Các Loại Hình Du Lịch Đang Hoạt Động Ở Tây Ninh Hiện Nay


2.2.1.6. Các loại hình du lịch đang hoạt động ở Tây Ninh hiện nay

Tây Ninh có nguồn TNDL phong phú và đa dạng, cả về mặt tự nhiên lẫn nhân văn. Đây là một trong những điều kiện cần rất quan trọng để phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn. Một số loại hình cụ thể hiện nay:

- Du lịch về nguồn thăm lại chiến trường xưa, tham quan di tích: Tây Ninh có nhiều di tích được Bộ VH,TT&DL xếp hạng quốc gia như: Núi Bà Đen, các căn cứ ở bắc Tây Ninh..., trong đó Căn cứ Trung ương Cục được chính phủ xếp hạng di tích đặc biệt. Những di tích này đã và đang được khai thác cho loại hình du lịch về nguồn trong những năm qua. Loại hình này có thể thu hút thị trường Mĩ (vốn có xu hướng trở lại thăm chiến trường xưa) và thị trường trong nước (nhiều nhất là cán bộ, đoàn viên, học sinh, sinh viên hay cựu chiến binh) vào dịp kỉ niệm các ngày lễ trong năm.

- Du lịch tâm linh gắn với các lễ hội, các di tích văn hóa lịch sử: Núi Bà Đen là một trong những địa điểm được ưa thích tại miền Nam với các lễ hội như Hội xuân núi Bà, lễ vía Bà... Bên cạnh đó, du khách có thể đến tham quan Tòa thánh Cao Đài với lễ hội lớn nhất hằng năm diễn ra nơi đây là lễ vía Đức Chí Tôn và vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc đã cuốn hút hàng trăm ngàn người từ mọi miền đất nước về tham dự. Ngoài ra, Tây Ninh còn có các chương trình lễ hội khác đã đón tiếp được nhiều du khách đến tham dự như lễ giỗ Quan Lớn Trà Vong, lễ hội của đồng bào các dân tộc Khmer, Chăm, Stiêng… Loại hình này có thể thu hút nhiều đối tượng tham quan trong và ngoài nước, nhất là tầng lớp trung niên, vào dịp xuân hàng năm.

- Du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, hồ Dầu Tiếng: Lò Gò - Xa Mát là VQG có giá trị đa dạng sinh học cao, rất thích hợp cho các hoạt động nghiên cứu gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Các đối tượng chính của loại hình du lịch này thường có trình độ học vấn cao (các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên...) và thích khám phá, ưa mạo hiểm. Lò Gò - Xa Mát cũng là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em với nhiều phong tục tập quán hết sức độc đáo, đậm tính truyền thống dân tộc cũng có thể kết hợp trong khai thác du lịch.

- Du lịch mua sắm dọc theo cửa khẩu: Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài nằm trên đường Xuyên Á, cửa ngõ qua lại giữa Cam-pu-chia và Việt Nam. Nơi đây có vị trí quan trọng, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Khu kinh tế này trở thành điểm đến mua


sắm và đi du lịch trong ngày đối với nhiều du khách, nhất là người dân ở TPHCM. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán, kinh doanh… đến từ nhiều tỉnh thành, đặc biệt là TPHCM. Tuy nhiên trong thời gian gần đây do thay đổi chính sách thuế của Chính phủ đã làm sụt giảm lượng khách đến tham quan, mua sắm nơi đây.

- Du lịch Caravan: Đây là loại hình còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tây Ninh nằm trên đường Xuyên Á, với vị trí cầu nối giữa 2 trung tâm TPHCM và thủ đô Phnôm Pênh, lại có 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát nên thuận tiện cho việc tổ chức loại hình Caravan nối liền TPHCM - Tây Ninh và sang các tỉnh bạn. Hoạt động này đã diễn ra tương đối nhộn nhịp trong những năm gần đây, nếu khai thác tốt thì đây sẽ là một trong những sản phẩm du lịch được ưa thích ở các tỉnh biên giới. Đối tượng của loại hình này thường là những người có điều kiện về phương tiện đi lại, những người thích phiêu lưu, du ngoạn trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

2.2.2. Phát triển du lịch theo lãnh thổ‌

2.2.2.1. Các điểm, khu du lịch

Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 15

■ Khu DTLSVH - DT & DL núi Bà Đen

Đây là khu du lịch quan trọng nhất của tỉnh nên được ưu tiên đầu tư phát triển. Khách đến đây có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp núi non hùng vĩ giữa vùng đồng bằng rộng lớn, đồng thời có thể thực hiện các hoạt động tâm linh thông qua lễ hội vía Bà, Hội xuân núi Bà cũng như viếng cảnh chùa chiền trên núi.

Trong những năm qua, đây là địa bàn trọng điểm thu hút khách của Tây Ninh, kể cả du khách quốc tế. Khách du lịch tham quan núi Bà Đen là một bộ phận quan trọng của Tây Ninh, chiếm tỉ trọng rất lớn (dao động 65% - 70%) trong tổng số khách du lịch đến Tây Ninh. Năm 2000 khu DTLSVH - DT & DL núi Bà Đen mới đón được 912,2 nghìn lượt khách thì đến năm 2016, khu di tích này đón được 2,34 triệu lượt khách (phụ lục 25) [64]. Xét về tốc độ tăng trưởng, giai đoạn 2000 - 2007 tốc độ tăng trưởng khách bình quân đạt 8,77%, giai đoạn 2007 - 2016 tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại, chỉ đạt khoảng 4%. Tốc độ tăng trung bình cả giai đoạn 2000 - 2016 là 6,06%/năm.


Nghìn lượt %



2500


2000


1500


1000


500


0


100

95,7

96

96,1

2190

2340

2234

1903

72,6

1644

2020

67,7

65,4

1421,5

60,3 62,4

912,2

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

2000 2005 2007 2008 2010 2012 2015 2016


Số lượt khách (nghìn lượt)

Tỉ trọng khách tham quan núi Bà Đen (%)


Nguồn: xử lý từ [64].

Biểu đồ 2.14. Số lượt khách và tỉ trọng khách tham quan Khu DTLSVH - DT & DL núi Bà Đen giai đoạn 2000 - 2016‌


Qua biểu đồ cho ta thấy số lượt khách du lịch đến núi Bà Đen có xu hướng tăng lên qua các năm (từ năm 2000 - 2016, tăng 2,56 lần) nhưng tỉ trọng khách của khu du lịch này trong những năm qua có xu hướng giảm xuống, từ 95,7% (năm 2000) xuống còn 62,4% (năm 2016), đặc biệt giảm nhanh nhất giai đoạn 2007 - 2015. Nguyên nhân là do từ năm 2007 đến nay, Tây Ninh đã đầu tư thêm một số điểm du lịch mới và núi Bà Đen không còn là địa điểm gần như duy nhất của du khách khi đến Tây Ninh, điều đó làm cho tỉ trọng khách tham quan khu du lịch này đã giảm xuống khá nhanh.

Hiện nay hàng năm khu du lịch núi Bà Đen chỉ còn thu hút khoảng 65% - 70% số lượt khách trong và ngoài nước đến Tây Ninh, trong số đó có khoảng 2/3 khách đến dịp Hội xuân núi Bà (năm 2016, khoảng gần 1,5 triệu lượt) [64]. Cùng với sự tăng lượt khách tham quan, doanh thu của khu du lịch này trong những năm qua không ngừng tăng lên. Năm 2010, doanh thu mới đạt 20,693 tỉ đồng thì đến năm 2015 đạt 56,338 tỉ đồng và con số này trong năm 2016 là 65,8 tỉ đồng [64]. Trong cơ cấu khách du lịch đến với núi Bà Đen, chủ yếu là khách nội địa đến với nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, số khách du lịch nước ngoài khá ít, họ đến chủ yếu chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh.


Mặc dù là khu du lịch quan trọng nhất Tây Ninh (đã được phê duyệt quy hoạch thành khu du lịch quốc gia) nhưng hiện nay địa điểm này vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Sản phẩm du lịch đơn điệu, thiếu những điểm vui chơi giải trí đi kèm là những lí do quan trọng nhất làm khả năng lưu trú và chi tiêu của du khách còn khá thấp.

■ Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh

Tòa Thánh Tây Ninh nằm khá gần núi Bà Đen. Lễ hội lớn nhất hằng năm diễn ra nơi đây là vía Đức Chí Tôn và vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, cuốn hút hàng chục vạn người từ mọi miền đất nước. Cùng với núi Bà Đen, nơi đây hàng năm đón một lượng lớn du khách đến viếng thăm, hành hương, cúng bái từ các vùng lân cận. Theo khảo sát của tác giả năm 2015 – 2016 và số liệu thống kê chưa đầy đủ, ước tính mỗi năm điểm du lịch này thu hút đến hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan, nhiều nhất vào dịp lễ hội tháng giêng và tháng 8 âm lịch hàng năm. Tuy khách viếng thăm hàng năm khá đông nhưng hiệu quả kinh doanh từ hoạt động du lịch hầu như không đáng. Nguyên nhân chủ yếu bởi đây là công trình tôn giáo nên hầu như ít được quan tâm đầu tư thu hút khách du lịch.

■ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Di tích là “địa chỉ đỏ” cho loại hình du lịch về nguồn và cũng khá nổi tiếng về hệ sinh thái rừng. Theo thống kê của Ban quản lý các khu di tích lịch sử cách mạng miền Nam, trong giai đoạn 2008 - 2016, cùng với căn cứ Mặt trận và căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời, trung bình mỗi năm các căn cứ này đón khoảng 700 đoàn khách với hơn 5 vạn lượt khách đến tham quan (phụ lục 26).

Trong những năm gần đây di tích đã được đầu tư lớn để tu bổ, phục chế, tôn tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các cuộc hành hương về nguồn của các bậc lão thành cách mạng, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và tham quan, du lịch… Tuy nhiên, công tác bảo tồn, tôn tạo chỉ dừng lại ở việc phục dựng nhà ở và nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo Cách mạng miền Nam, chưa thể hiện được tầm vóc và quy mô của cơ quan đầu não kháng chiến. Ngoài ra, các cơ sở dịch vụ phục vụ cho việc ăn, ở, nghỉ ngơi, mua sắm hàng lưu niệm… đều rất hạn chế, do đó du khách gặp nhiều khó khăn khi đến tham quan, làm giảm sức hút và mức chi tiêu của du khách.


Lượt người Số đoàn


70000


60000


50000


40000


30000


20000


10000

1000

829

881

59779

895

59849

51425

744

665

606

641

649

44952

36789

512 36763 36117

27785

29020

900

800

700

600

500

400

300

200


100


Số lượt khách (lượt người)


Số đoàn khách


0 0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016


Nguồn: xử lý từ [3].

Biểu đồ 2.15. Số lượt khách và đoàn khách đến các khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2008 - 2016‌


■ Hồ Dầu Tiếng Tây Ninh

Điểm du lịch này có vị trí rất gần với khu du lịch núi Bà Đen, lại nằm trong tuyến liên hoàn thành phố Tây Ninh - Tòa thánh Cao Đài - núi Bà Ðen - hồ Dầu Tiếng. Có thể nhận định sẽ có một lượng lớn du khách đến núi Bà Đen sẽ ghé qua hồ Dầu Tiếng trong tương lai khi điểm du lịch này đi vào hoạt động.

Tuy có tiềm năng lớn nhưng hiện nay việc PTDL ở hồ Dầu Tiếng còn chưa tương xứng. Số lượng khách du lịch đến hồ còn chưa nhiều và các cơ quan quản lí nhà nước vẫn chưa thống kê được số liệu chính xác vì nhiều lí do khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển tự phát của các hoạt động du lịch nơi đây. Theo điều tra của tác giả khi tiếp cận với người dân địa phương năm 2016, nơi đây mỗi năm đón được khoảng vài nghìn du khách, đa số là các bạn trẻ đến bằng phương tiện cá nhân. Hiện Tây Ninh đang kêu gọi đầu tư vào khu du lịch hồ Dầu Tiếng, trong đó trọng tâm là các dự án lớn trên đảo Nhím. Trong tương lai khi mà những dự án trên được thực


hiện, hồ Dầu Tiếng sẽ trở thành trung tâm du lịch sinh thái bậc nhất của tỉnh, sẽ là nơi tham quan lưu trú lí tưởng cho du khách khi đến Tây Ninh.

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài

Đây là khu kinh tế cửa khẩu đường bộ lớn nhất phía Nam, hoạt động từ năm 2004. Những năm đầu mới thành lập hệ thống siêu thị miễn thuế ở đây thu hút hàng chục ngàn lượt khách mua sắm mỗi ngày. Những năm gần đây số lượng khách đến đây giảm xuống, do những điều chỉnh về chính sách thuế của Chính phủ đối với du khách nội địa nhưng nhìn chung khu kinh tế Mộc Bài vẫn là điểm đến thú vị đối với nhiều người khi đến Tây Ninh.

VQG Lò Gò - Xa Mát

VQG Lò Gò - Xa Mát có hệ động thực vật phong phú. Bên cạnh ý nghĩa về bảo tồn sinh học, khu vực này còn được biết đến như một trong những chứng tích chiến tranh, có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hóa lịch sử.

Hiện nay Lò Gò - Xa Mát đang định hình phát triển một số loại hình du lịch, chủ yếu là du lịch sinh thái, về nguồn và du lịch “phượt”. Tuy có tiềm năng nhưng cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch còn hết sức nghèo nàn dẫn đến lượng khách đến tham quan, du lịch không nhiều. Những năm gần đây với sự phát triển của loại hình du lịch sinh thái nên số lượng khách đến đây tuy có tăng lên nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 2012, nơi đây đón được gần 2.000 lượt khách, đến năm 2015 là 3.369 lượt và con số này trong năm 2016 là 3.790 lượt [64], đây là con số khá khiêm tốn nếu so với các điểm du lịch khác nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng cho du lịch nơi đây.

■ Khu du lịch Long Điền Sơn

Long Điền Sơn tọa lạc tại ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, cách thành phố Tây Ninh khoảng 5 km. Nơi đây đang được tiếp tục đầu tư xây dựng, hứa hẹn là điểm đến độc đáo của vùng biên giới. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, lượng khách đến khu vui chơi giải trí này không ngừng tăng lên. Năm 2010, số lượt khách đạt 149.848 lượt, đến năm 2014 là 187.134 lượt và đến năm 2016 đạt 208.855 lượt [64]. Tuy lượng khách du lịch không ngừng tăng lên qua các năm nhưng doanh thu trong những năm qua không có nhiều thay đổi, bình quân khoảng hơn chục tỉ đồng/năm [64].


Ngoài các điểm tham quan trên, Tây Ninh còn có nhiều điểm có tiềm năng du lịch lớn, có thể thu hút du khách từ nhiều vùng trong nước cũng như du khách quốc tế.

2.2.2.2. Các tuyến du lịch

■ Các tuyến du lịch nội tỉnh: Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành, phát triển một số tuyến du lịch chủ yếu sau:

- Tuyến du lịch thành phố Tây Ninh - núi Bà Đen - hồ Dầu Tiếng: Tùy theo nhu cầu của khách, thời gian tham quan du lịch khoảng 1 - 2 ngày tùy thuộc vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở hồ Dầu Tiếng. Lộ trình: thành phố Tây Ninh - Tòa Thánh - núi Bà Đen - hồ Dầu Tiếng, chiều dài lộ trình: 35 - 40 km. Đây là tuyến quan trọng bậc nhất của tỉnh. Tuyến du lịch này tập trung vào các loại hình chính: văn hóa, lễ hội, tâm linh, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng… với các điểm tham quan chính như: Tòa thánh Tây Ninh, Khu du lịch Long Điền Sơn, Khu DTLSVH - DT & DL núi Bà Đen, Công viên văn hoá Bàu Cà Na, hồ Dầu Tiếng…

Đối tượng tham quan và loại hình cụ thể: Tòa Thánh Tây Ninh: tâm linh, các nghi thức tôn giáo, lễ hội, kiến trúc…; Núi Bà Đen: Leo núi, du lịch sinh thái, chùa chiền, hang động…; Hồ Dầu Tiếng: du lịch sinh thái lòng hồ, các hoạt động giải trí…; Công viên văn hóa Bàu Cà Na: các hoạt động vui chơi, giải trí…

- Tuyến du lịch phía bắc: Đây cũng là tuyến nội tỉnh quan trọng, thời gian tham quan từ 1 - 2 ngày phụ thuộc vào việc đầu tư CSHT, nhất là hệ thống các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ. Lộ trình: Thành phố Tây Ninh - Thiện Ngôn - Lò Gò Xa Mát - Cửa khẩu quốc tế Xa Mát - Di tích Ban An Ninh Miền - Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam - Căn cứ Trung ương Cục miền Nam… với chiều dài lộ trình: 60 - 65 km. Thành phần khách chủ yếu là cán bộ công chức, học sinh, sinh viên, cựu chiến binh,… với những sản phẩm du lịch chủ yếu: du lịch sinh thái, về nguồn, tham quan di tích lịch sử cách mạng…

Đối tượng tham quan và loại hình cụ thể: Khu vực Thiện Ngôn - Lò Gò Xa Mát: du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học; Cửa khẩu quốc tế Xa Mát và hệ thống các di tích dọc theo biên giới phía bắc: tham quan, dã ngoại, về nguồn, …

- Tuyến đi cửa khẩu Mộc Bài: Đây là tuyến du lịch gắn với nhu cầu mua sắm, nghiên cứu, tham quan di tích. Thời gian: 1 ngày; lộ trình: Thành phố Tây Ninh - Châu


Thành - Bến Cầu với chiều dài lộ trình: 25 - 30 km. Đối tượng tham quan: các di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Óc Eo (Tháp cổ Bình Thạnh); Tham quan mua sắm…

- Tuyến đi địa đạo An Thới: Thời gian: 1 ngày; Lộ trình: Thành phố Tây Ninh - Gò Dầu - Địa đạo An Thới với chiều dài lộ trình: 55 - 60 km. Sản phẩm du lịch chủ yếu của tuyến này là các di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội cúng đình, các sản phẩm ẩm thực... Đối tượng tham quan du lịch: Địa đạo An Thới (giáp với Củ Chi, TPHCM); Căn cứ Bời Lời (Căn cứ Tỉnh ủy Tây Ninh và khu Sài Gòn - Gia Định), các đình cổ, làng nghề ẩm thực…Tuyến này có thể kết hợp với tuyến đi cửa khẩu Mộc Bài thành một tuyến du lịch ở phía nam của Tây Ninh. Nếu đi từ TPHCM, du khách có thể thăm địa đạo Củ Chi, sau đó tiếp tục tham quan theo tuyến như đã nêu trên.

Các tuyến du lịch liên tỉnh: Các tuyến du lịch liên tỉnh chủ yếu của Tây Ninh đã và đang thực hiện trong thời gian qua còn khá đơn điệu, trong đó 2 tuyến quan trọng nhất là:

- Tuyến du lịch liên tỉnh (liên vùng) bằng đường bộ: chủ yếu thông qua quốc lộ 22, tỉnh lộ 794, 786 từ trung tâm du lịch TPHCM và các tỉnh khác trong vùng du lịch ĐNB, ĐBSCL đến Tây Ninh. Đây là tuyến liên vùng quan trọng nhất của Tây Ninh, cung cấp lượng khách nội địa chủ yếu trên địa bàn.

- Tuyến du lịch liên tỉnh (liên vùng) bằng đường thủy: chủ yếu được thực hiện trên hai hệ thống sông: Vàm Cỏ Đông và Sài Gòn nhưng với số lượng còn khá ít. Tuyến du lịch này chủ yếu đón khách từ vùng ĐNB, ĐBSCL.

Các tuyến du lịch quốc tế:

- Tuyến du lịch bằng đường bộ qua các cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát: có thể nối với thủ đô Phnôm-Pênh (Cam-pu-chia) và từ đó có thể đi sang các nước khác trong khu vực cũng như thế giới. Thị trường: chủ yếu là khách du lịch Cam-pu-chia, khách du lịch các nước khác đến Cam-pu-chia có nhu cầu đi tham quan du lịch Việt Nam. Đây là tuyến du lịch quan trọng đối với thị trường khách quốc tế của Tây Ninh.

- Ngoài tuyến qua các cửa khẩu quốc tế, Tây Ninh còn một tuyến đường bộ khác đưa du khách quốc tế đến thông qua trung tâm du lịch TPHCM theo đường Xuyên Á nối với Tây Ninh. Thị trường khách quốc tế của tuyến này khá đa dạng, phụ thuộc chủ yếu vào thị trường khách quốc tế của trung tâm TPHCM.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí