Quản lý các dịch vụ trên Intetnet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu - 2


DANH MỤC HÌNH



TT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 3.1

Biểu đồ tổng doanh thu của công ty VDC từ 2010-2014

33

2

Hình 3.2

Biểu đồ doanh thu dịch vụ MegaVNN năm 2010-2014

33

3

Hình 3.3

Biểu đồ thị phần dịch vụ Internet ADSL Việt Nam 2013

34

4

Hình 3.4

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty VDC

37

5

Hình 3.5

Biểu đồ cơ cấu nhân sự của công ty VDC

38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Quản lý các dịch vụ trên Intetnet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu - 2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thập niên vừa qua đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của loài người trong công cuộc chinh phục công nghệ. Những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin đã mang lại nhiều ứng dụng to lớn, đặc biết là sự xuất hiện của Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet đã làm thay đổi nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Được thành lập từ năm 1989 theo Quyết định số 1216-TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện (nay thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông), Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) đã có hơn 20 năm phát triển và trưởng thành. Hiện tại, Công ty VDC có một hệ thống hạ tầng mạng lớn nhất Việt Nam với tổng dung lượng đi quốc tế năm 2010 đạt 70 Gbps, hệ thống mạng lưới phủ khắp 63 tỉnh, thành và hợp tác với hơn 10 tập đoàn đa quốc gia để cung cấp các dịch vụ trên toàn thế giới.

Công ty Điện toán và Truyền số liệu là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Trong hơn 25 năm hoạt động, VDC tự hào luôn là công ty hàng đầu trong lĩnh vực Internet, truyền số liệu và công nghệ thông tin tại Việt Nam. Khi mà các dịch vụ truyền thống bắt đầu bão hòa thì dịch vụ trên Internet trở thành một lợi thế cạnh tranh với tất cả các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông. VDC là đơn vị hàng đầu trong phát triển các dịch vụ trên Internet và Mobile tại Việt Nam.

Tuy có lợi thế hơn so với các đối thủ khác do khả năng phủ rộng cung cấp dịch vụ hầu như các ở các tình thành phố trong cả nước nhưng các mô hình về quản lý các dịch vụ trên Internet của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, như hệ thống quản lý dịch vụ còn chồng chéo, khó đánh giá hiệu quả, các chính sách về giá, về bán hàng, marketing chưa thống nhất trên toàn quốc. Vì vậy, để cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và duy trì, bảo vệ, phát triển được thị trường các dịch vụ trên Internet, đòi


hỏi VDC phải có những đổi mới trong việc tổ chức quản lý các dịch vụ trên Internet nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Để góp phần giải quyết các yêu cầu đặt ra đó, tôi chọn đề tài “Quản lý các dịch vụ trên Internet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

2. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: Vấn đề quản lý dịch vụ trên Internet tại công ty VDC hiện nay đã tốt chưa? Công ty VDC cần phải làm gì để hoàn thiện quản lý đối với các dịch vụ này trong thời gian tới?

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý các dịch vụ trên Internet tại công ty Điện toán và Truyền số liệu trong giai đoạn 2010 - 2014, chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế trong hoạt động này, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý các dịch vụ trên Internet tại công ty đến năm 2020.

3.2. Nhiệm vụ

Để đạt được những mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý dịch vụ trên Internet.

- Phân tích, đánh giá hoạt động quản lý các dịch vụ trên Internet tại công ty VDC từ năm 2010 đến 2014.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý các dịch vụ trên Internet tại công ty Điện toán và Truyền số liệu đến năm 2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý đối với các dịch vụ trên Internet, bao gồm cả dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet, dịch vụ ứng dụng trên Internet.

4.2. Phạm vi

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hoạt động quản lý các dịch vụ trên Internet, cụ thể là đi sâu vào công tác quản lý các hoạt động kinh donah dịch vụ trên Internet.


Phạm vi không gian: Nghiên cứu các hoạt động quản lý các dịch vụ trên Internet tại Hà Nội và 27 tỉnh phía bắc của công ty VDC.

Phạm vi thời gian: Từ năm 2010, khi công ty chính thức kinh doanh các dịch vụ trên Internet đến năm 2014.

5. Đóng góp của luận văn

- Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quản lý kinh doanh các dịch vụ trên Internet.

- Chỉ ra những thành tựu và hạn chế chủ yếu trong hoạt động quản lý các dịch vụ trên Internet của công ty VDC trong giai đoạn 2010-2014.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý các dịch vụ trên Internet tại công ty VDC đến năm 2020.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài lệu tham khảo, nội dung Luận văn được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý các dịch vụ trên Internet.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng quản các dịch vụ trên Internet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu giai đoạn 2010-2014.

Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý các dịch vụ trên

Internet tại công ty Điện toán và truyền số liệu đến năm 2020.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỊCH VỤ TRÊN INTERNET


1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu, bài viết, công trình nghiên cứu về Internet, trong đó có đề cập đến quản lý các dịch vụ trên Internet ở góc độ lý luận, chính sách, thực tiễn... Cũng có những công trình, bài viết riêng về quản lý dịch vụ trên Internet ở những góc độ, khía cạnh khác nhau. Một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài có thể chia thành các nhóm như sau:

1.1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về dịch vụ trên Internet

Đề tài “Phân tích môi trường phục vụ xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2020” của Lê Thanh Hòa, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2012. Đã khái quát được tình hình kinh doanh các dịch vụ Internet băng rộng tại thị trường Việt Nam, có cái nhìn tổng quan về dịch vụ cũng như khả năng cung cấp dịch vụ của VNPT. Ngoài ra tác giả luân văn cũng đánh giá được môi trường phục vụ xây dựng công tác hoạch định chiến lược phát triển các dịch vụ của VNPT qua đó đề xuất xây dựng được những chiến lược kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng một cách chính xác và sát thực nhất nhằm tiếp cận thị trường chủ động và linh hoạt.

Với luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” của Bùi Thị Thu Hằng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2010, tác giả đã khái quát lại tình hình phát triển kinh doanh của VNPT, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục của VNPT qua đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin của VNPT trong nước và ở nước ngoài.


Luận văn thạc sĩ, đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ Internet tại công ty Điện toán và Truyền số liệu” của Trần Thị Thu Hoài, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2010. Đã nghiên cứu đánh giá sâu các dịch vụ Internet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu trên quan điểm chất lượng dịch vụ, đánh giá chất lượng các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng để tìm ra giải pháp, định hướng nâng cao, đổi mới chất lượng theo hướng bền vững. Ngoài ra đề tài cũng đề ra được các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ trên Internet tại công ty, đề xuất một số kiến nghị đối với Tập đoàn VNPT cũng như Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển các dịch vụ trên Internet tại công ty VDC.

“Năng lực cạnh tranh của Công ty Điện toán và Truyền thông số liệu-VDC trong cung cấp dịch vụ Internet băng rộng” luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thu Thủy, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2014. Đã đi sâu phân tích các dịch vụ Internet trên băng rộng của Công ty Điện toán và Truyền số liệu, đánh giá thực trạng của các dịch vụ, chỉ ra được những thế mạnh và điểm yếu trong việc cung cấp dịch vụ Internet băng rộng trên thị trường của công ty. Ngoài ra công trình cũng phản ảnh được thực trạng cạnh tranh của dịch vụ trên thị trường đối với các đối thủ khác cùng cung cấp dịch vụ, đồng thời chỉ ra hạn chế và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ trên thị trường. Nêu ra được các kiến nghị đối với Ban bộ ngành và Tập đoàn VNPT để phát triển các dịch vụ Internet băng rộng hơn nữa.

1.1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý dịch vụ trên Internet

Bài viết “Thực chất của sự quản lý Internet ở Việt Nam” của tác giả Xuân Nguyễn đăng trên Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 18/02/2011, tác giả đã làm rõ được chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước ta về sự quản lý Internet ở Việt Nam một cách lành mạng và không mang tính ngăn cấm, Chính phủ nước ta đã ban hành các chính sách nhằm quản lý Internet một cách hiệu quả nhất, tránh sử dụng Internet vào hoạt động tiêu cực, không phù hợp với đạo lý, nhân phẩm, văn hóa truyền thống và nền văn minh hiện đại. Mục tiêu đặt ra là vừa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông Internet, vừa đáp ứng nhu cầu quản lý nội dung thông tin trên Internet. Cần đồng thời đảm bảo quyền được thông tin của người


dân và nhu cầu phòng chống những thông tin độc hại, ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần, thuần phong mỹ tục, trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt là bảo vệ giới trẻ.

Trong bài viết “Mô hình kinh doanh dịch vụ Internet thân thiện - Vườn tri thức VNPT” của Nguyễn Đồng Long (2013) đăng trên Tạp chí Công nghệ thông tin & Truyền thông kỳ 2 tháng 6/2013, đã khái quát mô hình kinh doanh dịch vụ Internet thân thiện với người dùng, được triển khai để tối ưu hoá lợi nhuận, mở rộng mạng lưới kinh doanh viễn thông, CNTT và nhất là các tiện ích của Internet, giới thiệu trực tiếp thông qua hệ thống thương mại điện tử các sản phẩm trưyền thống, đặc trưng địa phương ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Với ý tưởng tạo ra một môi trường sinh hoạt CNTT, tiếp cận Internet cho giới trẻ tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng và phổ cập CNTT vào đời sống như các chương trình cộng ích Bộ Thông tin và Truyền thông, các hoạt động phổ cập tin học quốc tế của Quỹ Melinda - Bill Gates vừa đạt mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh Internet.

Điểm mấu chốt là mô hình đã tạo ra sự gần gũi với môi trường và văn hoá người dân các vùng miền khác nhau, kích thích người dùng tham gia sử dụng Internet hỗ trợ trực tiếp cho đời sống lao động và học tập, vì họ có thể biết được giá cả các loại hàng hoá, địa chỉ mua bán, kiến thức canh nông, thông tin, sức khoẻ, v.v.. Mô hình cũng đã kết hợp kinh doanh qua mạng các sản phẩm dịch vụ viễn thông, CNTT, sản phẩm làng nghề truyền thống, đặc sản địa phương với việc quản lý mềm dẻo của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như Đoàn thanh niên, Hội nông dân,..

Bài viết cũng đề cập đến việc triển khai mô hình kinh doanh Internet thân thiện Vườn tri thức VNPT rất khả thi cho các địa phương mới tiếp cận với CNTT và chuẩn bị ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong thời gian tới. Để phát huy tính bền vững và hiệu quả, các doanh nghiệp Viễn thông và CNTT cần kết hợp chính sách công ích của các sở , ban, ngành địa phương, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị đoàn thể để tiết kiệm tối đa chi chí xây dựng và chi phí qu ản lý và thuê nhân công bằng việc thiết lập “Vườn tri thức VNPT” như một Tổng đại lý uỷ quyền mà thành viên chính là các cấp cán bộ đoàn thể, chính trị-xã hội.


1.1.2 Những kết quả nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu tiếp

1.1.2.1 Những kết quả nghiên cứu đã đạt được

Trong thời đại phát triển không ngừng của công nghệ thông tin việc sử dụng Internet và các dịch vụ trên internet ngày càng được phổ biến và được mọi tầng lớp của xã hội sử dụng hàng ngày. Cho nên các vấn đề về Internet ngày càng được Đảng và nhà nước ta quan tâm sâu sắc.

Những công trình nghiên cứu nêu trên đã khái quát những vấn đề cơ bản của Internet, trong đó có các dịch vụ trên Internet, đã nghiên cứu, luận giải những cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động của Internet trên từng khía cạnh và mức độ khác nhau, từ đó đưa ra những giải pháp để xây dựng và hoàn thiện hơn về hệ thống Internet cũng như đẩy mạnh hoạt động các dịch vụ trên Internet, giúp cho mọi người có thể tiếp cận các dịch vụ Internet một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Các giải pháp này rất có ý nghĩa thực tiễn, các doanh nghiệp trong đó có VDC có thể rút kinh nghiệm, ứng dụng các giải pháp vào việc quản lý các hoạt động tại công ty.

Các công trình nghiên cứu đã đưa ra nhiều giải pháp quản lý Internet nói chung và quản lý dịch vụ trên Internet nói riêng nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu, đi sâu vào hoạt động quản lý dịch vụ trên Internet tại công ty VDC trong giai đoạn hiện nay. Theo chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước, Bộ Thông tin và truyền thông, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, từ nhiều năm qua công ty VDC đã và đang quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện quản lý các dịch vụ trên Internet, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển công ty một cách bền vững và ổn định. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống chính sách quản lý dịch vụ trên Internet ở nước ta còn nhiều hạn chế, chưa bao quát hết được tất cả các dịch vụ, hiệu quả quản lý chưa cao. Do đó, cần nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, có hệ thống vấn đề dịch vụ trên Internet, nhằm đổi mới, nâng cao hểu quả quản lý các dịch vụ này, từng bước xây dựng một hệ thống dịch vụ Internet lành mạnh và mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

1.1.2.2 Những vấn đề đặt ra luận văn cần nghiên cứu tiếp

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, ở nhiều khía cạnh khác nhau để phát triển dịch vụ trên Internet cũng như

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí