Sự Biến Động Về Sản Lượng Nghêu Giống Và Nghêu Thương Phẩm Trong Năm

4.5.5 Thông tin về hoạt động nuôi nghêu thương phẩm

Số lượng nghêu giống phục vụ nuôi nghêu thương phẩm của các HTX/THT thay đổi qua các năm, năm 2006 số lượng nghêu giống bình quân được sử dụng của một cơ sở là 196,18 tấn, đến năm 2007 giảm xuống còn 92,06 tấn và tăng dần đến năm 2009 đến 312,04 tấn. Việc sản lượng nghêu giống tăng giảm phụ thuộc vào nguồn nghêu giống xuất hiện hàng năm của các HTX/THT. Nguồn nghêu giống từ tự nhiên của các HTX/THT chiếm tỷ lệ khá cao trong năm 2006 và 2007 (dao động từ 80,4-88,8% tổng lượng nghêu giống), đến năm 2008 và 2009 tỷ lệ này giảm thấp hơn, dao động từ 52,0 – 64,2%. Sự thay đổi về nguồn lợi nghêu giống tự nhiên là do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu và môi trường thay đổi hàng năm và sự biến động này cần được chú ý nghiên cứu nhiều.

Các HTX/THT sử dụng nguồn giống tự có là chính, trong khi 100% cơ sở nuôi nghêu tư nhân phải mua giống về thả nuôi. Số lượng nghêu giống mua về hằng năm tăng dần, từ 3,06 tấn/cơ sở trong năm 2006 lên đến 7,93 tấn/cơ sở năm 2008 và năm 2009 thì giảm xuống rất nhiều (chỉ có 1,89 tấn). Do lợi nhuận thu được từ việc tăng giá nghêu thương phẩm năm 2006 nên các cơ sở tư nhân đã tăng mức độ thâm canh vào các năm tiếp theo. Tuy nhiên, cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 nghêu đang nuôi bị chết hàng loạt đã gây thua lỗ nhiều ở các cơ sở tư nhân, cho nên năm 2009 các cơ sở thả giống ít hơn so với trước đây, một phần do thiếu vốn và một phần lo ngại hiện tượng nghêu chết sẽ tiếp tục lặp lại.

Bảng 4.23: Thông tin về hoạt động sản xuất của các cơ sở nuôi nghêu



Khoản mục

Cá nhân/THV HTX/THT

2006 2007 2008 2009 2006 2007 2008 2009


Lượng nghêu giống/cs (tấn)

3,06

3,46

7,93

1,89

196,18

92,06

103,15

312,04

- Tự có (%)

0,0

0,0

0,0

0,0

88,8

80,4

52,0

64,2

- Mua ngoài (%)

100,0

100,0

100,0

100,0

11,2

19,6

48,0

35,8

Thời gian nuôi/vụ (tháng)

22,0

23,2

18,2

20,1

13,0

11,7

13,5

11,3

Sản lượng nghêu thương phẩm/cs (tấn)

398,0

42,0

142,1

528,0

544,3

746,8

482,4

811,1

Tổng chi phí bình quân/cs (tỷ đồng)

3,48

5,80

5,01

3,51

1,50

3,89

3,53

7,09

Tổng thu nhập bq/csở (tỷ đồng)

17,98

0,65

2,60

9,91

2,72

8,26

8,68

17,67

Lợi nhuận bq/csở (tỷ đồng)

14,50

-5,15

-2,41

6,40

1,21

4,37

5,15

10,59

Tỷ lệ thua lỗ (%)

0,0

60,0

66,7

0,0

6,3

0,0

12,5

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Do điều kiện tự nhiên ở các bãi nuôi ở từng vùng thậm chí trong cùng một vùng có sự khác nhau rất lớn về độ mặn, biến động nền đáy theo mùa, bùn bồi lắng nên các cơ sở nuôi phải chọn kích cỡ giống thả cho phù hợp ở từng bãi. Ỏ Cần Giờ (Tp. HCM) và một vài khu vực ở Gò Công Đông (Tiền Giang) có thể thả

được giống nghêu cấp I để nuôi lên nghêu thương phẩm nên thời gian thu hoạch dài hơn dao động từ 18-23 tháng/vụ. Trong khi đó, một số bãi của HTX/THT chỉ thả nuôi được từ kích cỡ giống nghêu trung lên nghêu thương phẩm nên thời gian nuôi ngắn hơn, dao động từ 11-13 tháng/vụ.

Cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, các bãi nghêu ở vùng ven biển phía Nam ĐBSCL đã xảy ra hiện tượng nghêu nuôi bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho toàn vùng. Các cơ quan ban ngành cũng đã thu mẫu nghêu chết nhưng không thể xác định được nguyên nhân gây chết. Khi tính toán sản lượng thu hoạch năm 2007 và 2008 các cơ sở tư nhân/THV do nghêu nuôi bị chết nhiều nên sản lượng thu hoạch của các cơ sở tư nhân thấp hơn nhiều so với năm 2006 (lần lượt là 42 tấn và 142 tấn so với 398 tấn/cơ sở). Đến năm 2009, sản lượng nghêu thương phẩm thu hoạch có sự phục hồi đáng kể và tăng cao hơn năm 2006 do năm 2008 các cơ sở thả giống nhiều hơn, mức độ thâm canh cao hơn. Bên cạnh đó, các HTX/THT cũng bị tình trạng nghêu nuôi bị chết nên năm 2008 sản lượng nghêu thu hoạch thấp hơn các năm còn lại.

4.5.6 Sự biến động về sản lượng nghêu giống và nghêu thương phẩm trong năm

Nguồn nghêu cấp I tự nhiên ở những bãi nuôi có điều kiện tự nhiên và môi trường bãi ít biến động theo mùa thì hầu hết được các HTX/THT giữ lại để khai thác giống nghêu trung hoặc nghêu thương phẩm. Việc khai thác giống nghêu trung tự nhiên để bán, hiện tại trong vùng chỉ thấy phổ biến ở 2 HTX Rạng Đông và Đồng Tâm của huyện Bình Đại (Bến Tre), khi thấy giống xuất hiện nhiều hoặc khi đến mùa gió chướng nền đáy bãi bị xáo trộn làm cho nghêu bị đẩy lên mặt bãi hoặc vùi lấp mà không có nơi san thưa buộc phải bán một phần nghêu giống với kích cỡ khoảng 500-3000 con/kg cho các cơ sở nuôi khác trong vùng.

Một số HTX/THT có nghêu giống tự nhiên xuất hiện hàng năm nhưng do điều kiện bãi hoặc tình hình an ninh không thể giữ lại được để nuôi tiếp tục buộc phải khai thác sớm với kích cỡ nhỏ để bán và sau đó mua giống nghêu có cỡ lớn hơn để thả lại nuôi. Nguồn nghêu cấp I tự có của các HTX/THT thường tập trung từ tháng 4-tháng 6 Âl. Nguồn nghêu trung có ngoài bãi tự nhiên từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau (Âl). Năm 2008 nguồn nghêu trung tự có nhiều nhất tập trung vào tháng 1 năm 2008 (chiếm đến 44,1%).

Các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm do phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên nên thường tập trung thả nuôi vào 2 đợt chính khi có nguồn nghêu giống. Đợt 1 từ tháng 2-tháng 4 (Âl) hầu hết là thả nghêu trung, chiếm khoảng 56,2% so

với lượng nghêu giống phải mua cả năm, số lượng nghêu giống mua thả tăng dần từ tháng 2 (9,5%) đến tháng 4 (30,2%). Đợt 2 thả từ tháng 7-tháng 9 (Âl) phần lớn là thả nghêu cám chiếm khoảng 43,8% và số lượng mua thả giảm dần từ (25,8%) trong tháng 7 chỉ còn (1,4%) vào tháng 9.


% 45

40

35

30

25

20

15

10

5

0 44 0 9 5 16 5 12 3 30 2 11 2 25 8 16 6 1 4 24 5 6 6 1 1 1 2 3 4 7 8 9 10 11 12 Tháng Âl 1

0

44.0


9.5


16.5


12.3


30.2


11.2


25.8


16.6


1.4


24.5


6.6


1.1

1 2 3 4 7 8 9 10 11 12 Tháng (Âl)

Giống mua Giống tự có


Hình 4.8: Sản lượng nghêu giống trong năm 2008

Trong cùng năm 2008, hầu hết các cơ sở nuôi đều thu hoạch nghêu thương phẩm vào tháng 6 năm 2008 (chiếm đến 50,4 sản lượng nghêu thương phẩm thu hoạch của năm). Các tháng còn lại chỉ thu hoạch rãi rác với sản lượng không lớn. Việc thu hoạch đồng loạt này sẽ làm giá nghêu nguyên liệu bị giảm thấp và có thể ảnh hưởng tới khâu tiêu thụ và chế biến xuất khẩu trong thời gian này.

60

50

40

% 30

20

10

0 0 3 0 3 1 0 6 6 11 0 50 4 10 7 8 3 5 4 1 5 3 2 1 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Âl Hình 4

0


0.3 0.3


1.0 6.6


11.0


50.4


10.7 8.3


5.4 1.5 3.2 1.1

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


Tháng (Âl)


Hình 4.9: Sản lượng nghêu thương phẩm thu hoạch trong năm 2008

4.5.7 Sự biến động về giá nghêu thương phẩm

Qua khảo sát về giá nghêu thương phẩm bán tại bãi của các cơ sở nuôi và nguồn thông tin từ thương lái nghêu thương phẩm cho thấy, từ năm 2005 đến



2009 giá nghêu thương phẩm tăng hơn 5 lần, từ 4.000 đồng/kg vào đầu năm 2005 lên 21.000 đồng vào những tháng cuối năm 2009. Đây là mức tăng kỷ lục so với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu khác trong vùng ven biển phía Nam của ĐBSCL trong thời kỳ mà nền kinh tế toàn cầu đang bị suy thoái. Hình 4.10 thể hiện, có hai thời điểm giá nghêu tăng đột biến trong 5 năm qua là từ tháng 7 đến tháng 9/2006, từ 8.000 đồng/kg lên 16.000 đồng/kg, tuy nhiên sau đó giảm trở lại bình quân 8.000 đến 9.000 đồng/kg vào những tháng cuối năm 2006 và kéo dài đến và tháng 6/2008 mới tăng trở lại, vấn đề này do ảnh hưởng cuả thị trường xuất khẩu trong tình trạng chung của sự suy thoái kinh tế toàn cầu.


1000 đồng/kg

25

20

15

10

5

T01/05

T05/05

T09/05

T01/06

T05/06

T09/06

T01/07

T05/07

T09/07

T01/08

T05/08

T09/08

T01/09

T05/09

T09/09

0


Hình 4.10: Biến động về giá của nghêu thương phẩm (40-50 con/kg) từ

2005-2009

4.5.8 Hiệu quả kỹ thuật trong nuôi nghêu thương phẩm

Một số bãi nghêu có thể nuôi được nghêu cấp I như bãi Cần Giờ (Tp. HCM) và một vài bãi nhỏ của tư nhân ở Gò Công Đông (Tiền Giang) nên kích cỡ nghêu cấp I thả bình quân 312,5 nghìn con/kg (± 259,4). Trong khi đó, một số bãi nghêu do có nhiều biến động theo mùa nhất là sóng gió, bồi bùn thì không thể thả được nghêu cấp I mà bắt buột phải thả nghêu giống có kích cỡ lớn bình quân khoảng 650 con/kg. Kích cỡ giống nghêu trung thả không khác nhau nhiều giữa 2 hình thức tổ chức sản xuất là tư nhân/THV và HTX/THT. Tuy nhiên, các cơ sở nuôi tư nhân do có diện tích nhỏ nên tăng mật độ thả nuôi cao hơn so các HTX/THT có thả nghêu giống.

Bảng 4.24: Kích cỡ bình quân của nghêu cấp I và nghêu giống thả ương nuôi



Khoản mục

Tư nhân


(n=5)

(n=8)


Kích cỡ Nghêu cấp I (1.000 con/kg)

313±259

-

313±259

Mật độ thả Nghêu cấp I (con/m2 )

3.125±2.594

-

3.125±2.594

Kích cỡ Nghêu trung (con/kg)

638,0±777,5

656,6±1.155

649,5±990

Mật độ thả Nghêu trung (con/m2 )

80,8±74,0

54,6±35,0

64,0±51,1

/THV

HTX/THT

có thả giống

Tổng (n=13)

Kết quả khảo sát ở Bảng 4.25 cho thấy, năng suất nghêu bình quân trên 01 ha đất sản xuất đạt 12,3 tấn/ha/vụ. Các cơ sở tư nhân có năng suất cao nhất (23,0 tấn/ha/vụ) và thấp nhất là những HTX/THT có giống tự nhiên (5,6 tấn/ha/vụ).

Kích cỡ nghêu thu hoạch bình quân dao động từ 45- 46 con/kg và không khác nhau nhiều giữa các hình thức sản xuất. Tỷ lệ nghêu tím chiếm đến 8,2% trong tổng số lượng nghêu thương phẩm thu hoạch, các HTX/THT với giống tự nhiên sẵn có thì tỷ lệ này cao nhất (10,5%). Do các HTX/THT không chủ động được nguồn nghêu giống, phụ thuộc vào giống tự nhiên nên không loại bỏ được nghêu tím. Tuy nhiên, so với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và ctv (2007) thì tỷ lệ nghêu tím là khoảng 12-17% tùy từng bãi.

Số đợt thu hoạch bình quân của một vụ nuôi trung bình là 6,7 đợt/vụ (±5,5) ít nhất là các cơ sở nuôi của tư nhân/THV là 4,5 đợt/vụ và nhiều nhất là các THT/HTX có giống tự nhiên 18 đợt/vụ (±8,5). Bình quân mỗi đợt thu hoạch từ 5-6 ngày bắt đầu từ ngày 30 đến ngày 5 và 15 đến ngày 21 Âl/tháng. Tuy nhiên ở một số bãi có thể thu hoạch một tháng lên đến 20 ngày. Mặc khác các cơ sở tư nhân/THV và THT/HTX có thả nghêu giống do khi thả kích cỡ giống tương đối đồng đều nên họ chỉ tập trung thu họạch trong 4-6 đợt.

Bảng 4.25: Hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi nghêu thương phẩm



(n=9)

(n=11)

có (n=5)


Năng suất nuôi nghêu thương phẩm (tấn/ha/vụ)

23,0±16,6

6,7±4,3

5,6±3,9

12,3±13,0

Kích cỡ Nghêu thương phẩm (con/kg)

45,0±8,3

46,3±6,4

45,0±5,0

45,5±6,7

Tỷ lệ nghêu tím khi thu hoạch (%)

9,7±0,6

6,0±3,2

10,5±4,5

8,2±3,8

Số đợt thu hoạch (đợt)

4,5±2,6

6,0±3,5

18,0±8,5

6,7±5,5

Khoản mục

Tư nhân

/THV

HTX/THT

có thả giống

HTX/THT

giống tự


Tổng (n=25)


4.5.9 Hiệu quả kinh tế trong mô hình nghêu thương phẩm

Chi phí cố định và cơ cấu

Chi phí cố định trong nuôi nghêu thương phẩm bình quân khoảng 4,3 triệu đồng/ha/vụ, trong đó tiền đóng thuế tài nguyên và thuê đất chiếm tỷ lệ cao nhất (65,3% trong tổng chi phí cố định). Với các cơ sở nuôi tư nhân thì chi phí xây dựng công trình nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí cố định (84,0%). Do diện tích bãi nhỏ nhưng mỗi cơ sở tư nhân buộc phải xây dựng chòi canh kiên cố và ghe máy lớn nên khấu hao cho phần chi phí này trên ha nuôi cao hơn các khoản chi phí cố định khác. Ngược lại, các HTX/THT phải đóng thuế tài nguyên và thuế đất là cao nhất, dao động từ 60,1-80,6% trong tổng chi phí cố định. Do

một số bãi nghêu của các HTX/THT có xuất hiện nguồn nghêu giống tự nhiên nên việc khai thác nguồn lợi này phải đóng thuế tài nguyên cho nhà nước.

