Dự Án Nâng Cao Hiệu Suất Hệ Thống Điện, Cổ Phần Hoá Và Năng Lượng


Hình vẽ 1 3 Chu trình dự án WB 2 5 3 Thẩm quyền phê duyệt Dạng Dự án Thẩm 1

Hình vẽ 1.3: Chu trình dự án WB

2.5.3 Thẩm quyền phê duyệt


Dạng Dự án

Thẩm quyền phê duyệt

1. Chương trình, dự án quan trọng quốc

gia

Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư;

Thủ tướng; Chính phủ quyết định đầu tư.

2. Chương trình, dự án kèm theo khung chính sách và chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng (bất kể ở mức vốn nào).


Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện dự án,trên cơ sở Tờ trình và Báo cáo thẩm định của CQCQ

3. Các chương trình, dự án đầu tư và các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật không thuộc mục (1), (2).

Thủ trưởng CQCQ chương trình, dự án ra quyết định đầu tư đối với chương trình, dự án đầu tư, và ra quyết định phê duyệt đối với chương trình, dự án hỗ trợ

kỹ thuật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.


Bảng 1.4: Thẩm quyền phê duyệt các dự án ODA


TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đưa ra được những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư và quản lý dự án đầu tư. Trước hết là các khái niệm cơ bản về đầu tư, dự án đầu tư. Dự án đầu tư được trình bày với các nội dung: Công dụng, đặc điểm và phân loại. Trên cơ sở đó tìm hiểu về quản lý dự án đầu tư về các nội dung: Khái niệm, quá trình quản lý dự án và các hình thức quản lý dự án hiện nay ở Việt Nam. Quá trình quản lý dự án đầu tư bao gồm các giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư; trình bày nội dung, kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến các chi tiêu cần đạt được trong các giai đoạn của quá trình quản lý đầu tư. Ngoài ra, nội dung của chương cũng trình bày một số đặc điểm cơ bản của dự án sử dụng vốn vay ODA Ngân hàng Thế giới và các thủ tục, trình tự thực hiện dự án do Chính phủ và Ngân hàng Thế giới quy định.


CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VAY HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA NGÂN HÀNG THÊ GIỚI


1 Khái quát về Tập đoàn Điện lực Việt Nam


Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ- TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số975/QĐ- TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.

Ngày 06/6/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 857/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam với một số nội dung chính như:

* Tên gọi:

- Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

- Tên giao dịch: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Electricity;

- Tên gọi tắt: EVN.

* Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận


hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, công trình điện;

thí nghiệm điện.

Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bên cạnh lĩnh vực sản xuất điện năng, EVN có 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT), được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự án (Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam).

2 Các dự án sử dụng nguồn vốn vay WB của EVN


Từ năm 1995 đến nay, EVN được WB tài trợ vốn thực hiện 12 chương trình, dự án nguồn điện, lưới điện truyền tải, phân phối và điện nông thôn với tổng giá trị vay trên 2,5 tỷ USD (bao gồm cả phần hạ áp do Bộ Công Thương thực hiện). Ngoài 04 dự án đã hoàn thành trị giá khoảng 694 triệu USD, gồm:

1. Mở rộng và phục hồi ngành điện (PSRE – Cr.2724-VN, trị giá 165 triệu

USD)


2. Phát triển ngành điện (PD – Cr. 2820-VN, trị giá 180 triệu USD)


3. Truyền tải Phân phối và Phục hồi thiên tai (TD&DR –Cr. 3034-VN, trị giá

199 triệu USD)


4. Năng lượng nông thôn (RE –Cr. 3358-VN, trị giá 150 triệu USD)


Hiện nay EVN đang thực hiện các dự án sau:


1. Nâng cao hiệu suất hệ thống điện, Cổ phần hoá và Năng lượng tái tạo (SEIER – Cr. 3680-VN), trị giá 225 triệu USD, hiện đã ký Hiệp định tài trợ bổ sung 26,51 triệu USD, kết thúc vào 31/12/2012);


2. Truyền tải và phân phối 2 và vay bổ sung (TD2 – Cr. 4107-VN, trị giá 200 triệu USD, TD2AF – Ln. 8026-VN, trị giá 180 triệu USD) kết thúc vào 30/06/2014.

3. Năng lượng nông thôn II & tài trợ bổ sung (REII – Cr. 4000; 4576-VN khoảng 420 triệu USD, kết thúc vào 30/06/2014; EVN thực hiện phần trung áp, Bộ Công Thương thực hiện phần hạ áp);

4. Lưới điện phân phối nông thôn (khoảng 150 triệu USD, kết thúc vào 30/06/2013);

5. Thuỷ điện Trung Sơn (Lr. 8041-VN) trị giá 330 triệu USD, kết thúc vào 31/12/2017;

6. Chương trình Hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện (DPL1 –Cr. 4711-VN và 7868-VN, trị giá 311,8 triệu USD).

7. Chương trình Hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện (DPL2 –Cr. 5082-VN và Ln 8147-VN, trị giá 200 triệu USD);

8. Phân phối hiệu quả (DEP) trị giá 486,9 triệu USD hiện đã hoàn thành đàm

phán.


3 Dự án Nâng cao Hiệu suất Hệ thống điện, Cổ phần hoá và Năng lượng

tái tạo (SEIER)


3.1 Mô tả dự án SEIER

3.1.1 Mục tiêu của dự án:

Nâng cao hiệu suất toàn hệ thống điện, giảm nhu cầu đầu tư thông qua việc giảm tổn thất lưới truyền tải; giảm bớt việc phải tăng nguồn phát điện mới thông quản lý nhu cầu hiệu quả.

Tăng khả năng cấp điện cho người nghèo ở khu vực vùng sâu thông qua việc (i) nâng cấp lưới điện 110 kV và lưới trung thế cho điện khí hoá nông thôn; (ii) cải tạo thuỷ điện nhỏ và xây dựng nhà máy điện hỗn hợp nhằm cung cấp điện cho


khu vực nông thôn và hải đảo; (iii) hỗ trợ các cơ sở điện địa phương trong việc cung

cấp điện từ năng lượng tái tạo cho các khu vực vùng xa không nối được lưới điện.

Tiếp tục thực hiện việc cải tổ ngành điện thông qua: (i) tách chức năng phát điện, truyền tải và phân phối bằng cách thể chế hoá giá hạch toán nội bộ (bán buôn) và biên phân phối; (ii) nâng cao quản lý doanh nghiệp bằng việc tiến hành quản lý tài chính, công nghệ thông tin một cách hiệu quả; (iii) cổ phần hoá một số điện lực địa phương cấp huyện và xã.

3.1.2 Đơn vị thực hiện dự án:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, miền Nam, miền Trung, Công ty Điện lực Đồng Nai, Hải Dương, Ban Quản lý Dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam (hiện nay trực thuộc thuộc Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia - NPT)

3.1.3 Hiệp định vay/ Hiệp định dự án SEIER

Ngày ký: 24/10/2002

Ngày hiệu lực: 19/2/2003

Ngày hết hạn: 31/12/2009 (Gia hạn lần 1)

Giá trị: 177.900.000 SDR (tương đương 225tr USD)

Ngày ký tài trợ bổ sung:

13/8/2010

Hiệu lực khoản bổ sung:

11/12/2010

Trị giá khoản bổ sung:

26,51 triệu USD (EVN được phân bổ 20 triệu


Thời hạn mới:


31/12/2012

Giá trị hiện nay: 261 triệu USD (Tháng 8/2012: ~299,61 triệu USD, bao gồm dự án gốc 272,85 triệu USD, tài trợ bổ sung 26,76 triệu USD (EVN được phân bổ 20 triệu USD từ tài trợ bổ sung).


USD)


3.2 Phân tích các chỉ tiêu kết quả thực hiện dự án SEIER

3.2.1 Đánh giá kết quả thực hiện dự án

Có thể nhận thấy các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện dự án SEIER tốt dần qua các năm, đã góp phần nâng cao khả năng truyền tải điện, mở rộng mạng lưới phân phối, nâng cấp hệ thống lưới điện phân phối quá cũ, vươn xa hệ thống điện đến các vùng sâu, vùng xa, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

Ví dụ, tỉ lệ tổn thất điện năng trong khâu truyền tải giảm từ 4,3% (năm 2005) xuống còn 2,45% (năm 2009). Các chỉ số về thời gian mất điện trung bình của hệ thống cũng giảm dần theo thời gian.

Bảng 2.1: Các chỉ số theo dõi dự án (Project Indicator)


Các chỉ số phát triển của dự án SEIER

Giá trị cơ sở đánh giá (tháng

7/2005)


Tháng 3/2008


Tháng 3/2009


Tháng 3/2010

Độ tin cậy của lưới truyền

tải và phân phối của hệ

thống điện





Tần suất mất điện/100km/năm của hệ

thống 500kV/220kV/110kV

0.33/0.596/3.32

0.067/0.97/2.34

0.067/0.97/2.25

0.263/0.985/3.35

Thời gian sự cố trung bình của đường dây

(phút/năm)

15.75/21.2/28.8

2/75/43

2/75/24.4


2/75/23.5

Tổn thất truyền tải/phân phối

(%)

4.35/8.65

2,76%

2.45/6.76

9,7%

Lượng thủy điện nhỏ và khí sinh học tham gia vào

hệ thống


20 MW


14,9 MW


243 MW


270 MW

Bảng 2.2: Các chỉ số đầu ra trực tiếp dự án SEIER


Các chỉ số đầu ra trực tiếp

của dự án SEIER

Giá trị cơ sở đánh giá

(tháng 6/2002)

Tháng 3/2008


Tháng 3/2009


Tháng 3/2010


Đường dây truyền tải và phân phối 500 kV, 220 kV và 110 kV đã hoàn thành

500kV - 0

220kV - 0

110kV - 0

Dung lượng máy biến áp: 500/220kV - 0

220/110kV - 0

110k/MVV - 0


500kV: 0 Km

220kV: 149 Km

110kV: 598 Km

Dung lượng máy biến áp MVA: 500/220kV: 450

220/110kV: 1,000

110k/MVA : 1109

500kV: 152 Km

220kV: 1396 Km

110kV: 394

Dung lượng máy biến áp MVA: 500/220kV: 1800

220/110kV: 4563

110k/MVA : 2028

Dung lượng tù bù 100kV lắp

đặt

0


30 MVA

44 MVA

Năng lượng tiết kiệm từ chương

trình DSM (MW/GWh)

0

275 MW

275 MW



Đạt được những thành công trên là do nhiều nguyên nhân nhưng tập trung lại bao gồm những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Nhờ có đường lối, chính sách hỗ trợ đúng đắn của Đảng và Nhà nước về ưu tiên nguồn vốn ưu đãi cho phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước nói chung và dành cho ngành điện nói riêng ;

Vốn đầu tư từ nguồn vốn vay WB chủ yếu tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngành điện, phục vụ mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, góp một phần vào duy trì ổn định chính trị, an ninh quốc phòng. -

Các thông tư, nghị định ban hành hỗ trợ công tác thực hiện, quản lý, báo cáo các dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA được ban hành kịp thời đã giúp EVN và các đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện dự án thuận lợi và có cơ sở khi làm việc với Ngân hàng Thế giới.

Kinh nghiệm thực hiện và quản lý dự án vay vốn ODA nguồn vốn Ngân hàng Thế giới dần dần được đúc kết qua thời gian. Số người có kinh nghiệm làm quen với các quy trình thực hiện và quản lý dự án ODA tăng kể cả số lượng và chất lượng. Trình độ các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn ngày càng được nâng lên, kinh nghiệm làm việc với các tổ chức nước ngoài dần dần cải thiện, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác QLDA đầu tư cũng thường xuyên đổi mới.

Tuy nhiên còn rất nhiều tiểu dự án thuộc dự án SEIER thực hiện chưa tốt công tác QLDA dẫn đến dự án bị chậm tiến độ, chất lượng công trình sau khi hoàn thành chưa đảm bảo chất lượng và gây tăng chi phí. Những hạn chế này chủ yếu ở các lĩnh vực quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, quản lý chi phí. Đây cũng là những khía cạnh chủ yếu trong quản lý dự án.

- Một là tiến độ thực hiện các công việc còn chưa đạt được kế hoạch đề ra. Việc chậm trễ nằm chủ yếu nằm ở các khâu đấu thầu, đền bù giải phóng mặt bằng, thi công xây lắp và thanh quyết toán. Thời gian chậm trễ kéo dài qua hàng tháng thậm chí kéo dài hàng năm. Có những tiểu dự án, thiết bị mua về nhưng thi công lắp đặt kéo dài, hết hạn bảo hành thiết bị mà vẫn chưa hoàn thành đóng điện công trình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2022