ chi tiết các khoản thu cũng như sổ cái các TK 531 [Phụ lục 2.8]; TK 642 [Phụ lục 2.11], TK 154 [Phụ lục 2.9] và TK 632 [Phụ

lục 2.10].

Xác định kết quả kinh doanh

Sử dụng TK 911: Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả các hoạt động SXKD, dịch vụ.

Tài khoản này đơn vị sử dụng tài khoản cấp 2: TK 9112 - Xác định kết quả hoạt động SXKD, dịch vụ.

Căn cứ vào sổ cái các TK kế toán lập các bút toán xác định kết quả kinh doanh:

+ Kết chuyển thu hoạt động SXKD, dịch vụ kế toán ghi nợ TK 531 [Phụ lục 2.8], đồng thời ghi có TK xác định kết quả kinh doanh trên TK 911 [Phụ lục 2.16].

+ Kết chuyển chi hoạt động SXKD, dịch vụ kế toán ghi nợ tài khoản xác định kết quả kinh doanh ghi nợ TK 911 [Phụ lục 2.16], đồng thời ghi có tài khoản giá vốn trên TK 632 [phụ lục 2.10].

* Các nghiệp vụ cơ bản


1. Ngày 22/7/2019, học viên Phạm Văn Ánh nộp tiền hỗ trợ thi tốt nghiệp lớp chuyên khoa I lớp D khóa 12, kế toán lập phiếu thu, ghi tăng tiền mặt trên TK1111 [Phụ lục 2.18] và ghi tăng doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ trên TK 531 [Phụ lục 2.8].

2. Ngày 18/7/2019, sinh viên Phan Nguyễn Huy nộp tiền học phí vào tài khoản ngân hàng Vietinbank, kế toán căn cứ vào Giấy báo có của ngân hàng ghi tăng tiền gửi trên TK1121 [Phụ lục 2.19] và ghi tăng doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ trên TK531 [phụ lục 2.8].

3. Ngày 03/7/2019, chi mua dược liệu phục vụ công tác giảng dạy căn cứ vào ủy nhiệm chi kho bạc, kế toán ghi tăng chi phí SXKD, dịch vụ dở dang trên TK 154 [Phụ lục 2.9], đồng thời ghi giảm tiền gửi tại kho bạc trên TK 1122 [phụ lục 2.20].

4. Ngày 01/7/2019, chi tiền in băng rôn, khẩu hiệu, poster phục vụ công tác chuyên môn của Học viện, căn cứ vào ủy nhiệm chi kế toán ghi tăng chi phí SXKD, dịch vụ dở dang trên TK 154 [Phụ lục 2.9], đồng thời ghi giảm tiền gửi tại kho bạc trên TK 1122 [phụ lục 2.20].

5. Ngày 04/7/2019, trả tiền nước sạch cho bộ phận quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kế toán ghi tăng chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ trên TK 642 [Phụ lục 2.11], đồng thời ghi giảm tiền gửi tại kho bạc trên TK1122 [phụ lục 2.20].

2.2.3. Thực trạng kế toán thu, chi và kết quả hoạt động tài chính Hoạt động thu tài chính

Đơn vị sử dụng TK 515: Tài khoản này dùng cho các đơn vị HCSN để phản ánh các khoản doanh thu của hoạt động tài chính như các khoản lãi; cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản thu tài chính khác phát sinh tại đơn vị. Riêng ở tại đơn vị sử dụng tài khoản này để hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng.

Hoạt động chi tài chính

Đơn vị sử dụng TK 615: Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến ngân hàng như phí duy trì tài khoản, phí SMS,…


Xác định kết quả hoạt động tài chính

Sử dụng TK 911: Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả các hoạt động tài chính

Tài khoản này đơn vị sử dụng tài khoản cấp 2: TK 9113 - Xác định kết quả hoạt động tài chính

Căn cứ vào sổ cái các tài khoản kế toán lập các bút toán xác định kết quả kinh doanh:

+ Kết chuyển hoạt động thu tài chính, kế toán ghi nợ tài khoản doanh thu hoạt động tài chính trên TK515 [phụ lục 2.12], đồng thời ghi có tài khoản xác định kết quả kinh doanh trên TK 911 [phụ lục 2.16].

+ Kết chuyển chi hoạt động tài chính kế toán ghi nợ tài khoản xác định kết quả kinh doanh trên TK 911 [Phụ lục 2.16] đồng thời ghi có tài khoản chi phí hoạt động tài chính trên TK 615 [Phụ lục 2.13].

* Các nghiệp vụ cơ bản

1. Ngày 31/7/2019, căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng Vietinbank về nhận lãi tiền gửi tại ngân hàng kế toán ghi tăng tiền gửi tại ngân hàng trên TK 1121 [Phụ lục 2.19]. Đồng thời ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính trên TK 515 [Phụ lục 2.12].

2. Ngày 04/7/2019, căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng Vietinbank về việc trả tiền dịch vụ SMS banking tháng 7/2019 kế toán ghi tăng chi phí tài chính trên TK 615 [Phụ lục 2.13] và ghi giảm tiền gửi tại ngân hàng Vietinbank trên TK 1121 [Phụ lục 2.19] .

3. Ngày 31/12/2019 đơn vị tiến hành thanh lý tài sản kế toán ghi tăng khoản thu nhập khác trên tài khoản 711 [Phụ lục 2.14] đồng thời ghi tăng tiền mặt trên TK 1111 [Phục lục 2.18).

4. Ngày 13/12/2019, chi tiền thẩm định giá tài sản thanh lý, kế toán ghi tăng chi phí khác trên TK811 [Phụ lục 2.15] và ghi giảm tiền gửi kho bạc trên TK 1122 [Phụ lục 2.20].

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí