Giai Đoạn Thực Hiện Dự Án Đầu Tư


Chủ trương, ý tưởng đầu tư

Xác định

chủ đầu tư


Dự án được

phê duyệt


Dự án được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

nghiệm thu

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý các dự án vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức nguồn vốn ngân hàng thế giới của tập đoàn điện lực Việt Nam - 3


Chuẩn bị đầu tư

Thực hiện đầu tư

Kết thúc đầu tư

Hình vẽ 1.2: Quá trình quản lý dự án

2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Chủ đầu tư dự án chuẩn bị lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư theo các nội dung sau:

- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư;

- Nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung cấp thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư;

- Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng;

+ Tờ trình phê duyệt đề cương - dự tóan chi phí khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi

+ Thông báo cho lập báo cáo nghiên cứu khả thi

+ Quyết định chỉ định đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi

- Lập dự án đầu tư;

- Thẩm định dự án đầu tư.

- Phê duyệt dự án đầu tư.

* Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án như sau:

a) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định trước khi trình người có thẩm

quyền quyết định dự án bao gồm:

- Tờ trình thẩm định dự án;

- Dự án đầu tư xây dựng công trình gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở;

- Văn bản cho phép đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia; văn bản chấp

thuận về quy hoạch ngành đối dự án nhóm A không có trong quy hoạch ngành; văn


bản chấp thuận về quy hoạch xây dựng đối vối dự án không có trong quy hoạch xây

dựng;

- Các văn bản pháp lý có liên quan.

b) Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tư và gửi tới cơ quan có liên quan để lấy ý kiến, đồng thời gửi hồ sơ để lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở.

Cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm tổ chức thẩm định và gửi kết

quả thẩm định tới đơn vị đầu mối thẩm định dự án.

Để đảm bảo thuận tiện, đơn vị đầu mối thẩm định dự án có thể uỷ quyền cho chủ đầu tư trực tiếp gửi hồ sơ dự án và giải trình với cơ quan có thẩm quyền quyết định thiết kế cơ sở.

Giai đoạn này có ý nghĩa thật sự quan trọng, nó vạch ra phương hướng đầu tư đúng đắn, hợp lý của dự án. Thành bại của một dự án, dự án có phát huy tác dụng tối đa khi đưa vào khai thác sử dụng hay không chính là nhờ vào việc xác định mục tiêu đầu tư đúng đắn. Do đó công việc đầu tư bao gồm: Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư. Xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư, tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng. Lập và trình duyệt quy hoạch, báo cáo đầu tư, dự án đầu tư.

Một dự án đầu tư được coi là hiệu quả khi giai đoạn chuẩn bị đầu tư đáp ứng được các yêu cầu về quy hoạch, kỹ thuật, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội.

* Dự án phải phù hợp với quy hoạch được duyệt

Về nguyên tắc, trong hoạt động đầu tư công tác quy hoạch cần đi trước một bước làm cơ sở cho công tác lập dự án. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động đầu tư thì ngay trong quá trình lập dự án cần quan tâm thoả đáng đến công tác quy hoạch.

Các dự án có yêu cầu phải duyệt Quy hoạch thì trước tiên Chủ đầu tư thuê tổ chức Tư vấn có năng lực lập quy hoạch tổng thể và chi tiết trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Có quy hoạch Nhà nước mới quản lý vĩ mô, điều tiết, phân bố, định hướng sự phát triển các vùng, các ngành cho phù hợp tránh sự chồng chéo, đầu


tư không có hiệu quả về sau. Do đó Quy hoạch xây dựng phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch quy hoạch xây dựng dài hạn. Tính thống nhất của quy hoạch xây dựng với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành. Ngoài ra còn phải thể hiện được tính khả thi của quy hoạch và biện pháp quản lý quy hoạch xây dựng.

* Dự án phải đạt được các yêu cầu về mặt kỹ thuật

+ Lập Báo cáo đầu tư

Các dự án Quốc gia theo Nghị quyết số 66/2006/QH11của Quốc hội trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình, các dự án quan trọng Quốc gia các Chủ dầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Chính phủ để xem xét trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.

Nội dung cuả Báo cáo đầu tư

- Nêu được sự cần thiết đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn, chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên Quốc gia nếu có.

- Dự kiến quy mô đầu tư, diện tích xây dựng, các hạng mục công trình, dự kiến địa điểm và xây dựng công trình, nhu cầu sử dụng đất.

- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh; quốc phòng.

- Nêu rõ hình thức đầu tư.

- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có.

Trên cơ sở Báo cáo đầu tư xây dựng công trình được lập, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi tới các Bộ quản lý ngành. Bộ quản lý ngành là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, tổng hợp đề xuất ý kiến trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.


Thời hạn lấy ý kiến:

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, Bộ quản lý ngành phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ, ngành, địa phương liên quan.

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến phải có Văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời theo thời hạn nêu trên, Bộ quản lý ngành phải lập báo cáo để trình.

+ Lập dự án đầu tư

Chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng công trình nếu có năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực lập khi Báo cáo đầu tư (đối với dự án quan trọng Quốc gia) được duyệt. Sau đó Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ đầu tư xây dựng công trình tới người quyết định đầu tư để phê duyệt.

Nội dung của dự án đầu tư XDCT bao gồm thuyết minh và thiết kế cơ sở.

* Phần thuyết minh của dự án: Xác định được sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng. Mô tả quy mô và diện tích công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, phụ; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. Các giải pháp thực hiện: Phương án GPMB, tái định cư nếu có; các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc, phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. Tổng mức đầu tư của dự án, nguồn vốn, các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.

* Phần thiết cơ sở:

- Thiết kế cơ sở là điều kiện và căn cứ để xác định tổng mức đầu tư thực hiện các bước thiết kế tiếp theo. Nội dung của thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện rõ được giải pháp chủ yếu, bao gồm thuyết minh và bản vẽ.

- Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày chung hoặc riêng trên các bản vẽ để diễn giải thiết kế, gồm những nội dung sau:


+ Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế, giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; Đặc điểm tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình với với công trình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc với công trình có yêu cầu kiến trúc; phương án và sơ đồ công nghệ với công trình có yêu cầu công nghệ.

+ Thuyết minh công nghệ: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ và toạ độ xây dựng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các đặc điểm đấu nối; diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung khác.

+ Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng lại khu vực và công trình lân cận; ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc, màu sắc công trình; các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hoá, xã hội tại khu vực xây dựng.

- Phần kỹ thuật: Giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình

+ Giới thiệu tóm tắt phương án phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

+ Dự tính khối lượng các công tác xây dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư

và thời gian xây dựng công trình

- Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kính thước chủ yếu bao

gồm:

+ Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ

thuật chủ yếu;

+ Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng.

* Dự án phải đạt được hiệu quả tài chính

Để dự án đạt được hiệu quả tài chính thì công tác lập và thẩm định dự án đầu tư phải được thực hiện tốt những công việc sau:


- Công tác điều tra, khảo sát tìm hiểu các thông tin phải được chuẩn bị và thực hiện một cách chính xác, khoa học, đầy đủ để có cơ sở so sánh lựa chọn các phương án đầu tư. Từ đó cân đối giữa nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành đầu tư, tính toán các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.

- Việc lập dự án đầu tư bao gồm nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, tìm ra được các điều kiện thuân lợi cũng như khó khăn, chỉ ra được quy mô dự kiến, phân tích và lựa chọn được địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu sử dụng đất, phân tích và lựa chọn về công nghệ, kỹ thuật trên cơ sở đó xác định tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn trả vốn và trả nợ thu lãi.

- Phải sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp để phân tích được hiệu quả

về mặt tài chính. Có thể tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư sau:

a. Chỉ tiêu NPV (giá trị hiện tại thuần) NPV là mức lợi nhuận mà cả vòng đời

dự án đem lại:


Trong đó:


n

NPV = Σ

i=1

(Bi - Ci )

(1 + r)i

Bi: Tổng thu nhập của dự án năm thứ i. Ci: Tổng chi phí của dự án năm thứ i. r: Tỷ lệ chiết khấu được chọn.

Dự án được chấp nhận khi NPV>0 hoặc = 0, khi đó tổng các khoản thu của dự

án > hoặc = tổng các khảon chi phí sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại.

b. Chỉ tiêu IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ): Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại thì tại đó tổng thu bằng tổng chi

n (Bi - Ci ) 0

i 1 (1 IRR)i

Kết quả nếu IRR > lãi suất tiền gửi ngân hàng dài hạn cùng thời điểm (chi phí cơ hội của vốn) thì dự án đầu tư có hiệu quả.

Trường hợp ngược lại, dự án đầu tư không có hiệu quả.


c. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)

Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) là số thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu. Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động từng năm theo công thức:


Trong đó:

Ti: Thời gian thu hồi vốn.

Chỉ tiêu này (Ti) cho biết thời gian thu hồi vốn nếu chỉ dựa vào khoản thu hồi

lợi nhuận thuần và khấu hao của năm i.

d. Chỉ tiêu số lao động có việc làm. Do thực hiện đầu tư và số lao động có việc

làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư.

Số lao động có việc làm bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp và việc làm gián tiếp. Hệ số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư được tính bằng công thức:

I = LT

I

T

VT


Trong đó:

IT: là hệ số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư

IVT: Tổng số vốn đầu tư

LT: Tổng số lao động có việc làm.

* Dự án phải đạt được hiệu quả về kinh tế - xã hội:

Việc lập và thẩm định dự án đầu tư được coi là hiệu quả khi phân tích được chính xác hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư, thông qua một số tiêu chuẩn đánh giá được thể hiện như sau:

Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của các tầng

lớp dân cư.

- Gia tăng số lao động có việc làm.

- Tăng thu cho ngân sách.


- Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây

chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác.

- Phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương thu nhập thấp.

Để thực hiện tốt giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đáp ứng được các yêu cầu về quy hoạch, kỹ thuật, tài chính, kinh tế -xã hội, cần chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng sau đây:

- Nhân tố con người: Đội ngũ cán bộ quản lý dự án phải có đủ trình độ và năng lực để hiểu biết, cũng như thẩm định được các nội dung cơ bản của một dự án đầu tư.

- Lựa chọn Tư vấn: Phải có những đơn vị Tư vấn chuyên nghiệp có đủ về trình độ, đủ tầm nhìn cũng như kinh nghiệm để giúp chủ đầu tư lập dự án đầu tư có đầy đủ các thông tin cần thiết để chủ đầu tư xem xét có quyết định đầu tư hay không.

- Trong quá trình lập dự án đầu tư nhất thiết phải sử dụng các trang thiết bị

hiện đại để thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu chính xác.

2.3.2 Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư

Trên cơ sở dự án đầu tư được duyệt Chủ đầu tư tiến hành các công việc tiếp theo để triển khai xây dựng công trình, sớm đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ mục tiêu đầu tư đã đề ra.

Giai đoạn thực hiện đầu tư, gồm những công việc sau:

- Thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình;

- Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình;

- Lựa chọn Nhà thầu theo luật đấu thầu;

- Đền bù thực hiện GPMB;

- Quản lý thi công xây dựng công trình;

- Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình;

a. Thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình:

Các bước thiết kế xây dựng công trình: Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình xây dựng, việc thiết kế xây dựng công trình có thể được thực hiện theo một bước, hai bước, ba bước như sau:

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 14/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí