đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam nên hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển mạnh trong thời gian qua. Ngân hàng Ngoại Thương mở đầu với việc phát hành thẻ Connect 24 và triển khai hệ thống ATM. Ngay lập tức các Ngân hàng khác cũng đưa ra những sản phẩm thẻ đầu tiên của mình như Cash Card, tiếp theo là ATM Gold Card, ATM S – Card của Ngân hàng Công Thương, Thẻ Vạn dặm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á, Thẻ Fast Access của Ngân hàng Kỹ Thương, Sài gon Bank Card của Ngân hàng Sài Gòn Công thương, ACB e-Card, Citimard của Ngân hàng Á Châu, Vib Values Card của Ngân hàng Quốc tế, ATM Lucky của Ngân hàng Phương Đông,...Có thể nói chưa bao giờ thị trường thẻ Việt Nam lại sôi động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng về phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đã tạo cơ hội tốt cho người sử dụng thẻ có nhiều sự lựa chọn mới và có điều kiện tiếp cận phương tiện thanh toán hiện đại, với các tính năng tiện lợi nhất, như việc thanh toán hóa đơn bằng thẻ ATM của Ngân hàng Ngoại Thương, gửi tiết kiệm bằng thẻ của Ngân hàng Đông Á, hay thanh toán taxi của mgân hàng Á Châu.
Trong số các thương hiệu thẻ đang có mặt trên thị trường thẻ tại Cần Thơ hiện nay, các thương hiệu cạnh tranh gay gắt nhất với thẻ Đa năng Đông Á có thể kể đến như Connect 24 của Ngân hàng Ngoại Thương, E-partner của Ngân hàng Công thương, Success của Agribank, và Etrans365 của BIDV. Vì thẻ Đa năng Đông Á là loại thẻ nội địa nên sau đây là một số phân tích về sự cạnh tranh các loại thẻ nội địa của các thương hiệu thẻ nói trên:
Sơ lược về các thương hiệu thẻ:
Bảng 8: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC THƯƠNG HIỆU THẺ CỦA VIETCOMBANK, VIETINBANK, AGRIBANK, BIDV
Vietcombank | Vietinbank | Agribank | BIDV | |
Giới thiệu về Ngân hàng | Là Ngân hàng thương mại đầu tiên triển khai dịch vụ thẻ (1993), Vietcombank có các sản phẩm thẻ đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau của khách hàng | Giới thiệu Thẻ ATM từ năm 2001, mang đến cho khách hàng chuỗi các sản phẩm dịch vụ thẻ Ngân hàng hiện đại với nhiều lợi thế cạnh tranh ưu việt | Sản phẩm thẻ xuất hiện vào năm 2003, là Ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp, kể cả ở các vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ | Là Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp nên rất thuận lợi trong hoạt động mở thẻ cho doanh nghiệp, đặc biệt là dịch vụ trả lương qua tài khoản |
Sản phẩm thẻ | - Thẻ Connect 24 - Thẻ SG 24 | - Thẻ E- Partner - Thẻ Pinkcard - Thẻ Cash Card | - Thẻ Success - Thẻ Tín dụng nội địa | - Thẻ Power - Thẻ Etrans 365 - Thẻ Vạn dặm |
Liên minh thẻ | BanknetVN + Smartlink | BanknetVN + Smartlink | BanknetVN + Smartlink | BanknetVN + Smartlink |
Số máy ATM trong liên minh | 4.500 máy | 4.500 máy | 4.500 máy | 4.500 máy |
Số máy ATM của Ngân hàng | - Cả nước: 1100 máy - Tại Cần Thơ: 33 máy | - Cả nước: 500 máy - Tại Cần Thơ: 07 máy | - Cả nước: 800 máy - Tại Cần Thơ: 12 máy | - Cả nước: 550 máy - Tại Cần Thơ: 05 máy |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Thẻ Đa Năng Phát Hành Tại Ngân Hàng Đông Á
- Tình Hình Thanh Toán Lương Qua Thẻ Tại Ngân Hàng Đông Á Chi Nhánh Cần Thơ 2005 - 2007
- Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Ở Địa Phương
- Tiến Hàng Nghiên Cứu Nhu Cầu Của Khách Hàng Để Có Hướng Đầu Tư Cụ Thể Cho Từng Năm
- Phân tích tình hình kinh doanh thẻ đa năng tại ngân hàng đông á chi nhánh Cần Thơ - 10
- Phân tích tình hình kinh doanh thẻ đa năng tại ngân hàng đông á chi nhánh Cần Thơ - 11
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Điểm mạnh, điểm yếu của các thương hiệu thẻ:
Bảng 9: ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU THẺ VIETCOMBANK, VIETINBANK, AGRIBANK, BIDV
ĐIỂM MẠNH | ĐIỂM YẾU | |
- Thương hiệu mạnh. | - Các giao dịch trên | |
- Tiềm lực tài chính | ATM thường bị lỗi do | |
mạnh. | quá tải. | |
- Đứng đầu trong liên | - Các dịch vụ kèm theo | |
minh thẻ BanknetVN + | thẻ còn ít, chưa phát huy | |
Smartlink. | hết tiện ích của thẻ. | |
VIETCOMBANK | - Tiên phong trong lĩnh vực thẻ. | - Thời gian mở thẻ dài (7 ngày). |
- Mạng lưới ATM rộng | - Hoạt động marketing | |
khắp. | cho thẻ còn yếu, chưa | |
- Liên minh thẻ lớn, kết | chuyên nghiệp. | |
nối với nhiều Ngân | ||
hàng. | ||
- Thương hiệu mạnh | - Số lượng ATM ít. | |
- Tiềm lực tài chính | - Chức năng, tiện ích thẻ | |
mạnh | còn hạn chế. | |
VIETINBANK | - Có quan hệ tốt với các | - Chưa chú trọng đến |
doanh nghiệp | hoạt động marketing thẻ. | |
- Liên minh thẻ lớn, kết | - Phục vụ khách hàng | |
nối với nhiều ngân hàng | chưa tốt. | |
- Tiềm lực tài chính | - Sản phẩm thẻ ít | |
mạnh | - Tiện ích của thẻ ít | |
AGRIBANK | - Mạng lưới chi nhánh rộng khắp | - Marketing thẻ chưa tốt |
- Liên minh thẻ lớn, kết | ||
nối với nhiều ngân hàng |
ĐIỂM MẠNH | ĐIỂM YẾU | |
- Thương hiệu mạnh | - ATM chỉ tập trung ở | |
- Tiềm lực tài chính | các thành phố lớn. | |
mạnh | - Ít chú trọng đầu tư vào | |
- Có mối quan hệ tốt với | lĩnh vực thẻ. | |
các doanh nghiệp | - Hoạt động marketing | |
BIDV | - Có thể chuyển tiền từ | thẻ chưa tốt. |
tài khoản thẻ sang tài | ||
khoản tiển gửi có kì hạn. | ||
- Phí thấp | ||
- Liên minh thẻ lớn, kết | ||
nối với nhiều ngân hàng. |
(Nguồn: Theo đánh giá của tác giả)
Tính năng của các thương hiệu thẻ và thẻ Đông Á:
Bảng 10: CÁC TÍNH NĂNG CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU THẺ CỦA DONGA BANK, VIETCOMBANK, VIETINBANK, AGRIBANK, BIDV
Thẻ đa năng (DongA Bank) | Connect 24 (Vietcom bank) | Thẻ E- Partner (Vietin bank) | Thẻ Success (Agri bank) | Thẻ (Etrans 365) (BIDV) | |
Thanh toán (TT) cước điện thoại | | | | | |
TT tiền điện | | | | | |
TT tiền nước | | | | | |
TT truyển hình cáp | | ||||
TT vé máy bay | | | | | |
TT Phí Bảo hiểm | | | | | |
TT tại siêu thị | | | | | |
TT tại cửa hàng | | | | | |
TT tiền khách sạn | | | | |
Thẻ đa năng (DongA Bank) | Connect 24 (Vietcom bank) | Thẻ E- Partner (Vietin bank) | Thẻ Success (Agri bank) | Thẻ (Etrans 365) (BIDV) | |
Phạm vi sử dụng toàn quốc | | | | | |
Rút tiền | | | | | |
Chuyển khoản | | | | | |
Xem sao kê | | | | | |
Mua thẻ điện thọai | | | |||
Nhận tiền vào ATM | | ||||
Yêu cầu chuyển sang Tài khoản tiền gửi | | | |||
Tổng cộng tính năng | 16 | 12 | 11 | 12 | 08 |
(Nguồn: Phạm Thúy Lan Anh *) Qua bảng thống kê trên, có thể thấy thẻ Đa Năng của Ngân hàng Đông Á là loại thẻ có nhiều tính năng nhất (16 tính năng), tiếp theo là thẻ Connect 24 của Ngân hàng Ngọai Thương và thẻ Success của Ngân hàng Nông Nghiệp (12 tính năng). Thẻ có ít tính năng nhất là thẻ của Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (08 tính năng). Tuy nhiên các ngân hàng này đang nỗ lực đầu tư vào công nghệ thẻ và trong tương lai sẽ cung cấp cho khách hàng đầy đủ các tính năng như
thẻ Đông Á.
* Luận văn Th.S Kinh Tế " Xây dựng chiến lược phát triển thẻ đa năng Đông Á năm
2006 - 2010 ", tr 64
CHƯƠNG 5:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ ĐA NĂNG ĐÔNG Á
5.1. PHÂN TÍCH SWOT
Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Từ đó kết hợp các yếu tố trên để đưa ra chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp.
Sau đây là Ma trận SWOT về hoạt động kinh doanh thẻ Đa Năng của Ngân
hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ:
Bảng 11: MA TRẬN SWOT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ ĐA NĂNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH CẦN THƠ
ĐIỂM MẠNH (S) - Có mức tăng trưởng cao về số lượng thẻ phát hành. - Thẻ có nhiều tiện ích, các dịch vụ kèm theo thẻ nhiều. - ATM, POS hiện đại - Chiến lược phát triển thẻ là chiến lược chủ đạo. - Làm chủ được công nghệ thẻ, ít lệ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài. Đội ngũ Chuyên viên thẻ giỏi, sẵn sàng tiếp nhận công nghệ hiện đại. | ĐIỂM YẾU (W) - Nguồn thu từ thẻ chưa cao, khách hàng sử dụng dịch vụ hạn chế. - Phát hành thẻ nhiều, nhưng số lượng khách hàng giao dịch không nhiều. - Phục vụ khách hàng chưa tốt nhất. - Thẻ chỉ sử dụng được ở Việt Nam. - Mạng lưới ATM chưa rộng khắp. - Khách hàng chưa hiểu hết về các tính năng của thẻ. |
KẾT HỢP (S+O) - Mở rộng thị phần bằng các chiến lược marketing, quảng bá thẻ. - Mở rộng mạng lưới rút tiền qua POS. - Đa dạng hóa các dịch vụ qua thẻ - Mở rộng phát hành thẻ liên kết. - Mở rộng hoạt động trả lương qua tài khoản - Nâng cao chất lượng đội ngũ Chuyên viên thẻ hơn nữa | KẾT HỢP (W+O) - Xây dựng chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ. - Phân khúc khách hàng, có chương trình quảng bá thẻ phù hợp với từng phân khúc. - Mở rộng mạng lưới ATM, POS trên toàn quốc. - Mở rộng phạm vi sử dụng thẻ ra toàn cầu - Từng bước phát triển các dịch vụ thu phí để bù lại các khoản chi phí. | |
THÁCH THỨC (T) - Người dân còn thói quen sử dụng tiền mặt, hạn chế giao dịch với Ngân hàng để trốn thuế. - Mức chi tiêu của người dân chưa cao. | KẾT HỢP (S+T) - Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá thẻ. - Thực hiện chiến lược phát triển thẻ mạnh mẽ về quy mô, địa bàn, sàn phẩm, dịch vụ. | KẾT HỢP (W+T) - Khuyến khích khách hàng sử dụng các tính năng của thẻ. - Hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ an toàn, hạn chế rủi ro. |
CƠ HỘI (O)
KẾT HỢP (S+T) - Tăng cường công tác phòng ngừa, quản trị rủi ro. - Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực. | KẾT HỢP (W+T) - Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. - Liên kết với các Ngân hàng khác. |
(Nguồn: Phân tích của tác giả)
5.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ ĐA NĂNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.2.1. Giải pháp về tài chính
Trong nghiệp vụ thẻ, chi phí để đầu tư là rất lớn. Chi phí này bao gồm chi phí đầu tư máy móc, thiết bị như lắp đặt các máy ATM, các máy POS, chi phí bảo trì máy, chi phí mở thẻ, chi phí nguồn nhân lực, marketing,... Trong đó, chi phí đầu tư cho máy móc, thiết bị rất lớn. Đặc biệt, với việc chuyển đổi sang công nghệ thẻ tổng hợp từ và chip như hiện nay thì chi phí cho việc lắp đặt một máy ATM là khoảng vài chục ngàn USD; máy POS là từ 500 - 700USD.
Với định hướng chiến lược thẻ là chiến lược chủ đạo, đòi hỏi Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ mỗi năm phải đầu tư một khoản tiền lớn cho nghiệp vụ này. Cụ thể trong 3 năm 2005, 2006, 2007, mỗi năm Ngân hàng phải đầu tư cho nghiệp vụ này một khoảng chi phí là trên dưới 2 tỷ đồng, chiếm trên 10% tổng chi phí mỗi năm của Ngân hàng. Đặc biệt hiện nay thị trường thẻ đang là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng, vì thế để thương hiệu thẻ Đông Á trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong việc mở thẻ và khẳng định uy tín thương hiệu thì Ngân hàng cần phải đầu tư hơn nữa về công nghệ hiện đại, công tác chăm sóc khách hàng, các chương trình quảng bá, tiếp thị và khuyến mãi. Trong khi đó, lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ thẻ là chưa cao so với chi phí bỏ ra, trong giai đoạn 2005 - 2007, mỗi năm lợi nhuận của Ngân hàng đạt khoảng trên dưới 200 triệu đồng, chỉ chiếm khoảng 2,5% so với tổng lợi