Bảng 4.26: Chi phí cố định và cơ cấu của các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm



Khoản mục

Tư nhân

/THV

HTX/THT

có thả giống

HTX/THT-

giống tự có

Tổng



(n=9)

(n=11)

(n=4)

(n=24)

Chi phí cố định (triệu đồng/ha/vụ)

8,0±13,0

1,6±2,1

3,6±2,9

4,3±8,4

Cơ cấu chi phí cố định (%)

100,0

100,0

100,0

100,0

- Thuê và phí hằng năm (%)

8,0

60,1

80,6

65,3

- Khấu hao xây dựng cơ bản nuôi (%)

84,0

29,7

15,6

29,4

- Khấu hao máy móc thiết bị (%)

8,0

10,2

3,8

5,3

Chi phí biến đổi và cơ cấu

Chi phí biến đổi bình quân của các cơ sở nuôi nghêu là 181,9 triệu đồng/ha/vụ (± 268,1), trong đó các cơ sở tư nhân có chi phí biến đổi rất cao (396,4 triệu đồng/ha/vụ) và chi phí biến đổi thấp nhất là các HTX/THT có nghêu giống tự có (24,8 triệu đồng/ha/vụ). Do các cơ sở tư nhân có ít diện tích và thả giống với mật độ cao nên chi phí đầu tư rất cao, cao hơn 8 lần so với các nhóm còn lại. Trong đó, chi phí con giống chiếm tỷ lệ cao nhất (63,70%) trong tổng chi phí biến đổi, kế đến là chi trả công khi thu hoạch (14,2%) và công lao động thường xuyên (5,39%). Tuy nhiên, ở các THT/HTX có nghêu giống tự nhiên có công thu hoạch chiếm đến 45,24% trong chi phí biến đổi là do chính sách ưu đãi của THT/HTX cho các xã viên của họ.

Bảng 4.27: Chi phí biến đổi và cơ cấu của các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm



Khoản mục Đvt

Tư nhân/ THV

HTX/THT

có thả giống

HTX/THT- Tổng



(N=9)

(N=11)

(N=4)


Chi phí biến đổi/ha/vụ

Triệu đồng

396,4±349,1

63,5±32,1

24,8±13,0

182±268

Cơ cấu chi phí biến đổi

%

100,0

100,0

100,0

100,0

- Giống và vận chuyển

%

89,9

81,3

0,00

63,7

- Công thu hoạch và vận chuyển

%

0,93

6,66

45,24

14,2

- Công lao động thường xuyên

%

0,18

3,16

17,03

5,39

- Lương quản lý

%

0,55

3,11

13,76

4,68

- Công lao động thời vụ

%

6,21

1,60

2,10

4,09

- Lãi ngân hàng

%

1,08

1,06

0,00

0,78

- Dụng cụ lặt và sửa chữa nhỏ

%

0,39

0,93

0,61

0,57

- Nhiên liệu, điện

%

0,67

0,40

0,32

0,52

- Khác (điện thoại, giao dịch)

%

0,06

0,76

20,94

6,09

giống tự có


(N=25)

Tổng chi phí và cơ cấu

Tổng chi phí bình quân cho 1 ha nuôi nuôi nghêu thương phẩm cũng khá cao bình quân 186,2 triệu đồng/ha/vụ. Tuy nhiên, mức độ đầu tư có khác nhau giữa các cơ sở tư nhân và các HTX/THT. Tổng chi phí đầu tư của các cơ sở tư nhân bình quân là 404,4 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn 6,2 lần so với các HTX/THT. Do các cơ sở tư nhân có diện tích đất sản xuất ít nên phải tăng mật độ giống thả để nâng mức thâm canh đem lại lợi nhuận cao hơn trên đơn vị diện tích đất. Với các HTX/THT mặc dù được giao diện tích lớn nhưng do phụ thuộc vào góp vốn của các xã viên nên phần lớn bị giới hạn bởi nguồn vốn cho sản xuất.

Bảng 4.28: Tổng chi phí và cơ cấu của các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm



Tư nhân

HTX/THT

HTX/THT- Tổng

Khoản mục

/THV

có thả giống

giống tự có


(n=9)

(n=11)

(n=4)

(n=24)

Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ

404,4±357,4

65,1±32,8

28,4±16,0

186,2±273,7

Cơ cấu chi phí (%)

100,0

100,0

100,0

100,0

- Cố định (%)

2,0

2,5

12,6

2,3

- Biến đổi (%)

98,0

97,5

87,4

97,7

Thu nhập, lợi nhuận và TSLN của các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm

Tổng thu nhập bình quân của các cơ sở nuôi nghêu là 211,2 triệu đồng/ha/vụ (± 254,1) và dao động bình quân của các cơ sở từ 60,8 đến 420,3 triệu đồng/ha/vụ. Có sự chênh lệch lớn về thu nhập/ha giữa cơ sở tư nhân với các THT/HTX là do mức độ đầu tư thâm canh của các cơ sở tư nhân cao hơn.

Trong cơ cấu thu nhập, các cơ sở tư nhân/THV 100% là từ nghêu thương phẩm, các THT/HTX có thả giống thì có thu thêm một tỷ lệ rất nhỏ (0,6%) từ việc khai thác nghêu cấp I tự nhiên trên bãi. Riêng các THT/THX có giống nguồn lợi giống tự nhiên thì tỷ lệ thu nhập từ giống nghêu trung chiếm đến 21,5 %. Tuy nhiên, mức thu nhập từ nghêu giống hàng năm là rất biến động.

Mức lợi nhuận bình quân của các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm là 24,9 triệu đồng/ha/vụ (±79,9), nhỏ nhất là các cơ sở tư nhân/THV 15,9 triệu đông/ha/vụ và cao nhất là các THT/HTX có nghêu giống tự nhiên 32,5 triệu đồng/ha/vụ.

Bảng 4.29: Thu nhập, lợi nhuận và TSLN của các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm


Tư nhân

HTX/THT

HTX/THT- Tổng

Khoản mục /THV

có thả giống

giống tự có


(n=9)

(n=11)

(n=4)

(n=24)

Tổng thu nhập(triệu đồng/ha/vụ)

420,3±318,0

94,7±64,8

60,8±21,4

211,2±254,1

Cơ cấu thu nhập (%)

100,0

100,0

100,0

100,0

- Từ bán nghêu thương phẩm (%)

100,0

99,4

78,5

90,5

- Từ bán nghêu giống (%)

0,0

0,0

21,5

9,3

- Từ bán nghêu cấp I (%)

0,0

0,6

0,0

0,2

Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ)

15,9±120,3

29,6±54,3

32,5±12,7

24,9±79,9

Tỷ suất lợi nhuận (lần)

0,45±1,08

0,75±1,23

1,42±0,70

0,74±1,12

Tỷ suất lợi nhuận bình quân của các cơ sở nuôi là 0,74 lần (±112), thấp nhất là các cơ sở tư nhân (0,45 lần) do mức khấu hao xây dựng cơ bản và lương cho quản lý bảo vệ cao. Tỷ suất lợi nhuận cao nhất thuộc về các HTX/THT có nghêu giống (1,42 lần). Tuy chi phí và thu nhập không cao nhưng hiệu quả sản xuất của các HTX/THT nhất là nơi có nghêu giống tự nhiên và có thể lưu giữ thành nghêu thương phẩm đều cao hơn các cơ sở tư nhân.

4.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của nhóm thương lái

4.6.1 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm

Thương lái nghêu giống

Trong năm 2006, sản lượng nghêu giống mua vào bình quân của mỗi thương lái khoảng 750 kg/năm và sản lượng này chỉ đủ để cung cấp cho một số hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu thương phẩm. Đến năm 2007, sản lượng nghêu giống mua vào tăng lên nhưng không đáng kể, bình quân khoảng 875 kg/thương lái/năm. Tuy nhiên, đến năm 2008 thì sản lượng nghêu giống kinh doanh của các thương lái tăng lên rất cao, trung bình khoảng 69 tấn/thương lái/năm, do phong trào nuôi nghêu phát triển mạnh thúc đẩy việc khai thác nghêu giống. Nhưng năm 2009 thì sản lượng nghêu giống kinh doanh lại giảm xuống rất nhiều, bình quân chỉ còn khoảng 8,2 tấn/thương lái/năm. Vì cuối năm 2008 tình hình dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đã gây thiệt hại khá nhiều nên đến năm 2009 nhu cầu nuôi thương phẩm giảm xuống ảnh hưởng tới việc mua bán nghêu giống.

Do năm 2008 các thương lái mua bán nghêu giống với sản lượng nhiều và chủ yếu là nghêu trung có kích cỡ lớn nên các thương lái thu mua nhiều đợt trong năm, bình quân khoảng 35 đợt/năm. Trong các năm còn lại họ chủ yếu là mua

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí