Dư Nợ Cho Vay Hộ Sản Xuất Theo Thời Hạn Vay Vốn.


DSTN ngành SXNN tăng dần qua từng năm cùng với sự tăng lên của DSCV là một minh chứng cho chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng vì đã “ăn nhiều tiêu nhanh” đồng vốn. Lý do của việc tăng lên này chủ yếu là do trong những năm qua các hộ sản xuất có hiệu quả, tạo được thu nhập nên đã trả được nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó là việc ngân hàng đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, do đó đồng vốn quay nhanh nên thu nợ cũng nhanh.

+ Ngành đánh bắt thủy, hải sản.

Cùng với sự tăng lên của DSCV, DSTN ngành đánh bắt thủy, hải sản cũng tăng lên qua các năm, thể hiện: Năm 209, DSTN ngành này là 14.312,25 triệu đồng chiếm 9% tổng DSTN. Năm 2010, co số này tăng lên một khoản là 5.575,75 triệu đồng hay tăng lên 38,96% đạt 19.888 triệu đồng chiếm 12% tổng DSTN. Đến năm 2011, DSTN tăng lên so với năm 2010 là 18.218 triệu đồng tức tăng 91,6% đạt 38.106 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 15% tổng DSTN. Đạt được sự thành công này là do người dân trong một vài năm trở lại đây làm ăn có hiệu quả, đánh bắt được nhiều cá, mực nên đã trả hết nợ cho ngân hàng. Cùng với đó là sự bám sát khoản vay và nhiệt tình, năng nỗ của CBTD trong công tác cho vay.

+ Ngành dịch vụ nông nghiệp.

DSTN ngành này cũng tăng lên qua các năm, tương xứng với sự tăng lên của DSCV. Năm 2009, DSCV đạt 4.771 triệu đồng, chiếm 3% tổng DSTN. Năm 2010 tăng lên gần 2 tỷ đồng so với năm 2009 đạt 6.629 triệu đồng, chiếm 4% tổng DSTN. Và đến cuối năm 2011, DSTN ngành dịch vụ nông nghiệp đạt 12.702 triệu đồng, chiếm 5% tổng DSTN HSX. Như đã nói ở phần trên, ngành dịch vụ nông nghiệp chủ yếu vay trung hạn, do đó việc trả nợ diễn ra khá đều đặn qua các năm, tỷ trọng của nó trong tổng số cũng tương tự với DSCV.

+ Ngành khác.

Vì DSCV của ngành tiểu thủ công nghiệp, buôn bán, sửa chữa nhà… giảm dần qua từng năm nên DSTN cũng giảm theo. Năm 2009, DSTN là 41.346,25 triệu đồng, chiếm 26%. Đến năm 2010, con số này giảm đi 28,34% tương ứng giảm 9.856,4 triệu đồng đạt 31.489,9 triệu đồng chiếm 19%. Cuối năm 2011 con số này giảm xuống còn 25.404,6 triệu đồng chiếm 10% trong tổng DSTN. Nguyên nhân của việc này được


giải thích là do trong thời gian qua ngân hàng tập trung nguồn vốn cho khu vực tam nông nên các khu vực còn lại khá khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, cùng với đó là việc trong quá khứ có nhiều hộ vay vốn mà không trả được nợ hoặc day dưa không chịu trả nên ngân hàng không giao dịch với những đối tượng này nữa.

Tiểu kết 2:Doanh số thu nợ HSX tăng lên qua từng năm, tương xứng với sự tăng lên của DSCV là một biểu hiện tốt, cho thấy đồng vốn của ngân hàng lưu thông bình thường, thể hiện sự ổn định trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

2.2.2.3. Phân tích dư nợ cho vay HSX

a. Dư nợ cho vay theo thời hạn vay vốn.

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay hộ sản xuất theo thời hạn vay vốn.

Đơn vị: triệu đồng.



Chỉ tiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

So sánh chênh lệch

2010/2009

2011/2010

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

+/-

%

+/-

%

-Ngắn hạn

93.866

73

127.190

77

128.114

75

33.324

35,5

924

0,73

-Trung hạn

34.717

27

37.992

23

42.705

25

3.275

9,43

4.713

12,4

Tổng cộng

128.583

100

165.182

100

170.819

100

36.599

28,5

5.637

3,41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hải lăng, tỉnh Quảng Trị - 4

(Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)

+ Dư nợ ngắn hạn.

Dư nợ ngắn hạn cũng tăng ổn định qua các năm và luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất. Năm 2009, dư nợ ngắn hạn là 93.866 triệu đồng, chiếm 73% trong tổng dư nợ cho vay HSX. Năm 2010, DN ngắn hạn tăng 35,5% tương ứng tăng 33.324 triệu đồng đạt 127.190 triệu đồng, chiếm 77% tổng DN cho vay. Đến cuối năm 2011 con số này đã tăng lên đạt mức 128.114 triệu đồng, chiếm 75% tổng DN cho vay, tăng so với cuối năm 2010 là 0,73% tương ứng tăng 924 triệu đồng. Dư nợ ngắn hạn tăng qua từng năm là do nhu cầu vay vốn trong ngắn hạn của hộ sản xuất ngày càng tăng lên. Sự tăng trưởng của dư nợ cho vay ngắn hạn là một biểu hiện tốt, đồng vốn quay nhanh và tạo ra được nhiều thu nhập cho ngân hàng.


+ Dư nợ trung hạn.

Trong những năm qua, dư nợ trung hạn biến động khá nhỏ, và chiếm tỷ trọng từ 23% đến 27% trong tổng DN cho vay HSX, cụ thể: Năm 2009, dư nợ trung hạn là 34.717 triệu đồng, chiếm 27% tổng DN cho vay. Năm 2010, con số này tăng lên 3.275 triệu đồng hay tăng 9,43% đạt 37.992 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23% tổng DN cho vay. Đến cuối năm 2011 dư nợ trung hạn tăng lên 12,41% tương ứng tăng 4.713 triệu đồng so với cuối năm 2010, đạt 42.705 triệu đồng chiếm 25% tổng DN cho vay HSX. Dư nợ cho vay trung hạn chủ yếu là phục vụ cho các dịch vụ nông nghiệp như mua máy nông nghiệp hay mua ghe, lưới…

b. Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh tế.

Xem xét dư nợ của từng ngành cho chúng ta thấy mức độ sử dụng vốn của từng ngành hay việc đầu tư chú trọng nguồn vốn cho vay của ngân hàng vào ngành đó. Mặt khác, nó phản ánh quy mô thế mạnh của từng ngành trên địa bàn huyện.

Bảng 2.10: Dư nợ cho vay hộ sản xuất theo ngành nghề kinh tế.

Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh

2010/2009

So sánh

2011/2010

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

+/-

%

+/-

%

-SXNN

90.008

70

111.774,9

67,67

107.930,5

63,2

21.767

24,2

-3.844

-3,4

-Đánh bắt thủy,

hải sản

12.858

10

17.250

10,44

18.096

10,6

4.392

34,2

846

4,9

-Dịch vụ nông

nghiệp

2.572

2

4.036

2,44

4.318

2,53

1.464

56,9

282

6,99

-Khác

23.145

18

32.122,1

19,45

40.475,5

23,7

8.977,1

38,8

8.353,4

26

Tổng cộng

128.583

100

165.182

100

170.819

100

36.599

28,5

5.637

3,41

(Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)

+ Dư nợ ngành sản xuất nông nghiệp.

Do nông nghiệp là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng nên nó luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ cho vay HSX. Năm 2009, dư nợ của ngành này là

90.008 triệu đồng, chiếm 70% tổng dư nợ. Năm 2010 tăng lên đạt 111.774,9 triệu


đồng, chiếm 67,67% tổng dư nợ, tăng 24,18 % tương ứng tăng 21.767 triệu đồng so với cuối năm 2009. Năm 2011, dư nợ ngành SXNN giảm nhẹ so với cuối năm 2010 3,44% tương ứng giảm 3.844 triệu đồng đạt 107.930,5 triệu đồng, chiếm 63,18% tổng dư nợ cho vay HSX. Dư nợ cho vay của ngành SXNN tăng nhẹ qua từng năm nhưng tốc độ tăng là khá khiêm tốn, đặc biệt trong năm 2011. Sự chững lại của việc này được giải thích là do trong năm qua lãi suất cho vay tăng mạnh, hộ sản xuất chủ yếu vay để đổi lãi suất; mặt khách, do đa số hộ sản xuất vay ngắn hạn nên vòng quay vốn nhanh, doanh số thu nợ cũng nhanh, chính vì thế mà dư nợ tăng trưởng không cao.

+ Dư nợ ngành đánh bắt thủy, hải sản.

Dư nợ của ngành tăng dần qua các năm cho thấy quy mô nguồn vốn giành cho lĩnh vực này ngày càng được củng cố và mở rộng. Cụ thể, năm 2009 dư nợ của ngành này là 12.858 triệu đồng, chiếm 10% tổng dư nợ. Đến năm 2010, con số này đã tăng lên 4.392 triệu đồng hay tăng 34,16% so với cuối năm 2009 đạt 17.250 triệu đồng chiếm 10,44% tổng dư nợ. Và cuối năm 2011 là 18.096 triệu đồng, chiếm 10,59% tổng dư nợ cho vay HSX, tăng so với năm 2010 là 4,9% tương ứng tăng 846 triệu đồng. Lý do của sự tăng lên này được giải thích là do trong những năm qua các hộ sản xuất ở 2 xã An, Khê đã vay vốn nhiều ở ngân hàng và trả nợ khá nghiêm túc, do đó ngân hàng quyết định mở rộng cho vay khu vực này.

+ Dư nợ ngành dịch vụ nông nghiệp.

Dư nợ của ngành này cũng tăng dần qua từng năm, tuy nhiên con số tuyệt đối vẫn khá khiêm tốn, cụ thể năm 2009 dư nợ của ngạnh này là 2.572 triệu đồng, đến năm 2010 thì tăng lên là 4.036 triệu đồng, và năm 2011 là 4.318 triệu đồng. Ngành dịch vụ nông nghiệp với đặc thù là đầu tư vốn lớn, thu hồi chậm, do đó chỉ những hộ khá giả mới có thể tham gia, nhân dân huyện Hải Lăng còn nghèo khó, chưa tích lũy đủ vốn có thể làm ăn lớn nên số hộ tham gia vay vốn phụ vụ mục địch này là còn nhỏ, vì thế mà dư nợ cho vay qua các năm không cao.

+ Dư nợ các ngành khác.

Dư nợ các ngành khác có xu hướng tăng qua các năm, chủ yếu do doanh số cho vay tăng trong khi doanh số thu nợ giảm. Năm 2009, dư nợ các ngành khác đạt 23.145 triệu đồng chiếm 18% tổng dư nợ. Năm 1010, con số này tăng lên 8.977,1 triệu đồng hay tăng lên 38,79% đạt 32.122,1 triệu đồng chiếm 19,45% tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ ngành này lại tăng tiếp một lượng 8.353,4 triệu đồng tức tăng 26,01% đạt 40.475,5 triệu đồng, chiếm 23,69% tổng dư nợ cho vay HSX.


Tiểu kết 3:Dư nợ tăng lên qua từng năm thể hiện việc mở rộng hoạt động cho vay HSX của ngân hàng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn luôn chiếm ưu thế. Dư nợ cho vay trong ngành SXNN luôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ cho vay HSX, điều này là phù hợp với địa bàn hoạt động của ngân hàng với hơn 40% tổng số hộ làm nông[7]. Việc ngân hàng cung ứng vốn cho nhiều ngành nghề như vậy giúp hạn chế rủi ro, tạo điều kiện để các hộ sản xuất có cơ hội làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của dư nợ trong thời gian qua là có chất lượng hay không còn tùy thuộc vào dư nợ quá hạn và dư nợ xấu.

2.2.2.4. Phân tích dư nợ quá hạn khi cho vay HSX

Hoạt động của ngân hàng cũng như bất kỳ một ngành kinh doanh nào cũng phải có rủi ro. Đối với ngân hàng có thể có những rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá… Ở đây, khi phân tích hoạt động cho vay đến HSX chúng ta xem xét rủi ro tín dụng của ngân hàng và được đo lường bằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay HSX.

a. Nợ quá hạn theo thời hạn vay vốn.

Nợ quá hạn là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng, vì thế mọi ngân hàng đếu cố gắng để hạn chế khoản nợ này, trong đó nợ quá hạn theo thời hạn biến động như sau:

Bảng 2.11: Dư nợ quá hạn hộ sản xuất theo thời hạn vay vốn.

Đơn vị: triệu đồng.



Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh chênh lệch

2010/2009

2011/201

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

+/-

%

+/-

%

Dư nợ quá hạn

12.495

100

14.215

100

14.553

100

1.720

13,8

338

2,4

-Ngắn hạn

9.714

77,7

10.925

76,9

11.090

76,2

1.211

12,5

165

1,5

Trong đó, nợ xấu

3.251

33,5

1.501

13,7

1.098

9,9





-Trung hạn

2.781

22,3

3.290

23,1

3.463

23,8

509

18,3

173

5,3

Trong đó, nợ xấu

1.478

53,1

661

20,1

550

15,9





Tỷ lệ nợ quá hạn

9,72

8,61

8,52





-Ngắn hạn

10,35

8,59

8,66





-Trung hạn

8,01

8,66

8,11





(Nguồrn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)


+ Nợ quá hạn ngắn hạn.

Xét theo thời hạn tín dụng thì ngắn hạn được cho vay nhiều nhất vì thế nợ quá hạn phát sinh theo đó cũng nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn lại giảm giần qua từng năm, cùng với đó là sự giảm xuống của nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu. Cụ thể, năm 2009 nợ quá hạn ngắn hạn cho vay HSX là 9.714 triệu đồng, chiếm 77,7% trong tổng nợ quá hạn, trong đó nợ xấu đạt 3.251 triệu đồng, chiếm 33,5% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn, trong năm này tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn là 10,35%, cao hơn so với tỷ lệ chung trong cho vay HSX. Đến cuối năm 2010, dư nợ quá hạn ngắn hạn tăng 1.211 triệu đồng đạt 10.925 triệu đồng, chiếm 76,9% trong tổng nợ quá hạn, trong đó nợ xấu chiếm 13,7% với 1.501 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn là 8,59%. Năm 2011, dư nợ quá hạn ngắn hạn tăng nhẹ đạt 11.090 triệu đồng, chiếm 76,2%, trong đó nợ xấu ngắn hạn đạt 1.098 triệu đồng, giảm so với cuối năm 2010, chiếm 9,9% trong tổng nợ quá hạn. Dư nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên chậm hơn so với tốc độ tăng của dư nợ quá hạn cho vay HSX qua từng năm, cụ thể là năm 2010/2009 là 12,5% so với 13,8% và năm 2011/2010 là 1,5% so với 2,4%, cùng với đó là biến động giảm mạnh của tỷ lệ nợ xấu so với tổng nợ quá hạn, từ 33,5% năm 2009 giảm chỉ còn 9,9% trong năm 2011.

Những kết quả trên cho phép chúng ta kết luận một điều đó là sự biến động của dư nợ quá hạn ngắn hạn trong thời gian qua là khá tốt. Đạt được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo năng nỗ, quyết liệt của ban lãnh đạo ngân hàng Hải Lăng, năng lực làm việc của CBTD trong việc sàng lọc, hạn chế được tình trạng thông tin bất cân xứng. Bên cạnh đó, việc tỷ trọng nợ xấu giảm dần qua từng năm cho thấy khả năng thu hồi nợ quá hạn trên 90 ngày của chi nhánh là rất tốt, các CBTD đã thường xuyên tìm mọi cách để liên hệ và thúc giục các HSX này trả nợ.

+ Nợ quá trung hạn.

Năm 2009, dư nợ quá hạn trung hạn là 2.781 triệu đồng, chiếm 23,3% trong tổng nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn trung hạnlà 8,01% thấp hơn con số 9,72% của cho vay HSX, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trung hạn lại chiếm 53,1% đạt 1.478 triệu đồng, cao hơn rất nhiều sơ với tỷ lệ 33,5% của tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn. Năm 2010, nợ quá hạn trung hạn tăng nhẹ đạt 3.290 triệu đồng, chiếm 23,1% tổng nợ quá hạn với tỷ lệ nợ quá hạn trung hạn là 8,66%. Cùng với đó, dư nợ xấu giảm xuống còn 661 triệu đồng, chiếm


20,1% trong tổng nợ quá hạn trung hạn. Năm 2011, nợ quá hạn trung hạn tăng lên đạt

3.463 triệu đồng, chiếm 23,8% trong tổng nợ quá hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn trung hạn lại giảm từ 8,66% năm 2010 xuống còn 8,11% vào cuối năm 2011, dư nợ xấu giảm từ 661 xuống còn 550 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 15,9%.

Nợ quá hạn trung hạn tăng nhanh hơn so với bình quân chung, cụ thể năm 2010/2009 là 18,3% so với 13,8% và năm 2011/2010 là 5,3% so với 2,4%. Cùng với đó là dư nợ quá hạn trung hạn ngày càng chiểm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ quá hạn cho vay HSX, tỷ lệ nợ xấu trung hạn cao hơn ngắn hạn. Những kết quả đó cho thấy hoạt động cho vay trung hạn của ngân hàng trong thời gian qua là không tốt, ngân hàng cần hạn chế để xảy ra nợ quá hạn, đồng thời tăng cường thu hồi các khoản nợ xấu, nợ khó đòi.

b. Nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế.

Cách phân loại này cho biết ngành nào còn tồn đọng nợ, chưa thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng theo quy định và nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế trong những năm qua như sau:

Bảng 2.12: Dư nợ quá hạn hộ sản xuất theo ngành nghề kinh tế.

Đơn vị: triệu đồng.



Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh

2010/2009

So sánh

2011/2010

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

+/-

%

+/-

%

Dư nợ quá hạn

12.495

100

14.215

100

14.553

100

1.720

13,8

338

2,4

-SXNN

7.747

62

9.097

64

9.751

67

1.350

17,4

653

7,2

-Đánh bắt thủy, hải sản

1.374

11

1.706

12

2.183

15

331

24,1

477

28,0

-Dịch vụ nông nghiệp

625

5

569

4

728

5

-56

-9,0

159

28,0

-Khác

2.749

22

2.843

20

1.892

13

94

3,4

-951

-33,5

Tỷ lệ nợ quá hạn

9,72

8,61

8,52





-SXNN

8,61

8,14

9,03





-Đánh bắt thủy, hải sản

10,69

9,89

12,06





-Dịch vụ nông nghiệp

24,29

14,09

16,85





-Khác

11,88

8,85

4,67





(Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)


+ Ngành SXNN.

Do nông nghiệp là đối tượng cho vay chính của ngân hàng nên dư nợ của ngành này tương đối cao và tất nhiên xảy ra tính trạng nợ quá hạn là không thể tránh khỏi. Tình trạng nợ quá hạn ngành SXNN tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2009, nợ quá hạn ngành này là 7.747 triệu đồng, chiếm 62% tổng dư nợ quá hạn cho vay HSX. Đến năm 2010, dư nợ quá hạn tăng lên 1.350 triệu đồng đạt 9.097 triệu đồng, chiếm 64% tổng nợ quá hạn. Năm 2011, nợ quá hạn cho vay SXNN đạt 9.751 triệu đồng, chiếm 67% tổng nợ quá hạn. Tốc độ tăng của dư nợ quá hạn cho vay SXNN năm 2010/2009 là 17,4% cao hơn so với dư nợ quá hạn chung là 13,8%. Năm 2011/2010 là 7,2% cao hơn tốc độ tăng của nợ quá hạn cho vay HSX chung là 2,4%.Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn của ngành trong năm 2009 và 2010 đều thấp hơn nhưng năm 2011 lại cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn chung khi cho vay HSX. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần có biện pháp để thu hồi các khoản nợ này.

+ Ngành đánh bắt thủy, hải sản.

Ngành này có tỷ lệ nợ quá hạn biến động cùng với sự biến động của dư nợ cho vay, tuy nhiên có tốc độ tăng lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ quá hạn nói chung, cụ thể: Năm 2009 dư nợ quá hạn ngành đánh bắt thủy hải sản là 1.374 triệu đồng, chiếm 11% tổng nợ quá hạn. Năm 2010, dư nợ quá hạn ngành này tăng so với năm 1009 là 24,1% tương ứng tăng 331 triệu đồng đạt 1.706 triệu đồng, chiếm 12% tổng nợ quá hạn. Năm 2011, dư nợ quá hạn đạt 2.183 triệu đồng, tăng 28% so với năm 2010, chiếm 15% tổng nợ quá hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ quá hạn của ngành này luôn biến động cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn chung khi cho vay HSX.

+ Ngành dịch vụ nông nghiệp.

Ngành này có DSCV, DSTN và DN là khá nhỏ do đó dư nợ quá hạn cũng thấp, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại cao hơn so với bình quân chung. Cụ thể, năm 2009 dư nợ quá hạn của ngành là 625 triệu đồng, chiếm 5% tổng nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn là 24,29%. Năm 2010, dư nợ quá hạn giảm 9% đạt 569 triệu đồng, chiếm 4% với tỷ lệ nợ quá hạn là 14,09%. Và tính đến cuối năm 2011 dư nợ quá hạn là 728 triệu đồng, tăng so với cuối năm 2010 159 triệu tương ứng tăng 28%.


+ Các ngành khác.

Qua bảng ta thấy dư nợ quá hạn của ngành vẫn khá cao, cụ thể: Năm 2009, dư nợ quá hạn là 2.749 triệu đồng, chiếm 22% với tỷ lệ nợ quá hạn là 11,88%. Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 8,85%, dư nợ quá hạn tăng nhẹ đạt 2.843 triệu đồng, chiếm 20%. Năm 2011, dư nợ quá hạn giảm xuồng 33,5% tương ứng giảm gần 1.000 triệu đồng đạt 1.892 triệu đồng, chiếm 13% với tỷ lệ nợ quá hạn là 4,67%.

Có thể thầy nợ quá hạn đạt con số khá lớn trong năm 2009 và 2010 rồi giảm mạnh trong năm 2011, lý do của việc này được giải thích là do ngân hàng muốn tập trung cho vay tam nông nên đã quyết tâm thu hồi các khoản nợ này, trong năm vừa rồi ngân hàng đã phối hợp với các tổ chức trính trị, đoàn thể để thu cho bằng được các khoản nợ xấu này, do đó số dư nợ xấu đã giảm.

Để thấy rõ hơn mức độ rủi ro của ngân hàng, ta đi vào phân tích dư nợ xấu trong hoạt động cho vay HSX:

Bảng 2.13: Tình hình nợ xấu HSX theo ngành nghề kinh tế trong 3 năm vừa qua.


Đơn vị: triệu đồng.



Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Dư nợ nợ xấu

4.729

100

2.162

100

1.648

100

-SXNN

2.837

60

1.402

65

1.002

61

-Đánh bắt thủy, hải sản

473

10

270

12

240

15

-Dịch vụ nông nghiệp

142

3

50

2

105

6

-Khác

1.277

27

440

20

301

18


(Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)


Qua bảng ta có thể thầy dư nợ xấu của ngành SXNN qua từng năm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ xấu, kế đến là các ngành khác như tiểu thủ công nghiệp, buôn bán…, tiếp đến là ngành đánh bắt thủy hải sản, và cuối cùng là ngành dịch vụ nông nghiệp.


Tiểu kết 4:Dư nợ quá hạn và dư nợ xấu trong hoạt động cho vay HSX biến động qua từng năm và có xu hướng giảm về tỷ lệ tương đối, mức tăng của dư nợ quá hạn nhỏ hơn so với mức tăng của dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm dần qua từng năm là cơ sở cho chúng ta thấy hoạt động cho vay HSX là có chất lượng.

2.2.2.5. Phân tích vòng quay vốn cho vay HSX

Vòng quay vốn cho vay phản ánh tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng. Vòng quay này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả hoạt động và thiện chí trả nợ của khách hàng. Với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nông thôn đa số có chu kỳ kinh doanh ngắn nhưng hiệu quả không cao, do đó dư nợ cho vay duy trì khá đều đặn, bên cạnh đó là việc các hộ vay trung hạn có chua kỳ luân chuyển vốn dài vì thế mà vòng quay vốn không cao.

Bảng 2.14: Vòng quay vốn cho vay HSX trong 3 năm vừa qua.

Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Doanh số thu nợ

159.025

165.735

254.042

Dư nợ bình quân

110.358

146.882,5

168.000,5

Vòng quay vốn cho vay HSX

1,44

1,13

1,51

Vòng quay chung

1,43

1,19

1,57


Qua bảng ta thấy, vòng quay vốn cho vay HSX biến động nhẹ trong 3 năm vừa qua, và khá đồng đều với vòng quay vốn cho vay chung của cả chi nhánh, cụ thể: Năm 2009, con số này là 1,44 vòng; năm 2010 là 1,31 vòng; năm 2011 là 1,51 vòng. Nhìn chung thì mỗi năm đồng vốn của ngân hàng luôn quay được hơn một vòng, năm 2011 là hơn 1,5 vòng, chứng tỏ rằng hoạt động cho vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất là có chất lượng.


2.2.2.6. Phân tích khả năng sinh lời của đồng vốn cho vay HSX

Bảng 2.15: Mức sinh lời của đồng vốn cho vay HSX trong 3 năm vừa qua.

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Thu lãi cho vay HSX

13.762

22.197

38.901

Dư nợ bình quân

110.357

146.883

168.001

Mức sinh lời của đồng vốn cho vay

HSX(%)

12,47

15,11

23,16

Mức sinh lời chung(%)

13,42

16,6

21,99


Qua bảng ta có thể nhận thấy mức sinh lời khi cho vay HSX tăng qua từng năm, tuy nhiên so với bình quân chung của cả chi nhánh thì thấp hơn. Cụ thể, năm 2009 mức sinh lời cho vay HSX là 12,47%. Năm 2010 con số này tăng lên đạt 15,11%. Và năm 2011 là 23,16%. Sự tăng trưởng của mức sinh lời như vậy là rất tốt, ngoài mục tiêu thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước thì cho vay đối tượng này cũng mang lại mức sinh lời khá cao.

Ngoài ra ta xét thêm tỷ lệ thu lãi từ hoạt động cho vay HSX so với tổng thu nhập

chung, và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.16: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay HSX.

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Thu lãi cho vay HSX

13.762

22.197

38.901

Tổng thu nhập

25.347

33.021

47.993

Tỷ lệ thu nhập(%)

54,29

67,22

81,06


(Nguồn: Báo cáo NHNo Hải Lăng)


Qua bảng trên ta thấy rằng hoạt động cho vay đối với HSX mang lại thu nhập rất cao, và tỷ lệ này tăng dần qua từng năm, cụ thể: Năm 2009, tỷ lệ thu nhập khi cho vay HSX là 54,29%, năm 2010 tăng lên đạt 67,22% và năm 2011 là 81,06%.Trong một vài năm qua, ngân hàng luôn quan tâm đến sự phát triển kinh tế hộ sản xuất, đã cung ứng vốn lớn cho các HSX, vì thế mà thu nhập từ lãi cho vay HSX mang tới cho ngân hàng là rất lớn. Sự tăng trưởng của thu nhập khi cho vay HSX chứng tỏ hoạt động này là có chất lượng tốt.

B. Đánh giá ngoài.

Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động cho vay của ngân hàng .

Phương pháp đánh giá ngoài được sử dụng đó là thiết lập phiếu điều tra khách hàng.

Quy trình thực hiện như sau:

-Xây dựng phiếu điều tra:

Căn cứ để xây dựng là dựa vào sự tìm hiểu, tham khảo các mô hình điều tra trước đây như mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ SERVQUAL, cùng với đó là sự tìm hiểu bảng hỏi của các anh chị khóa trước cũng như việc phỏng vấn thử một số hộ sản xuất sau đó hoàn chỉnh mẫu phiếu điều tra và tiến hành điều tra toàn bộ các hộ đã chọn.

- Nội dung của phiếu điều tra gồm:

+ Thông tin về khách hàng là các hộ sản xuất như tuổi, giới tính, trình độ học vấn.

+ Tình hình vay vốn tại ngân hàng theo các tiêu chí như số lần vay, mục đích vay…

+ Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về hoạt động cho vay của ngân hàng trên các phương diện như phong cách, thái độ phục vụ của CBTD, mức cho vay, phương thức trả gốc và lãi…

-Phương pháp chọn mẫu được dùng là chọn mẫu thuận tiện nhằm tranh thủ thời gian trong quá trình thực tập tại ngân hàng.

-Cách thức điều tra là gặp gỡ trực tiếp khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng để đưa

phiếu điều tra, rồi hướng dẫn họ những câu mà họ thấy khó hiểu về mặt ngữ nghĩa.

-Phương pháp xử lý số liệu thu thập được: sử dụng phần mềm SPSS để nhập số liệu rồi đưa ra kết quả thống kê mô tả.

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 19/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí