Chủ Đầu Tư Trực Tiếp Quản Lý Thực Hiện Dự Án


+ Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;

+ Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;

+ Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, CTXD để đưa vào sử dụng.

Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu.

Công trình xây dựng chỉ được bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư khi đó xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng (kể cả việc hoàn thiện nội, ngoại thất công trình và thu dọn vệ sinh mặt bằng).

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng công trình, trong quá trình xây dựng cụ thể tiến hành bàn giao tạm thời từng phần việc, hạng mục công trình thuộc dự án hoặc dự án thành phần để khai thác tạo nguồn vốn thúc đẩy việc hoàn thành toàn bộ dự án.

Khi bàn giao toàn bộ công trình, phải bàn giao cả hồ sơ hoàn thành công trình, những tài liệu về các vấn đề có liên quan đến công trình được bàn giao, tài liệu hướng dẫn hướng dẫn sử dụng, quản lý, chế độ duy tu bảo dưỡng công trình.

- Nhà thầu thi công xây dựng và Nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm:

+ Tổ chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng và thiết bị hư hỏng khi không phải do lỗi của Nhà thầu gây ra hoặc chủ đầu tư vi phạm pháp luật về xây dựng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải tháo rỡ hay sử dụng thiết bị công trình xây dựng sai quy trình vận hành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

+ Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tưh nghiệm thu. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển Nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được Nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu.


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý các dự án vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức nguồn vốn ngân hàng thế giới của tập đoàn điện lực Việt Nam - 5

Sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, các đơn vị

có liên quan phải lập hồ sơ quyết toán công trình trình các cấp duyệt và giải ngân.

* Thực hiện việc kết thúc hoạt động xây dựng công trình

Hoạt động xây dựng được kết thúc khi công trình đó được bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư.

Sau khi bàn giao công trình, Nhà thầu xây dựng phải thanh lý hoặc di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực xây dựng công trình và trả lại đất mượn hoặc thuê tạm để phục vụ thi công theo qui định của hợp đồng, chịu trách nhiệm theo dõi, sửa chữa các hư hỏng của công trình cho đến khi hết thời hạn bảo hành công trình.

Hiệu lực hợp đồng xây lắp chỉ được chấm dứt hoàn toàn và thanh quyết toán

toàn bộ khi hết thời hạn bảo hành công trình.

Công trình xây dựng sau khi nghiệm thu bàn giao chủ đầu tư phải đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật. Hồ sơ dăng ký tài sản là biên bản tổng nghiệm thu bàn giao công trình.

* Hướng dẫn sử dụng công trình và vận hành công trình

Sau khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác, sử dụng năng lực công trình, đồng bộ hóa tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằm phát huy đầy đủ các chi tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được đề ra trong dự án.

Chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì công trình.

* Thanh toán vốn đầu tư

Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung phướng thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết.

Những dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn nước ngoài hoặc gói thầu tổ

chức đấu thầu quốc tế thì thực hiện theo Hiệp định đã ký với Chính phủ Việt Nam.


Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong năm kết thúc xây dựng hoặc năm đưa công trình vào sử dụng thì chủ đầu tư phải thanh toán toàn bộ cho Nhà thầu giá trị công việc hoàn thành trừ khoản tiền giữ lại theo quy định để bảo hành công trình.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán hợp lệ theo qui định, chủ đầu tư phải thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho Nhà thầu. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của Nhà thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị giải ngân tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phát, cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán.

Cơ quan cấp phát, cho vay vốn phải chịu trách nhiệm nhiệm bồi thường thiệt hại việc thanh toán chậm do lỗi của mình gây ra. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành thì phải trả khoản lãi theo lãi suất ngân hàng do các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng cho Nhà thầu đối với khối lượng chậm thanh toán.

* Quyết toán dự án hoàn thành

Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu ccầu của người quyết định đầu tư.

Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiẹn trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện đúng với thiết kế, dự toán được phê duyệt, bảo đảm đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và các quy định khác của Nhà nước có liên quan. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư sử dụng đơn vị chức năng thuộc thẩm quyền quản lý để trực tiếp thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án


hoàn thành hoặc thẩm tra lại đối với các dự án thuê kiểm toán vốn đầu tư trước khi

phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dư án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và tháng 9 tháng đối với các dự án nhóm B và 6 tháng đối với các dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng.

* Bảo hành công trình

Thời gian bảo hành được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng và được qui định như sau:

+ Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp 1;

+ Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại. Mức tiền bảo hành công trình xây dựng:

+ Nhà thầu thi công xây dựng công trình và Nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư theo các mức 3% hoặc 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng và nộp trước thời gian ký hợp đồng từ 3 đến 5 ngày.

Nhà thầu thi công xây dựng công trình và Nhà thầu cung ứng thiết bị công trình chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành;

c) Tiền bảo hành công trình xây dựng, bảo hành thiết bị công trình được tính theo lãi suất ngân hàng do hai bên thỏa thuận. Nhà thầu thi công xây dựng bằng thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương.

* Bảo trì công trình

Công trình sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được bảo trì để vận hành, khai thác lâu dài. Công việc bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo các cấp: Cấp duy tu bảo dưỡng; cấp sửa chữa nhỏ; cấp sửa chữa vừa; cấp sửa chữa


lớn. Nội dung, phương pháp bảo trì công trình xây dựng của các cấp bảo trì thực hiện theo quy định bảo trì.

Một dự án được coi là hiệu quả khi công tác nhiệm thu, xác nhận các công việc đã hoàn thành phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời đúng các quy trình, chính xác về quy cách, đủ về khối lượng.

Để thưc hiện tốt giai đoạn kết thúc đầu tư cần phải chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng sau đây:

- Nhân tố con người: Cần có các cán bộ đủ năng lực, công tâm, làm việc khách

quan, khoa học và chính xác.

- Phải sử dụng các trang thiết bị hiện đại để kiểm nghiệm chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị, độ vững của công trình, sự đáp ứng về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các thiết bị.

- Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa đơn vị thi công, giám sát, chủ đầu tư, cơ quan cấp trên, cơ quan thanh toán để tiến hành công tác nghiệm thu bàn giao được tiến hành đúng tiến độ đã đặt ra.

2.4 Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư

Có hai hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng. Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau:

- Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức Tư vấn QLDA đầu tư xây dựng

công trình.

- Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp QLDA đầu tư xây dựng công trình.

2.4.1 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án

Việc thu được một sản phẩm tốt, chất lượng cao đảm bảo kỹ mỹ thuật, phát huy hiệu quả giá cả hợp lý chính là bài toán đối với các Chủ đầu tư. Để làm được điều này thì không thể phủ nhận được vai trò công tác quản lý dự án, do đó Chủ đầu tư cần cân nhắc việc lựa chọn hình thức quản lý dự án cho phù hợp.

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức Chủ đầu tư sử dụng bộ máy cơ quan, đơn vị của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho


Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện dự án với hai

mô hình sau:

- Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, mô hình này được áp dụng với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, khi bộ máy của Chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án.

- Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban QLDA để giúp mình trực tiếp tổ chức

quản lý thực hiện dự án. Với hình thức này thì phải đảm bảo nguyên tắc:

+ Ban QLDA do Chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư. Quyền

hạn, nhiệm vụ của Ban QLDA do Chủ đầu tư giao.

+ Ban QLDA có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của Chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án.

+ Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA gồm có giám đốc, các phó giám đốc, và lực lượng chuyên môn , nghiệp vụ. Cơ cấu bộ máy phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiét kiệm chi phí. Các thành viên của Ban QLDA làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

+ Ban QLDA hoạt động theo quy chế do Chủ đầu tư ban hành, chụi trách

nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

+ Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra. Ban QLDA thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để đảm bảo dự án được thực hiện đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt.

2.4.2 Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý thực hiện dự án

QLDA là hình thức Chủ đầu tư ký hợp đồng thuê một pháp nhân khác làm tư vấn QLDA. Trong trường hợp này Chủ đầu tư phải cử cán bộ phụ trách đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và quản lý việc thực hiện hợp đồng của Tư vấn quản lý dự án.


+ Chủ đầu tư thuê Tư vấn Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức Tư vấn đó phải thành lập một tổ chức bộ máy có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn cuả tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.

2.5 Một số đặc trưng cơ bản các dự án sử dụng ODA nguồn vốn WB

Văn bản pháp lý quan trọng của Chính phủ áp dụng trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam hiện nay là Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2006 (Nghị định 131/CP). Nghị định này thay thế Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001. Nghị định 131/CP gồm 7 Chương, 46 điều khoản qui định về các thủ tục huy động, chuẩn bị và thực hiện các dự án và chương trình ODA, trong đó có cả nguồn vốn do Ngân hàng Thế giới tài trợ tại Việt Nam. Nghị định này là cơ sở cho: 1) Thông tư 03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Chương rình, dự án ODA; 2) Thông tư 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 131/CP; 3) Quyết định 803/2007/QD-BKH ngày 30/7/2007 về Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA; 4) Thông tư 108/2007/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình dự án ODA; và 5) Thông tư 01/2008/TT-BNG ngày 04/02/2008 hướng dẫn trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế ODA.

Ngoài ra các dự án ODA còn phải tuân thủ các nghị định liên quan như: Nghị định 16/2005/NĐ-CP, Nghị định 112/2006/NĐ-CP đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định 52/1999/NĐ-CP và các nghị định bổ sung với các dự án đầu tư khác (không xây dựng) và nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện khác..

Các lĩnh vực ưu tiên huy động và sử dụng ODA: (i) Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo; (ii) Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại; (iii) Xây


dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số và phát triển và một số lĩnh vực khác; (iv) Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; (v) Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai; (vi) Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2.5.1 Thủ tục dự án ODA của Chính phủ

Các thủ tục của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA nêu tại Điều 4, Nghị định 131/CP gồm 4 giai đoạn cơ bản.

Giai đoạn 1: Xây dựng danh mục chương trình, dự án yêu cầu tài trợ ODA với

từng nhà tài trợ - được gọi là Danh mục yêu cầu tài trợ ODA;

Giai đoạn 2: Chuẩn bị chương trình, dự án, bao gồm cả thẩm định, phê duyệt và ký Hiệp định và các thỏa thuận liên quan đến chương trình, dự án;

Giai đoạn 3: Thực hiện chương trình, dự án và theo dõi, đánh giá trong giai đoạn thực hiện;

Giai đoạn 4: Nghiệm thu hoàn thành, quyết toán, bàn giao và đưa vào sử dụng và đánh giá sau dự án.

2.5.2 Thủ tục dự án ODA của Ngân hàng Thế giới

Các hoạt động trong chu trình dự án của Ngân hàng Thế giới tiến hành thường song song với phía Chính phủ, đó là: xác định, chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt và thực hiện các dự án phát triển. Qui trình này được chia thành 8 bước song song với thủ tục nêu trên của Chính phủ: 1) Thống nhất với Chính phủ về Chiến lược hợp tác quốc gia; 2) Xác định dự án; 3) Chuẩn bị dự án; 4) Thẩm định; 5) Phê duyệt, 6) Thực hiện và giám sát; 7) Hoàn thành; và 8) Đánh giá sau dự án. Các bước này thể hiện tại Hình dưới đây.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 14/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí