Tiến Độ Thực Hiện Dự Án Seier Tính Đến Tháng 12/2011


- Hai là chất lượng thi công xây lắp công trình có nhiều lỗ hổng. Một nguyên nhân có thể dễ dàng nhận ra là do công tác giám sát kiểm tra của các ban quản lý dự án còn chưa chặt chẽ nên các nhà thầu thi công vẫn để xảy ra một số sai sót, thi công không đúng thiết kế…

- Ba là chi phí thực hiện đầu tư còn có những công trình phát sinh nhiều, chi phí phê duyệt bổ sung, điều chỉnh tổng mức đầu tư. Nhiều gói thầu có hiện tượng nhà thầu bỏ, không thực hiện do chi phí phát sinh quá nhiều, buộc phải đấu thầu lại, gây lãng phí rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

3.2.2 Phân tích việc thực hiện tiến độ dự án

Đối với các dự án sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới nói chung và dự án SEIER nói riêng, công tác chuẩn bị đầu tư dự án đều phải được thực hiện, hoàn thành và đáp ứng các điều kiện tương đối khắt khe của Ngân hàng Thế giới trước khi có thể kí kết Hiệp định vay và Hiệp định dự án.

Dự án SEIER vay vốn Ngân hàng Thế giới kí kết Hiệp định vay tháng 10/2002, thời gian hiệu lực đến tháng 12/2007. Dự án được gia hạn thời gian thực hiện lần thứ nhất đến tháng 12/2009; gia hạn lần thứ 2 đến tháng 6/2010; gia hạn lần thứ 3 đến tháng 12/2010 . Sau khi có tài trợ bổ sung, dự án có thời gian hiệu lực mới là đến tháng 12/2012. Các dự án điện vay vốn của WB thông thường có thời gian hiệu lực là 5 năm, riêng đối với dự án SEIER, qua các lần gia hạn, tổng thời gian thực hiện dự án đã kéo dài đến 10 năm.

Bảng 2.3: Tiến độ thực hiện dự án SEIER tính đến tháng 12/2011


STT

Dự án SEIER

Tiến độ thực hiện

1

Phân Lưới điện truyền

tải (Giá trị vay: 148,8

triệu USD)


32/35 tiểu dự án hoàn thành và đóng điện

2

Phân Lưới điện phân

phối (Giá trị vay 125,9

triệu USD)

96/106 tiểu dự án hoàn thành và đóng điện; 10 tiểu dự

án sử dụng nguồn vốn bổ sung đang thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý các dự án vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức nguồn vốn ngân hàng thế giới của tập đoàn điện lực Việt Nam - 7


Việc gia hạn thời gian hiệu lực của dự án SEIER, kéo dài thời gian thực hiện

dự án là do các nguyên nhân sau:

+ Hiệp định vay/ Hiệp định dự án kí kết giữa Ngân hàng Thế giới và phía Việt Nam là chưa linh hoạt, khi thực hiện đấu thầu, các khoản tiết kiệm do đấu thầu đã làm dư ra giá trị khoản vay. Việc bổ sung các tiểu dự án thực hiện để sử dụng vốn vay phải thông qua rất nhiều các khâu tại các Bộ ngành, cơ quan và cần phải gia hạn thời gian hiệu lực của Hiệp định mới có đủ thời gian thực hiện và hoàn thành các tiểu dự án bổ sung này.

+ Trong giai đoạn 2008-2009, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế cùng với tình hình lạm phát đã gây ra biến động lớn về giá nguyên vật liệu trên thị trường Việt Nam. Các dự án điện nói chung và dự án SEIER nói riêng cũng chịu tác động không nhỏ. Cụ thể, nhiều nhà thầu trúng thầu từ chối ký hợp đồng hoặc một số nhà thầu dừng thi công do thua lỗ. Rất nhiều gói thầu, lô thầu của dự án phải đấu thầu lại, gây chậm trễ về mặt thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện toàn dự án.

b. Tiến độ thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu

Công tác đấu thầu ở các đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện dự án được thể hiện

theo các nội dung:

+ Quy trình tổ chức đấu thầu thực hiện đúng Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng hiện hành của Nhà nước đối với hạng mục sử dụng nguồn vốn đối ứng và thực hiện theo Hướng dẫn đấu thầu của Ngân hàng Thế giới đối với nguồn vốn vay của WB.

+ Trong quá trình tổ chức đấu thầu, các ban QLDA, các Chủ đầu tư đều tiến hành theo đúng nội dung của quyết định đầu tư dự án. Nếu có phát sinh hay tình huống sảy ra trong quá trình đấu thầu thì các đơn vị đó đều có văn bản báo cáo Chủ đầu tư để xin ý kiến chỉ đạo.

+ Trong quá trình thực hiện, năng lực cán bộ của các các ban QLDA, các Chủ đầu tư ngày càng được nâng cao, vận dụng một các linh hoạt để xử lý tình huống trong công tác đấu thầu, đảm bảo được tính đúng đắn, minh bạch cho dự án, tránh


được hiện tượng tiêu cực trong việc thi công công trình như: Lạm dụng vốn, thất

thoát và lãng phí vốn…

* Các nhân tố chính làm ảnh hưởng tiến độ trong công tác lựa chọn nhà thầu Mặc dù đã thực hiện tốt trong công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhưng một

số tiểu dự án có công tác đấu thầu còn kéo dài so với kế hoạch.

+ Các gói thầu lớn sử dụng vốn vay WB đều phải gửi kết quả sang WB để có ý kiến không phản đối trước khi công bố kết quả xét thầu.. Nhiều nhà thầu kết quả chấm thầu đạt nhưng do nằm trong “danh sách đen” của WB nên kết quả không được chấp nhận, phải tổ chức đấu thầu lại, làm kéo dài thời gian thực hiện.

c. Tiến độ thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng công trình, từ khâu xác định mốc giới tại thực địa, kê kiểm, áp giá đền bù, thoả thuận với các hộ dân, xác nhận của các địa phương, lập trình duyệt phương án đền bù, thẩm tra phê duyệt của địa phương, trả tiền đền bù là một chuỗi công việc phức tạp, đi lại nhiều lần, chiếm rất nhiều thời gian, kéo dài suốt quá trình thực hiện dự án, đây là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ công trình.

* Các nhân tố chính làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện công tác GPMB

Những khó khăn vướng mắc trong công tác GPMB chủ yếu ở các tiểu dự án xây dựng tại các khu đô thị mới và các dự án xây dựng các tuyến đường dây đi qua địa phần nhiều tỉnh. Có thể nhận thấy xu hướng hiện nay là công tác đền bù giải phóng mặt bằng càng ngày càng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các khu vực đô thị và thành phố.

Lý do:

+ Với tình hình giá bất động sản biến động liên tục, các quy định về đền bù và giải phóng mặt bằng đều có mức giá không theo kịp diễn biến của giá cả thị trường. Do vậy, công tác đền bù giải phóng mặt bằng ít nhiều đều vấp phải sự không đồng thuận và hài lòng của người dân bị ảnh hưởng.

+ Trong năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP điều

chỉnh về chính sách đền bù- tái định cư theo hướng đáp ứng nhiều quyền lợi hơn


cho người dân bị ảnh hưởng và Nghị định 81/2009/NĐ-CP quy định về hành lang an toàn với lưới điện cao thế. Việc đền bù giải phóng mặt bằng của các tiểu dự án trạm và đường dây gặp rất nhiều khó khăn do nhiều hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đều chậm và không bàn giao mặt bằng, chờ đợi các Nghị định mới được ban hành và có hiệu lực nên gây chậm trễ tiến độ thực hiện một số tiểu dự án.

Nguyên nhân chủ quan:

+ Công tác vận động, thuyết phục quần chúng chưa được chú trọng, dẫn đến

nhiều bức xúc của người dân không được giải quyết kịp thời.

+ Các chế độ chính sách của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai, đền bù GPMB chưa được cập nhật kịp thời.

+ Sự phối hợp trong công việc giữa cán bộ của Chủ đầu tư với cán bộ của đơn

vị tư vấn lập hồ sơ đền bù GPMB chưa chặt chẽ.

d. Tiến độ thực hiện công tác thi công

Công tác thi công là một khâu quan trọng bậc nhất, phức tạp nhất, phần lớn các tiểu dự án thuộc dự án SEIER đều đáp ứng tiến độ, đặc biệt là các tiểu dự án không phải đền bù giải phóng mặt bằng như: mở rộng công suất máy biến áp, lắp đặt tù bù… Tuy nhiên, cũng có một số tiểu dự án có sự chậm trễ trong tiến độ thi công..

* Các nhân tố chính làm chậm tiến độ thi công

+ Chậm bàn giao mặt bằng thi công là nguyên nhân số một trong tất cả các nguyên nhân gây kéo dài thời gian thi công. Có những tiểu dự án, thời gian thương thảo đàm phán và nhận mặt bằng công trường kéo dài 2 năm trong khi thời gian thi công thực hiện chỉ gói gọn trong 6 tháng.

Một số tiểu dự án trạm và đường dây có địa hình thi công rất khó khăn và phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Khi mùa mưa đến là phải ngừng thi công, chờ thông và khô đường mới có thể tiếp tục thực hiện.

+ Nhà thầu thi công chưa đủ mạnh về nhân lực, năng lực và hạn chế về vốn,

thi công cầm chừng trông chờ vào vốn cấp theo kế hoạch hàng năm của Nhà nước.


+ Nhiều dự án do Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán chưa chính xác, các cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định còn thiếu trách nhiệm thẩm định sơ sài dẫn đến trong quá trình thi công nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và Chủ đầu tư phát hiện cần phải thay đổi thiết kế cho phù hợp và nâng cao hiệu quả sử dụng của dự án, vì vậy phải dừng thi công chờ xử lý kỹ thuật và phê duyệt điều chỉnh thiết kế, bổ sung dự toán.

g. Tiến độ thực hiện công tác nghiệm thu

Nhìn chung công tác nghiệm thu kỹ thuật công trình được các đơn vị tổ chức nghiệm thu theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước tại nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.

g. Tiến độ thực hiện công tác thanh quyết toán, giải ngân

Theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ các công

trình dự án hoàn thành chậm nhất sau 6 tháng phải quyết toán.

Thực hiện các quy định hiện hành về vay lại cho các dự án ODA có bảo lãnh của Chính phủ, có một thực tế là hầu như tất cả các dự án vay vốn WB của EVN đều được chỉ định sử dụng một ngân hàng phục vụ. Việc này vô hình đã làm cho ngân hàng phục vụ này quá tải và làm chậm trễ một phần công tác giải ngân.

* Các nhân tố chính làm chậm công tác thanh quyết toán, giải ngân

Phần lớn các tiểu dự án chậm công tác thanh quyết toán và giải ngân là do có những sai sót về là mặt thủ tục và hồ sơ. Ngay sau khi cung cấp đầy đủ các hồ sơ phục vụ giải ngân, công tác thanh quyết toán, giải ngân đều được hoàn thành. Do vậy việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý hồ sơ, công văn là hết sức cần thiết.

3.2.3 Phân tích đáp ứng mặt chất lượng công trình

Chỉ tiêu chất lượng được thể hiện qua các nội dung:

- Chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế công trình

- Chất lượng thi công xây dựng công trình

- Công tác bảo hành công trình

- Chế độ bảo trì công trình


a. Chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế công trình

Một trong những lĩnh vực quan trọng đầu tiên là công tác tư vấn khảo sát thiết kế bao gồm các khâu: Lập quy hoạch, khảo sát, lập dự án đầu tư, lập thiết kế - tổng dự toán, thẩm định thiết kế - tổng dự toán,.. Công tác này càng chính xác thì càng góp phần đáng kể quyết định tính hiệu quả của dự án (theo điều 35 khoản 4 của Luật xây dựng)

Thực tế qua các năm 2005-2010 thì chất lượng của công tác khảo sát thiết kế đã từng bước được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thể hiện ở chỗ:

+ Một số công trình khảo sát chưa kỹ dẫn đến công trình đi vào thi công phải dừng lại để xử lý kỹ thuật thay đổi thiết kế gây lãng phí về thời gian và chi phí, ví dụ: máy biến áp bị rung, lún do khảo sát và thiết kế vị trí đặt chưa chuẩn xác…

b. Chất lượng trong công tác thi công

Việc chọn đơn vị thi công xây lắp đều thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước hiện hành qua hình thức đấu thấu và chỉ định thầu. Tuy nhiên nhiều gói thầu do áp lực cạnh tranh về việc làm nên nhà thầu bỏ giá rất thấp (giảm tới 30% giá trị gói thầu), xong lại ký hợp đồng trọn gói, giá thị trường biến động tăng giá vật liệu mạnh dẫn đến Nhà thầu không thể thực hiện được hợp đồng dẫn đến thi công chậm, kéo dài, đơn phương bỏ hợp đồng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công trình.

Công tác thi công của các đơn vị thi công xây lắp nhìn chung đạt chất lượng, xong vẫn còn một số đơn vị xây lắp thi công chậm và chất lượng kém, do khi tính toán bỏ giá thầu nên khi bắt tay vào thi công gặp khó khăn trong việc huy động nhân lực và phương tiên thi công

Nhà thầu ký nhiều hợp đồng thi công cùng thời điểm dẫn đến lực lượng thi công lành nghề của nhà thầu bị dàn trải, thiếu cán bộ chủ chốt và công nhân lành nghề, điều này ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Công tác giám sát thi công quyết định đến chất lượng của công trình chưa được coi trọng đúng mức.


c. Chất lượng trong công tác nghiệm thu

Công tác nghiệm thu kỹ thuật công trình về cơ bản được các Ban QLDA cùng với các đơn vị tư vấn giám sát thi công, tư vấn thiết kế thực hiện nghiêm túc, tuân thủ theo các quy định hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về công tác quản lý chất lượng công trình, tiến hành nghiệm thu cho từng hạng mục nếu đạt yêu cầu kỹ thuật mới cho chuyển bước để thi công hạng mục tiếp theo, theo quy định tại nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.

* Các nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng công trình

+ Trong khâu khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, nhiều đơn vị tư vấn còn khảo sát thiết kế chưa kĩ và khi thiết kế chưa đề cập hết các khối lượng công việc dẫn đến thi công phải điều chỉnh thiết kế, bổ sung khối lượng, phải dừng thi công làm chậm tiến độ, ảnh hưởng chất lượng công trình và chi phí cho giá thành công trình

+ Trong thi công nhà thầu thi công do cạnh tranh đã đề xuất giá dự thầu giảm tới 20-30% giá trị gói thầu dẫn đến không thực hiện được hợp đồng đúng tiến độ, kéo dài, thiếu cán bộ có năng lực quán xuyến công trình, thiếu lực lượng công nhân lành nghề.

+ Công tác giám sát thi công của Chủ đầu tư còn làm việc kiêm nhiệm, cán bộ giám sát của các Ban QLDA nhiều việc nên giám sát chưa chặt chẽ nhất là các dự án ở khu vực xa xôi.

3.2.4 Phân tích chỉ tiêu chi phí thực hiện công trình

Công tác quản lý chi phí dự án đầu tư của các Ban QLDA và các Chủ đầu tư đều tuân thủ theo hệ thống tài chính kế toán hiện hành mà ta có thể thấy qua một số văn bản sau đây :

- Nghị định số 16 /2005/NĐ-CP của chính phủ về quản lý dự án đầu tư XDCB

- Công văn số 1500/TTCK-ĐT ngày 17/2/2004 của Bộ tài chính về việc triển

khai kế hoạch và cấp vốn đầu tư XDCB kế hoạch năm 2004.


- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTC-BXD ngày 26/4/2004 của bộ tài chính - Bộ xây dựng hướng dẫn việc thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng .

- Thông tư số 45/2004/TT-BTC ngày 21/5/2004 của bộ tài chính bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 44/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 nay là thông tư 33/2007/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

Nhà nước đã ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, nguyên tắc và phương pháp lập, điều chỉnh đơn giá, dự toán; định mức kinh tế - kỹ thuật trong thi công xây dựng; định mức chi phí trong hoạt động xây dựng để lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý TMĐT, tổng dự toán và thanh toán vốn đầu tư XDCT

Chi phí của dự án đầu tư XDCT được xác định theo công trình phù hợp với bước thiết kế xây dựng và được biểu hiện bằng TMĐT, tổng dự toán, dự toán XDCT.

Bảng 2.4: Tình hình giải ngân dự án SEIER giai đoạn 2006-2011


1. Năm


2006


2007


2008


2009


2010


2011

Luỹ kế giải ngân

(triệu USD)

76,99

118,47

190,33

239,99

262,8

270,94

Tỉ lệ giải ngân

(%)

34%

52%

69%

78%

85%

99%


Trong những năm qua, việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng, hệ thống giá xây dựng và cơ chế chính sách có liên quan do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiều tiểu dự án do khảo sát, thiết lập dự toán còn chưa sát, năng lực tư vấn còn yếu kém nên còn phát sinh khối lượng, điều chỉnh thiết kế dẫn đến phải dừng và phê duyệt và cũng một phần do chính sách Nhà nước có sự thay đổi và không đồng bộ. Các phát sinh này làm vượt TMĐT ban đầu, làm giảm hiệu quả đầu tư.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 14/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí