Dư Nợ Cho Vay Trên Nguồn Vốn Huy Động Của Acb – Cn Huế


năm 2011 lại có dấu hiệu tăng trở lại đạt 864.274 triệu đồng. Doanh số cho vay và thu nợ của ACB – CN Huế năm 2010 giảm là do sau giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ năm 2009, năm 2010 NHTM phải chịu nhiều tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế cho vay đặc biệt là đối với lĩnh vực cho vay bất động sản và cho vay phi sản xuất. Trong bối cảnh nền kinh tế Thừa Thiên – Huế chú trọng phát triển ngành dịch vụ thì đây là một khó khăn cho các HKD và các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn. Điều này làm giảm doanh số cho vay và thu nợ của ACB. Tuy nhiên, bước sang năm 2011, kinh tế Thừa Thiên – Huế có nhiều chuyển biến tích cực, điều này đã giúp ACB tăng doanh số cho vay thêm 427.126 triệu đồng và doanh số thu nợ cũng cùng xu hướng, tăng 375.437 triệu đồng.

Bảng 2.6. Tình hình cho vay của ACB – CN Huế

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

2010/2009

2011/2010

1. Doanh số cho vay

1.468.000

437.148

864.274

-1.030.852

427.126

2. Doanh số thu nợ

1.384.340

385.826

761.263

-998.514

375.437

3. Dư nợ cho vay

236.900

288.222

391.233

51.322

103.011

4. Dư nợ cho vay mục tiêu

260.000

426.000

345.203

166.000

-280.597

5. Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu (%)

91,12

67,66

113,33

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 46 trang tài liệu này.

(Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế) Xét về dư nợ thì dư nợ cho vay của toàn chi nhánh tăng từ 236.900 triệu đồng năm 2009 lên 288.222 triệu đồng năm 2010 tương ứng tăng 21,66%. Đến năm 2011, dư nợ đã tăng thêm 103.011 triệu đồng tương ứng tăng 35,73%. Điều này cho thấy mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động đã ảnh hưởng đến doanh số cho vay và doanh số thu nợ nhưng chi nhánh vẫn luôn duy trì gia tăng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, so sánh với mục tiêu mà Hội sở giao cho thì năm 2009 và 2010, chi nhánh chưa hoàn thành

được mục tiêu và đến năm 2011 thì đã có nhiều cố gắng và vượt mức kế hoạch đề ra.


Tỷ lệ dư nợ cho vay của ACB – CN Huế trên tổng nguồn vốn huy động mặc dù có giảm năm 2010 nhưng xét trong giai đoạn 2009 – 2011 thì tỷ lệ này duy trì ở mức khoảng 30%. So sánh với toàn hệ thống các NHTM trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên


Huế, con số này là 88,59% năm 2009 và 92,16% năm 2010 thì tỷ lệ này của ACB – CN Huế là rất thấp [11]. Bên cạnh đó, so sánh với mục tiêu của Hội sở đưa ra thì chi nhánh vẫn chưa đạt được chỉ tiêu này. Điều này phản ánh hoạt động cho vay khách hàng trên địa bàn của ACB – CN Huế còn nhiều hạn chế và kết hợp với Bảng 2.3 thì ta có thể thấy chi nhánh huy động vốn chủ yếu là để bán vốn cho Hội sở hưởng chênh lệch lãi suất.

Bảng 2.7. Dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động của ACB – CN Huế

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

1. Dư nợ cho vay

236.900

288.222

391.233

2. Tổng nguồn vốn huy động

711.360

1.067.040

1.173.744

3. Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động (%)

33,30

27,01

33,33

4. Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động mục tiêu (%)

44,83

51,95

37,21

Mặc dù việc bán vốn nội bộ sẽ giúp toàn hệ thống ACB đảm bảo cân đối nguồn vốn ở những địa bàn khác nhau, tuy nhiên thực tế cho thấy hoạt động cho vay của chi nhánh sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn so với bán vốn nội bộ (trình bày tại Phụ lục 1). Vì vậy, với tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động còn thấp như trên thì ACB – CN Huế cần tích cực hơn nữa trong hoạt động cho vay để có thể khai thác thị trường và khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế địa phương.

Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ cho vay của ACB – CN Huế theo khách hàng

ĐVT: triệu đồng


Dư nợ cho vay

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

1. Cá nhân

115.236

142.363

158.751

27.127

23,54

16.388

11,51

2. DNTN

51.374

51.864

58.472

490

0,95

6.608

12,74

3. KHDN

70.290

93.995

174.010

23.705

33,72

80.015

85,13

Toàn chi nhánh

236.900

288.222

391.233

51.322

21,66

103.011

35,74

(Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế)


Dư nợ cho vay của chi nhánh có xu hướng gia tăng ở các đối tượng khách hàng

quá các năm, trong đó tăng mạnh nhất là đối tượng KHDN. Cụ thể: trong giai đoạn


2009 – 2011, dư nợ cho vay cá nhân của chi nhánh tăng 43.515 triệu đồng tương ứng tăng 37,76%, dư nợ cho vay DNTN tăng 7.098 triệu đồng tương ứng tăng 13,81%, dư nợ cho vay KHDN tăng 103.720 triệu đồng tương ứng tăng 147,56%.

Xét về cơ cấu dư nợ, tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân ở mức trên 40% và đang có xu hướng giảm nhẹ, dư nợ cho vay DNTN tương đổi ổn định ở mức 15% và dư nợ cho vay các doanh nghiệp tăng lên đáng kể qua các năm. Điều này cho thấy ACB đang khẳng định mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam rõ rệt, mặc dù lợi nhuận có được từ những khoản vay đối với khách hàng cá nhân là nhỏ nhưng ACB – CN Huế vẫn luôn tìm cách khai thác tối đa thị trường này đồng thời chú ý phát triển mạnh cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp để không ngừng gia tăng lợi nhuận.

2.2. Một số vấn đề về hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế

2.2.1. Những sản phẩm cho vay hộ kinh doanh


Cho vay HKD là nhóm sản phẩm cho vay dành cho đối tượng khách hàng là các HKD nhằm mục đích hỗ trợ nguồn vốn giúp cho HKD tiến hành hoạt động thuận lợi. Tại ACB, cho vay hộ kinh doanh gồm có những sản phẩm:

-Cho vay đầu tư tài sản cố định: là sản phẩm cho vay nhằm mục đích hỗ trợ HKD đầu tư vào những tài sản cố định như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải có nguồn gốc hợp pháp phục vụ cho hoạt động SXKD.

-Cho vay bổ sung vốn lưu động: là sản phẩm cho vay nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho HKD có nhu cầu bổ sung vốn lưu động thường xuyên hoặc tạm thời/mùa vụ như: mua nguyên/nhiên vật liệu, hàng hóa dự trữ, tài trợ các khoản khách hàng trả chậm, trả lương nhân viên, điện nước, … phục vụ cho hoạt động SXKD.

So sánh sản phẩm cho vay HKD của ACB với các NHTM khác, có thể thấy mức cấp tín dụng tối đa cho các HKD là 70% chi phí thực hiện phương án (đầu tư TSCĐ hay bổ sung VLĐ) tương tự như Techcombank và VIB, điều này sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Xét theo thời hạn cho vay, thời hạn cho vay tối


đa của ACB dài hơn hẳn các NHTM khác, điều này sẽ giúp các HKD giảm gánh nặng trả nợ, đồng thời tạo điều kiện giúp ACB cạnh tranh với các NHTM khác.

Bảng 2.9. So sánh sản phẩm cho vay hộ kinh doanh của một số ngân hàng


Chỉ tiêu

ACB

Sacombank

VPB

EAB

Techcombank

VIB

Thời hạn cho vay (tính theo tháng)

+ Đầu tư TSCĐ

≤ 120


≤ 12

≤ 60


≤ 12

≤ 84


≤ 60

+ Bổ sung VLĐ

≤ 84

≤ 12

≤ 36

Mức cấp tín dụng/ Chi phí thực hiện phương án

+ Đầu tư TSCĐ


≤ 70%

Không giới hạn, tùy

nhu cầu

≤ 80%

Không giới hạn, tùy

nhu cầu


≤ 70%


≤ 70%

+ Bổ sung VLĐ

≤ 90%

(Nguồn: website các NHTM www.acb.com.vn;www.sacombank.com.vn;vpbank.com.vn; dongabank.com.vn; www.techcombank.com.vn; www.vib.com.vn)


2.2.2. Những quy định và điều kiện vay vốn


Đối tượng khách hàng vay vốn là các HKD đang hoạt động SXKD có phương án kinh doanh cùng ngành nghề hiện tại, có giấy phép kinh doanh (GPKD), hoặc có khai thuế, hoặc đóng thuế, hoặc có xác nhận của địa phương về hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc sản xuất kinh doanh trong những ngành nghề được miễn phép hay miễn thuế.

Ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc và điều kiện cho vay do NHNN quy định thì đối với cho vay HKD, ACB còn có những điều kiện và quy định chi tiết khác được trình bày trong Phụ lục 2.


2.2.3. Quy trình cho vay


Quy trình cho vay HKD của ACB được thực hiện qua các bước:


Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thu thập và tổng hợp thông tin khách hàng


Trong bước này, nhân viên tín dụng sẽ tìm hiểu, tư vấn, hướng dẫn, phổ biến cho khách hàng những điều kiện và chính sách cho vay hiện hành của ACB.


Bước 2: Phân tích, thẩm định tín dụng


Sau khi được khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ cần thiết, nhân viên tín dụng trực tiếp đến nhà và cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng để tiến hành thẩm định trên nhiều khía cạnh như: thẩm định tư cách khách hàng về kinh nghiệm làm việc, cơ cấu gia đình, lịch sử tín dụng thông qua sự hỗ trợ của Trung tâm thông tin tín dụng CIC; thẩm định năng lực tài chính; thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng; thẩm định hoạt động sản xuất kinh doanh; thẩm định phương án vay vốn và thẩm định tài sản đảm bảo. Việc tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo được quy định tùy thuộc vào từng loại tài sản. Đối với giấy tờ có giá và những bất động sản theo giá phê duyệt của ACB – CN Huế thì nhân viên tín dụng có thể tự mình thẩm định giá trị bất động sản. Tuy nhiên, đối với những BĐS khó thẩm định thì ACB sẽ có một bộ phận chuyên trách về thẩm định bất động sản là bộ phận AREV. Việc tách biệt vai trò thẩm định tài sản sẽ đảm bảo hạn chế tính chủ quan trong việc phê duyệt hạn mức cho vay của nhân viên, từ đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Bước 3: Ra quyết định


Sau khi tiến hành triều tra, thu thập thông tin, thẩm định khách hàng, nhập thông tin vào hệ thống thông tin tín dụng để tiến hành chấm điểm, sau đó nhân viên tín dụng sẽ lập tờ trình (theo mẫu Phụ lục 3) và đưa ra những đánh giá tổng quan về khách hàng. Tùy theo từng hồ sơ mà cấp phê duyệt là ban tín dụng chi nhánh hay ban tín dụng hội sở để có quyết định về việc chấp nhận hay từ chối cấp tín dụng. Đối với những hồ sơ chấp thuận, ACB sẽ lập hợp đồng tín dụng và đối với các hồ sơ từ chối thì lập giấy báo trình bày lý do.

Bước 4: Giải ngân


Với những hồ sơ được chấp thuận, ACB tiến hành giải ngân cho khách hàng.


Bước 5: Kiểm tra sau giải ngân


Theo quy định của ACB, sau khi giải ngân, trong vòng 30 ngày, nhân viên tín dụng phải tiến hành kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, bổ sung chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng.


Bước 6: Thu vốn hoặc/và lãi vay


Định kỳ hàng tháng, ACB tiến hành thu hồi vốn gốc hoặc/và lãi vay. Nhân viên tín dụng tiến hành nhắc/thúc nợ nhằm nhắc nhở khách hàng hoàn trả nợ đúng hạn thông qua sự hỗ trợ của các phần mềm CLCS – phần mềm nhắc/thúc nợ và phần mềm TCBS

– phần mềm ngân hàng lõi của ACB. Theo quy định của ACB, những khoản vay trễ hạn từ 7 đến 10 ngày thì nhân viên tín dụng phải tiến hành gọi điện hoặc nhắn tin nhắc nợ và đối với những khoản vay quá hạn hơn 10 ngày thì phải thúc nợ khách hàng. ACB kiểm tra tình hình nợ quá hạn hàng tháng và lấy tình hình nợ quá hạn vào ngày cuối tháng làm căn cứ để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Vì vậy, các khoản nợ quá hạn đặc biệt là nợ nhóm 2 của ACB thường được xử lý nhanh chóng.

Bước 7: Kiểm tra định kỳ (tái thẩm định) hoạt động của HKD


Định kỳ 6 tháng một lần, nhân viên phải giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nếu phát hiện sai phạm, nhân viên tín dụng phải tích cực xử lý, thanh lý thu hồi nợ trước hạn.

Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng


Sau khi kết thúc thời hạn vay, ACB tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng, thu hồi vốn gốc cho vay. Đối với những khoản vay bổ sung VLĐ ngắn hạn, chi nhánh tiến hành đánh giá lại tình hình hoạt động để có thể tiếp tục lập hồ sơ mới, cấp tín dụng nếu khách hàng có nhu cầu.


2.3. Đánh giá chất lượng cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế

2.3.1. Những chỉ tiêu định lượng


2.3.1.1. Tình hình tăng giảm dư nợ cho vay hộ kinh doanh


a. Doanh số cho vay hộ kinh doanh


Năm 2010, doanh số cho vay HKD giảm mạnh so với năm 2009. Cụ thể doanh số cho vay năm 2009 là 186.491 triệu đồng nhưng năm 2010 chỉ ở mức 114.544 triệu đồng, giảm gần 72 tỷ đồng tương ứng giảm 38,58%. Nguyên nhân là do năm 2010,


chính sách tiền tệ bắt đầu siết chặt sau một thời gian nới lỏng đặc biệt là những quy định nghiêm ngặt đối với hoạt động tín dụng của NHTM. Trong điều kiện các HKD trên địa bàn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ thì những quy định của NHNN như không được hạ điều kiện cho vay, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, kiểm soát chặt chẽ vốn cho vay phi sản xuất, … đã gây khó khăn cho hoạt động cho vay HKD của ACB – CN Huế. Vì vậy, trong năm 2010, doanh số cho vay HKD của chi nhánh đã giảm đi đáng kể.


Biều đồ 2 1 Tình hình cho vay HKD tại ACB – CN Huế giai đoạn 2009 2011 Nguồn 1


Biều đồ 2.1. Tình hình cho vay HKD tại ACB – CN Huế giai đoạn 2009 - 2011


(Nguồn: Bộ phận Kế toán của ACB – CN Huế)


Sang năm 2011, nền kinh tế Thừa Thiên – Huế có nhiều chuyển biến tích cực, đây là năm mà ngành du lịch bắt đầu tạo đột phá, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các HKD. Nắm bắt được điều này, ACB – CN Huế đã rất tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng đặc biệt là các HKD có nhu cầu vay vốn mở rộng kinh doanh dịch vụ du lịch. Chính những điều này giúp chi nhánh có được sự tăng trưởng 28.320 triệu đồng trong doanh số cho vay HKD so với năm 2010.

b. Doanh số thu nợ cho vay hộ kinh doanh


Có chung xu hướng biến động với doanh số cho vay, doanh số thu nợ HKD của ACB – CN Huế có dấu hiệu giảm năm 2010 và tăng trở lại năm 2011. Cụ thể, doanh số thu nợ vay năm 2010 đạt 109.212 triệu đồng, giảm 49.220 triệu đồng tương ứng


giảm 31,07% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2009, chi nhánh cho vay nhiều các khoản vay ngắn hạn với kỳ hạn ngắn như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng nên vốn thu hồi lại ngay trong năm. Trong khi đó, năm 2010, trong tình hình khó khăn chung của thị trường, chi nhánh chủ yếu giải ngân cho các HKD các món vay trung dài hạn, do đó thời gian thu hồi vốn dài hơn và số vốn thu hồi lại được ít hơn so với năm 2009. Sang năm 2011, doanh số thu nợ HKD đạt 111.684 triệu đồng, tăng 2.473 triệu đồng tương ứng tăng 2,26% so với năm 2010. Có thể lý giải cho sự tăng nhẹ của năm 2011 trong doanh số thu nợ là do trong năm, các khoản cho vay HKD kỳ hạn ngắn hạn có thời hạn vay dài hơn, chủ yếu là 12 tháng, bên cạnh đó cũng có không ít khoản vay trung dài hạn, do đó trong năm 2011 ACB – CN Huế chỉ thu hồi một phần vốn gốc và thay vào đó, những nguồn vốn này sẽ được thu hồi hết trong những năm tiếp theo.

c. Dư nợ cho vay hộ kinh doanh


Mặc dù doanh số cho vay và doanh số thu nợ các khoản cho vay HKD của ACB – CN Huế biến động tăng, giảm bất thường trong giai đoạn 2009 – 2011 nhưng xét về dư nợ cho vay HKD thì ta có thể thấy xu hướng tăng rõ rệt. Cụ thể, dư nợ cho vay HKD năm 2009 ở mức 51.133 triệu đồng thì năm 2010 đã đạt mức 56.465 triệu đồng, tăng

5.332 triệu đồng tương ứng tăng 10,43%; năm 2011, dư nợ cho vay HKD đã tăng mạnh thêm 31.179 triệu đồng tương ứng tăng 55,22% so với năm 2010. Điều này cho thấy sau năm 2010 đầy khó khăn thì ACB – CN Huế đã tìm cách vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ, nắm bắt thị trường để kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các HKD. So sánh với biến động tăng giảm bất thường của các khoản cho vay khác thì cho vay HKD có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm.

Bảng 2.10. Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN tại ACB – CN Huế



Dư nợ cho vay

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Giá trị (tr.đồng)

%

Giá trị (tr.đồng)

%

Giá trị (tr.đồng)

%

1. Hộ kinh doanh

51.133

44,37

56.465

39,66

87.644

55,21

2. Cho vay khác

64.103

55,63

85.898

60,34

71.107

44,79

Tổng dư nợ cho vay KHCN

115.236

100,00

142.363

100,00

158.751

100,00

(Nguồn: Bộ phận Kế toán của ACB – CN Huế)


Xét về tỷ trọng, qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tỷ trọng dư nợ cho vay HKD trong tổng dư nợ cho vay KHCN của ACB – CN Huế năm 2009 ở mức 44,37%, tuy có giảm xuống còn 39,66% năm 2010 nhưng đã tăng trở lại trong năm 2011 và đạt mức 55,21%. Sự sụt giảm tỷ trọng cho vay HKD trong năm 2010 là do khó khăn chung của nền kinh tế cũng như những rào cản trong hoạt động tín dụng của NHTM đối với lĩnh vực phi sản xuất. Nhưng đến năm 2011, tình hình kinh tế khả quan và ACB – CN Huế đã tiếp tục phát huy thế mạnh trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các HKD.

-Phân tích dư nợ cho vay HKD theo kỳ hạn


Bảng 2.11. Dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo kỳ hạn

ĐVT: triệu đồng



Dư nợ cho vay

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

1. Ngắn hạn

33.229

33.495

47.926

266

0,80

14.431

43,08

2. Trung dài hạn

17.904

22.970

39.718

5.066

28,30

16.748

72,91

Tổng dư nợ

51.133

56.465

87.644

5.332

10,43

31.179

55,22

(Nguồn: Bộ phận Kế toán của ACB – CN Huế)


Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ cho vay HKD ngắn hạn và trung dài hạn có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2009 – 2011. Cụ thể, năm 2010, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 33.495 triệu đồng, tăng 266 triệu đồng tương ứng tăng 0,8% so với năm 2009; trong khi đó dư nợ cho vay trung dài hạn tăng 5.066 triệu đồng tương ứng tăng 28,3%. Điều này được lý giải là do trong năm 2010, các HKD gia tăng nhu cầu vay đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và bổ sung vốn lưu động thường xuyên cho hoạt động kinh doanh với kỳ hạn trung dài hạn. Đến năm 2011, nền kinh tế địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, bên cạnh mức tăng 14.431 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 43,08% của dư nợ cho vay ngắn hạn thì mức tăng 16.748 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 72,91% của dư nợ cho vay trung dài hạn là tương đối lớn.

Xét về cơ cấu dư nợ cho vay HKD theo kỳ hạn, ta thấy trong giai đoạn 2009 – 2011, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm từ 64,99% chỉ còn 54,68%, trong khi đó tỷ trọng cho vay trung dài hạn lại tăng từ 35,01% lên 45,31%.



Chú thích: Trung dài hạn Ngắn hạn

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo kỳ hạn


Khi hoạt động kinh doanh ngày càng đi vào ổn định, nhu cầu vốn thường xuyên hơn, các HKD sẽ có xu hướng vay vốn dài hạn dưới hình thức trả góp thay vì các khoản vay ngắn hạn mang tính mùa vụ, chính điều này là nguyên nhân lý giải cho xu hướng tăng trong dư nợ cho vay trung dài hạn đối với HKD.


-Phân tích dư nợ cho vay HKD theo mục đích sử dụng vốn


Bảng 2.12. Dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo mục đích sử dụng vốn

ĐVT: triệu đồng


Dư nợ cho vay

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

1. Đầu tư TSCĐ

15.338

17.566

30.062

2.228

14,53

12.496

71,14

2. Bổ sung VLĐ

35.795

38.899

57.582

3.104

8,67

18.683

48,03

Tổng dư nợ

51.133

56.465

87.644

5.332

10,43

31.179

55,22

(Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế)


Dư nợ cho vay đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) và cho vay bổ sung VLĐ tại chi nhánh trong giai đoạn 2009 – 2011 đều có xu hướng gia tăng. Năm 2011, dư nợ cho vay đầu tư TSCĐ đạt 30.062 triệu đồng, tăng 14.724 triệu đồng tương ứng tăng 96% so với năm 2009; trong khi đó dư nợ cho vay bổ sung VLĐ từ mức 35.795 triệu đồng năm 2009 lên 57.582 triệu đồng năm 2011, tăng 21.787 triệu đồng tương ứng tăng 60,87%. Xét về giá trị tuyệt đối, dư nợ cho vay đầu tư TSCĐ tăng lên với mức thấp hơn so với dư nợ cho vay bổ sung VLĐ, tuy nhiên xét về tốc độ thì ngược lại. Điều này được lý giải là do năm 2009 và năm 2010, dư nợ cho vay đầu tư TSCĐ ở mức


thấp, bên cạnh đó trong năm 2011 có nhiều HKD vay vốn đầu tư phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ cho các lễ hội Festival và Festival làng nghề truyền thống được tổ chức hằng năm.


Chú thích: Đầu tư TSCĐ Bổ sung VLĐ

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo mục đích sử

dụng vốn


Xét về cơ cấu dư nợ cho vay HKD theo mục đích sử dụng vốn, giai đoạn 2009 – 2011, xu hướng chung là tăng trong dư nợ cho vay đầu tư TSCĐ và giảm trong dư nợ cho vay bổ sung VLĐ. Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ cho vay HKD duy trì ở tỷ lệ tương đối ổn định trong khoảng 30% cho vay đầu tư TSCĐ và 70% cho vay bổ sung VLĐ. Điều này là rất phù hợp với hoạt động của các HKD vì VLĐ là nguồn vốn thường xuyên, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển hoạt động của các HKD lâu dài. Đồng thời, VLĐ là nguồn vốn mà các HKD sẽ thu hồi sau mỗi chu kỳ kinh doanh, do đó sẽ đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng từ đó đảm bảo chất lượng các khoản vay của ACB – CN Huế.

-Phân tích dư nợ cho vay HKD theo hình thức cho vay


Bảng 2.13. Dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo hình thức cho vay

ĐVT: triệu đồng

Dư nợ cho vay

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

1. Vay theo món

38.532

43.555

60.491

5.023

13,04

16.936

38,88

2. Vay theo HMTD

10.032

10.217

23.158

185

1,84

12.941

126,66

3. Vay thấu chi

2.569

2.693

3.995

124

4,83

1.302

48,35

Tổng dư nợ

51.133

56.465

87.644

5.332

10,43

31.179

55,22

(Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế)


Dư nợ cho vay theo các hình thức có xu hướng gia tăng qua các năm. Cụ thể: dư nợ cho vay theo món từ 38.532 triệu đồng năm 2009 tăng lên 60.491 triệu đồng năm 2011, tăng 21.959 triệu đồng tương ứng 56,99%; dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD) từ 10.032 triệu đồng năm 2009 lên 23.158 triệu đồng năm 2011, tăng 13.126 triệu đồng tương ứng tăng 130,84%; cho vay thấu chi cũng gia tăng 1.426 triệu đồng tương ứng tăng 55,51% qua 2 năm. Như vậy, dư nợ cho vay theo HMTD đang gia tăng mạnh qua các năm.


Chú thích: Vay theo hạn mức thấu chi Vay theo HMTD Vay theo món


Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay HKD tại ACB – CN Huế theo hình thức cho vay

Xét về cơ cấu dư nợ cho vay theo hình thức vay, hình thức cho vay theo món tuy có sụt giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn khoảng 70%, hình thức cho vay theo HMTD đang gia tăng và hình thức cho vay thấu chi chiếm tỷ trọng tương đối ổn định.

Cho vay theo HMTD là hình thức cho vay có nhiều ưu điểm đặc biệt là trong việc giúp khách hàng chủ động trong nguồn vốn vay, tiết kiệm thời gian, chi phí, thủ tục vay đơn giản, … Nhận thấy những ưu điểm này, thông qua sự tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhiều khách hàng chọn lựa hình thức HMTD để tiến hành vay vốn kinh doanh. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên về dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay theo HMTD trong tổng dư nợ cho vay HKD của ACB – CN Huế trong giai đoạn 2009 – 2011 vừa qua. Tuy nhiên, hình thức cho vay theo món vẫn chiếm một tỷ trọng lớn vì đây là hình thức cho vay phổ biến và được nhiều khách hàng lựa chọn đặc biệt là đối với những khách hàng mới và những khách hàng có nhu cầu vốn lớn.

Xem tất cả 46 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí