Phân Tích Một Số Chỉ Tiêu Tài Chánh Của Cơ Sở Ương Nghêu

Số ngày ương trung bình của ao đất lót bạt là 81 ngày/đợt (±22) và trên bãi triều là 171 ngày/đợt (±13,6). Số ngày ương trên bãi triều dài hơn là do các cơ sở có mục đích thu hoạch nghêu ở kích cỡ khác nhau. Mặt khác, ương trên ao đất lót bạt không thể kéo dài hơn nếu không đủ diện tích can thưa và chi phí tăng thêm khá lớn do phải bơm cấp nước và chi phí lao động.

Tỷ lệ sống của nghêu ương trên ao đất lót bạt trung bình là 67,1% (±19,5) và trên bãi triều là 29,6% (±16,1). Ương trên bãi triều có tỷ lệ sống thấp hơn gấp 2,2 lần trên ao đất lót bạt do có thời gian ương dài hơn và lệ thuộc hầu hết vào điều kiện tự nhiên nhất là sóng gió, biến động môi trường nước và địch hại.

Bảng 4.16: Các thông số kỹ thuật ương nghêu trên ao lót bạt và bãi triều


Khoản mục

Ao đất lót bạt (n=15)

Bãi triều (n=5)

Diện tích ương (m2/cơ sở)

913±479

1.400±490

Diện tích san thưa (lần)

0,3±0,5

38±46

Mật độ thả (1.000 con/m2)

136,2±58,4

148,5±81,6

Kích cỡ thả (1.000 con/kg)

507,9±333,5

329,6±357,6

Số ngày ương (ngày)

80,7±21,8

171±13,6

Tỷ lệ sống (%)

67,1±19,5

29,6±16,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng Bến Tre ở đồng bằng sông Cửu Long - 9

Sự biến động về giá nghêu trung qua các năm

Nghêu trung được dùng trong nuôi thương phẩm có rất nhiều loại kích cỡ, từ 200 đến 2.000 con/kg. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát của nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy, cỡ nghêu trung phổ biến mà các cơ sở khai thác bán cho các cơ sở nuôi cũng như nhu cầu thả nuôi của hầu hết các cơ sở phần lớn là nghêu trung với kích cỡ từ 200 đến 500 con/kg. Giá loại nghêu này trong những năm qua có nhịp độ tăng đều qua các năm, từ năm 2005 đến năm 2007 bình quân tăng 10 đồng/con/năm. Tuy nhiên, từ cuối năm 2008 đến nay giá tăng khá nhanh từ 70 đồng/con năm 2008 lên 120 đồng/con vào giữa năm 2009 và lên 160 đồng/con vào cuối năm 2009 nhưng theo thông tin của một số chủ nhiệm của THT/HTX giá nghêu trung cỡ này đã sụt giảm còn 120 đồng/con từ tháng 2/2010 do thấy giá quá cao các cơ sở nuôi đã không thả giống vì ngại giá nghêu thương phẩm giảm trở lại giống như năm 2006 đến 2007. Mặt khác, đây là mùa có nhiều nghêu trung nhất trong năm (Hình 4.5).


200


150


đ/con

100


50


T01/05

T04/05

T07/05

T10/05

T01/06

T04/06

T07/06

T10/06

T01/07

T04/07

T07/07

T10/07

T01/08

T04/08

T07/08

T10/08

T01/09

T04/09

T07/09

T10/09

0


Hình 4.5: Biến động về giá nghêu trung cỡ lớn (200-500 con/kg) từ 2005-2009

4.4.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chánh của cơ sở ương nghêu

Số lượng giống thu hoạch trung bình của cơ sở ương trên ao đất lót bạt là 81,6 triệu con/đợt (±56,7) nhỏ nhất là 3,2 nghìn con và lớn nhất đến 234 nghìn con, tùy thuộc vào tỷ lệ sống. Sản lượng này cao hơn gấp 2 lần so với cơ sở ương trên bãi triều.

Kích cỡ thu hoạch của nghêu giống được ương trên ao đất lót bạt là loại nghêu cấp II, trung bình là 94 nghìn con/kg (±47,7) với thời gian ương bình quân là 80 ngày/đợt (±21,8) Trong khi đó, kích cỡ thu hoạch nghêu giống ương trên bãi triều là loại nghêu trung, trung bình chỉ 1.300 con/kg, lớn hơn gấp 72,3 lần so với kích cỡ nghêu ương trên ao đất lót bạt do thời gian ương dài hơn (trung bình là 90 ngày). Mặt khác, trên ao đất lót bạt khó có thể ương lên cỡ giống lớn như ngoài tự nhiên vì hạn chế về diện tích hoặc những điều kiện kỹ thuật khác cũng như những chi phí tăng thêm.

Bảng 4.17: Sản lượng, kích cỡ và giá mua bán của nghêu giống


Khoản mục

Ao đất lót bạt (n=15)

Bãi triều (n=5)

Sản lượng thu hoạch (triệu con/đợt)

81,6±56,7

41,3±21,7

Kích cỡ thu hoạch (1.000 con/kg)

94,0±47,7

1,3±1,0

Giá mua giống (đồng/con)

7,5±1,3

11,2±5,2

Giá bán (đồng/con)

20,4±3,4

100±30,3

Giá bán bình quân của nghêu ương trên ao đất lót bạt là 20,4 đồng/con (±3,4), dao động từ 15 đến 30 đồng/con và thấp hơn nghêu ương trên bãi triều (bình quân là đến 79,6 đồng/con) do có sự chênh lệch lớn về kích cỡ thu hoạch. Đây là giá các loại nghêu giống thu hoạch được tính theo giá thực tế của năm 2009,

tuy nhiên đây là năm mà giá nghêu giống và nghêu thương phẩm tăng cao nhất từ trước đến nay.

Chi phí cố định và cơ cấu

Chi phí cố định khi ương trên ao đất lót bạt bình quân là 175,8 triệu đồng/ha (±203,5) cao hơn 3,3 lần so với chi phí cố định khi ương trên bãi triều. Do ương trên ao đất lót bạt phải đầu tư xây dựng ao, bạt, và máy bơm.

Trong cơ cấu chi phí cố định, phần khấu hao xây dựng cơ bản ương trên bãi triều chiếm 46,6% cao hơn mức khấu hao khi ương trên ao đất lót bạt (26,6%). Ngược lại, phần khấu hao thiết bị máy móc ương trên ao đất lót bạt là 65,2% cao hơn so với ương trên bãi triều (40,6%). Mặt khác, ương nghêu trên bãi triều phải trả thêm tiền thuê đất là 12,7% trong khi ương trên ao đất lót bạt chỉ sử dụng diện tích đất của hộ hoặc hợp tác làm ăn chung với người có đất.

Bảng 4.18: Chi phí cố định và cơ cấu của cơ sở ương nghêu giống


Khoản mục

Ao đất lót bạt (n=15)

Bãi triều (n=5)

1. Chi phí cố định (triệu đồng/ha)

175,8±203,5

13,0±10,5

2. Cơ cấu (%)

100.0


- KH xây dựng cơ bản (%)

20,0

46,6

- KH bạt lót ao (%)

14,8


- KH máy móc thiết bị (%)

65,2

40,6

- Thuê đất (%)


12,7

Chi phí biến đổi và cơ cấu

Chi phí biến đổi của các cơ sở ương nghêu trên ao đất lót bạt trung bình là 9.261,6 triệu đồng/ha/đợt (±4.568,1), cao hơn gấp 15,8 lần so với các cơ sở ương trên bãi triều. Ương trên bãi triều có chi phí biến đổi trên ha thấp hơn do diện tích can rộng hơn (38 lần) tăng rất nhiều so với ương trên ao đất lót bạt (0,3 lần).

Trong cơ cấu chi phí biến đổi cho thấy, hai khoản chi phí về con giống và vận chuyển chiếm tỷ lệ cao nhất và ương trên ao đất lót bạt có tỷ lệ này cao hơn so với ương trên bãi triều (lần lượt là 95,6% và 90,8%). Ngược lại, ương trên bãi triều thì tốn chi phí thuê lao động canh giữ và thu hoạch nhiều hơn so với ương trên bể lót bạt (5,1% so với 1,9%). Ngoài ra, ương trên bãi triều còn tốn thêm chi phí rào lưới để giữ nghêu do diện tích ương khá lớn (2,7%).

Bảng 4.19: Chi phí biến đổi và cơ cấu của cơ sở ương nghêu giống


Khoản mục

Ao đất lót bạt (n=15)

Bãi triều (n=5)

1. Chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/đợt)

9.261,6±4.568,1

587,5±217,4

2. Cơ cấu chi phí biến đổi

100.0

100,0

- Giống và vận chuyển (%)

95,6

90,8

- Nhiên liệu, điện (%)

1,6

0,7

- Công nhân (%)

1,6

2,4

- Cát biển (%)

0,4

0,0

- Điện thoại, giao dịch (%)

0,4

0,7

- Công thu hoạch (%)

0,3

2,7

- Cây, lưới (%)

0,0

2,7

- Khác (%) 0,1

Tổng chi phí và cơ cấu

Tổng chi phí cho một ha ương trên ao đất lót bạt trung bình là 9.437,3 triệu đồng/ha/đợt (± 4.592,9) cao hơn gấp 15,1 lần so với ương trên bãi triều, điều này cũng hợp lý là do trong quá trình ương còn phụ thuộc vào diện tích san thưa và tổng chi phí được tính trên diện tích thu hoạch. Trong đó, chi phí biến đổi trong mô hình ương trên bể lót bạt chiếm tỷ lệ khá cao (99,6%) và cao hơn khi ương trên bãi triều (87,4%).

Bảng 4.20: Tổng chi phí và cơ cấu của cơ sở ương nghêu giống


Khoản mục

Ao đất lót bạt (n=15)

Bãi triều (n=5)

1. Tổng chi phí (triệu đồng/ha/đợt)

2. Cơ cấu

9.437,3±4.592,9

100.0

600,5±215,6

- Cố định

0,4

12,6

- Biến đổi

99,6

87,4

Thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Mức thu nhập bình quân của các cơ sở ương trên ao đất lót bạt là 14.785,8 triệu đồng/ha/đợt (±5.921,7), cao hơn gấp 12,7 lần so với ương trên bãi triều. Lợi nhuận bình quân một ha đối với ương trên ao đất lót bạt là 5.348,5 triệu đồng (±4.021,9) cao hơn gấp 9,5 lần so với ương trên bãi triều. Tỷ suất lợi nhuận ương trên ao đất lót bạt trung bình là 0,70 lần (±0,45) cao hơn 1,36 lần so với ương trên bãi triều.

Bảng 4.21: Thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trong ương nghêu giống


Khoản mục

Ao đất lót bạt (n=15)

Bãi triều (n=5)

Thu nhập (triệu đồng/ha/đợt)

14.785,8±5.921,7

1.160,4±507,3

Lợi nhuận (triệu đồng/ha/đợt)

5.348,5±4.021,9

559,9±409,7

Tỷ suất lợi nhuận (lần)

0,70±0,45

0,51±0,57

Nhìn chung, ương trên ao đất lót bạt có hiệu quả hơn so với ương trên bãi triều do ít bị ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, chăm sóc quản lý tốt hơn nên có được tỷ lệ sống cao. Hơn nữa các chi phí khác cũng được giảm bớt so với khi ương ngoài tự nhiên.

4.5 Phân tích kinh tế - kỹ thuật của nhóm nuôi nghêu thương phẩm

4.5.1 Hình thức tổ chức và quản lý trong nuôi nghêu thương phẩm

Hình thức tổ chức sản xuất nuôi nghêu thương phẩm trong vùng hiện nay còn tồn tại đến 3 loại hình sở hữu cụ thể như sau:

(i) Tư nhân/THV: hình thức này tập trung chủ yếu ở Cần Giờ (TP HCM) và Gò Công Đông (Tiền Giang).

(ii) Hợp tác xã hay tổ hợp tác: loại hình thức này là phổ biến đựợc hình thành và phát triển ở hầu hết các tỉnh trong vùng nghiên cứu, ngoại trừ Cần Giờ (Tp.HCM). Đây là mô hình quản lý cộng đồng, xem như tiên tiến nhất hiện nay và trong xu thế quản lý tài nguyên ven biển.

(iii) Tổ chức Nhà nước: loại hình tổ chức này hiện nay chỉ thấy ở Ban quản lý cồn bãi Gò Công Đông (Tiền Giang). Tuy nhiên, theo như Ban quản lý cồn bãi cho biết về lâu dài sẽ đi theo mô hình HTX, vì hiện tại huyện đang còn khó khăn về tài chính nên phải duy trì, mặc dù có nhiều bất cập trong cơ chế chính sách.

4.5.2 Hình thức nuôi nghêu thương phẩm

Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng bãi nuôi mà ở từng địa phương có những hình thức nuôi khác nhau. Nếu dựa vào nguồn giống thì có thể chia ra 2 hình thức nuôi chính như sau:

(i) Nuôi bằng nguồn giống tự nhiên xuất hiện hàng năm: hình thức này có ở Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre) và HTX thủy sản Tân Phú Đông, Ban quản lý Cồn bãi Gò Công Đông (Tiền Giang). Hằng năm, chỉ bảo vệ,

quản lý và chăm sóc để nuôi lên thương phẩm hoặc khai thác giống để

bán là chính, việc thả thêm giống là không đáng kể.

(ii) Mua giống để thả nuôi: hình thức này có ở hầu hết ở các bãi nuôi không có xuất hiện giống tự nhiên hoặc có giống tự nhiên nhưng phải khai thác để bán do điều kiện bãi không thể lưu giữ được hoặc bị khai thác trộm. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cụ thể của từng bãi nuôi mà có thể thả giống ở những loại kích cỡ khác nhau.

4.5.3 Diện tích đất cho nuôi nghêu thương phẩm

Diện tích đất bãi bồi ven biển là do Nhà nước quản lý, để khai thác được tiềm năng đất đai ven biển, nhà nước đã giao lại cho các tổ chức và cá nhân quản lý và sản xuất. Ở khu vực huyện Cần Giờ (Tp. HCM) và Gò Công Đông (Tiền Giang) chủ yếu là giao cho hộ cá thể, mỗi hộ được giao hoặc cho thuê khoảng 01 ha, với diện tích nhỏ này các hộ liền kề thường gom lại thành nhóm hộ để hùn vốn nuôi hoặc nhượng lại cho người khác. Diện tích này ít thay đổi qua các năm từ 2006- 2009, từ diện tích bình quân của một cơ sở là 17,6 ha năm 2006 lên đến 22,2 ha năm 2009. Ở các cơ sở nuôi nghêu tư nhân thì diện tích được giao đều có thể nuôi được nghêu thương phẩm. Tuy nhiên, diện tích thực nuôi có xu hướng giảm qua các năm, từ 17,6 ha năm 2006 xuống còn 15,4 ha năm 2009. Việc giảm diện tích thực nuôi này là do tình hình nghêu nuôi bị chết vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008.


Ha 25

20

15

10

5

0


17.6 17.6 17.6 17.6 17.6 17.6



22.2 22.2

22.2 22.2


16.4

15.4



2006 2007 2008 2009


Năm


DT được giao DT có khả năng nuôi DT thực nuôi


Hình 4.6: Diện tích đất nuôi nghêu của các hộ nuôi nghêu tư nhân Với hình thức HTX/THT thì diện tích đất được giao của một cơ sở là khá

lớn và không thay đổi qua các năm từ 2006 đến 2009 bình quân là 551,7 ha

(±.91,9). Tuy nhiên, sắp tới đây khi được quy hoạch lại một cách chi tiết thì các phần diện tích đựoc giao sẽ có thay đổi. Không phải tất cả diện tích được giao đều

có thể nuôi nghêu do có những cồn cát cao ven bờ, diện tích bồi bùn hay khu vực bị tạo giồng hoặc trũng trong mùa biển động. Do đó, diện tích có khả năng nuôi chỉ chiếm 65,6% tổng diện tích được giao và theo như kết quả khảo sát thì không thấy có thay đổi qua các năm.

Tỷ lệ diện tích thực nuôi/tổng diện tích đất được giao của các cơ sở này là rất thấp, bình quân là 20,4% và gần như không tăng trong 3 năm qua do bị ảnh hưởng nghêu nuôi bị chết rất nhiều từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008. Tuy nhiên, theo các nguồn thông tin từ các THT/HTX và ban quản lý ngành thì các cơ sở đã và đang thả lại khá nhiều từ đầu năm 2010 đến nay do giá nghêu thương phẩm không thấy sụt giảm mà đang có chiều hướng ổn định và tăng dần.


600

Ha

500

400

300

200

100

0

551.7

551.7





87.7

361.7

361.7

551.7





119.6

361.7

551.7





104.8




361.7



138.5


2006 2007 2008 2009

Năm


DT được giao DT có khả năng nuôi DT thực nuôi


Hình 4.7: Diện tích đất sản xuất của các HTX/THT nuôi nghêu

4.5.4 Thông tin về nhân sự và vốn hoạt động của các cơ sở nuôi nghêu

Kết quả khảo sát cho thấy, các HTX/THT nuôi nghêu có số xã viên tham gia tăng theo các năm, sau 4 năm hoạt động (2006-2009) thì số xã viên tham gia vào hình thức sản xuất này tăng hơn 6 lần. Do lợi ích mang lại từ việc tham gia vào HTX/THT nên đã huy động được nhiều xã viên. Khi HTX/THT mới được thành lập thì bộ phận hội đồng quản trị và ban kiểm soát được các xã viên bầu chọn để quản lý và điều hành HTX/THT và bộ phận này tương đối ổn định qua các năm, dao động từ 26-29 người/cơ sở. Ngoài nhóm lao động thường xuyên này thì HTX/THT còn huy động thêm nhiều xã viên làm việc thời vụ như can nghêu và thu hoạch nghêu thương phẩm. Lực lượng lao động thời vụ này rất đông và tăng giảm phụ thuộc vào sản lượng nghêu thu hoạch được hằng năm, bình quân trong năm 2009 là 470 người, trong đó phụ nữ chiếm khoảng 40% (Bảng 4.22).

Với hình thức sản xuất tư nhân thì một cơ sở nuôi nghêu có nhiều hộ liên kết lại với nhau, năm 2006 bình quân khoảng 18 hộ/cơ sở và đến năm 2008 giảm xuống khoảng 11 hộ và tăng trở lại vào năm 2009 là 15 hộ. Việc tăng giảm này là do ảnh hưởng của kết quả sản xuất thua lỗ từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Tuy số hộ trong tổ nhiều nhưng số người trực tiếp sản xuất thì ít, khoảng 2 người/cơ sở. Do diện tích sản xuất của các hộ tư nhân nhỏ hơn nhiều so với HTX/THT nên lao động thời vụ được thuê mướn ít hơn, bình quân chỉ khoảng 160 người/cơ sở trong năm 2009, trong đó nữ chiếm đa số (khoảng 80%).

Bảng 4.22: Thông tin về nhân sự và vốn hoạt động của các cơ sở nuôi nghêu



Khoản mục

Cá nhân/THV HTX/THT

2006 2007 2008 2009 2006 2007 2008 2009

Số thành viên/cơ sở (hộ, xã viên)

18,0

18,0

11,4

15,1

324,0

854,6

882,2

1.849,3

Số LĐ q.lý & bảo vệ/cs (người)

2,0

2,0

3,4

2,3

26,3

27,6

29,3

29,4

- Trong đó, Nữ (người)

0,0

0,0

0,0

0,0

3,8

4,0

3,8

3,5

Số LĐ thuê thời vụ (người)

108,0

66,7

120,0

160,0

455,2

461,4

461,4

469,6

- Trong đó, Nữ (người)

83,2

44,0

95,1

128,0

186,7

189,4

190,4

191,5

Tổng số vốn của cơ sở (triệu đồng)

3.836,0

6.393,3

5.656,8

4.442,2

692,9

794,3

1.571,8

3.561,5

- Vốn tự có (%)

23,2

23,2

23,7

6,8

83,8

92,9

100,0

100,0

- Vốn vay (%)

76,8

76,8

76,3

93,2

16,2

7,1

0,0

0,0

Mức góp vốn ít nhất (triệu đồng)

46,0

46,0

122,9

82,0

1,5

1,4

2,2

1,3

Mức góp vốn cao nhất (triệu đồng)

300,0

300,0

308,6

300,0

35,4

45,8

65,7

90,0

Tuy diện tích đất sản xuất của các cơ sở tư nhân ít hơn các HTX/THT nhưng tổng số vốn hoạt động lại cao hơn rất nhiều trong năm 2006 (3,8 tỷ đồng so với 0,7 tỷ đồng). Số vốn hoạt động này tăng lên qua từng năm và tăng khá nhanh ở các HTX/THT do số xã viên và mức vốn góp ngày càng nhiều cũng như sự tích lũy vốn cho phát triển sản xuất tăng thêm hàng năm của các THT/HTX. Trong năm 2009, số vốn hoạt động của HTX/THT gần bằng với số vốn của các cơ sở tư nhân (3,6 tỷ đồng so với 4,4 tỷ đồng). Nguồn vốn sản xuất này được các cơ sở sản xuất tư nhân vay ngoài khá cao từ 76,8% vào năm 2006 đến 93,2% vào năm 2009. Trong khi đó, các HTX/THT ban đầu có vay ngoài thêm để sản xuất, tuy nhiên từ năm 2008 đến nay đã hoàn toàn chủ động được nguồn vốn sản xuất.

Mức góp vốn của các cơ sở tư nhân là khá cao, thấp nhất là 82 triệu đồng/hộ và cao nhất là 300 triệu đồng/hộ (2009). Trong khi đó, các xã viên trong HTX/THT góp vốn ít hơn, thấp nhất là 1,3 triệu đồng/xã viên và cao nhất là 90 triệu đồng/xã viên. Mức góp vốn này tương đối ổn định từ 2006-2009.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022