Bản Đồ Điểm Tài Nguyên Du Lịch Tỉnh Luang Prabang

vùng núi huyện Ngoi Neua cổ kính. Một bên là dòng sông trở nặng phù sa, một bên là dãy núi cao bao bọc.

b. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tỉnh Luang Prabang là tỉnh giàu bản sắc nhân văn, có nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị tiêu biểu.

Các di tích lịch sử văn hoá là tài nguyên vô giá của dân tộc, đồng thời đây cũng là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng để phát triển du lịch. Hiên nay ở Luang Prabang có 228 điểm du lịch được nhà nước xếp hạng trong đó có 108 thắng cảnh, 34 di tích lịch sử và 86 di tích văn hoá, số lượng di tích trên được phân bố như sau:

Bảng 2.2. Số lượng điểm tài nguyên du lịch Luang Prabang


Năm

2005

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Điểm TNDL nhân Văn

60

81

120

120

120

120

120

Điểm TNDL tự nhiên

49

79

107

107

108

108

108

Tổng Cộng

109

160

227

227

228

228

228

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê Luang Prabang 2005 - 2015.

Ngoài các di tích được Nhà nước xếp hạng còn có các di tích văn hoá lịch sử, thiên nhiên đang được khảo cứu thiết lạp hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước công nhận. Nhìn chung về mặt số lượng các di tích của tỉnh chưa nhiều nhưng khá đa dạng, trong đó có một số di tích có khả năng thu hút mạnh các đối tượng khách du lịch nội địa và một số khách du lịch quốc tế.

Ngoài ra còn phải kể đến các sinh hoạt lễ hội tiêu biểu. Sinh hoạt lễ hội là một tập quán của các cộng đồng dân cư lớn nhỏ khác nhau. Do đó trong thực tế các lễ hội đã trờ thành nhu cầu văn hoá và tâm linh, về phương diện du lịch, lễ hội là sản phẩm văn hoá thu hút khách hàng hướng và khách du lịch. Ngoài nhu cầu tín ngưỡng, khách du lịch còn có nhu cầu tham quan và tham dự các trò chơi giải trí cửa các lễ hội. Các hoạt động lễ hội chính ở tỉnh Luang Prabang có thể chia ra nhiều loại như:

- Lễ hội chùa Pá Phôn Phau dân tộc Lào Lùm 21-23 tháng 1 âm lịch.

- Lễ hội Khậu chí 21 tháng 2 âm lịch.

- Bun Pi May (Lễ hội té nước) 13-16 tháng 4 âm lịch.

Hình 2 2 Bản đồ điểm tài nguyên du lịch tỉnh Luang Prabang Biên vẽ Perng 1

Hình 2.2. Bản đồ điểm tài nguyên du lịch tỉnh Luang Prabang

Biên vẽ: Perng LORKAMANN

- Lễ hội Viên thiên (thắp nến) 19 tháng 5 âm lịch.

- Bun Khậu Phăn Sa (Hội vào chay và mãn chay) 17-18 tháng 7 âm lịch.

- Lễ hội Họ Khậu Sa Lạc (đua thuyền) 14 tháng 9 âm lịch.

- Lễ hội Óc Phăn Sa Lay Hưa Phay (Hội thả đèn lồng) 14-15 tháng 10 âm lịch.

- Lễ hội Thạt Luông, Luang Prabang 12 tháng 11 âm lịch.

Nhìn chung các hoạt động lễ hội ở Luang Prabang khá phong phú, với nhiều loại hình khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là lễ hội tháng 5 (tế nước) 13-16 tháng 4 âm lịch và lễ hội Ho Khậu Pa đặp đin (hội đua thuyền) vào ngày 14 tháng 9 âm lịch và lễ hội Óc Phăn Sa Lay Hưa Phay - hoạt động lễ hội diễn ra khá rầm rộ trong nhũng năm gần đây, chủ yếu có tính tự phát và được tiến hành theo cổ lễ, cổ tích, các phục cổ. Nội dung các lễ hội hầu hết chưa đề ra được kịch bản cụ thể trên quan điểm phát huy cái tinh hoa, hạn chế cái lạc hậu và có thể đưa các nội dung mới vào trong đó. Nguyên nhân là chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng các tập tục tín ngưỡng và chưa có tổ chức khai thác như một tiềm năng văn hoá cho hoạt động du lịch.

Hiện nay các lễ hội truyền thống có xu hướng phục hồi và phát triển trở lại. Hầu như ở các địa phương trong tỉnh đều có tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống. Nhiều lễ hội có ý nghĩa về mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng tích cực trong các việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Chính vì vậy các lễ hội có sức thu hút rất lớn đối với nhân dân và du khách các nơi, nhất là khách du lịch quốc tế.

Do vậy cần phải tiến hành nghiên cứu quy trình các lễ hội để có được chương trình hoạt động lễ hội, cũng như đầu tư xác định nội dung giới thiệu về lịch sử, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa... của các lễ hội cụ thể. Đó chính là hoạt động nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời cũng là trách nhiệm biểu đương văn hoá dân tộc một cách nghiêm túc cho du khách về nền văn hoá của địa phương.

Ngoài các tài nguyên du lịch nhân văn trên, ở tỉnh Luang Prabang còn có những tài nguyên hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế như: Chi nhánh Bảo tàng Vua Sisavang Vattana và bức tường Sisavangvong nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật, hình ảnh về cuộc đời sinh sống của vua Luang Prabang.

Các loại hình nghệ thuật, ca múa nhạc, sân khấu hiện đại và truyền thống với những chương trình biểu diễn và những tiết mục khá hấp dẫn như: Chương trình biểu diễn đoàn ca múa tỉnh Luang Prabang; Chương trình biểu diễn của đoàn nghệ thuật không chuyên của các dân tộc như: Phọn Nang Kẹo, Phọn Pha Lặc Pha Lam...; Hát hò bá trạo của cư dân của các dân tộc như: Khắp Thùm, Án Năng Xư; Lăm Tăng Vai, Khắp Sa Lam Sam Sạo... [3, tr 4].

Ngoài ra còn có các làng nghề truyền thống tại các địa phương, các làng dân tộc miền núi và vùng ven sông.

2.2.1.3. Cơ sở hạ tầng

Toàn tỉnh có 1.301 km đường bộ với các trục và tuyến giao thông chính gồm: quốc lộ 13 Bắc, số 7, số 4 và số 1. Quốc lộ 13 Bắc là trục giao thông chính nối với các tỉnh phía Bắc và thủ đô Vientiane, với tổng chiều dài đi qua tỉnh là 510 km. Quốc lộ số 7 là tuyến mới Luang Prabang với tỉnh Xiengkhouang, tỉnh Houaphan với chiều dài đi qua tỉnh là 714 km. Tuyến giao thông số 13 Bắc nối liền với tỉnh Oudomxai - tỉnh LuangNamtha- tỉnh Bokeo và tỉnh Phongsaly với chiều dài là 575 km, quốc lộ số 4 nối liền với Tỉnh Xayaboury. Đặc biệt trong tỉnh Luang Prabang còn có đường liên huyện - đường đất khoảng 758 km.

Luang Prabang còn có đường sông Mê Kông nối liền từ thủ đô Vientiane - Luang Prabang - Bokeo với chiều dài hơn 500 km, có 3 bến thuyền. Toàn tỉnh có 667 chiếc thuyền trở hành khách của tư nhân từ 9 - 45 chỗ ngồi. Có 2 bên xe chạy từ thành phố Luang Prabang đến các huyện trong tỉnh, các tỉnh xung quanh và 1 bến xe quốc tế: Luang Prabang - Việt Nam như: Điện Biên Phủ, Huế, Hà Nội và Vịnh; Luang Prabang - Trung Quốc: Khunming, Xieng Hung; Luang Prabang - Thái Lan: Xieng Mai, Leuoi. Sân bay quốc tế Luang Prabang có 9 tuyến bay như: Luang Prabang - Bang Kok, Luang Prabang - Hà Nội, Luang Prabang - Campuchia, Luang Prabang - Trung Quốc Luang Prabang - Singapore và Luang Prabang - Hàn Quốc. Nhìn chung mạng lưới giao thông của tỉnh Luang Prabang thuận lợi cho hoạt động du lịch với trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên chất lượng mạng lưới thấp và nhiều nơi chưa đầu tư đúng mức. [9, tr 3].

Mạng lưới điện toàn tỉnh đến nay đang trong quá trình phát triển trong 12 huyện, thành phố đã có điện quốc gia. Hầu hết các khách sạn và khu du lịch trên địa bàn tỉnh đều có điện để phục vụ du khách. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển và khả năng cung cấp chưa thật đảm bảo, riêng huyện Phonxai, huyện Pakxeng và huyện Viengkham đang cung cấp điện và sắp tới nhân dân sẽ được sử dụng điện.

Hệ thống cung cấp nước cho chuyên dùng và sinh hoạt hiện nay ở thành phố Luang Prabang mới đảm bảo trên 85% nhu cầu. Nhà máy nước Luang Prabang với công suất 12.000 m3/ngày đêm đến nay chỉ đảm bảo khoảng hơn 9.500 m3/ngày đêm. Còn các khu vực ngoài thanh chỉ được sử dụng nước 58% so với dân số người trong tỉnh, hầu như còn thiếu hệ thống cung cấp nước tập trung. Do vậy, ở các khu du lịch nguồn cung cấp nước chính là các nguồn nước sông, suối tại chỗ. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở thành phố Luang Prabang nhiều nơi chưa có hệ thống thoát nước, số cũ đã xuống cấp gây ngập úng ở nhiều khu vực, nên dẫn tới ô nhiễm môi trường.

Thông tin liên lạc: hệ thống bưu chính viễn thông toàn tỉnh gồm: 2 bưu chính cấp 1 trên toàn tỉnh (ở thành phố Luang Prabang), 10 bưu chính cấp 2 thuộc các huyện thành phố, 66 bưu chính cấp 3 ở các bưu điện văn hoá xã, phường. Có hơn 10 tổng đài điện tử với dung lượng 170 số và trên 113.550 máy điện thoại, 852.483 di động. Những năm qua mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đã được hiện đại hoá, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin hiện nay và trong tương lai. [5, tr 5].

2.2.1.4. Chính sách phát triển du lịch

Để thực hiện mục tiêu và chiến lược có hiệu quả cao với sức mạnh xúc tiến và phát triển du lịch, trong những năm qua, UBND tỉnh Luang Prabang luôn quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển du lịch, coi đây là một hướng chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà. Dựa trên quan điểm đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Luang Prabang đã đề ra những chủ trương, biện pháp tích cực để phát triển du lịch như sau: Mở rộng đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để phát triển ngành du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các dịch vụ du lịch; Tăng cường quản lý đơn vị kinh doanh du lịch hoạt động theo pháp luật; Khuyến khích các hiệp hội, hiệp hội du lịch, khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng trên thị trường để thu hút khách du lịch từ các nước láng giềng đến Luang Prabang ngày càng nhiều; Chú ý tuyên truyền người dân địa

phương để duy trì nền văn hóa, phong tục và truyền thống hoạt động độc đáo của địa phương và mở rộng tiềm năng của huyện Ngoi, huyện Chomphet, huyện Phoukhoun và phát triển các hoạt động của du lịch đối với các huyện nghèo như: huyện Phonxai, huyện Pakxeng và huyện Viengkham. [7, tr 38].

2.2.2. Các nhân tố cầu du lịch

2.2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

a. Về tăng trưởng kinh tế

Thời kỳ năm 2010-2015, nền kinh tế tỉnh Luang Prabang đã đạt được nhịp độ tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 8,83%/ năm, trong đó; giai đoạn 2010-2012 tăng bình quân 9,17%/năm, giai đoạn từ 2013-2015 tăng trưởng 8,5%/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong các năm cuối thời kỳ có giảm so với các năm trước; song trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, đây là một kết quả đáng khích lệ.

So với mục tiêu chung trong cả nước, năm 2015 đã đạt được theo kế hoạch; tổng bình quân của sản phẩm trong nước (GDP) đạt được 5.566 tỷ Kíp, GDP bình quân đầu người là 1.725 USD. Trong đó, tổng bình quân của nông phẩm và lâm sản đạt 1.855,3 tỷ Kíp, chiếm 33,4 % của GDP (tăng 3,31%). Tổng bình quân của sản phẩm công nghiệp đạt 1.283tỷ Kíp (tăng 12,42%, chiếm 23% của GDP). Tổng bình quân của hàng hoá dịch vụ đạt 2.427,7 tỷ Kíp, chiếm 43,6% GDP (tăng 10,73%). Tổng đầu tư 1.047 tỷ Kíp, trong đó vốn nhà nước là 158 tỷ kíp, vốn tư nhân 323 tỳ kíp, vốn vay 42 tỷ kíp và vốn hỗ trợ 524 tỷ kíp. [20]

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tỉnh Luang Prabang đã đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đề ra: tỉnh đã xoá đói giảm nghèo được hơn 11.300 hộ, chỉ còn lại 18.200 hộ gia đình nghèo. Vì hạn chế việc phá rừng làm nương nên diện tích nương hiện nay là

10.300 ha, còn lại 23.600 ha là rừng dẫn đến cơ cấu nghề nghiệp có sự biến đổi lớn: Làm ruộng: 10.100 hộ; Làm ruộng kết hợp làm nương: 4.300 hộ; Làm nương: 38.300 hộ; Hoạt động dịch vụ: 4.700 hộ; Làm trong lĩnh vục khác: 7.700 hộ.

Về cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế các nhóm ngành chủ yếu từ giai đoạn 2010-2015

(Đơn vị tính: %)


Nhóm ngành

Năm 2010

2012

2015

Nông nghiệp Công nghiệp

Dịch vụ

41

20

39

36,7

21,5

41,8

31,9

23,7

44,4

Nguồn: Niên giám thống kê Luang Prabang.

Khu vực nông nghiệp giảm dần từ 41% năm 2010 xuống 36,7% năm 2012 và 31,9% năm 2015. Trong đó, tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm dần như từ 41% năm 2010 xuống 36,7% năm 2012 và 31,9% năm 2015.

Khu công nghiệp tăng dần từ 20% năm 2010 lên 21,5% năm 2012 và 23,7% năm 2015. Tỷ trọng công nghiệp có xu hướng tăng lên từ 20% năm 2010 lên 21,5% năm 2012 và 23,7% năm 2015.

Khu vực dịch vụ tăng từ 39% năm 2010 tăng lên 42,7% năm 2012 và 44,4% năm 2015. Trong đó, du lịch ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định trong khu vực này.

Về cơ cấu thành phần kinh tế: tỷ trọng GDP kinh tế có lúc tăng lúc giảm như từ 8,9% năm 2010, lên 9,2% năm 2012 và 8,5% năm 2015 trong giai đoạn này cơ cấu thành phần kinh tế tương đối ổn định không chuyển dịch.

Thời kỳ từ năm 2010 - 2015, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Luang Prabang được thực hiện trong điều kiện nhiều chủ trương, chính sách mới ra đời tạo hành lang pháp lý, chủ động khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tỉnh phát triển. Với sự quyết tâm phát huy nội lực, tranh thủ và tạo điều kiện thu hút nguồn lực bên ngoài đẩy mạnh kinh tế - xã hội phát triển. Kết quả nền kinh tế tỉnh đạt mức tăng trưởng cao và liên tục trong thời kỳ 2010-20015, hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, duy trì mức tăng trưởng kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

2.2.2.2. Nhu cầu nghỉ ngơi, mức sống

Trong những năm qua sự tăng trưởng kinh tế, cùng với sự phát triển du lịch cả nước, thu nhập bình quân đầu người của Lào có xu hướng tăng lên. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2013, GDP bình quân đầu người của Lào 1.645 USD/người, Campuchia

1.007 USD/người; Myanmar 900 USD/người, Việt Nam là 1.910 USD/người. Tuy nhiên, xu hướng tăng GDP/người của Lào tăng nhanh hơn Việt Nam.

Trong phương hướng chung của tỉnh là tiếp tục thực hiện các giải quyết tăng nhanh thu hút lao động, giải quyết việc làm, giảm lao động không có việc làm ở thành thị và nông thôn, tăng thời gian sử dụng lao động. Phấn đấu tranh nằm giải quyết việc làm cho hơn 2 nghìn lao động (tính cho tất cả các ngành toàn tỉnh).

Phát triển du lịch là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng là cơ sở để nâng cao đời sống vật chất cho người dân. Qua đó nâng dần đời sống tinh thần cho nhân dân, nâng cao nhận thức cho người dân. Du lịch hoạt động tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội. Bộ mặt xã hội và nhiều vùng nông thôn, đặc biệt trong mấy năm gần đây đời sống các tầng lớp nhân dân được từng bước cải thiện, số hộ nghèo đói giảm từ 61,06% còn 38,94%; chưa giáo dục, văn hoá, xã hội được cải thiện đáng kể, kể cả các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống 53,48%. Tỷ lệ mù chữ trong độ tuổi giảm xuống còn 38,45% đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ trên toàn tỉnh.

Thông qua hoạt động du lịch sẽ tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc qua các chương trình tham quan khu di tích lịch sử - văn hoá, về nguồn tìm địa chỉ đó... Các hoạt động du lịch dã ngoại, hành trình, kết hợp công tác xã hội với du lịch. Ngoài ra sự phát triển du lịch còn có ý nghĩa to lớn đối với việc góp phần khai thác, bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ phát triển môi trường tự nhiên xã hội. [10, tr 14].

2.2.2.3. Thị trường du lịch

Thị trường du lịch không ngừng mở rộng và phát triển do du lịch Lào còn sơ khai. Ngoài khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế tiềm năng còn lớn. Trong

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí